SKKN Một vài kinh nghiệm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học bài 21: Mạng thông tin toàn cầu internet - Tin học khối 10

SKKN Một vài kinh nghiệm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học bài 21: Mạng thông tin toàn cầu internet - Tin học khối 10

Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với ngành giáo dục là làm sao đào tạo được một lớp người lao động có đủ năng lực, tri thức thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển nền kinh tế văn hoá xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mục tiêu dạy học giờ đây không chỉ mang lại cho học sinh nhiều tri thức mà quan trọng hơn là trang bị cho họ các phương pháp học tập và cao hơn là năng lực học tập để phát triển tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng xã hội, tạo cơ hội cho họ học thường xuyên, học suốt đời.

 Năng lực học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, nó giúp cho người học dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tri thức, quyết định kết quả học tập và trình độ đào tạo của người học. Đặc biệt đối với học sinh,năng lực học tập còn tác động lâu dài tới sự phát triển nghề nghiệp suốt đời, ảnh hưởng trực tiếp chất lượng giảng dạy và học tập ở trường phổ thông.

 Có rất nhiều năng lực học tập , một trong những năng lực học tập mà chúng tôi quan tâm có thể mang lại hiệu quả cao trong học tập đó là năng lực học tập hợp tác. Bởi sự hợp tác là phần không thể thiếu trong cuộc sống và nó là một năng lực sống quan trọng trong xã hội hiện đại.

 Vậy nên, việc phát triển năng lực học thông qua dạy học là một nhu cầu bức thiết của nhà trường hiện nay. Nhận thức được vấn đề này chúng tôi lựa chọn “Một vài kinh nghiệm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet –Tin học lớp 10” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

docx 25 trang thuychi01 8221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học bài 21: Mạng thông tin toàn cầu internet - Tin học khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET-TIN HỌC LỚP 10
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin Học
THANH HOÁ NĂM 2018
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin Học
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 trang
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với ngành giáo dục là làm sao đào tạo được một lớp người lao động có đủ năng lực, tri thức thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển nền kinh tế văn hoá xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mục tiêu dạy học giờ đây không chỉ mang lại cho học sinh nhiều tri thức mà quan trọng hơn là trang bị cho họ các phương pháp học tập và cao hơn là năng lực học tập để phát triển tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng xã hội, tạo cơ hội cho họ học thường xuyên, học suốt đời. 
	Năng lực học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, nó giúp cho người học dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tri thức, quyết định kết quả học tập và trình độ đào tạo của người học. Đặc biệt đối với học sinh,năng lực học tập còn tác động lâu dài tới sự phát triển nghề nghiệp suốt đời, ảnh hưởng trực tiếp chất lượng giảng dạy và học tập ở trường phổ thông.
 Có rất nhiều năng lực học tập , một trong những năng lực học tập mà chúng tôi quan tâm có thể mang lại hiệu quả cao trong học tập đó là năng lực học tập hợp tác. Bởi sự hợp tác là phần không thể thiếu trong cuộc sống và nó là một năng lực sống quan trọng trong xã hội hiện đại.
 Vậy nên, việc phát triển năng lực học thông qua dạy học là một nhu cầu bức thiết của nhà trường hiện nay. Nhận thức được vấn đề này chúng tôi lựa chọn “Một vài kinh nghiệm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet –Tin học lớp 10” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
	 Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng năng lực học hợp tác của học sinh, từ đó đề xuất biện pháp nhằm phát triển năng lực học hợp tác cho học sinh trong quá trình dạy học bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet nhằm nâng cao hiệu quả học tập và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các Trường phổ thông. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Phát triển năng lực học tập hợp tác cho học sinh trong quá trình dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
1.4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
 Thông qua việc đọc sách, các tài liệu để phân tích và tổng hợp lý thuyết có liên quan nhằm hiểu sâu sắc hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu, sắp xếp chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
Phương pháp quan sát
	Quan sát các biểu hiện của năng lực học tập hợp tác của học sinh trong hoạt động dạy học ở trường THPT Thạch Thành 3 để thu thập thông tin thực tiễn.
