SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A trường Tiểu học Minh Sơn I, học tốt phân môn Kể chuyện

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A trường Tiểu học Minh Sơn I, học tốt phân môn Kể chuyện

 Học Tiếng Việt học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn học khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người, giúp các em tiếp cận với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của mình, mở rộng tâm hồn. Trong đó phân môn Kể chuyện là một trong những phân môn Tiếng Việt số 1 có nhiệm vụ: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mĩ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt lớp 1 nói riêng, học tốt Kể chuyện không những giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe – nói (kể ) mà còn tạo điều kiện cho học sinh tự tin để học tốt các môn học khác và giúp các em tự nhiên hơn trong giao tiếp. Tiếng Việt là một trong những môn học có số tiết dạy ở bậc tiểu học nhiếu nhất và cũng là môn học then chốt của cấp học. Thế nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu trên lại là cả một vấn đề phải lưu tâm. Đặc biệt xuất phát từ tình hình thực tế ở trường Tiểu học Minh Sơn I. Phần lớn học sinh chủ yếu là dân tộc Mường, vốn sống, ngôn ngữ giao tiếp Tiếng Việt còn hạn chế, Bản thân mỗi giáo viên cần phải tăng cường dạy học Tiếng Việt rất nhiều cho học sinh.

 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi còn thấy một số điều tồn tại và vướng mắc trong phân môn Kể chuyện, học sinh nhìn chung còn ít học và việc chuẩn bị trước cũng chưa được chu đáo, chỉ nhìn bài qua loa, chiếu lệ, chưa biết cách kể. Đến lớp, nhiều em chưa phát huy tốt vai trò của cá nhân trong quá trình kể chuyện, nhất là kể cho nhau trong nhóm (vì kể cho nhau trong nhóm yêu cầu là tính tự giác là chủ yếu), Trong khi bạn bè kể thì một số em chưa có ý thức theo dõi, quá trình học tập của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số em khác. Mặt khác các em mới làm quen với phân môn này nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lí.

 Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở để tìm ra nhiều phương pháp mới, tối ưu nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc chuyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A trường Tiểu học Minh Sơn I, học tốt phân môn Kể chuyện” nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện .

 

doc 20 trang thuychi01 10553
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A trường Tiểu học Minh Sơn I, học tốt phân môn Kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu:
1.1 lý do chọn đề tài.
 Học Tiếng Việt học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn học khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người, giúp các em tiếp cận với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của mình, mở rộng tâm hồn. Trong đó phân môn Kể chuyện là một trong những phân môn Tiếng Việt số 1 có nhiệm vụ: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành cảm xúc và thẩm mĩ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt lớp 1 nói riêng, học tốt Kể chuyện không những giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe – nói (kể ) mà còn tạo điều kiện cho học sinh tự tin để học tốt các môn học khác và giúp các em tự nhiên hơn trong giao tiếp. Tiếng Việt là một trong những môn học có số tiết dạy ở bậc tiểu học nhiếu nhất và cũng là môn học then chốt của cấp học. Thế nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu trên lại là cả một vấn đề phải lưu tâm. Đặc biệt xuất phát từ tình hình thực tế ở trường Tiểu học Minh Sơn I. Phần lớn học sinh chủ yếu là dân tộc Mường, vốn sống, ngôn ngữ giao tiếp Tiếng Việt còn hạn chế, Bản thân mỗi giáo viên cần phải tăng cường dạy học Tiếng Việt rất nhiều cho học sinh.
 	Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi còn thấy một số điều tồn tại và vướng mắc trong phân môn Kể chuyện, học sinh nhìn chung còn ít học và việc chuẩn bị trước cũng chưa được chu đáo, chỉ nhìn bài qua loa, chiếu lệ, chưa biết cách kể. Đến lớp, nhiều em chưa phát huy tốt vai trò của cá nhân trong quá trình kể chuyện, nhất là kể cho nhau trong nhóm (vì kể cho nhau trong nhóm yêu cầu là tính tự giác là chủ yếu), Trong khi bạn bè kể thì một số em chưa có ý thức theo dõi, quá trình học tập của bạn là thời gian nghỉ ngơi của một số em khác. Mặt khác các em mới làm quen với phân môn này nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lí. 
