Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan

 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo đó giáo dục nước ta trước mắt cũng như lâu dài phải có chiến lược phù hợp để tận dụng được những mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực nhằm đạt được các mục tiêu góp phần cùng cả nước vững vàng hội nhập thế giới, phát triển nền giáo dục tiến kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta đang bước vào giai đoạn

mới, đặt yêu cầu giáo dục của nước ta phải đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

 Định hướng “tăng cường quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục” của

BGD&ĐT chuyển nền giáo dục từ chỗ chú trọng vào số lượng sang định hướng vào chất lượng đòi hỏi phải thay đổi cách nghỉ, cách làm giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung, nhà trường – hạt nhân của nền giáo dục – nói riêng là hết sức cấp thiết.

Chính vì thế, bản thân tôi thiết nghĩ phương pháp dạy học tích cực cần được quan tâm và trở thành phổ biến trong nhà trường

Trong dạy học bộ môn Sinh học, phương pháp dạy học phải phản ánh được sắc thái đặc thù của sinh học là khoa học thực nghiệm. Cần tăng cường phương pháp trực quan nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV.

Trong thời đại ngày nay, Sinh học hiện đại đang phát triển rất nhanh, vừa phân hóa thành nhiều ngành nhỏ vừa hình thành những lĩnh vực liên ngành.

Ngày nay cứ chưa dầy 10 năm, khối lượng tri thức Sinh học của loài người

lại tăng gấp đôi. Sinh học hiện đại đang trở thành một lực lượng sản xuất

trực tiếp phục vụ đắc lực không những cho sản xuất nông – lâm – thủy sản mà còn đối với công nghiệp, kĩ thuật, đặc biệt là y học. Nhiều thành tựu có ý nghĩa thực tiễn to lớn có liên quan đến việc ứng dụng các tri thức sinh học.

 

