Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống và bổ sung bài tập thực hành soạn thảo văn bản Tin học 10
Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc giảng dạy Tin học trong các trường đại học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng được đẩy mạnh. Chính vì vậy, đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn Tin học ở các trường phổ thông, việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về Tin học, cùng với việc tìm các biện pháp giảng dạy bộ môn Tin học trong nhà trường phổ thông là một công việc cần phải làm thường xuyên, nhằm đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu: 3 3. Đối tượng nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu: 4 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Phần A: Hệ thống và bổ sung một số nội dung lý thuyết quan trọng 5 Phần B: Hệ thống và bổ sung một số “ Bài tập thực hành” 5 Bài số 1 5 Bài số 2 7 Bài số 3 8 Bài số 4 10 Bài số 5 12 Bài số 6 13 Bài số 7 15 Bài số 8 17 Bài số 9 19 Bài số 10 20 Bài số 11 22 Bài số 12 23 Bài số 13 24 Bài số 14 26 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 27 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 28 Tài liệu tham khảo 29 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc giảng dạy Tin học trong các trường đại học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng được đẩy mạnh. Chính vì vậy, đối với mỗi giáo viên giảng dạy môn Tin học ở các trường phổ thông, việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về Tin học, cùng với việc tìm các biện pháp giảng dạy bộ môn Tin học trong nhà trường phổ thông là một công việc cần phải làm thường xuyên, nhằm đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức quan trọng, nhất là với bộ môn Tin học hiện đang được giảng dạy ở các trường phổ thông. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn này, theo tôi không phải cứ tìm được nhiều bài toán khó, bài toán hay để giảng dạy cho học sinh. Mà vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc đưa ra những bài toán để giúp cho học sinh có sự hứng thú, tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập, từ đó biết vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thể ngoài thực tế. Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản, nó được dùng phổ biến ở nước ta hiện nay trong công tác giảng dạy ở các cấp, cũng như trong công tác văn phòng. Khi nói đến vấn đề dạy cho học sinh biết cách ứng dụng trong thực tế thì câu hỏi đặt ra là: làm sao để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học và thực hành phần soạn thảo văn bản. Trên cơ sở những gì mà học sinh đã học tập được, học sinh có thể sử dụng một cách thành thạo các thao tác để hoàn thành tốt hơn những ứng dụng trong thực tế. Để đáp ứng được nhu cầu của học sinh là “Học đi đôi với hành”. Chính vì thế để góp phần giải quyết nhu cầu trên, tôi đã chọn đề tài “ Hệ thống và bổ sung bài tập thực hành soạn thảo văn bản Tin học 10”. Nhằm hệ thống và bổ sung thêm các kiến thức thường dùng trong phần soạn thảo văn bản. Đưa ra các dạng bài tập thực hành ứng dụng, lấy nội dung cơ bản của môn Tin lồng ghép vào nội dung các bài tập thực hành. Nhằm tạo sự hứng thú ham học hỏi cho học sinh, rèn luyện kỹ năng thực hành và nhớ được kiến thức cơ bản của bộ môn Tin. Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và ứng dụng đề tài này trong chương trình soạn thảo văn bản tin học 10 giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành của môn Tin, nhằm tạo động lực thúc đẩy sự ham học hỏi của học sinh. Từ đó, các em có thể biết vận dụng giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tế. 3. Đối tượng nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu các vấn đề về bài tập thực hành tin học 10, theo tôi thời gian các tiết học thực hành thì không phải là ít, mà bài tập thực hành trong sách giáo khoa không nhiều. Đối với trường THPT Mai Anh Tuấn, học sinh khối 10 nói chung phần lớn là ngoan, hiền, cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi trong học tập. Nên với số lượng bài tập thực hành trong sách giáo khoa thì không đủ đáp ứng nhu cầu ham học hỏi của học sinh, nên tôi đã bổ sung thêm các bài tập thực hành soạn thảo văn bản Tin học 10, để tạo động lực cho học sinh tích cực học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành tốt hơn. Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, kích thích tính tích cực, sự sáng tạo, say mê ham học hỏi trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành. Bởi vì, việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có ý thức và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân mỗi học sinh hoạt động. Đề tài này chủ yếu được áp dụng là học sinh khối 10 năm học 2014- 2015 (cụ thể là các lớp 10E, 10G, 10H, 10I, 10K) của trường THPT Mai anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau đây : Phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp tương tác, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Trong đó: phương pháp nghiên cứu chính ở đây là tương tác giữa học sinh và giáo viên, khi học sinh thực hành thì giáo viên quan sát, hướng dẫn. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Là môn khoa học tự nhiên, môn tin học góp phần hình thành và phát triển nguồn nhân lực mới trong nghành công nghệ thông tin. Tin học là môn học trực quan, sinh động, khám phá những lĩnh vực mới trong xã hội. Nên phần lớn là học sinh rất yêu thích môn học và có tinh thần ham học hỏi, thích thực hành trên máy tính. Chính vì thế đã thúc đẩy tôi làm thế nào để hình thành ở học sinh thói quen, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy, điều tra, phỏng vấn đồng nghiệp và học sinh cho thấy: với các bài tập thực hành đã đưa ra chỉ thao tác lại các kiến thức lý thuyết đã học. Còn dạng bài tập thực hành hầu hết là dạng bài tập rập khuôn, ít có bài tập thực hành áp dụng thực tế, không cải tiến nội dung thực hành, làm cho học sinh thực hành nhàm chán, không có hứng thú để học tập. Chính vì điều đó không gây tính tò mò và sự tìm tòi sáng tạo khi đứng trước một vấn đề nào đó. Tạo sự hạn chế trong quá trình tiếp thu những kiến thức mà giáo viên muốn truyền tải đến với học sinh. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Phần A: Hệ thống và bổ sung một số nội dung lý thuyết quan trọng: Khởi động chương trình và soạn thảo văn bản theo mẫu. Định dạng văn bản, chèn ký hiệu đặc biệt, chèn hình ảnh. Định dạng danh sách số thứ tự, ký tự đầu đoạn. Tạo chữ nghệ thuật, chia cột báo, tạo chữ lớn đầu đoạn. Sử dụng điểm dừng Tab. Tạo bảng, phủ bóng, kẻ đường viền và đường lưới cho bảng. Vẽ hình sử dụng thanh công cụ Drawing. Phần B: Hệ thống và bổ sung một số “Bài tập thực hành” BÀI SỐ 1: (Lưu tên BT1.Doc) soạn thảo văn bản theo mẫu sau: H ệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản. Microsoft winword là một chương trình ứng dụng có nhiều chức năng rất mạnh trong soạn thảo và trình bày văn bản, các ký hiệu không có trong bàn phím như: ", &, *, :, J, Y, Q, , , , a, b, d, p,, làm cho văn bản phong phú hơn. Chúng ta có thể nhập văn bản ở dạng chữ thường hoặc chữ IN HOA để rồi sau đó có thể đổi sang một kiểu chữ thích hợp. Các lệnh thường dùng trong văn bản có thể trình bày nhanh nhờ các biểu tượng trên thanh công cụ như: Bold để tạo chữ đậm, Italic để tạo chữ nghiêng, Underline tạo chữ gạch chân, hay kết hợp cả ba. Chỉ riêng trong phần Format/Font cũng rất phong phú như: có nhiều mẫu chữ đẹp (Font), Chữ lớn chữ nhỏ tùy ý (Font size), chữ đậm (Bold), nghiêng (Italic), vừa đậm vừa nghiêng (Bold – Italic), gạch chân nét đơn (Single Underline), gạch chân nét đôi (Double Underline), gạch chân từng từ (Words only underline), gạch ngang giữa chữ nét đơn (Strikethrought), gạch ngang giữa chữ nét đôi (Double Strikethrought), chöõ hoa nhoû (small caps), CHỮ HOA BÌNH THƯỜNG (ALL CAPS), chỉ số trên (m2) (Superscript), chỉ số dưới (H2O) (Subscript), đổi màu chữ (Color), *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 1: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Chèn kí tự đặc biệt vào văn bản. 5. Tạo chữ lớn đầu đoạn. 6. Lưu văn bản. BÀI SỐ 2: (Lưu tên BT2.Doc) ĐẶC TÍNH CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ MT có thể làm việc 24/24 mà không mệt mỏi. Tốc độ xử lý thông tin nhanh. Độ chính xác cao MT có thể lưu trữ 1 lượng thông tin lớn trong một không gian hạn chế. Có thể liên kết với nhau thành một mạng và chia sẻ dữ liệu với nhau. Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến. : Các thành phần mạng máy tính < Các máy tính. 2. Thiết bị kết nối các máy tính. 3. Phần mềm thực hiện giao tiếp giữa các máy tính. *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 2: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Chèn hình ảnh vào văn bản. 5. Định dạng kí tự và số thứ tự đầu đoạn. 6. Phủ bóng phần văn bản 7. Lưu văn bản. BÀI SỐ 3: (Lưu tên BT3.Doc) F THƠ VUI ! J Gió đưa cái giá về trời, Cho lương ở lại chịu nhiều đắng cay. Giá ơi ta bảo giá này: Giá lên nhanh quá có ngàychết lương. Giá ơi thương lấy lương cùng ! Tuy rằng khác loại nhưng chung là tiền. Thương nhau lương giá đi liền Ghét nhau lương giá hai miền xa xôi. Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông cho vật giárẻ rề, Lương tăng vùn vụt là mê lắm rồi. @ BÀI THƠ ĐẦM SEN & Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. @ NGƯỜI LÁI ĐÒ ? Dòng sông lớn dần theo năm tháng. Người lái đò tuổi bạc thời gian. Đưa người khách sang sông. Đưa khát vọng vào bờ. Nhưng biết bao giờ, Người khách quay đầu ngó lại ?! *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 3: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Chèn kí tự đặc biệt vào văn bản. 5. Định dạng kí tự đầu đoạn. 6. Phủ bóng phần văn bản. 7. Căn chỉnh lề văn bản. 8. Lưu văn bản. BÀI SỐ 4: (Lưu tên BT4.Doc) Định dạng văn bản là gì? Đ ịnh dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản. Các khả năng định dạng văn bản Định dạng ký tự. Định dạng đoạn văn bản. Định dạng trang văn bản. Định dạng kí tự là làm các thao tác chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc chữ..., trước khi định dạng, thao tác đầu tiên là phải chọn phần văn bản cần định dạng. Cách 1: Vào FormatàFont... Chọn Font chữ trong mục: Font Chọn kiểu chữ trong mục: Font Style. Chọn cỡ chữ trong mục: Size. Chọn màu sắc trong mục: Font Color. Chọn kiểu gạch chân trong mục: Underline style. Chọn màu kiểu gạch chân trong mục: Underline color. Chọn chỉ số trên bằng cách đánh dấu mục: Superscript. Chọn chỉ số dưới tại mục: Subscript. Chọn gạch ngang giữa chữ nét đơn: Strikethrought Chọn gạch ngang giữa chữ nét đôi: Double Strikethrought Cách 2: Sử dụng tổ hợp phím: PHÍM TẮT CHỨC NĂNG Ctrl+L/R/E/J Căn lề trái/phải/giữa/đều. Ctlr+A Chọn toàn bộ văn bản. Ctrl+B/I/U Định dạng kiểu chữ đậm/nghiêng/gạch chân. Ctrl+]/[ Tăng/giảm cỡ chữ. Ctrl+Shift+= Chỉ số trên Ctrl+= Chỉ số dưới *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 4: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Chia cột cho đoạn văn bản. 5. Tạo chữ lớn đầu đoạn. 6. Định dạng kí tự đầu đoạn. 7. Tạo chữ nghệ thuật. 8. Chèn ảnh vào văn bản. 9. Tạo bảng trong văn bản. 10. Kẻ đường viền cho bảng. 11. Phủ bóng phần văn bản. 12. Lưu văn bản. BÀI SỐ 5: (Lưu tên BT5.Doc) 8 Tin học là gì? 7 Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và Sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, Phương pháp thu nhập lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin, Ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. File là gì? File là tập hợp các thông tin hay dữ liệu Về một đối tượng nào đó, được tổ chức chặt chẽ Được lưu trữ trên đĩa mỗi File có một tên để truy cập. : ƯỚC MƠ CỦA LẬP