 Từ những hạn chế và vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở để tìm ra nhiều phương pháp mới, tối ưu nhất để giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc chuyện theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1A trường Tiểu học Minh Sơn I, học tốt phân môn Kể chuyện” nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Kể chuyện .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng học phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Minh Sơn 1. Giúp các em hình thành nhân cách, hình thành những kĩ năng cơ bản ban đầu về đạo đức, tri thức, thể, mĩvà cho cả sự phát triển các kĩ năng giao tiếp, ứng sử rõ ràng, liên kết câu từ chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc nội dung cần kể. Ngoài ra còn rèn cho các em sự tự tin, phong cách chuẩn mực khi trình bày, giúp các em tiếp tục học tốt phân môn này ở các lớp trên.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Trọng tâm nghiên cứu sáng kiến của tôi là xác định một số nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa học tốt phân môn kể chuyện lớp 1 và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học lớp 1 học tốt phân môn kể chuyện .
 1.4. Phương pháp nghiên cứu :
 	 Phương pháp trực quan 
 	 Phương pháp quan sát 
 Phương pháp giao tiếp.
 Phương pháp luyện tập theo mẫu
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Trong mục tiêu giáo dục và giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn kể chuyện có vị trí, vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trau dồi những tri thức về cuộc sống và bồi dưỡng vốn văn học cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó phân môn kể chuyện còn giúp các em phát triển các năng lực tư duy cơ bản như: Trí tưởng tượng, óc phán đoán, khả năng ghi nhớ, năng khiếu thẫm mỹ, hình thành ở các em nhiều phẩn chất tốt đẹp cần thiết cho nhu cầu phát triển ở độ tuổi này. 
 Cùng với các môn học khác, phân môn kể chuyện góp phần hình thành nhân cách rất lớn cho học sinh, nó mở mang sự hiểu biết cho các em. Các em được học hỏi những điều hay, lẽ phải từ rất nhiều các câu chuyện, phản ánh đa dạng cuộc sống. Chính vì vậy tiết Kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ. tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả kể chuyện. Qua mỗi tiết kể chuyện học sinh được tiếp xúc với một văn bản hay. Nhưng điều quan trọng hơn các em học được cách dùng vốn từ ngữ của mình để kể lại chuyện.
 	Như vậy nhiệm vụ giáo dục của phân môn Kể chuyện được trở nên đa dạng và phong phú. Dạy tốt tiết Kể chuyện giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển năng khiếu ở nhiều học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho nhân tài mai sau. Đó cũng là một mặt trong việc xây dựng nhân cách con người mới, con người của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.
 	2.2. Thực trạng.
 	Trong quá trình giảng dạy phân môn kể chuyện là một nội dung khó. Thực tế sự tiếp thu bài của các em rất chậm, cảm giác như ngại học phân môn này. Do các em học sinh lớp 1 đa số có vốn sống còn ít. vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định hình rõ trong giao tiếp. Mặt khác, học sinh mới được làm quen với phân môn Kể chuyện ở lớp 1 nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập một cách khoa học và hợp lý. Lực học của các em không đồng đều. Khả năng giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế. Cho nên ngay đầu năm học tôi đã tiến hành theo dõi và khảo sát chất lượng như sau:
 Đề bài: Kể lại câu chuyện: Khỉ và Rùa
 *Kết quả : 
Tổng số học sinh
Kể chuyện hay
Kể đúng nội dung chuyện
Chưa biết kể
33 em
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
3
9.1
18
54.6
12
36,3
 Qua quá trình khảo sát đứng trước thực trạng như vậy tôi trăn trở và tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả như trên:
 2.2.1 Đối với học sinh
 Nguyên nhân 1: Chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
 Hầu hết học sinh là con em nông thôn, bố mẹ đi làm ăn xa để con ở với ông, bà, nên sự chuẩn bị bài chưa có mà vốn từ giao tiếp của các em còn hạn chế, chưa mạnh dạn, chưa biết dùng lời lẽ của mình thể hiện giọng của nhân vật trong mỗi câu chuyện, chưa sáng tạo giọng kể, chưa nắm được nội dung cốt chuyện. Hầu như các em chỉ đọc chuyện là chính, định hướng các hoạt động và nhớ được nội dung câu chuyện là rất khó khăn.
 	Nguyên nhân 2: Học sinh chưa phát triển ngôn ngữ nói theo tranh. 
 	Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong việc phân tích sử lý tình huống. Nếu được gọi kể chuyện thì hầu như các em chỉ đọc theo gợi ý của chuyện sau mỗi tranh. Các em chưa biết liên kết được các bức tranh để thành một đoạn chuyện, một câu chuyện, chưa hiểu được nội dung từng tranh.
