Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại

Kịch là một thể loại văn học.

 Kịch tồn tại song song với hai thể loại văn học khác là tự sự và trữ tình. Nghĩa là kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Nó giống như có hai cộc sống. Là vở diễn sân khấu, nó sống với công chúng khán giả. Là tác phẩm văn học, nó sốn với công chúng độc giả. Dĩ nhiên, không phải ngay từ đầu, kịch bản đã có đời sống văn học độc lập với đời sống sân khấu. Trải qua một thời gian dài, kịch bản mới tham gia vào đại gia đình văn học nghệ thuật. Hiện nay, nhiều khi người ta coi trọng phẩm chất văn học của kịch bản hơn cả phẩm chất sân khái của nó. Tuy nhiên, về nguyên tắc, không có sự đối lập giữa “kịch để diễn” và “kịch để đọc”. Sân khấu vẫn là mảnh đất sinh sống phù hợp nhất của tất cả các thể loại kịch bản. Cho nên, có thể bàn về đặc trưng của kịch bản như một thể loại văn học, nhưng muốn xác định đặc trưng thể loại của kịch bản văn học lại phải tính đến sự chi phối của nghệ thuật sân khấu.

Kịch được coi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, vừa thuộc về sân khấu vừa thuộc về văn học. Để đến được với công chúng trong tư cách một vở diễn, kịch đòi hỏi sự tham gia của nhiều người : đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật, nhạc công, người phụ trách ánh sáng, âm thanh. Trong tư cách là một tác phẩm văn học, kịch tồn tại dưới dạng kịch bản văn học, độc giả có thể cảm thụ bằng việc đọc.

 

doc 20 trang cuonglanz2a 16070
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	Thể loại là một trong những phạm trù cơ bản của văn học, liên quan mật thiết đến chủ thể sáng tác và quá trình sáng tạo tác phẩm, đến người đọc và quá trình tiếp nhận; đồng thời thể loại còn là một phương diện quan trọng trong tiến trình văn học ở mỗi nền văn học dân tộc và văn học thế giới.
Đọc, tiếp nhận và phân tích tác phẩm văn học cũng không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm. Bởi thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm, qui định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Thể loại còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên một kênh giao tiếp giữa người đọc và tác phẩm.
Trong chương trình môn Ngữ văn THCS và THPT được xây dựng mới, thể loại là một trục chính để sắp xếp hệ thống văn bản đưa vào chương trình và sách giáo khoa. Vì thế, tri thức về thể loại văn học, về tiến trình thể loại, kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là những yêu cầu rất quan trọng phải đạt được trong hoạt động dạy và học văn ở THCS và THPT.
Kịch là một thể loại văn học đặc biệt. Nó giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng thể loại văn học thế giới. Để cảm thụ và giảng dạy các tác phẩm văn học kịch trong nhà trường phổ thông là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Để giúp cho việc tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn học kịch trong nhà trường một cách thuận lợi và khoa học. Người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Hướng tiếp cận tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại”.
Lịch sử nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, người nghiên cứu nhận thấy vấn đề thể loại văn học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nổi tiếng. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể hướng tiếp cận tác phẩm văn học văn học kịch theo đặc trưng thể loại.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Đề tài không thiên về lý thuyết thể loại nên chỉ dừng lại ở những tri thức cơ bản, dựa vào những tài liệu lý luận văn học quen thuộc. Nghiên cứu đề tài này người nghiên cứu mong muốn đưa đến một hướng tiếp cận tác phẩm văn học kịch mới khoa học và phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh THPT.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp loại hình thống kê 
