Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Cơ sở lí luận
HĐGDNGLL được hiểu là quá trình kết hợp có mục đích vai trò chủ đạo của giáo viên với hoạt động của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, hành vi thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Qua nhiều con đường, đặc biệt con đường dạy học và HĐGDNGLL hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Nếu dạy học là tạo dựng cho học sinh hệ thống những tri thức khoa học, thông qua đó để giáo dục nhân cách và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao thì HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động.
GDNGLL là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển tâm hồn, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, hình thức đa dạng hấp dẫn, phạm vi tiến hành rộng, khả năng kết hợp các lực lượng giáo dục lớn hơn nhiều so với dạy học văn hóa. Do đó, khép kín chu trình giáo dục cả về không gian và thời gian. Đó là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình, tính tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động.
Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật.
Các em học sinh trong các trường THPT đang trong giai đoạn phát triển có nhiều biến động về thể chất lẫn tâm hồn, điều này có tác động lớn đến tâm sinh lý của các em.
Về tâm, sinh lý : Đây là lứa tuổi tâm lý có nhiều biến động, rất nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động, bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như phim, ảnh, các hoạt động văn hoá xã hội. Khi cơ thể phát triển tạo ra các nhu cầu tìm hiểu sự việc, những ham muốn về sinh lý, về giới tính cộng với tính tò mò muốn biết hết mọi việc, muốn làm như “người lớn”, bắt trước người lớn, vì thế, nếu không được giáo dục, không được hướng dẫn đúng cách, nhất là không được trang bị kiến thức pháp luật dễ nảy sinh tâm lý lệch lạc dẫn đến hành vi phạm vi phạm pháp.
Ở lứa tuổi này nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổn định, các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội do đặc tính hiếu động, tò mò của tuổi trẻ, nhưng cũng dễ uốn nắn, dễ tiếp thu các điều hay, điều tốt khi được định hướng, được giáo dục ngay từ giai đoạn này.
MỤC LỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT .3 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu ..4 2. Tên sáng kiến ...6 3. Tác giả sáng kiến ...6 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .7 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến .7 6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu ..7 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.....................7 7.1.1. Cơ sở lí luận ...8 7.1.2. Cơ sở thực tiễn...............8 7.2. Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG .. 10 7.2.1. Thực trạng 10 7.2.2. Nguyên nhân của thực trạng.10 7.3.Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI...12 7.3.1. Giáo viên giảng dạy môn GDCD cần phân biệt được sự khác nhau giữa giáo dục pháp luật (GDPL) và dạy học pháp luật (DHPL)..12 7.3.2. Giáo dục pháp luật thông qua các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định..................................................................................................13 7.3.3. GDPL thông qua lồng ghép với các hoạt động tập thể do nhà trường, Đoàn thanh niên và Công đoàn tổ chức..................................................16 7.3.4. Kết hợp với các cơ quan tuyên truyền, công an huyện và tỉnh giáo dục pháp luật hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tháng An toàn giao thông, chiếu phim tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật16 7.3.4.1. Giáo viên môn GDCD tổ chức chiếu phim tuyên truyền về biển đảo..........................................................................................................17 7.3.4.2. . Mời các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật của công an huyện và công an tỉnh thực hiện chủ đề “Học sinh với Luật An toàn giao thông”...17 7.3.4.3. Giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật...17 7.3.5. Giáo viên môn GDCD hướng dẫn học sinh theo dõi và nắm bắt các hiện tượng pháp luật qua các kênh thông tin nhất là trên truyền hình và internet.18 7.3.6. Tổ chức cho các em tham dự các phiên tòa lưu động xét xử tại địa phương........................................................................................... ..19 7.4. Chương 4: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI20 PHẦN KẾT LUẬN21 PHỤ LỤC.25 Phụ lục 1 : Đáp án câu hỏi phần thi “ai nhanh hơn ai” 26 Phụ lục 2 : Câu hỏi và đáp án cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp năm 201328 Phụ lục 3 : Mẫu khảo sát ( dành cho học sinh) .35 Phụ lục 4 : Tư liệu tham khảo .. 