 	Nguyên nhân 3: Kĩ năng nghe kể của học sinh còn nhiều hạn chế.
 Nhiều học sinh chưa chú ý lắng nghe cô kể, bạn kể, tự mình kể dẫn đến việc đánh giá nhận xét kĩ các năng nghe, kể diễn đạt đúng, sai còn rất nhiều hạn chế trong tiết kể chuyện. Chưa biết dùng lời của mình thể hiện giọng của từng nhân vật trong mỗi.
 	Nguyên nhân 4: Chưa sáng tạo trong kể chuyện.
 	Do học sinh chưa nắm vững cốt chuyện, chưa kể lại câu chuyên đó bằng lời của mình, giọng kể, điệu bộ chưa sinh động, chưa có sức thuyết phục người nghe, chưa biết nhập vai trong khi kể gần như là đọc chuyện, dẫn đến tính sáng tạo trong kể chuyện chưa cao .
 	2.2.2. Đối với giáo viên.
 Nguyên nhân 1: Chuẩn bị bài chưa chu đáo.
 Việc chuẩn bị bài hầu như giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên và bài soạn. Chính vì thế mà bài dạy trên lớp còn mang tính áp đặt, đơn điệu chưa phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh nắm nội dung chuyện còn chàng màng, máy móc coi phân môn Kể chuyện chỉ là giải trí, các môn học khác quan trọng hơn. Do sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo dẫn đến tiết day, giờ dạy không mang lại hiệu quả.
 Chưa có tranh phóng to minh họa các bài kể chuyện. Giáo viên sử dụng tranh thì chỉ dùng tranh pô tô ở SGK cho nên không có tính khoa học và tính thẫm mỹ.
 Nguyên nhân 2: Kể chuyện chưa hấp dẫn.
 Một số giáo viên rất ngại dạy Kể chuyện, nhất là vào dịp thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khả năng kể chuyện chưa hay, không thu hút được sự chú ý của học sinh, giọng kể, điệu bộ còn áp đặt, đơn điệu chưa sát với nội dung chuyện mà chuẩn bị cho một giờ kể chuyện lại mất nhiều công sức và thời gian, như tranh vẽ, trang phục
 Nguyên nhân 3: Chưa khích lệ động viên học sinh kịp thời.
 Đây là khâu quan trọng nhất trong tiết dạy kể chuyên vì rất ít học sinh biết kể một cách trôi chảy mạch lạc, rõ ràng, bởi kĩ năng nói, diễn đạt của các em còn kém. Mà giáo viên lại chưa động viên khuyến khích, tuyên dương học sinh kịp thời đặc biệt là những học sinh chậm. chưa có năng khiếu kể chuyện, chưa mạnh dạn tự tin khi kể trước cô và bạn .
 Nguyên nhân 4: Chưa lồng ghép dạy kể chuyện trong các môn học khác.
 Giáo viên chưa lồng ghép dạy kể chuyện trong môn học khác. Để học tốt môn kể chuyện thì người giáo viên cần biết kết hợp, lồng ghép vào một số phân môn khác như: phân môn học vần tập đọc phần luyện tập nói sau mỗi bài đọc, nếu giáo viên chú ý luyện kĩ đến phần này sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn, biết diễn đạt lời nói của mình đủ câu hơn, rõ ràng hơn.
 	2.2.3. Đối với phụ huynh học sinh.
 	Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm và đầu tư thích đáng đến việc học tập của con em. Phần lớn phụ huynh không đủ khả năng để dạy ở nhà cho các em.
 Do nhận thức của phụ huynh về các môn học còn lệch lạc, nhiều phụ huynh chỉ quan tâm chú trọng cho con em học thêm nhiều về môn toán, còn phân môn kể chuyện thì bị phụ huynh xem nhẹ hơn. Đối với phân môn kể chuyện không mấy phụ huynh kiên trì hướng dẫn cho con em tập kể ở nhà trước, ít có được học sinh kể hoàn chỉnh một câu chuyện. Vì thế dẫn đến kết quả kể chuyện của các em còn rất thấp, chưa mang lại hiệu quả cao. 
 	Từ những nguyên nhân trên tôi đã tìm ra một số biện pháp thực hiện như sau: 
 2.3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn Kể chuyện.
 2.3.1. Đối với học sinh.
 Biện pháp 1: Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 Học sinh muốn nhớ được nội dung truyện nhanh khi đến lớp các em nên quan sát trước nội dung từng tranh để phỏng đoán nội dung truyện.
 Ví dụ: truyện Thỏ và Sư Tử (TV1 – Tập 1 trang 45).