- Phương pháp phân tích 
- Phương pháp so sánh 
 PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 
1. Kịch là một thể loại văn học.
	Kịch tồn tại song song với hai thể loại văn học khác là tự sự và trữ tình. Nghĩa là kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Nó giống như có hai cộc sống. Là vở diễn sân khấu, nó sống với công chúng khán giả. Là tác phẩm văn học, nó sốn với công chúng độc giả. Dĩ nhiên, không phải ngay từ đầu, kịch bản đã có đời sống văn học độc lập với đời sống sân khấu. Trải qua một thời gian dài, kịch bản mới tham gia vào đại gia đình văn học nghệ thuật. Hiện nay, nhiều khi người ta coi trọng phẩm chất văn học của kịch bản hơn cả phẩm chất sân khái của nó. Tuy nhiên, về nguyên tắc, không có sự đối lập giữa “kịch để diễn” và “kịch để đọc”. Sân khấu vẫn là mảnh đất sinh sống phù hợp nhất của tất cả các thể loại kịch bản. Cho nên, có thể bàn về đặc trưng của kịch bản như một thể loại văn học, nhưng muốn xác định đặc trưng thể loại của kịch bản văn học lại phải tính đến sự chi phối của nghệ thuật sân khấu.
Kịch được coi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, vừa thuộc về sân khấu vừa thuộc về văn học. Để đến được với công chúng trong tư cách một vở diễn, kịch đòi hỏi sự tham gia của nhiều người : đạo diễn, diễn viên, hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật, nhạc công, người phụ trách ánh sáng, âm thanh. Trong tư cách là một tác phẩm văn học, kịch tồn tại dưới dạng kịch bản văn học, độc giả có thể cảm thụ bằng việc đọc.
2. Cốt truyện kịch tập trung cao độ.
	Tính tập trung cao độ biểu hiện trước hết ở các bộ phận cấu thành cốt truyện kịch. Có rất nhiều bộ phận, thành phần tham gia vào việc cấu thành cốt truyện của tác phẩm tự sự. Lấy hệ thống sự kiện, biến cố làm nền tảng, cốt truyện của tác phẩm tự sự còn bao gồm cả phần chân dung tính cách các nhân vật. Các thành phần ngoài cốt truyện như những đoạn trử tình ngoại đề, những đoạn miêu tả thiên nhiên, hoàn cảnh, hay miêu tả đò vật, nội thất cũng có một vị trí vô cùng quan trọng trong kết cấu của tác phẩm tự sự. Tác phẩm kịch, dĩ nhiên, không thể có những thành phần ngoài cốt truyện. Cốt truyện của tác phẩm kịch cũng có thể có những đoạn khắc họa chân dung tính cách các nhân vật. Bộ phận cấu thành duy nhất của cốt truyện kịch là hành động được triển khai qua một hệ thống sự kiện diễn ra theo trật tự thời gian.
	Cốt truyện tập trung là cốt truyện tạo được sự thống nhất cao độ giữa hệ thống sự kiện, biến cố, các chi tiết, tình tiết với tư tưởng chủ đề cơ bản và hứng thú trung tâm mà vở diễn mang đến cho công chúng. Lý luận kịch gọi đó là sư “thống nhất của hành động”. Cốt truyện kịch do sự hạn chế về không gian và thời gian không thể tạo ra kết cấu đa tầng mà thường có cốt truyện đơn tuyến. Bởi yêu cầu về sự thống nhất giữa hành động cho phép mỗi vở kịch chỉ theo đuổi một mục đích, hướng vào một vài chủ đề then chốt, cơ bản, nhằm gợi ra một vài hứng thú nào đấy.
