Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng trong phần mềm vẽ Paint

Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng trong phần mềm vẽ Paint

Tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng là một kiến thức nâng cao bổ ích cần thiết bổ sung vào các bài học vẽ hình để giúp các em hứng thú và sáng tạo hơn khi thực hành vẽ. Chính vì vậy tôi nhận thấy giải pháp này có thể áp dụng trong toàn huyện để các giáo viên giảng dạy bộ môn tin học có thể mở rộng kiến thức cho các em học sinh đồng thời giúp cho tiết dạy của giáo viên được sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả hơn.

doc 7 trang Trần Đại 27/04/2023 5783
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng trong phần mềm vẽ Paint", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ..
1. Tên sáng kiến: 
 Khai thác tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng trong phần mềm vẽ Paint.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn (tin học)
3. Mô tả bản chất sáng kiến
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
Thực hiện theo Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học, và cho đến nay gần 100% trường tiểu học trong cả nước đã được trang bị phòng máy vi tính phục vụ cho việc giảng dạy môn tin học ngay từ lớp 3.
Chương trình môn tin học ở bậc tiểu học được Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn và xuất bản gồm 3 quyển với tựa đề “Cùng học tin học dành cho học sinh tiểu học”, quyển 1 dành cho khối lớp 3, quyển 2 dành cho khối lớp 4 và quyển 3 dành cho khối lớp 5. 
Ở mỗi quyển các em đều có dịp làm quen với phần mềm vẽ paint, có thể gọi là nội dung chính trong chương trình dành cho bậc tiểu học, các em được làm quen với các công cụ, được giáo viên hướng dẫn cách vẽ hình, cách tô màu lên hình ảnh trên máy tính và đặc biệt là cách khai thác tối đa các công cụ trong phần mềm vẽ paint giúp các em tư duy sáng tạo, vận dụng có hiệu quả để vẽ ra những hình vẽ theo từng chủ đề do giáo viên đưa ra. 
Ưu điểm: Bộ sách giáo khoa môn Tin học đã được biên soạn phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, giúp các em từng bước làm quen với việc vẽ hình trên máy tính.
Nhược điểm: Qua 6 lần tái bản (lần gần nhất là tháng 4 năm 2014) cho thấy bộ sách “Cùng học tin học dành cho học sinh tiểu học” vẫn chưa hoàn chỉnh về nội dung, đặc biệt ngay trong chương “Em tập vẽ” của cả ba quyển, bản thân tôi nhận thấy ở sách giáo khoa của học sinh chưa khai thác hết tính năng của một số công cụ trong phần mềm vẽ Paint, theo tôi cần khai thác thêm tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng (dấu cộng nằm sát bìa bên phải trên bàn phím máy tính để bàn) để mở rộng thêm kiến thức giúp các em khai thác tối đa các công cụ có sẵn trong phần mềm vẽ khi thực hiện vẽ hình.
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
 3.2.1. Mục đích của giải pháp: 
 	Nhằm giúp cho:
 - Giáo viên giảng dạy môn tin học có thể bổ sung thêm kiến thức vào chương “Em tập vẽ” để tiết học được phong phú và đạt hiệu quả.
 - Học sinh có thể khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của một số công cụ trên phần mềm vẽ Paint khi kết hợp tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng và luyện tập vẽ hình.
 3.2.2. Nội dung giải pháp:
 3.2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: 
 Khi áp dụng giải pháp vào một số bài học có sử dụng công cụ cần khai thác tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng sẽ giúp cho học sinh dễ hiểu bài hơn, sử dụng công cụ tốt hơn khi thực hành.
 3.2.2.2. Mô tả chi tiết giải pháp:
	 Để khai thác hiệu quả của tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng, trước tiên giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết được: Tổ hợp phím là gì ? Khi nào cần sử dụng tổ hợp phím ? Tổ hợp phím hay phím tắt là thuật ngữ trong môn tin học dùng để thay thế cho một loạt các thao tác sử dụng chuột nhằm thực hiện một công việc nào đó. Tổ hợp phím được khai thác và sử dụng khi công việc nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần và việc sử dụng chuột để giải quyết công việc đó gây mất thời gian, công sức. 