 Khi đọc đến truyện này học sinh ở nhà quan sát kĩ tranh để phỏng đoán nội dung truyện như sau: 
 Tranh 1: Sư Tử đang nằm chờ Thỏ đến.
 Tranh 2: Thỏ đang nói chuyện với Sư Tử và Sư Tử đang tức giận với Thỏ.
 Tranh 3: Thỏ và Sư Tử đang đứng trên thành một cái giếng.
 Tranh 4: Sư Tử lao xuống giếng còn Thỏ đang nhảy múa trên thành giếng.
 Sau khi quan sát phỏng đoán như vậy thì đến lớp nghe cô giáo kể chuyện các em dễ nhớ được nội dung câu chuyện.
Ví dụ 2: Truyện Rùa và Thỏ (TV1 – Tập 2 trang 54).
Khi học đến truyện Rùa và Thỏ học sinh quan sát trả lời trước các câu hỏi sau mỗi tranh như (Rùa đang làm gì ?. Thỏ nói gì với Rùa? ) thì đến lớp nghe cô kể câu chuyện các em dễ nhớ được nội dung truyện.
Ví dụ 3: Truyện trí khôn (TV1 – Tập 2 trang 72) .
Khi dạy xong bài “Rùa và Thỏ” giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước câu chuyện tuần sau có tên “ Trí khôn” Học sinh đã quan sát các tranh trong sách giáo khoa và đọc câu hỏi dưới mỗi tranh để có thể phỏng đoán nội dung câu chuyện qua từng tranh như: Hổ nhìn thấy gì? Hổ và Trâu nói gì với nhau?...Nhưng học sinh có sự chuẩn bị bài trước thì khi đến lớp nghe thầy cô kể các em tiếp thu bài rất nhanh và nhớ nội dung câu chuyện ngay ở lớp và thể hiện kể trước lớp rất tự nhiên, đối với những học sinh không có sự chuẩn bị bài trước thì đến lớp việc nhớ nội dung câu chuyện chậm hơn, chính vì thế mà việc nhập vai nhân vật chưa chính xác còn kém.
 Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ nói theo tranh. 
Với học sinh lớp 1, tư duy bằng trực quan là chủ yếu. Chính vì vậy ngôn ngữ của các em phụ thuộc vào trực quan (tranh vẽ) là rất nhiều. Nêu thiếu yếu tố này thì ngôn ngữ của các em phát triển chậm bởi vốn sống thực tế, vốn từ, sự trau rồi ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Đặc biệt với câu chuyện có lời nhân vật thì một mình các em phải thể hiện nhiều vai (khác với nhập một vai) cùng đồng nghĩa với giọng kể, cử chỉ, điệu bộ phải thay đổi.
Ví dụ: Truyện: Trí khôn (TV1 – Tập 2 trang72).
 Đoạn 2: Tranh 3: Sự tò mò của Hổ.
Khi giáo viên treo tranh phóng to lên cho học sinh quan sát thì đã lôi cuốn sự tò mò của học sinh, sự tò mò ấy các được tăng lên khi kết hợp với lời kể hấp dẫn của giáo viên. Đến phần học sinh kể chuyện theo tranh, đoạn giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trang để mô tả sự tồ mò của Hổ khi gặp bác nông dân“ Hổ lân la tới gần bác nông dân, mắt tròn xoe, râu vễnh lên, vẻ tò mò, hỏi bác nông dân: người kia! Trí khôn đâu cho ta xem. Bác nông dân thì điềm tĩnh khôn ngoan chăm chú nhìn vào Hổ, tay chỉ về phía xa để trả lời; Trí khôn ta để ở nhà ” 
Trong khi đó giáo viên chỉ kể “Hổ lân la tới gần bác nông dân bác nông dân hỏi: người kia! Trí khôn đâu cho ta xem. Bác nông dân đáp: Trí khôn ta để ở nhà” 
Như vậy việc quan sát tranh không chỉ những phát triển làm giàu vốn từ, khả năng diễn đạt sự làm chủ về ngôn ngữ của các em mà còn kích thích gây hứng thú c
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng nghe kể, nhận xét.