doc 25 trang Trần Đại 27/04/2023 4330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHOØNG GIAÙO DUÏC & ÑAØO TAÏO BA TRI
TRÖÔØNG TRUNG HOÏC CƠ SỞ AN HIEÄP 
-----–¯—--
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI
THÁC KIẾN THỨC TỪ PHƯƠNG
TIỆN TRỰC QUAN
@&?
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Phương pháp dạy học tích cực
 Họ và tên người thực hiện: Dương Thị Tuyết Nguyệt
 Chức vụ: Giáo viên
 Sinh hoạt tổ chuyên môn: Hóa – Sinh – Công nghệ - Mỹ thuật
Naêm hoïc: 2011 -2012
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trung học cơ sở
THCS
Giáo viên
GV
Học sinh
HS
Sinh học
SH
Sách giáo khoa
SGK
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài:
 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo đó giáo dục nước ta trước mắt cũng như lâu dài phải có chiến lược phù hợp để tận dụng được những mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực nhằm đạt được các mục tiêu góp phần cùng cả nước vững vàng hội nhập thế giới, phát triển nền giáo dục tiến kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta đang bước vào giai đoạn
mới, đặt yêu cầu giáo dục của nước ta phải đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
 Định hướng “tăng cường quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục” của 
BGD&ĐT chuyển nền giáo dục từ chỗ chú trọng vào số lượng sang định hướng vào chất lượng đòi hỏi phải thay đổi cách nghỉ, cách làm giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung, nhà trường – hạt nhân của nền giáo dục – nói riêng là hết sức cấp thiết.
Chính vì thế, bản thân tôi thiết nghĩ phương pháp dạy học tích cực cần được quan tâm và trở thành phổ biến trong nhà trường
Trong dạy học bộ môn Sinh học, phương pháp dạy học phải phản ánh được sắc thái đặc thù của sinh học là khoa học thực nghiệm. Cần tăng cường phương pháp trực quan nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV.
Trong thời đại ngày nay, Sinh học hiện đại đang phát triển rất nhanh, vừa phân hóa thành nhiều ngành nhỏ vừa hình thành những lĩnh vực liên ngành.
Ngày nay cứ chưa dầy 10 năm, khối lượng tri thức Sinh học của loài người
lại tăng gấp đôi. Sinh học hiện đại đang trở thành một lực lượng sản xuất
trực tiếp phục vụ đắc lực không những cho sản xuất nông – lâm – thủy sản mà còn đối với công nghiệp, kĩ thuật, đặc biệt là y học. Nhiều thành tựu có ý nghĩa thực tiễn to lớn có liên quan đến việc ứng dụng các tri thức sinh học.
II. Lí do chọn đề tài :
Học sinh THCS nhất là học sinh lớp 6 do mới chuyển từ cấp tiểu học lên, các em còn lúng túng khi khai thác kiến thức từ vật mẫu, tranh ảnh, sơ đồ, chưa xác định đúng mục đích quan sát mẫu, tranh ảnhđể làm gì, để tìm kiếm những kiến thức gì từ các phương tiện đó. Do vậy, người GV cần phải hướng dẫn HS khai thác phương tiện trực quan như thế nào để HS có thể tìm kiến thức từ phương tiện đó đạt hiệu quả.
Trong giảng dạy bộ môn SH, có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực, 
trong đó phương pháp trực quan được xem là một trong những phương pháp khi sử dụng sẽ giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và khắc sâu kiến thức hơn vì phương tiện trực quan như là “nguồn” chủ yếu để HS khai thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức, rèn luyện các kĩ năng về Sinh học. Là một GV giảng dạy bộ môn SH bản thân nhận thấy vận dụng phương pháp trực quan vào việc giảng dạy là vấn đề hết sức cần thiết phải thực hiện trong từng tiết dạy, nhưng vận dụng phương pháp này như thế nào để đạt được hiệu quả cao ? Vì vậy, tôi đã chọn và viết SKKN với đề tài : “ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan”
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này áp dụng ở bộ môn Sinh học mà đối tượng là học sinh trung học cơ sở. Tất nhiên tùy từng bài, từng nội dung cụ thể, tùy theo mục tiêu của mỗi bài mà vận dụng phương pháp trực quan sao cho phù hợp và đạt hiệu quả .
IV. Mục đích nghiên cứu :
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh đồng thời kích thích học sinh yêu thích bộ môn, khắc sâu kiến thức thì giáo viên phải biết vận dụng các
phương pháp dạy học theo hướng đổi mới giáo dục là trọng tâm chớ không phải như phương pháp truyền thống trước đây là sử dụng phương tiện trực quan nhằm để minh họa cho lời giảng của giáo viên. Hiện nay sử dụng phương tiện trực quan sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy học. Ở bộ môn Sinh học phương tiện dạy học rất quan trọng đối với việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển các phương pháp dạy học tích cực thì sử dụng đồ dùng dạy học như là “nguồn” dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá. Phương pháp này sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng học tập, kĩ năng tự học, kĩ năng hợp tác hướng tới hoạt động hóa, tích cực hoạt động nhận thức và hành động của người 
học góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới Sinh học vào đời sống và sản xuất.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Dạy Sinh học không chỉ là quá trình dạy truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin “rót” kiến thức vào học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức tích cực của học sinh để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi phần sinh học cụ thể .
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Trong nhóm phương pháp trực quan thì phương tiện trực quan được sử dụng như là “ nguồn” chủ yếu để đến kiến thức mới, cung cấp thông tin để học sinh phát hiện, khai thác và lĩnh hội kiến thức, lời giảng của giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn sự tri giác các tài liệu trực quan (mẫu vật, tranh ảnh, thí nghiệm, mô hình...) và khái quát hóa các kết quả rút ra kết luận những ý chính là kiến thức cần lĩnh hội trình diễn và qua tư duy để rút ra kiến thức mới.
II. Thực trạng của vấn đề
Các phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng, với mỗi loại trực quan cần phải có cách thức sử dụng khác nhau để người học có thể tiếp cận và lĩnh hội được kiến thức tìm ẩn trong đó. Ví dụ : cách thức khai thác từ sơ đồ khác cách thức khai thác từ mẫu vật tự nhiên , tranh ảnh, mô hình.
Đối với học sinh THCS, nhất là HS lớp 6 các em vừa mới từ lớp 5 chuyển lên nên các em còn bỡ ngỡ, lúng túng khi GV yêu cầu khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan , ví dụ khi các em cầm mẫu thật để quan sát nhưng không xác định được mục đích của việc quan sát mẫu để làm gì? để tìm kiềm kiến thức gỉ ?... Do đó người GV phải gợi ý dẫn dắt HS khai thác kiến thức, có như vậy thì HS mới hiểu và khắc sâu kiến thức hơn. Khi sử dụng phương tiện trực quan bản thân GV cần phải lưu ý một số đặc điểm sau:
- Do giáo viên phải dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ra kiến thức qua các phương tiện trực quan, vì vậy giáo viên phải chuẩn bị kĩ các câu hỏi và hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh quan sát tự khám phá kiến thức.
- Các câu hỏi dẫn dắt phải làm sao hướng học sinh vào những điểm cần quan sát tùy theo mục đích của việc quan sát.
- Với những phương tiện trực quan tương đối phức tạp, giáo viên cần thực hành trước để tránh sự lúng túng hoặc sơ suất khi hướng dẫn HS quan sát.
- Những mẫu vật tự nhiên mà giáo viên dùng để tổ chức học sinh quan sát phải đủ lớn. Nếu là vật nhỏ phải phân phát đến từng bàn học sinh.
- Nếu là mẫu vật lớn phải để ở chỗ cao, có đủ ánh sáng hoặc đặt trước tấm màn có màu thích hợp làm nổi bật. Nếu muốn cho học sinh quan sát chi tiết cần có kính lúp đối với những vật quá nhỏ phải quan sát bằng kính hiển vi, có thể phóng to hình quan sát dưới kính hiển vi lên màn hình rộng cho cả lớp quan sát.
- Các phương tiện trực quan phải được đưa ra đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra
đến đấy nhắm phát huy tính tích cực của HS khi sử dung đồ dùng trực quan.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là những hình ảnh HS thu nhận được bằng trực quan. Vì vây cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Khi sử dụng phương tiện trực quan cần theo một qui trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ đồ dùng trực quan đó. Cần chuẩn bị câu hỏi, hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức. Có thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1. Giáo viên giới thiệu phương tiện trực quan (tên phương tiện, cấu tạo..)