Do đặc tính riêng ( sáng tác để trình diễn trên sân khấu hoặc đưa lên màn ảnh, bị chi phối bởi các yếu tố không gian và thời gian thực tế) kịch khó có thể chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn như trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, cũng không mang xu hướng bộc lộ những rung động, những cảm xúc và suy ngẫm như trong các tác phẩm trữ tình, kịch khám phá và diễn tả đời sống bằng việc phát hiện những mâu thuẫn và xung đột, coi đó như một phương diện bộc lộ bản chất của đời sống hiện thực đồng thời cũng làm nên hình thức tồn tại riêng biệt của loại hình kịch bên cạnh các loại hình khác của văn học. Đây là lý do để Hêghen có thể khẳng định : Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch. Hoặc, nói gọn hơn, như Biêlinxki : Xung đột tạo nên tính kịch. Xung đột kịch có thể xảy ra giữa các mặt khác nhau trong một con người, giữa các cá nhân, giữa các nhóm cho đến các tập đoàn người với nhau hoặc có khi, giữa một tập đoàn người với một cá nhân trong một bối cảnh xã hội và lịch sử mang tính đặc thù. Nét chủ đạo của kịch là kịch tính. Kịch tính được tạo ra do mâu thuẫn và xung đột một khi đã nảy ra liền phát triển liên tục, không gián đoạn theo chiều hướng mỗi lúc một căng thẳng cho tới tình thế đòi hỏi phải giải quyết bằng một kết cục nào đó.
Quá trình diễn biến của xung đột kịch được cụ thể hoá bằng hành động kịch. Hành động kịch là yếu tố quan trọng hàng đầu của kịch phẩm. Không phải ngẫu nhiên khái niệm kịch drama trong tiếng Hylạp cũng có nghĩa là hành động. Đó là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một diễn biến logic, chặt chẽ, nhất quán chi phối bởi một quy luật nhất định mà qua đó công chúng có thể tiếp nhận được những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống mà kịch tác gia muốn truyền đạt.
Sự thống nhất hành động cùng việc tạo ra những bước bất ngờ, đột biến mang lại cho cốt truyện kịch một nhịp điệu phát triển riêng, mang tính đặc thù của thể loại.
3. Tính chất xác định của tính cách là đặc điểm cơ bản của nhân vật kịch.
	Kịch là nghệ thuật thể hiện hình tượng con người một cách sống động nhất. Hình tượng con người trong kịch cũng thuộc loại hình tượng mang tính ước lệ cao nhất. Nó là nhân vật của trò diễn mà trò diễn là người đóng vai các nhân vật ấy trên sân khấu.
	Là hình tượng trò diễn, nhân vật kịch chịu sự chi phối, ràng buộc chặt chẽ bởi những điều kiện, luật lệ của nghệ thuật sân khấu. Do không gian và thời gian hạn hẹp của sân khấu, một kịch bản không thể có nhiều nhân vật. Nhân vật kịch thường được cụ thể hóa bằng loại chất liệu riêng. Chất liệu quan trọng nhất mà nhà văn có thể sử dụng để xây dựng hình tượng nhân vật là lời thoại cũng với giọng nói của các nhân vật. 
	Bằng lời nói, giọng nói, bằng trang phục, của diễn viên và bài trí sân khấu, nhân vật kịch không thể miêu tả chi tiết đặc điểm xã hội, mà chỉ có thể tập trung làm nổi bật khuynh hướng ý chí, thể hiện một loại hình tính cách nhân vật của con người. Nhìn chung, tính cách của nhân vật kịch đơn giản hơn nhiều so với tính cách của tác phẩm tự sự. Nhân vật kịch chủ yếu là nhân vật loại hình, vì chúng thường được xây dựng trên nền tảng của những phẩm chất tính cách đơn nhất, hoặc tổng số của các phẩm chất ấy. Cho nên tiếp xúc với nhân vật kịch chúng ta dễ dàng xác định được nét chủ yếu của tính cách.
	Việc chúng ta cảm thấy được một cách rõ ràng những tình cảm chủ yếu, dục vọng cơ bản trong tính cách nói lên tính xác định cao độ về tính cách của nhân vật kịch. Vai văn học của nhân vật kịch thường mang tính chất đơn nhất và hay bị đồng nhất với vai tính cách. Cho nên, thể hiện tính cách của nhân vật kịch vẫn là nhiệm vụ cao nhất quan trọng của các vai diễn trên sân khấu.
4. Lời thoại là hành động và là phương tiện biểu hiện tính cách.
	Kịch thể hiện đời sống ở hiện tại, như cái đang xảy ra, biến người xem, người đọc thành người chứng kiến trực tiếp. Do đó ngôn ngữ kịch giống như lời nói trong giao tiếp hàng ngày, mang tính chức năng. Nhưng ngôn ngữ kịch văn học là lời nói được sử dụng, được tổ chức nhằm những mục đích nghệ thuật phù hợp với bản chất thể loại. Cho nên, ngoài tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc, tính hệ thống như ngôn ngữ văn học nói chung, lời thoại của kịch còn có các đặc điểm khác.
	Trong kịch, lời thoại cũng là hành động đầy kịch tính. Kịch khai thác một cách triệt để chức nâng hành động của lời nói. Chức năng hành động của lời nói bộ lộ đầy đủ nhất trong lời đối thoại của nhân vật.
	Ngôn ngữ kịch có ba loại :
- Ngôn ngữ đối thoại tức lời các nhân vật đối đáp với nhau
- Ngôn ngữ độc thoại tức lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình
- Ngôn ngữ bàng thoại tức lời nhân vật nói riêng với khán giả
Do đó, ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách, ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. M. Gorki đã lưu ý điều này : Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi.
Ngôn ngữ kịch còn mang tính hành động, tức là thứ ngôn ngữ mang đặc tính tranh luận, biện bác, tác động trực tiếp và thúc đẩy mâu thuẫn, xung đột tăng tiến tạo kịch tính. Trong đối thoại, muốn lời thoại trở thành hành động có kịch tính, mỗi lời nói phải bộ bộ dục vọng, một mục đích, một khuynh hướng ý chí. Cấu trúc của đối thoại vì thế thường chứa đựng nội dung đối nghịch như: Tấn công – phản đòn, thăm dò – lảng tránh, vu vạ - biện minh
Ngôn ngữ kịch thể hiện cao độ đặc tính sống động, giàu chất thông tục của ngôn ngữ đời thường.
5. Phân loại kịch.
Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột có thể phân ra ba loại kịch : bi kịch, hài kịch và chính kịch.
- Bi kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa những nhân vật tươi sáng, trong trẻo, cao thượng, có phẩm chất tốt đẹp, có tinh thần hướng tới cái tiến bộ với những thế lực đen tối, thâm hiểm, độc ác 
- Hài kịch là loại vở diễn phản ánh xung đột giữa các nhân vật ở mức độ không quá trầm trọng, phần lớn là từ các tình huống hiểu nhầm hoặc các nhân vật cố tình chọc ghẹo nhau tạo nên tiếng cười thoải mái, vui nhộn.
- Chính kịch dùng để chỉ một loại vở diễn trung gian giữa bi kịch và hài kịch trong đó vẫn phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hàng ngày nhằm hướng tới một sự khẳng định hoặc phủ định nào đó tuy vẫn có lúc sử dụng cả những nét bi hài, buồn vui lẫn lộn.
II. DẠY HỌC THEO ĐẶC TRƯNG KỊCH.
1. Chú ý đến các vấn đề cơ bản của thể loại kịch.
1.1. Xung đột kịch.
	Do tính chất đặc biệt của sự phản ánh, kịch lấy xung đột làm nội dung phản ánh. Nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh đời sống trong một quá trình nhất định, ở trạng thái khách quan, dười dạng trực tiếp, cụ thể sinh động như đang diễn ra trước mắt người xem. Nó hoàn toàn khác hẳn với hội họa, điêu khắc, chỉ phản ánh cuộc sống tập trung trong một khoảnh khắc nhất định; Nó cũng không giống với âm nhạc và thơ trữ tình lấy việc phản ánh tâm trạng, tình cảm của con người trước một sự kiện nào đó làm nội dung chủ yếu. Chính tính chất đặc biệt ấy buộc nghệ thuật kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung kịch, nghĩa là nó phải phản ánh cuộc sống trọng sự vận động của nó. Mà đã nói tới vấn động là không thể không nói tới xung đột.