 Kĩ năng nghe kể là rất quan trọng đối với học sinh, câu chuyện đó có hay, có hấp dẫn hay không thì điều đầu tiên phải giúp các em biết nghe cô kể, bạn kể để cảm nhận, từ đó biết đánh giá, nhận xét. Kể thì có nhiều hình thức như: Thi kể giữa các nhóm với nhau, kể theo tranh( giáoviên chỉ từng tranh, đại diện nhóm chỉ vào tranh và kể lại chuyện. Nhóm nào có tất cả 4 lần kể đúng thì nhóm ấy thắng cuộc); kể lại tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện 
Ví dụ 1: Truyện: Niềm vui bất ngờ (TV1 – Tập 2 trang 98).
 Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh nghe cô kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh minh họa, sau đó yêu cầu học sinh kể được từng đoạn,tiếp theo một học sinh năng khiếu kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật ( Lời Bác: cởi mở, âu yếm: Lời các cháu mẫu giáo: phấn khởi, hồn nhiên) và lời người dẫn chuyện: lúc khoan thai hồi hộp, khi lưu luyến, tùy theo sự phát triển của nội dung câu chuyện. Học sinh kể chuyện từng đoạn theo tranh trong nhóm lớn, nhóm đôi.Một học sinh có năng khiếu kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của chuyện
 Ngoài việc yêu cầu học sinh quan sát từng tranh và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để kể lại nội dung câu chuyện giáo viên còn đưa ra một số gợi ý cơ bản lên bảng để học sinh nhớ lại được cốt truyện tốt hơn như: 
+ Cô ơi cho chúng con về thăm Bác Hồ đi.
+ Bác Hồ râu tóc bạc phơ, tươi cười đón các cháu. 
+ Bây giờ các cháu thích gì nào? 
+ Các cháu xúm xít theo Bác ra vườn.
+ Đã đến giờ Bác phải chia tay các cháu.
 Chính những yếu tố ở trên mà học sinh kể cảm thấy tự tin hơn, thể hiện nhập vai nhân vật tốt hơn và nhớ nội dung truyện.
Ví dụ 2: Truyện: Dê con nghe lời mẹ (TV1 – tập 2 trang 117).
Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe theo nhóm đôi, mỗi em kể hai tranh. Học sinh này kể học sinh kia lắng nghe và giáo viên là người theo dõi chỉ đạo, học sinh tham gia chơi trò chơi “ kể chuyện tiếp sức” (theo đoạn), kể chuyện phân vai, đóng vai,.bạn còn lại có nhiệm vụ nhận xét bạn kể theo các yêu cầu:
 Nội dung chuyện bạn kể đầy đủ chưa ? Lời nói của các nhân vật phù hợp chưa? 
Bạn thể hiện cử chỉ, đánh giá theo nhóm: kể tốt với kể tốt; biết kể với biết kể.
Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh nhận xét, việc đánh giá học sinh cần chú ý: Nhóm kể tốt yêu cầu cao hơn. Ngoài thuộc chuyện yêu cầu phải thuộc được giọng của nhân vật, kể đúng ngữ điệu 
Nhóm biết kể chỉ yêu cầu học sinh kể đúng nội dung câu chuyện một cách tóm tắt (một đoạn, hai đoạn hoặc cả truyện) cũng đã được tuyên dương vì đó cũng là sự cố gắng rất lớn cho dù kết quả không bằng nhóm kể tốt
Khi tập kể chuyện thì giáo viên phải cho học sinh nắm được cốt truyện (không bỏ qua tình tiết, chi tiết cơ bản). Vì vậy, giáo viên yêu cầu học sinh thi kể phải bám sát nội dung tranh minh họa và những câu hỏi gợi ý, ngoài ra giáo viên còn nêu viết tắt nội dung cốt truyện với tình tiết cơ bản nhất lên bảng lớp (vì lúc này học sinh đã biết đọc ). Như thế học sinh sẽ nhớ nội dung câu chuyện hơn và khi bạn kể, học sinh cũng nhận xét một cách chính xác hơn.
Tóm lại: Hiệu quả giờ học sẽ cao hơn khi các em chú ý nghe cô kể, bạn kể sẽ giúp cho việc đánh giá, nhận xét bạn biết đúng, biết sai, biết được hoặc chưa biết được để tránh cho mình không bị mắc lỗi, ngoài ra còn khích lệ, giúp các em thích thú hơn, tự tin hơn trong giờ Kể chuyện.
Biện pháp 4: Giúp học sinh kể chuyện sáng tạo.
Kể chuyện sáng tạo tức là không phải thay thế lời lẽ, là văn bản không chính 
xác hay các em kể nguyên bản truyện, mà sáng tạo là câu chuyện kể hồn nhiên làm cho người nghe cảm nhận sự thuyết phục, hấp dẫn, ấn tượng đó mới là sáng tạo.