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
 Thông qua phân tích đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh như bản thu hoạch cá nhân, kết quả thu hoạch nhóm, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu về các năng lực học tập hợp tác của học sinh.
Phương pháp xử lí thống kê 
 	Sử dụng các công thức toán thống kê và xử lý số liệu xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm để đánh giá độ tin cậy và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1. Khái niệm về dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là những phương pháp dạy học mang tính tập thể, trong đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân và kết quả là người học tiếp thu được kiến thức thông qua các hoạt động tương tác khác nhau: giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, giữa người học và môi trường[1-9].
2.1.2. Cách thực hiện dạy học hợp tác có thể tiến hành theo các bước sau:
a, Thảo luận: giao tiếp
 "Một cuộc thảo luận tốt và thảo luận có thể tạo ra những kinh nghiệm học tập chưa từng có khi các học sinh nêu rõ ý tưởng của mình, trả lời các điểm của các bạn cùng lớp và phát triển các kỹ năng để đánh giá bằng chứng về vị trí của chính họ và của những người khác". (Davis, 1993, trang 63)[10]
 Cấu trúc chia sẻ cặp đôi-chia sẻ: Có lẽ là phương pháp học tập hợp tác nổi tiếng nhất, cấu trúc chia sẻ cặp-tư tưởng cung cấp cho sinh viên cơ hội để suy nghĩ về câu hỏi đặt ra và sau đó thực hành chia sẻ và nhận các giải pháp tiềm năng. Sự đơn giản của nó cung cấp cho các giảng viên một cách dễ dàng vào học tập hợp tác và nó có thể dễ dàng thích ứng với một loạt các cấu trúc khóa học. (Ví dụ: Tôi bắt đầu từ đâu? Sử dụng cặp đôi-chia sẻ để bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề)
 Cuộc phỏng vấn ba bước: Cấu trúc này có thể được sử dụng như là một người bắt đầu giới thiệu sinh viên với nhau và cung cấp cho sinh viên một cách để lấy ý kiến, vị trí hoặc ý tưởng từ những người bạn của họ. Sinh viên lần đầu tiên được ghép nối và luân phiên phỏng vấn nhau bằng một loạt các câu hỏi do người hướng dẫn cung cấp. Sau đó cặp kết hợp và sinh viên giới thiệu đối tác ban đầu của họ. Khi kết thúc bài tập, cả bốn sinh viên đều có quan điểm hoặc quan điểm về vấn đề nghe, hiểu và mô tả bởi các đồng nghiệp của họ.
b, Phối hợp giảng dạy: giải thích, cung cấp phản hồi, hiểu các quan điểm khác.
 Slavin (1996) [11] , trong một bài tổng kết của hàng trăm nghiên cứu, đã kết luận rằng "học sinh đã trao cho nhau những lời giải thích phức tạp (và ít nhất là những người nhận được giải thích như vậy) là những sinh viên học tập nhiều nhất trong học tập hợp tác." (trang 53)
c, Tổ chức đồ họa: khám phá các mẫu và mối quan hệ.
 "Các nhà tổ chức đồ họa là những công cụ mạnh mẽ để chuyển đổi thông tin phức tạp sang các màn hình có ý nghĩa ... Họ có thể cung cấp một khuôn khổ để thu thập và phân loại ý tưởng để thảo luận, viết và nghiên cứu." (Barkley, Cross và Major, 2005, trang 205) [12] Xem thêm, lập bản đồ khái niệm.
 - Lưới nhóm: Học sinh tổ chức và phân loại thông tin trong một bảng. Một phiên bản phức tạp hơn của cấu trúc này yêu cầu sinh viên đầu tiên xác định kế hoạch phân loại sẽ được sử dụng.
- Chuỗi chuỗi: Mục tiêu của bài tập này là cung cấp một sự thể hiện trực quan của một loạt sự kiện, hành động, vai trò, hoặc quyết định. Học sinh có thể được cung cấp các vật phẩm cần được sắp xếp hoặc yêu cầu để tạo ra những thứ này dựa trên một mục tiêu kết thúc được xác định trước. Cơ cấu này có thể được thực hiện phức tạp hơn bằng cách cho học sinh cũng xác định và mô tả các liên kết giữa mỗi thành phần.
d, Viết: tổ chức và tổng hợp thông tin.