	Lấy xong đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà viết kịch đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhât. Pha – đê – ép đã tưng khẳng định “Xung đột là cơ sở của kịch”. Thực tế trong sự vận động của hình tượng thơ cũng có bộ lộ mâu thuẫn giữa những trạng thái tình cảm khác biệt của cảm xúc: Vui và buồn, hạnh phúc và đau khổ. Trong các các phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, yếu tố mâu thuẫn tồn tại ngay trong sự vận động của cốt truyện và trong sự phát triển của tính cách nhân vật. Với kịch, yếu tố xung đột mang một sắc thái thẩm mĩ khác. Nhà viết kịch Xô Viết Ác-bu-dốp đẵ cho rằng: “Trong kịch không có những yếu tố tùy hứng mà người nghệ sĩ có quyền dùng khi điều khiển số phận những con người trong các tiểu thuyết và truyện. Ở đây có một khuôn khổ rất chặt chẽ, không có thì giờ để mạ đàm, giải thích, luận bàn”. Sự khác biệt ấy chính là tính chất tập trung cao độ của xung đột kịch, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện.
	Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập lên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là những “vợ kịch tồi”. Vì vậy người viết kịch phải tạo được những xung đột mang tính ý nghĩa xã hộ sâu sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết sức chân thực, nghĩa là xung đột mang tính điển hình hóa.
	Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu ý nghĩa chân thực, tác phẩm kịch chỉ là sự giả tạo, là những dòng lý thuyết suông. Công chúng tìm đến với vở kịch là tìm đến một sự đồng cảm hoặc phản bác đối với tác giả trước những vấn đề quan trọng của đời sống. Nghệ thuật kich luôn là diễn đàn tư tưởng của cuộc sống, là mối gia cảm sâu xa giữa tác giả và khán giả.
	Ví dụ: Trong đoạn trích “Bắc Sơn” của Nguyên Huy Tưởng, xung đột cơ bản trong kịch “Bắc Sơn” là xung đột giưa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương). Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau. Trng hồi bốn, xung đột giữa cách mạng và kẻ thù được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái Cửu. Xung đột ấy lại diễn ra trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sĩ cách mạng. Những xung đột ở hồi kịch này còn diễn ra ở nhân vật Thơm đã có bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng.
	Nói tới xung đột kịch, ta cũng cần chú ý đến vai trò tư tưởng của người viết. Phản ánh những xung đột trong đời sống người viết muốn gửi gắm một ý nghĩa tư tưởng nào đó tới khán giả như Pô-gô-đin, nhà viết kịch Xô Viết, nói tới mỗi quan hệ giữa xung đột và tư tưởng: “ Xung đột là điều kiệ quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ thuộc vào một cái cao nhất và cũng là linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của tác phẩm”. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, nhưng tư tưởng chủ đề là cái gốc, có tính chất quyết định.
	Ví dụ trong vở “Tôi và chúng ta”, Lưu Quang Vũ muốn ca ngợi những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, để phát triển sản xuất, đem lại nguồn lợi, hạnh phúc cho mọi người. Tác giả tổ chức những chất liệu mà anh thu thập được trong cuộc sống thành xung đột giữa những người cùng sống trong một nhà máy. Một bên tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ như phó giám đốc Nguyên Chính, còn một bên là giám đốc Hoàng Việt đại diện cho cái mới, dám nghĩ dám làm. Thông qua cuộc đấu tranh đó mà khán giả tiếp thu được vở kịch theo những chiều hướng mà tác giả mong đợi.
1. 2. Hành động kịch
	Theo Arixtốt “Hành động là đặc trưng của kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Trong mối tương giao đó, xung đột là nơi qui tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch. Tính kịch của tác phẩm nằm trong xung đột nhưng xung đột lại là yếu tố để giải tỏa mâu thuẫn nằm trong xung đột ấy. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết lietj, vì thế sức hấp dẫn của tác phẩm tăng lên.