TRÌNH VIÊN ÿ Đời vẫn chê rằng: lập trình viên. Chỉ biết vẽ đồ thị hình tim trên màn hình đồ họa. Hay phân tích và đem số hoá. Thành bit, byte cả những nhành hoa. *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 5: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Định dạng kí tự đầu đoạn. 5. Chèn ảnh vào văn bản. 6. Lưu văn bản. BÀI SỐ 6: (Lưu tên BT6.Doc) BẢNG LIỆT KÊ HÀNG HÓA Tên hàng Số lượng Đơn giá ĐVtính Thành tiền Sắt 1250 15.500 Ký 850600 ĐVN Gạch 29500 5500 Viên 95000 ĐVN Đá 1750 15000 Viên 560000 ĐVN Ngói 1245 8500 Viên 45.500 ĐVN Xi măng 12500 95000 Bao 5640000 ĐVN BẢNG ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG ĐIỆN Phần sử dụng điện ghi Hợp đồng Danh bộ Địa chỉ đặt TLK : số đường phường Họ tên Tài khoản số Tại Ngân hàng Phần công ty cấp điện ghi Định mức sử dụng điện: MS/SDD : MSCS : TLK cỡ: Giá biểu: - Trong định mức: - Vượt định mức: ĐỀ CƯƠNG GIÁO TRÌNH TIN HỌC MÔN HỌC SỐ TIẾT TÀI LIỆU GIÁO VIÊN Hệ điều hành 20 Windows XP Nguyễn Hồng Đức Soạn thảo văn bản 25 Winword 2003 Hồ Ngọc Nga Bảng tính Excel 25 Excel 2003 Đào Văn Tý Trình chiếu PP 30 Power point XP Nguyễn Như Ngọc Mạng MT và Internet 15 Tin Học 10 Trần Hồng Lĩnh Bài tập Pascal 10 Tin học 11 Lý Nhã Kỳ *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 6: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Sử dụng điểm dừng Tab 5. Chia cột đoạn văn bản. 6. Lưu văn bản. BÀI SỐ 7: (Lưu tên BT7.Doc) Trung Tâm Tin Học ABC Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 123 Ngô Mây – Gia Lai Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ----- J ( L ----- ----- { ----- HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY TIN HỌC Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 27/09/1989 của hội đồng bộ trưởng về ký kết hợp đồng kinh tế. Hôm nay, ngày 26/02/2013, tại văn phòng trung tâm Tin học ABC. Chúng tôi gồm có: Bên A: Trường Mầm Non 1/6 Địa chỉ : * 120 Nguyễn Huệ Điện Thoại : ( 882525 Do ông : Phan Đã Chức vụ: Giám đốc Bên B: Trung Tâm Tin Học ABC Địa chỉ : * 25 Trần Phú Điện Thoại : ( 885252 Do ông : Vũ Phú Chức vụ: Giám đốc Cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng gồm các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng Bên B nhận đào tạo một lớp Tin học văn phòng cho khoảng 10 – 15 người của bên A. Thời lượng là 150 tiết, học tại trường Mầm Non 1/6. Điều 2: Giá cả và phương thức thanh toán - Giá cả: Đơn giá một tiết lên lớp là 75.000đ: (150 tiết x 75.000 = 11.250.000đ). - Phương thức thanh toán : Bên A ứng cho bên B 50% giá trị hợp đồng. Phần còn lại sẽ thanh toán sau khi kết thúc khóa học. Điều 3: Nội dung giảng dạy: Soản thảo văn bản. 2. Bảng tính Excel. Điều 4: Trách nhiệm hai bên: Bên A: Đảm bảo phòng ốc, máy vi tính. Bên B: Chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị như nhau. Giá trị hợp đồng là 01 năm kể từ ngày ký. Đại diện bên A Đại diện bên B Phan Đã Vũ Phú *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 7: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Sử dụng điểm dừng Tab. 5. Chèn kí tự đặc biệt vào văn bản. 6. Phủ bong đoạn văn bản. 7. Lưu văn bản. BÀI SỐ 8: (Lưu tên BT8.Doc) µ DANH NHÂN TAM KHÔI THÁM HOA MAI ANH TUẤNµ T huở nhỏ Mai Thế Tuấn đã tỏ ra thông minh, láu lỉnh hơn người. Ông rất ham học, miệt mài kinh sử, nhiều hôm vì mải đọc sách mà quên cả bữa ăn. Năm 16 tuổi, ông đi thi hương. Vì bài làm xuất sắc, khiến quan trường phê là “vượt ngoài sông núi”, nên bị loại. Ông liền làm đơn khiếu nại, nhà vua cho chấm lại, bài thi đạt cao nhất khóa thi. Ông tiếp tục “dùi mài kinh sử” quyết chí đỗ đầu trong các kỳ thi tới. Khóa sau, ông không thi ở trường Nam Định mà vào thi ở Nghệ An. Lần này bài làm xuất sắc nên ông đỗ thủ khoa tú tài. Đến kỳ thi hội, ông lại đỗ đầu khoa cử nhân. Năm Quý Mão (1843), trong kỳ thi Đình ông lại đỗ thủ khoa, được chọn vào bậc Thám hoa. Ông được vua Thiệu Trị khen: Trẫm biết bài văn của Mai Thế Tuấn hơn hẳn các bài của Tiến sĩ khoa này và nhiều khoa trước và phong cho ông danh hiệu “Tam khôi” (ba lần đỗ thủ khoa). Sau đó nhà vua còn cho ông đổi tên Thế Tuấn thành Anh Tuấn để ghi nhận tài năng, đức độ của ông... THỰC PHẨM CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GUT G ut là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào, có thể nói nôm na là rối loạn chuyển hóa đạm, được đặc trưng bởi sự tăng cao quá mức axit uric trong máu và mô. Các tinh thể urat lắng đọng vào màng hoạt dịch của khớp gây nên viêm khớp cấp tính. Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu, Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả: khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút @ & < :. *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 8: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Chia cột đoạn văn bản. 5. Tạo chữ lớn đầu đoạn. 6. Chèn kí tự đặc biệt và ảnh vào văn bản. 7. Lưu văn bản. BÀI SỐ 9: (Lưu tên BT9.Doc) @& BẠN BIẾT GÌ VỀ THANH HÓA &? T hanh Hóa nằm ở cực Bắc miền Trung và là tỉnh lớn thứ 5 của Việt Nam, Thanh Hóa được biết tới như cửa ngõ nối liền 2 miền Bắc Bộ và Trung Bộ. Nơi đây sở hữu địa hình tương đối đa dạng với núi, trung du, đồng bằng và cả vùng ven biển. Chính đặc điểm địa hình này đã tạo nên nét hấp dẫn đặc biệt cho du lịch Thanh Hóa, khiến nhiều du khách muốn tìm tới để khám phá vẻ đẹp của vùng đất địa linh nhân kiệt. K hông chỉ có địa hình đa dạng, Thanh hóa cũng là điểm chuyển tiếp giữa khí hậu 2 miền Bắc và Trung với nền nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 23-24 độ C. Nhờ nằm gần biển nên mùa đông ở đây không quá lạnh, trong khi mùa hè lại tương đối dụi mát *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 9: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Chia cột đoạn văn bản. 5. Tạo chữ lớn đầu đoạn. 6. Chèn kí tự đặc biệt vào văn bản. 7. Phủ bóng đoạn văn bản. 8. Lưu văn bản. BÀI SỐ10: (Lưu tên BT10.Doc) MẪU PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ Họ và tên (hoặc cơ quan người đặt): Những thông tin về bạn sẽ giúp chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn. Bạn là : ¨ lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp ¨ kỹ sư, ¨ giáo viên ¨ sinh viên, ¨ khác Công tác tại: Địa chỉ : Địa chỉ nhận tạp chí : Điện thoại liên lạc : Tôi muốn mua tạp chí thế giới vi tính – PCWord VN cho: 2 năm (24 số - 125.000đ) từ tháng 1 năm (12 số - 75.000đ) từ tháng Tôi là giáo viên. Tôi muốn mua Thế giới vi tính – PC Word cho : 1 năm (12 số - 50.000đ) từ tháng 6 tháng (6 số - 30.000đ) từ tháng với số lượng: bản/kỳ. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ----- ¹ ----- GIẤY MỜI Hiệu trưởng trường THPT Mai Anh Tuấn Trân trọng kính mời ông (bà): Chức vụ: Địa chỉ: Đúng vào lúc 7h30 ngày 21 tháng 05 năm 2016 đến tại trường THPT Mai Anh Tuấn, để dự lễ tổng kết năm học 2015 – 2016. Rất mong ông (bà) đi đúng giờ. Nga Sơn, ngày 20 tháng 05 năm 2016 Hiệu trưởng đã ký *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 10: *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 10: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Soạn thảo văn bản. 3. Định dạng văn bản. 4. Tạo chữ nghệ thuật. 5. Chèn kí tự đặc biệt vào văn bản. 6. Sử dụng thanh công cụ Drawing. 7. Lưu văn bản. BÀI SỐ 11: (Lưu tên BT11.Doc) * Sử dụng thanh công cụ vẽ Drawing để tạo văn bản theo mẫu sau: Nhập N và dãy a1 ,, aN Max ß a1, I ß 2 i ß i +1 Max ß ai Đưa ra Max rồi kết thúc ai > Max? I > N? Sai Sai Đúng Thuật toán tìm giá trị lớn nhất Tin học được ứng dụng vào các lĩnh vực trong xã hội : KINH TẾ Q. PHÒNG DG Y TẾ Chúc em thành công *) Các thao tác để thực hiện bài thực hành số 11: 1. Khởi động chương trình Microsoft Word. 2. Sử dụng thanh công cụ Drawing. 3. Lưu văn bản. BÀI SỐ 12:
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_he_thong_va_bo_sung_bai_tap_thuc_hanh.doc