 Viết khuyến khích việc sử dụng bài tập bằng văn bản trong khuôn viên vì dạy cho học sinh cách truyền đạt thông tin, làm rõ suy nghĩ và để tìm hiểu các khái niệm và thông tin mới.
 - Các bài luận ngắn: Học sinh chuẩn bị cho phần lớp trong bài tập này bằng cách phát triển một câu hỏi tiểu luận và câu trả lời mô hình dựa trên bài đọc được giao. học sinh thường cần được hướng dẫn để phát triển các câu hỏi kết hợp các tài liệu giữa các lớp học với những người mà chỉ đơn giản là đọc thuộc lòng các sự kiện được trình bày trong bài đọc. Trong lớp, học sinh trao đổi các câu hỏi tiểu luận và viết một bài luận đáp trả tự phát. Sau đó học sinh ghép nối, so sánh và đối chiếu câu trả lời của mô hình và câu trả lời tự phát. Sau đó, các câu hỏi và câu trả lời có thể được chia sẻ với lớp lớn hơn.
 - Chỉnh sửa ngang hàng: Đối lập với quá trình biên tập thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng của bài báo, việc chỉnh sửa ngang hàng sẽ giúp học sinh ở giai đoạn tạo ý tưởng và các đồng nghiệp cung cấp phản hồi trong suốt quá trình. Ví dụ, mối quan hệ bắt đầu khi mỗi học sinh trong cặp mô tả các ý tưởng chủ đề và vạch ra cấu trúc công việc của họ trong khi đối tác của họ đặt câu hỏi và phát triển một phác thảo dựa trên những gì được mô tả.
e, Giải quyết vấn đề: xây dựng chiến lược và phân tích.
 Nghiên cứu của các nhà giáo dục toán học Vidakovic (1997) và Vidakovic và Martin (2004) [13,14] cho thấy rằng các nhóm có thể giải quyết vấn đề chính xác hơn so với các cá nhân làm việc một mình.
 - Gửi một vấn đề: Học sinh tham gia vào một loạt các vòng giải quyết vấn đề, đóng góp giải pháp được tạo ra một cách độc lập cho những người đã được phát triển bởi các nhóm khác. Sau một số vòng, học sinh được yêu cầu xem xét lại các giải pháp do các đồng nghiệp phát triển, đánh giá các câu trả lời và phát triển một giải pháp cuối cùng. (Ví dụ: Hiểu được tác động của chính sách (Tài chính và Tiền tệ)
 - Ở lại ba lần, một lần: Ngay cả học sinh làm việc theo nhóm có thể hưởng lợi từ phản hồi của những người bạn khác. Trong cấu trúc này, học sinh định kỳ đưa ra (thường là các điểm ra quyết định) và gửi một thành viên nhóm đến nhóm khác để mô tả sự tiến bộ của họ. Vai trò của nhóm là thu thập thông tin và các quan điểm khác bằng cách lắng nghe và chia sẻ. Số lần nhóm gửi một đại diện cho một nhóm khác phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để báo cáo các giải pháp cuối cùng.
2.1.3. Ưu điểm - nhược điểm của dạy học hợp tác 
Ưu điểm của dạy học hợp tác 
	Ưu điểm chính của dạy học hợp tác là thông qua việc giải quyết một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng hợp tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS. 	
Nhược điểm của dạy học hợp tác 
	- Dạy học hợp tác theo nhóm đòi hỏi thời gian nhiều. Thời gian 45 phút của một tiết học cũng là một trở ngại trên con đường đạt được thành công cho công việc nhóm.	- Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn. Nếu không có sự chuẩn bị về khâu thiết kế giáo án cũng như khâu tổ chức, nó thường sẽ dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định. 
	- Khi HS chưa quen với hoạt động hợp tác theo nhóm, các kĩ năng hoạt động chưa được luyện tập thì rất dễ xảy ra hỗn loạn, rất khó quản lí.	
 - Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây sự nhàm chán và giảm hiệu quả của dạy học hợp tác.