	Hành động kịch cần được hiểu trong tính thống nhất , toàn vẹn của nó. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuổi hành động liên tục, xoay quanh một trục xung đột. hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chỉnh thể nghệ thuật. Các cốt truyện bằng hành động ấy xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật riêng: quy luật nhân quả. Mọi hành động trong tác phẩm kịch dù trực tiếp hay gián tiếp đều dựa trên luật nhân quả.
	Hình thức nhân quả trực tirps là hình thức mà hành động thứ nhất là nguyên nhân sinh ra hành động thứ hai và có thể cho đến hết.
	Ví dụ trong đoạn trích “Nỗi oan hại chông” trích vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính”
	Hành động 1: Hai vợ chồng Thiện Sĩ ngồi học và khâu vá dưới trăng, sau đó Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Đây là nguyên nhân của hành động thứ hai.
	Hành động thứ 2: Thị Kính nhìn thấy và cắt chiếc râu mọc ngược cho chồng là kết quả của hanfhh động 1 và là nguyên nhân của hành dộng 3.
	Hành động thứ 3: Bố mẹ Thiện Sĩ vu oan cho Thị Kính có ý giết chồng, đuổi Thị Kính đi là kết của hành động 2 và là nguyên nhân của hành động tiếp theo: Thị Kính giả trai đi tu.
	Hình thức nhân quả gián tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất có khi là nguyên nhân của hành động thứ 4 hoặc thứ 5.
	Ví dụ: Trong vở Ô-Ten-Lô (Hồi 1, cảnh 1 và 2).
	Cảnh 1: Vẫn theo hình thức nhân quả trực tiếp.
	Hành động 1: Iagô rủ Rôđơrigơ đến nhà Brabanxiô báo Đétxđêmôna đã bỏ nhà đi theo Ôtenlô.
	Hành động 2: Iagô chọc tức Brabanxiô về việc Đétxđêmôna tự ý lấy Ôtenlô sau đso lánh mặt vì sợ lộ.
Hành động thứ 3: Brabanxiô đem gia nhân đi lùng bắt Ôtenlô.
	Cảnh 2: (Theo hình thức nhân quả gián tiếp)
	Hành động thứ 4: Ia gô tìm Ô ten lô và nói xấu Brabanxi ô để gây hiềm khích giữa hai người. Hành động này có nguyên nhân từ hành động thứ 2.
	Trong thực tế hinh thức nhân quả trực tiếp thường được dùng trong các kịch bản ca kịch dân tộc như Tuồng, Chèo, viết theo lối tự sự, có tuyến kịch rõ rang, còn hình thức nhân quả gián tiếp lại được dùng trong các kịch bản nói, viết thành nhiều tuyến kịch, chồng chéo lên nhau, cùng song song phát triển.
	Mối quan hệ giữa hành động kịch và nhân vật kịch là trục chính để xác định tinh cách nhân vật, Dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng khẳng định bản chất của mình bằng hành động. Bao nhiêu tính cách là bấy nhiêu trăn trở, giằng xé dữ dội từ bên trong và được thể hiện bằng những hành động quyết liệt bên ngoài.
1.3. Ngôn ngữ kịch.
	Khi nói về các yếu tố văn học, Giooc-ki đã coi “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Điều đó có nghĩa là không có ngôn ngữ sẽ không có văn học. Đối với nghệ thuật kịch, vài trò quan trọng đó của ngôn ngữ được nhiều tác giả kịch nổi tiếng thế giới công nhận. A.N. Axtropxki nhà sáng lập ra nền kịch ở Nga thế kỉ XIX đã coi nguôn ngữ là điều kiện đầu tiên của tính nghệ thuật. Giooc-ki trong bài “Bàn về kịch” đã khẳng định “ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm chí là có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tác kịch”. So với các thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt.
	Ngôn ngữ nhân vật: Đây là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch. So với hệ thống ngôn ngữ tự sự đây là điểm khác biệt rất rõ. Ngôn ngữ 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_tiep_can_tac_pham_kich_theo_dac.doc