Bước 2. Giáo viên nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần có được từ phương tiện trực quan đó.
Bước 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (sử dụng và khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan thông qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên).
Bước 4. Học sinh nêu và tổng hợp những kiến thức rút ra được từ những nhận xét kết luận về hiện tượng sự vật được thể hiện qua phương tiện trực quan
.Bước 5. Giáo viên chuẩn xác và chốt kiến thức.
Minh họa
Ví dụ 1. Khi dạy bài: “ Đặc điểm bên ngoài của lá” – sinh học 6 (SH 6), SGK tr. 61, giáo viên có thể thực hiện như sau: 
Bước 1. Giáo viên giới thiệu phương tiện trực quan là các mẫu lá: lá trúc đào, lá rau muống, lá rau ngót, lá địa lan, lá kinh giới, lá lốt, lá rau má, lá
sen,lá bàng, một đoạn cây mồng tơi, một cành hoa hồng. .... phương pháp
ở đây chủ yếu là quan sát mô tả.
Bước 2. Giáo viên yêu cầu học sinh tập trung mẫu của nhóm đã chuẩn bị lại rồi quan sát theo gợi ý mục lệnh SGK tr.61 + 62.
Bước 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu nhận xét về hình dạng, kích thước, màu sắc của phiến lá, diện tích bề mặt của phần phiến so với cuống
- Tìm điểm giống nhau của các phần phiến các loại lá.
- Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận ánh sáng của lá. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lật mặt dưới của lá để nhìn rõ gân lá sau đó đối chiếu với hình vẽ phân loại 3 kiểu gân lá trong các lá đã mang đến lớp 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp 1 đoạn cây rau mồng tơi và một cành hoa hồng , cành bình bát, ... để nhận biết lá đơn lá kép 
- Giáo viên lưu ý học sinh đọc thêm đoạn thông tin lá đơn lá kép.
Bước 4. Học sinh nêu những kiến thức rút ra được qua quan sát các mẫu lá cây .
Bước 5. Giáo viên chuẩn xác và chốt kiến thức : Lá gồm phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân lá .
- Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt là phần rộng nhất của lá giúp hứng được nhiều ánh sáng .
- Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung.
- Có 2 nhóm lá chính : lá đơn vá lá kép.
Ví dụ 2: Sử dũng đồ dùng trực quan là vật mẫu thật. Dạy bài 18. “Biến dạng của thân” Sinh học 6,SGK tr.57, GV có thể thực hiện như sau:
Bước 1: GV giới thiệu phương tiện trực quan là các loại củ: củ khoai tây, củ
su hào, củ dong ta, củ gừng, một đoạn cây xương rồng.
Bước 2: GV yêu cầu HS tập trung các mẫu mà nhóm đã chuẩn bị quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm gì giống thân. Ví dụ: chồi ngọn, chồi nách và lá 
Bước 3. GV hướng dẫn HS quan sát mẫu phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất và hình dạng củ, chức năng.
- GV yêu cầu HS tìm những điểm giống và khác nhau giữa các loại củ,
- GV lưu ý HS bóc vỏ của củ dong ta tìm dọc củ có những mắt đó chính là chồi nách còn các vỏ hình vảy là lá.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 4 câu hỏi mục lệnh SGK tr. 58.
Bước 4: HS đại diện nhóm trình bày kết quả trao đổi của nhóm và nhóm khác nhận xét bổ sung 
Bước 5: GV chuẩn xác và chốt kiến thức: 
- Đặc điểm giống nhau: có chồi, lá à là thân à đều phình to à chứa chất dự trữ.
- Đặc điểm khác nhau: 
 + Dạng rễ: củ gừng, củ dong ta (có hình rễ) à dưới mặt đất.
+ Dạng củ: củ su hào (trên mặt đất), củ khoai tây (dưới mặt đất).
Ví dụ 3. Dạy bài : “Ếch đồng” – sinh học lớp 7( SH 7) ở mục sinh sản và phát triển của ếch giáo viên sẽ tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1. GV dùng sơ đồ động biểu diễn sự phát triển có biến thái của êch theo chu trình khép kín như hình 35.4 SGK .
Bước 2. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát sơ đồ phân tích và trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.
Bước 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bắt đầu từ ếch trưởng thành (1) ----> trứng (2) -----> nòng nọc (3) ----> nòng nọc qua một quá trình biến đổi phức tạp (4,5) ----> ếch con (6).