2.1.4. Phân loại nhóm 
	Có nhiều cơ sở để phân loại nhóm.
a. Dựa vào tính cố định người ta phân ra làm hai loại
	- Nhóm cố định (Formal Cooperative Learning): gồm những học sinh cùng nhau làm việc trong khoảng thời gian từ 1 đến vài tuần lễ để giải quyết một bài tập lớn phức tạp.
	- Nhóm không cố định (Informal Cooperative Learning): gồm những học sinh cùng nhau làm việc từ vài phút đến 1 tiết để giải quyết một vấn đề không phức tạp.Trong loại hình nhóm không cố định, giáo viên có thể sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau tùy theo nội dung bài học và thời lượng của tiết học. Đó là các loại nhóm: 2 học sinh, 4 - 5 học sinh hoặc 6 - 7 học sinh, nhóm chuyên gia, kim tự tháp và hoạt động trà trộn. 
b. Dựa vào nội dung công việc
	- Nhóm đồng việc: cùng giải quyết một vấn đề, một nhiệm vụ nhưng có thể bằng nhiều cách, nhiều hướng khác nhau.
	- Nhóm chuyên gia (nhóm khác việc): các thành viên trong nhóm được tách ra và đảm nhận những nhiệm vụ riêng biệt. Sau khi đã giải quyết xong nhiệm vụ của mình, các thành viên đó gộp lại, trao đổi và thống nhất về tất cả những nội dung đã được từng thành viên giải quyết.
c. Dựa vào số lượng thành viên
	- Nhóm đôi: gồm hai HS ngồi kế nhau, trao đổi thảo luận với nhau.
	- Nhóm 4 người: gồm 4 HS ở hai bàn gần nhau, ngồi quay mặt lại với nhau.
	- Nhóm lớn: gồm từ 6 thành viên trở lên, thông thường số lượng thành viên từ 6 đến 12 HS. 
d. Dựa vào cấu trúc
	- Nhóm “rì rầm”: gồm hai HS ngồi cạnh nhau, nếu một hoặc hai nhóm cuối cùng bị lẻ thì linh động tạo nhóm ba HS.
	- Nhóm “kim tự tháp”: sau khi thảo luận theo cặp, hai cặp ngồi gần nhau sẽ quay lại đối diện với nhau, tạo nhóm 4 thành viên. Kiểu nhóm này được sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau trong cùng một nhóm, giúp các em biết cách phân chia công việc.
	- Nhóm 4 người: cả bốn thành viên cùng thảo luận về một chủ đề, cùng giải quyết một nhiệm vụ. Sử dụng kiểu nhóm này kết hợp với:
	+ Kĩ thuật chia sẻ suy nghĩ (think – pair – share
	+ Kĩ thuật bàn tròn: 
2.1.5. Tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm 
a. GV làm việc chung với cả lớp 
	- GV nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu nhận thức cần đạt trong buổi học.
	- Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. 
	- Nêu các mục tiêu của hoạt động hợp tác và hướng dẫn cách thực hiện để đạt các mục tiêu đó. GV nên mô tả cụ thể công việc để các thành viên trong mỗi nhóm đều có thể hiểu và làm theo được
	- Cung cấp một số thông tin hoặc gợi ý liên quan đến chủ đề thảo luận. 
	- Qui định thời gian hợp tác
b. HS làm việc theo nhóm
	 - HS tạo nhóm theo yêu cầu của GV. HS có thể sắp xếp lại bàn ghế sao cho phù hợp với công việc nhóm, và các thành viên trong nhóm có thể đối
diện nhau để thảo luận. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.
	- Lập kế hoạch làm việc: chuẩn bị tài liệu học tập, đọc sơ qua tài liệu, làm rõ xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không?
	- Phân công công việc trong nhóm.
	- Thoả thuận về qui tắc làm việc chung: mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ của mình, từng người ghi lại kết quả làm việc, mỗi người lắng nghe những người khác, không ai được ngắt lời người khác.
	- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: đọc kĩ tài liệu, cá nhân thực hiện công việc đã phân công, thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ, sắp xếp kết quả công việc.
	- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp: xác định nội dung, cách trình bày kết quả; phâncông các nhiệm vụ trình bày trong nhóm, làm các hình ảnh minh họa, qui định tiến trình bài trình bày của nhóm.
c. Trình bày kết quả của hoạt động hợp tác theo nhóm 
	Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm, có thể kèm theo hình ảnh minh họa. Các nhóm khác nhận xét hoặc bổ sung ý kiến.
	- GV chỉnh sửa kết quả của các nhóm, tổng kết, gợi ý để HS rút ra những kết luận cho việc học tiếp theo. 
2.2. Thực trạng nghiên cứu về dạy học hợp tác 
Tôi đã tiến hành điều tra 4 GV trong nhóm Tin học của trường
 Bảng 2.2 Mức độ sử dụng các hình thức hoạt động nhóm trong dạy học Tin học ở trường
Mức độ
Số lượng
Phần trăm
Rất thường xuyên
0
0
Thường xuyên
0
0
Đôi khi
3
75%
Rất ít dùng
1
25%
Bảng 2.4. Những khó khăn GV thường gặp phải khi
tổ chức hoạt động nhóm
Những khó khăn thường gặp của GV
Số lượng
Phần trăm
Gây ồn ào (ảnh hưởng lớp khác)
2
50%
Mất nhiều thời gian
3
75%
Nội dung bài quá dài
4
100%
HS còn thụ động, nói chuyện riêng
2
50%
HS còn làm việc cá nhân
2
50%
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm
còn ít
3
75%
Bảng 2.8. Những thiếu sót thường thấy ở HS khi hoạt động nhóm
Những thiếu sót của HS
Số lượng
Phần trăm
Khả năng lãnh đạo, điều khiển nhóm của nhóm trưởng
3
75%
Kĩ năng hợp tác, làm việc tập thể của các thành viên
2
50%
Kĩ năng giải quyết các mâu thuẫn, thống nhất ý kiến
3
75%
Kĩ nă ng trình bày trước đám đông
4
100%
2.3. Giải pháp thực hiện
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BÀI 21: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET-TIN HỌC 10 THEO DẠY HỌC HỢP TÁC
2.3.1. Tổng quan bài học
 Hệ thống kiến thức
Mức độ nhận biết
 - Biết khái niệm và lợi ích mạng thông tin toàn cầu Internet.
 - Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
 - Biết sơ lược cách giao tiếp của các máy tính trong Internet.
Mức độ vận dụng
Phân biệt được các phương thức kết nối Internet để có thể lựa chọn phương thức kết nối riêng cho từng đơn vị cụ thể.
2.3.2 Qui trình thiết kế giáo án dạy học hợp tác
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của bài giảng
	Có hai loại mục tiêu cần xác định khi thiết kế bài giảng theo tư tưởng dạy học hợp tác. Mục tiêu thứ nhất là các yêu cầu chung của bài học, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu thứ hai là các kĩ năng hợp tác cụ thể mà HS phải thể hiện.
Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần ứng với các hoạt động
	Sau khi đã xác định mục tiêu của bài học, GV chia nội dung bài học thành từng phần. Mỗi phần ứng với một hoạt động học tập nhất định. GV có thể dựa theo cấu trúc bài học đã có sẵn trong sách giáo khoa để phân chia nội dung. Những nội dung nhỏ có mối liên hệ với nhau được gộp chung vào một hoạt động. Một số nội dung lớn cần được phân chia thành nhiều hoạt động để HS dễ tìm hiểu.
Bước 3: Chọn hoạt động có thể tiến hành dưới hình thức hợp tác
	Việc chọn lựa những nội dung thích hợp là khâu cần thiết trong quá trình thiết kế hoạt động hợp tác. 
Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động
	Dựa theo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và khối lượng kiến thức ở từng phần nội dung, GV dự tính thời gian cho phép để truyền tải từng phần nội dung đó. Tùy theo đặc điểm của những nội dung đã chọn để thiết kế nhiệm vụ hợp tác, GV có thể điều chỉnh lại sự phân bố thời gian cho phù hợp. 
Bước 5: Lựa chọn số lượng thành viên trong nhóm tương ứng với nhiệm vụ
 học tập. GV quyết định số lượng thành viên trong mỗi nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ hợp tác.