 Việc sử dụng tổ hợp phím sẽ giúp rút ngắn thời gian hoàn thành công việc, tiết kiệm công sức đồng thời sẽ tạo thành thói quen khắc sâu vào trí nhớ, giúp các em có thể hiểu, nhớ lâu và vận dụng linh hoạt khi cần sử dụng tố hợp phím.
Danh sách nét vẽ có
sẵn của phần mềm
	 Theo nội dung Sách giáo khoa quyển 1 dành cho khối lớp 3, ở chương 4 “Em tập vẽ” – bài 3 “Vẽ đoạn thẳng”, sách chỉ giới thiệu cho các em các bước thực hiện vẽ đoạn thẳng bằng cách sử dụng công cụ đường thẳng trong hộp công cụ và chọn nét vẽ dưới hộp công cụ sau khi đã chọn công cụ đường thẳng, nhưng giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra rằng học sinh chỉ dừng lại ở nét vẽ to nhất trong danh sách nét vẽ. Tôi tự đặt ra câu hỏi dành cho học sinh: Muốn vẽ nét to hơn thì phải làm thế nào? Qua tham khảo một số bài viết trên Internet về “Hướng dẫn sử dụng phần mềm Paint trong Window” tôi tình cờ phát hiện ra tổ hợp phím tắc Ctrl và dấu cộng có thể tăng được nét vẽ khi sử dụng công cụ đường thẳng vì thế tôi thử áp dụng và hướng dẫn cho học sinh thực hành theo, sau khi được hướng dẫn các em đã có thể mạnh dạn, khéo léo vận dụng vẽ những hình có nét vẽ to như: thân cây, mặt đường. 
Tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng
Đường thẳng dùng nét to nhất trong danh sách
Đường thẳng khi sử dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng
Danh sách kích thướt có sẵn của phần mềm
 Cũng theo quyển 1, chương 4 bài 4 “Tẩy, xóa hình”, sách giáo khoa hướng dẫn cho các em cách sử dụng công cụ cục Tẩy để tẩy xóa những chi tiết bị sai hoặc dư thừa trong lúc vẽ, và công cụ cục tẩy cũng chỉ có bốn kích thướt để chọn trong danh sách có sẵn của phần mềm. 
 Như vậy khi các em muốn thao tác xóa nhiều chi tiết thừa cùng lúc hoặc xóa những vùng ảnh có không gian lớn thì sẽ mất nhiều thời gian, ngay tại phần này giáo viên cũng có thể áp dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng để tăng kích thướt của cục tẩy lên gấp nhiều lần, khi đó các em muốn thao tác xóa nhiều chi tiết thừa hoặc sai cùng lúc sẽ dễ dàng hơn. Tương tự cho bài 6 “Vẽ đường cong”, giáo viên cũng có thể hướng dẫn cho học sinh khai thác tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng để vẽ những hình có kích thướt nét vẽ lớn hơn nhiều lần so với kích thướt nét vẽ do phần mềm đưa ra.
	 Tiếp theo ở quyển 2 dành cho khối lớp 4, chương 2 bài 2 “Vẽ hình chữ nhật, hình vuông” sách giáo khoa hướng dẫn cho học sinh cách thay đổi độ rộng đường biên cho hình chữ nhật, hình vuông bằng cách chọn đường thẳng sau đó chọn nét trong danh sách hiện ra, tôi nhận thấy ở bài học này một số học sinh bị lúng túng khi thực hiện thao tác chọn nét. Chính vì thế tôi hướng dẫn luôn cho học sinh cách dùng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng để tăng độ rộng đường biên của hình chữ nhật, hình vuông. Qua thử nghiệm nhiều lớp học tôi nhận thấy học sinh không còn bị lúng túng khi phải chọn nét cho đường biên mà thay vào đó các em chỉ cần sử dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng là có thể thay đổi tùy thích. 
Đường biên to nhất khi chọn theo nét vẽ của đường thẳng
Đường biên to gấp nhiều lần khi sử 
dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng
 Với cách này, giáo viên có thể áp dụng luôn vào bài 4 “Vẽ hình E-líp, hình tròn” để hướng dẫn cho học sinh vẽ những hình có đường biên to sẽ làm hình vẽ của các em trở nên sinh động hơn.
Ba kích cỡ phun có sẵn
Đường biên to nhất khi chọn theo nét vẽ của đường thẳng
Đường biên to gấp nhiều lần khi sử dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng
 Ở quyển 3 dành cho khối lớp 5, chương 2 bài 2 “Sử dụng bình phun màu”, sách giáo khoa hướng dẫn cho học sinh cách nhận biết bình phun màu, cách sử dụng bình phun màu để vẽ những hình có chi tiết nhuyễn như tán lá cây, sóng biểnNhưng phần mềm Paint chỉ giới hạn có ba kích cỡ phun nên học sinh sẽ không thể chọn kích cỡ nhuyễn hơn, thưa thớt hơn khi sử dụng bình phun màu. Ở bài này, tôi cũng đã hướng dẫn học sinh sử dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng làm tăng kích cỡ vùng phun lên nhiều lần, nét phun sẽ thưa hơn và trải đều hơn, các em cảm thấy thích thú hơn thoải mái hơn khi sử dụng công cụ bình phun để thực hiện phun màu.
Độ nhuyễn của bình phun màu khi sử dụng kích thướt to nhất có sẵn
Đỗ nhuyễn thưa hơn, trải đều hơn khi sử dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng
 Như vậy, việc khai thác và áp dụng tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng lồng vào kiến thức của một số bài học trong chương “Em tập vẽ” của bộ sách “Cùng học tin học dành cho học sinh tiểu học” sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức hơn, linh hoạt, chủ động và sáng tạo hơn khi lựa chọn công cụ và thực hành vẽ hình theo yêu cầu của giáo viên.
 3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến 
Tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng là một kiến thức nâng cao bổ ích cần thiết bổ sung vào các bài học vẽ hình để giúp các em hứng thú và sáng tạo hơn khi thực hành vẽ. Chính vì vậy tôi nhận thấy giải pháp này có thể áp dụng trong toàn huyện để các giáo viên giảng dạy bộ môn tin học có thể mở rộng kiến thức cho các em học sinh đồng thời giúp cho tiết dạy của giáo viên được sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả hơn.
 3.4. Hiệu quả thu được khi áp dụng sáng kiến
 3.4.1. Hiệu quả thu được:
Từ năm học 2014-2015 tôi và giáo viên tin học của trường TH Tân Thiềng A và trường TH Hưng Khánh Trung B đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh ở khối lớp 3 biết đến tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng trong các bài vẽ hình và cho đến năm học 2015-2016 có khoảng 85% các em ở khối lớp 4 và 5 có thể tự vận dụng được sau khi giáo viên gợi ý đến tổ hợp phím Ctrl và dấu cộng. Vì vậy, có thể thấy hiệu quả mà sáng kiến mang lại rất khả thi nếu giáo viên áp dụng và hướng dẫn cho học sinh chi tiết cách thực hiện tổ hợp phím ngay từ lớp 3 sẽ giúp cho giáo viên nhẹ nhàng chuyển tải kiến thức phần vẽ hình hơn sau khi các em chuyển lên lớp 4 và 5.
 3.4.2. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
 Giáo viên dạy môn tin học của trường TH Tân Thiềng A và trường TH Hưng Khánh Trung B.
 3.4.3. Những thông tin cần được bảo mật: không
 3.4.4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
	- Máy tính phải sử dụng hệ điều hành Window của Microsoft và sử dụng được phần mềm vẽ Paint.
	- Chỉ áp dụng cho máy tính có kết nối bàn phím thông thường của máy tính để bàn.
 3.5. Tài liệu kèm theo: không.
Chợ Lách, ngày10 tháng 2 năm 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_to_hop_phim_ctrl_va_dau_cong.doc