Bước 4. Học sinh chỉ trên sơ đồ trình bày sơ lược sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch. 
Bước 5. Giáo viên chốt kiến thức trên sơ đồ: từ ếch trưởng thành đẻ trứng trong nước, trứng được ếch đực tưới tinh dịch ngay và tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển và nở thành nòng nọc có đuôi dài, tiếp đó 2 chi sau mọc ra rồi đến 2 chi trước mọc ra đồng thời đuôi teo dần và trở thành ếch con nhảy lên cạn.
Ví dụ 4. Dạy bài : “ Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa” – Sinh học lớp 8 (SH8). Ở mục 1 thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn ta có thể thực hiện theo các bước sau : 
Bước 1. Giáo viên treo hình 24.1 và 24.2 giới thiệu sơ đồ khái quát về thức
ăn và các hoạt động của quá trình tiêu hóa.
Bước 2. Giáo viên nêu yêu cầu khi quan sát sơ đồ học sinh phải xác định được chất bị biến đổi, chất không biến đổi và các hoạt động tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bước 3. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ phân tích và trên sơ đồ cần lưu ý màu sắc là ý đồ của tác giả giúp các em dễ nhận biết các chất nào bị biến đổi và các chất nào không bị biến đổi và các hoạt động của quá trình tiêu hóa theo câu hỏi gợi ý sau: 
- Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình
tiêu hóa?
- Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? 
- Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
Bước 4. Học sinh chỉ trên sơ đồ nêu và tổng hợp những kiến thức rút ra được từ sơ đồ về chất bị biến đổi, chất không bị biến đổi và các hoạt động của quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bước 5. Giáo viên chốt kiến trên sơ đồ:
Hình 24.1 + Màu xanh phấn cho biết các chất có trong thức ăn . 
+ Màu vàng cam cho biết các chất bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa 
+ Màu xanh lá cây cho biết các chất không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa và các chất hấp thụ được.
+ Màu đỏ và màu hồng chỉ các hoạt động tiêu hóa.
Hình 24.2 có 5 màu sắc khác nhau trên sơ đồ chỉ 5 hoạt động của quá trình tiêu hóa
+ Màu xanh -----> hoạt động ăn.
+ Màu vàng -----> hoạt động đẩy các chất trong ống tiêu hóa.
+ Màu đỏ -----> hoạt động tiêu hóa thức ăn.
+ Màu hồng -----> hoạt động hấp thụ dinh dưỡng.
+ Màu tím -----> hoạt động thải phân.
Hình 24.1 (SGK) Sơ đồ khái quát về thức ăn và các hoạt động chủ yếu của quá trình tiêu hóa
Hoạt 
động
 hấp 
thụ
Nước
Vitamin
Các thành phần của 
Nuclêôtit
Vitamin
Các chất
 hữu 
cơ
Các chất 
vô 
cơ
Gluxit
Lipit
Prôtêin
Axit nuclêic
Hoạt động 
tiêu hóa
Nước
Axit béo và glyxêrin
Axit amin
Các chất trong thức ăn
Các chất 
được hấp thụ
Muối khoáng
Muối khoáng
Nước
Hình 24.2 (SGK) Sơ đồ khái quát về các hoạt động của quá trình tiêu hóa Tiết dịch tiêu hóa
Đẩy các chất trong ống tiêu hóa
Biến đổi lí học
Biến Đổi
 hóa học
Ăn,
 uống
Tiêu hóa thức ăn
Hấp thụ 
chất dinh
 dưỡng
Thải 
phân
Ví dụ 5. Dạy bài : “ ADN và bản chất của gen” – sinh học lớp 9 (SH 9). Ở mục 1 ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Bằng mô hình động giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành sơ đổ tự nhân đôi ADN và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Giáo viên cho HS lên hình thành sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN đối chiếu với hình ở SGK
Bước 2. Giáo viên hướng dẫn HS quan sát sơ đồ phân tích để trả lời các câu hỏi mục lệnh tr.48 SGK .
Bước 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác kiến thức trên sơ đồ lưu ý mạch khuôn, mạch mới, 2 mạch mới đang được hình thành : 1 mạch là mạch chậm, còn 1 mạch là mạch tới các nuclêôtit liên kết như thế nào, mạch ADN có màu xanh để chỉ mạch khuôn, mạch ADN màu vàng cam để chỉ mạch mới ...giáo viên gợi ý các câu hỏi sau:
- Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN ?
- Trong quá trình tự nhân đôi các loại nucletit nào liên kết với nhau thành từng cặp? 
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào? 