40 QUY ƯỚC VIẾT TẮT CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam GDCD : Giáo dục công dân. GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo. GDPL : Giáo dục pháp luật. GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HP : Hiến pháp HS : Học sinh KNS : Kỹ năng sống PL : Pháp luật SV : Sinh viên VNXHCN : Việt Nam xã hội chủ nghĩa XHCN : Xã hội chủ nghĩa BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Lời giới thiệu Trong thời đại ngày nay, khi mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc, vấn đề con người trở thành trung tâm. Đối với Việt Nam- một nước đang trên đà phát triển thì công tác giáo dục, đào tạo con người mới càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Để làm được điều đó trong chương trình giáo dục phải có nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng đó, cùng với sự chỉ đạo của Đảng, ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu là nâng cao chất lượng nội dung giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tích cực đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn phương pháp tự học của học sinh ; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Để làm được điều này cần có sự đóng góp của cả xã hội, trọng tâm là ngành giáo dục – đào tạo, mà người trực tiếp làm là những giáo viên đứng lớp, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của bộ môn GDCD. Như chúng ta đều biết môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Đây là môn học trực tiếp góp phần hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Song hiện nay vấn đề nhận thức bộ môn còn nhiều hạn chế do thói quen “ học – thi, thi – học”. Đa số mọi người – trong đó có học sinh, phụ huynh và thậm chí cả một số giáo viên cho rằng Giáo dục công dân là môn học phụ vì nó không liên quan đến chọn ngành nghề của học sinh. Vì vậy Giáo viên, phụ huynh thì không quan tâm còn học sinh thì không có hứng thú học tập. Chính vì vậy kết quả học tập của học sinh chưa cao, môn GDCD không phát huy được vai trò, vị trí của mình trong giáo dục phổ thông. Với mục đích nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho mọi người, đặc biệt là cho học sinh về vai trò, vị trí của môn Giáo dục công dân đã có rất nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy và những nhà khoa học giáo dục tâm huyết với bộ môn đi sâu tìm hiểu cách làm thế nào để các em học sinh không quay lưng lại với môn học ?. Có rất nhiều công trình nghiên cứu và sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập môn Giáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề dạy học môn học này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do học sinh chỉ học chống đối mà chưa say mê thực sự với môn học, chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải học tập bộ môn. Là một giáo viên trực tiếp dạy học môn Giáo dục công dân trong trường THPT tôi luôn trăn trở, tìm tòi các cách thức dạy học nhằm giúp các em học sinh tích cực học tập góp phần tạo nên hứng thú trong các giờ học. Sau nhiều năm trực tiếp đứng lớp tôi nhận ra rằng chương trình môn Giáo dục công dân góp phần đào tạo những con người mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và bản thân. Song khối lượng tri thức bộ môn Giáo dục công dân lại mang tính trừu tượng hóa và khái quát hóa cao, học sinh rất khó tiếp thu từ đó các em không hứng thú tích cực học tập. Vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học những người làm công tác giáo dục phải gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Lứa tuổi học sinh THPT đang có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, sự thay đổi này kéo theo những suy nghĩ và hành động khác với những giai đoạn phát triển trước đó. Sự thay đổi này ngày càng gắn liền với các chuẩn mực đạo đức xã hội và các quy định của pháp luật. Vì vậy việc tạo môi trường để các em định hướng đúng là một trong các nhiệm vụ của trường THPT, trong đó có môn GDCD - môn học có lợi thế trong việc trang bị cho các em những hiểu biết ban đầu về pháp luật như: pháp luật là gì, công dân có những quyền cơ bản nào. Tuy nhiên, thời lượng chính khóa dành cho môn GDCD ở các trường THPT chỉ có 1 tiết/tuần, cả năm học cũng chỉ có 33 tiết và 2 tiết thực hành, ngoại khóa, tổng cộng thời gian dành cho các buổi học chính khóa khoảng 24,75 giờ đồng hồ tương đương với khoảng ba ngày làm việc theo giờ hành chính. Đối với môn GDCD lớp 12 có thể tận dụng được cả số thời gian đó cho việc giáo dục pháp luật. Còn đối với lớp 10 và 11 chỉ có thể sử dụng một phần rất ít thời gian đó cho việc tích hợp giáo dục pháp luật. Trong khi kiến thức pháp luật thì tương đối nhiều mà lại khô khan, trừu tượng, chỉ với thời lượng trên lại không liên tục nên việc khắc sâu kiến thức cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Giáo dục pháp luật ngoại khóa là một phần không thể thiếu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa phải đảm bảo vừa phổ biến, cung cấp kiến thức pháp luật, vừa giáo dục, thu hút, vận động chấp hành pháp luật nhằm không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong HS. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cần bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, bám sát Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1928 của giai đoạn 2013 - 2016 và thống nhất với chương trình giáo dục pháp luật chính khóa. Vì vậy, ngày 27/1/2014, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quyết định số 366/QĐ-BGDĐT “Chương trình phổ biến pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2013-2016 và những năm tiếp theo". Với mong muốn góp phần thực hiện Đề án 1928, quyết định 366/QĐ-BGDĐT đưa những kiến thức pháp luật đến với các em một cách phù hợp, nhẹ nhàng, không khô cứng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp” để: * Góp phần hình thành và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho các em học sinh THPT. * Góp phần giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho cho các em: + Tuân thủ các quy phạm pháp luật. Kiềm chế không thực hiện các điều pháp luật cấm. + Thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân. + Biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật; biết vận dụng pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân khi bị xâm phạm. Mục đích cuối cùng của giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ở mỗi học sinh ý thức pháp luật bền vững. Điểm mới của sáng kiến: Trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đóng góp của SKKN : - Xây dựng cơ sở lí luận cho sự cần thiết phải giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Đề xuất một số giải pháp góp phần giúp những kiến thức pháp luật trở nên phù hợp, nhẹ nhàng, không khô cứng; giúp học sinh làm quen với kĩ năng tổ chức các hoạt động, kĩ năng ứng xử trong một số tình huống pháp luật. - Có thể làm tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp. “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp” làm nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này nhằm ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn. Tên sáng kiến : “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Tác giả sáng kiến : Họ và tên : .............................................. Đơn vị công tác : Trường THPT Số điện thoại : .......................... E-mail : ..................................... Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : tác giả sáng kiến ........................ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Sáng kiến sẽ được áp dụng trong dạy học môn Giáo dục công dân : Lớp 12 trường THPT Môn Giáo dục công dân trường THPT Môn Giáo dục công dân các trường THCS và THPT. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 15/9/2018 Mô tả bản chất của sáng kiến : 7.1. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. 7.1.1. Cơ sở lí luận HĐGDNGLL được hiểu là quá trình kết hợp có mục đích vai trò chủ đạo của giáo viên với hoạt động của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, hành vi thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Qua nhiều con đường, đặc biệt con đường dạy học và HĐGDNGLL hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Nếu dạy học là tạo dựng cho học sinh hệ thống những tri thức khoa học, thông qua đó để giáo dục nhân cách và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao thì HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. GDNGLL là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển tâm hồn, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, hình thức đa dạng hấp dẫn, phạm vi tiến hành rộng, khả năng kết hợp các lực lượng giáo dục lớn hơn nhiều so với dạy học văn hóa. Do đó, khép kín chu trình giáo dục cả về không gian và thời gian. Đó là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình, tính tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động. Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Các em học sinh trong các trường THPT đang trong giai đoạn phát triển có nhiều biến động về thể chất lẫn tâm hồn, điều này có tác động lớn đến tâm sinh lý của các em. Về tâm, sinh lý : Đây là lứa tuổi tâm lý có nhiều biến động, rất nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động, bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như phim, ảnh, các hoạt động văn hoá xã hội. Khi cơ thể phát triển tạo ra các nhu cầu tìm hiểu sự việc, những ham muốn về sinh lý, về giới tính cộng với tính tò mò muốn biết hết mọi việc, muốn làm như “người lớn”, bắt trước người lớn, vì thế, nếu không được giáo dục, không được hướng dẫn đúng cách, nhất là không được trang bị kiến thức pháp luật dễ nảy sinh tâm lý lệch lạc dẫn đến hành vi phạm vi phạm pháp. Ở lứa tuổi này nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổn định, các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội do đặc tính hiếu động, tò mò của tuổi trẻ, nhưng cũng dễ uốn nắn, dễ tiếp thu các điều hay, điều tốt khi được định hướng, được giáo dục ngay từ giai đoạn này. Về nhận thức : đa số các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, tâm, sinh lý chưa ổn định, suy nghĩ chưa chín chắn, tính cách hay thay đổi, các em chưa nhận thức đầy đủ được tính chất của hành vi của bản thân. Dưới góc độ xã hội, đây là lứa tuổi bắt đầu được phép tham gia một số quan hệ xã hội nhất định, được pháp luật coi là có năng lực hành vi trong một vài quan hệ xã hội, đồng thời cũng bắt đầu phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khi tham gia các quan hệ xã hội. Những đặc điểm đó có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức và hành động của các em, nếu không có sự định hướng, tác động giáo dục theo các mục tiêu, chuẩn mực xã hội thì rất dễ bị lôi kéo, quyến rũ vào các việc làm, các hành vi xấu. Vì thế cần phải đưa phổ biến, giáo dục pháp luật vào nhà trường, vào chương trình học tập, sinh hoạt, vui chơi, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ngay từ giai đoạn này sẽ có tác động lớn trong việc định hướng, phát triển hình thành tư cách công dân, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, xây dựng tính hướng thiện, đảm bảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử sự đúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ pháp luật. 7.1.2. Cơ sở thực tiễn Trong hoạt động phức tạp của các loại tội phạm hiện nay, có rất nhiều đối tượng phạm tội là học sinh, sinh viên. Thậm chí, có những vụ đánh nhau dẫn đến án mạng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường khiến xã hội rất đau lòng. Chưa kể, một bộ phận học sinh (HS) tụ tập bè phái, hình thành băng nhóm có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang bị các cơ quan chức năng điều tra, theo dõi. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, thời gian gần đây, tình trạng HS vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng, cần phải ngăn chặn kịp thời. Qua báo cáo của các Sở GD&ĐT từ đầu năm 2019 đến nay số học sinh vi phạm pháp luật vẫn tương đối nhiều, trong đó vi phạm an toàn giao thông chiếm tỉ lệ khá cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong HS đang có nguy cơ gia tăng hiện nay như : môi trường sống tác động đến nhận thức ở lứa tuổi vị thành niên, quan hệ xã hội phức tạp, sự lơ là trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục của gia đình Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lứa tuổi mới lớn rất dễ bị lôi cuốn vào các trang mạng xã hội, website thiếu lành mạnh, những trò chơi game đầy bạo lực cũng ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của các em học sinh. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, HS hiện nay đang thiếu những sân chơi bổ ích, thân thiện, dẫn đến thiếu tính tương thân, tương ái. Công tác tổ chức HĐGDNGLL đã và đang được các nhà trường chú ý chỉ đạo triển khai theo yêu cầu của môn học. Đội ngũ cán bộ đoàn các trường đã có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các loại hình hoạt động phù hợp với từng chủ đề và điều kiện của trường. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn GDCD đã có cố gắng trong tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL. Tuy nhiên, những cố gắng đó mới chỉ ở một số thời điểm, mà còn thiếu tính hệ thống, tính thường xuyên theo quy định 4 tiết mỗi tháng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiềm năng của học sinh chưa được khai thác tích cực, vai trò chủ thể của học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Trong những tiết này, giáo viên thường lặp đi lặp lại vài hình thức hoạt động đơn giản như sơ kết lớp, tuyên dương khen thưởng, phê bình, nhắc nhở, kỷ luật hay dặn dò, giao nhiệm vụ... Nếu có tổ chức thì nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động đơn điệu, do đó chưa tạo ra hứng thú cần thiết cho học sinh tham gia. Trường TPHT trong một vài năm trở lại đây cũng quan tâm tổ chức giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tháng. Đoàn thanh niên vẫn đóng vai trò chính trong việc tổ chức các hoạt động này. Từ năm học 2013 – 2014 đến nay, nhà trường có sự kết hợp với công an tỉnh và công an huyện về trực tiếp phổ biến nhưng một năm học chỉ khoảng một đến hai buổi kết hợp vào các buổi sinh hoạt dưới cờ nên thời gian cũng không nhiều. Đôi khi Đoàn thanh niên trực tiếp làm công việc này khoảng 15 phút – chủ yếu cũng chỉ phổ biến một số quy định mang tính cứng nhắc, học sinh ở dưới cũng không chú ý và cũng không thể nhớ được. Năm học 2019 – 2020, công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được đặc biệt coi trọng thể hiện ở sự phối hợp giữa Sở tư pháp và Sở Giáo dục và đào tạo trong việc soạn thảo giáo trình, in tờ rơi, tập huấn cán bộ đoàn và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD. Chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2019 - 2020 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2015 – 2020”. Thực hiện Kế hoạch số 872/KH-BGDĐT ngày 01/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong ngành giáo dục năm 2019, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã chỉ đạo: - Thủ trưởng các phòng, ban Văn phòng Sở, các phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trực thuộc chỉ đạo triển khai có hiệu quả Ngày Pháp luật được quy định tại Điều 8 – Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể các đối tượng cán bộ quản lý, nhà giáo và người học trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình. - Nhằm thực hiện tốt Ngày Pháp luật năm 2019. - Hưởng ứng Lễ ra quân phòng , chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội của Bộ GD-ĐT ngày 16/8/2019 tại Hải Phòng với đại diện của 63 sở GD – ĐT và các trường đại học, cao đẳng sư phạm trên cả nước. 7.2.Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG 7.2.1. Thực trạng Theo thống kê của ngành Công an, trong 8 tháng đầu năm 2019 toàn quốc xảy ra 25.806 vụ hình sự ; trong đó nhiều vụ do học sinh và sinh viên gây ra. Đáng chú ý là số vụ và số đối tượng vi phạm của năm sau cao hơn năm trước và tính chất phạm tội cũng nghiêm trọng hơn. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và chúng luôn chú ý tới HS, SV- đối tượng có sự hiểu biết chưa đầy đủ, thích đua đòi ăn chơi để dụ dỗ lôi kéo các em thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm PL trong HS có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng, hành vi phạm pháp trở nên thường xuyên hơn, đa dạng hơn, tạo nên nhữ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ph.doc