 Có nhiều mức độ khác nhau gắn với kiểu bài tập khác nhau, nhung bản chất của kể chuyện sáng tạo không phải là kể khác nguyên văn câu chuyện mà là kể tự nhiên như sống với câu chuyện, kể bằng ngôn ngữ giọng điệu của mình, thể hiện được cảm nhận của mình về câu chuyện đó, muốn làm được như vậy bắt buộc học sinh phải nắm vững nội dung cốt truyện. Đối với lớp 1, yêu cầu kể sáng tạo không cao như lớp 2,3,4,5, mà chỉ cần kể hồn nhiên bằng giọng điệu, cảm xúc của mình, học sinh có thêm cào câu chuyện một số câu chữ của mình (nhưng không làm thay đổi nội dung câu chuyện), cũng có thể diễn lại nguyên văn câu chuyện một cách tự nhiên, trôi chảy, nhẹ nhàng làm cho người nghe thấy được nội dung cốt truyện liền mạch, nếu cao hơn còn biết nhập vai nhân vật, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ .
Ví dụ 1: Truyện: Bông hoa cúc trắng (TV1 – tập 2 trang 90).
 Tình huống: Người mẹ tỉnh dậy nói với con: “Mẹ thấy trong người mệt lắm. Con mời thầy thuốc về đây cho mẹ”.
Khi nhập vai học sinh cần chú ý:
Lời nhân vật: giọng mệt mỏi, yếu ớt thể hiện người ốm nặng.
Cử chỉ, điệu bộ: nét mặt buồn rầu pha chút gắng sức.
Ví dụ 2: truyện: Sói và Sóc (TV1 – tập 2 trang 108).
Tình huống: Sóc bị Sói chồm định chén thịt, Sóc van nài: “Hãy thả tôi ra nào”
Khi kể cần chú ý:
 + Lời kể của Sóc: Giọng mềm mỏng, nhẹ nhàng thể hiện sự ân cần.
+ Cử chỉ điệu bộ, nét mặt lo âu, sợ sệt
Như vậy phần kể chuyện sáng tạo là phần mà học sinh háo hứng nhát, gây sự hứng thú trong mỗi học sinh. Nên hướng dẫn học sinh nhập vai sống với nhân vật câu truyện là cả một nghệ thuật của giáo viên.
 2.3.2. Đối với giáo viên
 Biện pháp 1: Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 Đọc kĩ nội dung cốt truyện, hiểu rõ tính cách từng nhân vật, định hướng các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Lập kế hoạch bài học chi tiết, giáo viên nắm vững các bước và hình thức tổ chức dạy học. Một trong những yếu tố quan trọng nữa giúp cho giờ học thành công là chuẩn bị đồ dùng, (tranh phóng to bằng giấy, bằng đèn chiếu màn hình, trang phục, diễn kịch, đóng vai)
 Ví dụ 1: Truyện: Khỉ và Rùa (TV1 – Tập 1 trang 65)
 Tôi đã vẽ phóng to 4 tranh trong sách giáo khoa (sử dụng đèn chiếu). Giúp học sinh cả lớp cùng quan sát, gây hứng thú cao trong giờ học để học sinh dễ nhớ ngay
từ lần đầu.
 Về trang phục: Để gây hứng thú cho học sinh học tốt giáo viên có thể chuẩn bị như sau: 
 + Vai Khỉ: Mặt nạ Khỉ. 
 + Vai Rùa: Mặt nạ Rùa. 
 + Vai Sói: Mặt nạ Sói. 
 + Vai Cừu: Mặt nạ Cừu. 
 Khi kể, giáo viên có thể sử dụng trang phục hoặc các em có thể nhập vai nhân vật hóa trang bằng những trang phục đó. 
 Như vậy: Sự chuẩn bị kĩ về một nội dung truyện và chuẩn bị chu đáo về đồ dùng của giáo viên đã kích thích, gây hứng thú cao cho cả học sinh và giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
 Ví dụ 2: Truyện: Sói và Cừu(TV1–Tập1 T 89).
 Tôi đã sử dụng tranh minh họa trong bộ đồ dùng dạy học, giúp học sinh cùng quan sát và nhận xét.
 Về trang phục: Tôi đã chuẩn bị mặt nạ Sói, mặt nạ Cừu
Khi kể, tôi đã vừa kể vừa diễn xuất các vai qua các trang phục của từng nhân vật. Chính nhờ sự chuẩn bị kĩ về nội dung chuyện, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1a_truong_tieu_hoc_m.doc