Bước 4. Học sinh tổng hợp những kiến thức rút ra được từ phương tiện trực quan và mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN .
Bước 5. Giáo viên chốt kiến thức trên sơ đồ: khi bắt đầu quá trình tự nhân
đôi, phân tử ADN tháo xoắn , 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các nucleotit trên mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – T, G – X và ngược lại để dần hình thành mạch mới .
Vậy quá trình nhân đôi sẽ diễn ra trên 2 mạch của phân tử ADN và 2 mạch mới được hình thành ngược chiều nhau. Khi kết thúc quá trình tự nhân đôi 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này chúng được phân chia cho 2 tế bào con.
Hình minh họa:
Ví dụ 6. Dạy bài 50 SH 9 “Hệ sinh thái”, SGK tr.150, sử dụng phương tiện trực quan là hình ảnh phóng to.
Bước 1. GV treo hình 50.2. giới thiệu cho HS đây là một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng. 
Bước 2. GV yêu cầu HS quan sát hình, tìm và viết các chuỗi thức ăn, xếp
các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh của hệ sinh thái, nêu
khái niệm chuỗi và lưới thức ăn.
Bước 3. GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức trên hình lưu ý trước và sau mỗi 1 đường mũi tên có 1 sinh vật trong đó sinh vật này sẽ tiêu thụ được sinh vật kia. Trong chuỗi thức ăn mỗi loài sinh vật là 1 mắc xích
Bước 4. HS lên chỉ các chuỗi thức ăn trên hình đồng thời dùng những cây, con vật cắt rời mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hình thành các chuỗi thức ăn động trên bảng và sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. HS trong lớp bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
Bước 5. GV chốt kiến thức trên hình bằng cách đặt cây thước nằm ngang ở từng bậc sinh vật giúp HS dễ phát hiện ra các nhóm sinh vật trong từng thành phấn cũng như các loài trong từng cấp.GV chốt lại: mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa bị sinh vật mắt xích đứng sau tiêu thụ.
GV chỉ các chuỗi thức ăn có trên hình.
Các thành phần của hệ sinh thái:
 - Thành phần không sống: đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ
 - Thành phần sống: + Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá cây, chuột, hươu.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, cầy, rắn (trong 1 trường hợp) 
+ Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, đại bàng, hổ.
+ Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất.
Hình minh họa
IV. Hiệu quả của sáng kiến kính nghiệm
- Sáng kiến kinh nghiệm này rất phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh bậc trung học cơ sở.
- Các vật mẫu tự nhiên dễ tìm kiếm .
- Phương pháp trực quan giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách cụ thể xác thực, sinh động về thế giới sống, học sinh dễ dàng nắm bắt, nắm chắc được kiến thức qua quan sát và thao tác với các phương tiện trực quan đồng thời thông qua đó học sinh được rèn luyện các kĩ năng của môn học và có được phương pháp nhận thức và tạo điều kiện để học sinh liên tưởng, đối chiếu, so sánh khi phải lĩnh hội những kiến thức trừu tượng phức tạp hơn .
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Tuy việc sử dụng các phương tiện trực quan giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách cụ thể, sinh động nhưng lại hạn chế phát triển tư duy và óc tưởng tượng của học sinh.
- Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư vào việc chuẩn bị và phải có kiến thức, kĩ năng sử dụng các phương tiện trực quan của môn học.
- PPTQ chỉ phù hợp với những kiến thức đơn giản như cấu tạo ngoài, một số bài cấu tạo trong, cấu tạo phù hợp với chức năng...
- Những mẫu sống, tươi tuy cung cấp cho học sinh những biểu tượng sinh động sát với thực tế nhưng ngày nay người ta hạn chế sử dụng chúng một cách thường xuyên và rộng rãi để không làm tổn hại tới môi trường sinh thái .* kết quả thăm dò ý kiến HS trong các khối lớp tôi đang dạy có trên 95% HS trong mỗi lớp có ý kiến trong tiết học có sử dụng phương tiện trực quan HS dễ hiểu, dễ tiếp thu, nhớ lâu và khắc sâu ki

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_kien_thuc.doc