	 Khi lựa chọn qui mô nhóm GV nên lưu ý các yếu tố sau:
	- Không nên để toàn HS yếu (hoặc toàn HS giỏi) ngồi chung một nhóm với nhau. Điều này sẽ gây ra sự không đồng đều giữa các nhóm (quá giỏi hoặc quá dở). Tốt nhất nên tạo ra những nhóm đa dạng về khả năng, đặc điểm tâm lí, giới tính, sở thích,. 
	- Số lượng phương tiện học tập (tư liệu, đồ dùng, các mô hình, dụng cụ thí nghiệm, ) sẽ ảnh hưởng quyết định đến qui mô nhóm. 
	- Nhiệm vụ đơn giản thì qui mô nhóm nhỏ, nhiệm vụ phức tạp hơn thì qui mô nhóm phải lớn hơn.. Để đỡ mất thời gian chia nhóm, GV có thể dựa theo sơ đồ lớp đã có sẵn rồi điều chỉnh một số chỗ ngồi, xen kẽ HS khá – giỏi – trung bình – yếu, xếp những HS mạnh dạn và HS ít phát biểu ngồi chung với nhau, để nhóm có đủ các đối tượng, tạo sự đồng đều về năng lực và các nhóm không bị áp lực rằng nhóm mình kém hơn.
Bước 6: Chọn lựa hình thức tổ chức hoạt động hợp tác
	GV có thể chọn lựa các hình thức tổ chức hoạt động hợp tác như nhóm đôi (2 hoặc 3 thành viên), nhóm 4 thành viên, hoặc nhóm kim tự tháp 4 thành viên, nhóm lớn (8 thành viên trở lên) Tuy nhiên nên chọn hình thức tổ chức nào, sử dụng hình thức nhóm đôi hay nhóm 4 thành viên hay nhóm kim tự tháp 4 thành viên, nhóm đồng việc hay nhóm nhiều nhiệm vụ? Đó cũng là câu hỏi khiến nhiều GV cảm thấy băn khoăn. Muốn chọn lựa hình thức tổ chức thích hợp, GV nên dựa vào nội dung hoạt động hợp tác và số lượng thành viên trong nhóm.
	- Nếu nội dung hoạt động chỉ bao gồm một nhiệm vụ như tìm hiểu các khái niệm tương đối đơn giản; điền vào chỗ trống  thì hình thức tổ chức thích hợp là nhóm đôi. Ngoài ra, hình thức này còn thích hợp đối với những nhiệm vụ hợp tác bao gồm nhiều yêu cầu khác nhau. Khi sử dụng hình thức nhóm 4 thành viên có thể kết hợp với kĩ thuật bàn tròn hoặc kĩ thuật chia sẻ suy nghĩ. Đây là hình thức tổ chức nhóm dễ sử dụng và thường xuyên. 
	- Hình thức tổ chức hoạt động hợp tác theo kiểu nhóm kim tự tháp 4 thành viên tương tự như hình thức nhóm 4 thành viên và cũng dễ sử dụng. Nhóm kim tự tháp 4 thành viên phù hợp với những loại bài tập có nhiều dạng vận dụng khác nhau. 
	- Với những nhiệm vụ mà HS cần nhiều thời gian để chuẩn bị, tìm tòi tài liệu, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của GV thì hình thức nhóm lớn là phù hợp. 
Bước 7: Thiết kế các hoạt động ứng với từng nội dung bài học
	Ta có thể chia nội dung bài học thành một số hoạt động nối tiếp nhau của GV và HS. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể của bài học. Các hoạt động này được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic, có thể gồm: 
	- Hoạt động khởi động: lời giới thiệu hoặc lời mở đầu có nêu mục tiêu bài học, lời dẫn dắt vào bài mới từ việc kiểm tra kiến thức cũ, hoặc một câu chuyện, một trò chơi dẫn đến nội dung bài học
	- Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của bài học: hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức mới, củng cố kiến thức, hoặc rèn luyện kĩ năng. Có thể gồm các nhiệm vụ: tìm hiểu tính chất của các chất bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi, làm bài tập, hoặc nghiên cứu sách giáo khoa, tiến hành hoạt động hợp tác nhó

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_vai_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_hop_tac_cho_hoc.docx
  • pptbai giang.ppt
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc