Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm

Hiện nay trong công cuộc xây dựng và tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng nhất vì nó là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân.

 Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Khi học toán mà đặc biệt là giải toán ở Tiểu học giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức vào các tình huống thực tiễn đa dạng phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Đồng thời qua giải toán giúp các em tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp rút ra qui tắc ở dạng khái quát nhất định. Nhờ giải toán học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và các phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm các thao tác xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái cần tìm trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.

 Hoạt động giải toán luôn là hoạt động trí tuệ, sáng tạo vì vậy rất hấp dẫn đối với nhiều học sinh. Với học sinh Tiểu học việc hiểu cặn kẽ và giải thành thạo các dạng toán lại không phải là việc dễ dàng vì thế mà một số em ngại giải toán. Đặc biệt đối với học sinh lớp 5, các em được ôn lại nhiều dạng toán ở các lớp 1, 2, 3, 4 và học thêm một số dạng toán mới như giải toán về tỉ số phần trăm, các bài toán về thể tích các hình, các bài toán về chuyển động đều,.nên nhiều học sinh còn lẫn lộn giữa các dạng toán.

 Mỗi dạng giải toán đều có đặc điểm riêng và phương pháp giải riêng. Người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giải toán. Định hướng thì rất rõ song việc giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành theo năng lực của cá nhân học sinh thì quả là rất khó, nhất là phần giải toán về tỉ số phần trăm. Đây là một trong ba nội dung quan trọng về giải toán có lời văn của toán 5 và có tác dụng thực tiễn rất nhiều. Song trong thực tế dạy học giáo viên dạy chưa thật chu đáo. Do đó học sinh còn lúng túng trong cách giải. Các em không biết vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán về tỉ số phần trăm, không hiểu rõ bản chất của bài toán. Từ thực tế giảng dạy – Toán 5 tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và những khó khăn khi dạy giải toán về tỉ số phần trăm nên năm học này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:

“ Giúp học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm ” để nghiên cứu , thử nghiệm và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm này.

 

doc 17 trang thuychi01 10172
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I -LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Hiện nay trong công cuộc xây dựng và tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học quan trọng nhất vì nó là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân. 
 Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng. Khi học toán mà đặc biệt là giải toán ở Tiểu học giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức vào các tình huống thực tiễn đa dạng phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Đồng thời qua giải toán giúp các em tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét, so sánh, phân tích, tổng hợp rút ra qui tắc ở dạng khái quát nhất định. Nhờ giải toán học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và các phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm các thao tác xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái cần tìm trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán. 
 Hoạt động giải toán luôn là hoạt động trí tuệ, sáng tạo vì vậy rất hấp dẫn đối với nhiều học sinh. Với học sinh Tiểu học việc hiểu cặn kẽ và giải thành thạo các dạng toán lại không phải là việc dễ dàng vì thế mà một số em ngại giải toán. Đặc biệt đối với học sinh lớp 5, các em được ôn lại nhiều dạng toán ở các lớp 1, 2, 3, 4 và học thêm một số dạng toán mới như giải toán về tỉ số phần trăm, các bài toán về thể tích các hình, các bài toán về chuyển động đều,...nên nhiều học sinh còn lẫn lộn giữa các dạng toán. 
 Mỗi dạng giải toán đều có đặc điểm riêng và phương pháp giải riêng. Người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giải toán. Định hướng thì rất rõ song việc giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành theo năng lực của cá nhân học sinh thì quả là rất khó, nhất là phần giải toán về tỉ số phần trăm. Đây là một trong ba nội dung quan trọng về giải toán có lời văn của toán 5 và có tác dụng thực tiễn rất nhiều. Song trong thực tế dạy học giáo viên dạy chưa thật chu đáo. Do đó học sinh còn lúng túng trong cách giải. Các em không biết vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán về tỉ số phần trăm, không hiểu rõ bản chất của bài toán. Từ thực tế giảng dạy – Toán 5 tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và những khó khăn khi dạy giải toán về tỉ số phần trăm nên năm học này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: 
“ Giúp học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm ” để nghiên cứu , thử nghiệm và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm này.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 Mục đích của đề tài nhằm tìm ra phương pháp và hình thức dạy giải toán về tỉ số phần trăm nhằm nâng cao chất lượng học tập môn toán ở các trường
tiểu học nói chung và ở trường tiểu học Nguyển Bá Ngọc nói riêng.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
 	Đối tượng nghiên cứu là phương pháp, hình thức dạy giải toán về tỉ số phần trăm, chương trình sách giáo khoa, vở bài tập toán 5 và học sinh lớp 5 trường tiểu học Nguyển Bá Ngọc. 
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
 - Tìm hiểu tâm lí học sinh tiểu học
 - Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về việc giải toán về tỉ số phần trăm và phần tỉ số ở toán lớp 4.
 - Đọc, nghiên cứu các dạng bài giải toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5.
2. Phương pháp điều tra:
 - Trao đổi với một số học sinh và giáo viên về thực trạng dạy và học giải toán về tỉ số phần trăm hiện nay.
3. Phương pháp thực nghiệm:
 - Dự giờ một số đồng nghiệp về giải toán tỉ số phần trăm.
 - Thực nghiệm cách dạy mới. Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, một lớp dạy theo cách dạy mới và một lớp dạy theo cách dạy cũ. So sánh, đối chiếu kết quả giờ dạy để rút ra kết luận.
B. PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Dạy học toán ở bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng khi nói và viết; cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống ; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
	Chương trình sách giáo khoa toán ở Tiểu học nói chung , ở lớp 5 nói riêng đã kế thừa chương trình sách giáo khoa cũ, đồng thời đã được các nhà nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nâng cao cho ngang tầm với nhiệm vụ mới, góp phần đào tạo con người theo một chuẩn mực mới. Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu do Bộ và ngành Giáo dục đề ra, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự nỗ lực trên con đường tìm tòi và phát hiện những phương pháp, giải pháp mới cho phù hợp với từng nội dung dạy học, từng đối tượng học sinh. Một nội dung toán học rất thiết thực trong cuộc sống đó là “ tỉ số phần trăm”, có lẽ vì vậy mà trong chương trình toán cải cách ở cuối bậcTiểu học đã đề cập đến vấn đề này một cách đầy đủ ( yêu cầu kiến thức, kĩ năng, mức độ vận dụng cao hơn hẳn so với chương trình chưa cải cách) với cả ba dạng:
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước.
 - Tìm một số khi biết giá trị một phần tỉ số phần trăm của số đó.
II- THỰC TRẠNG GIẢI TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM Ở LỚP 5
 1. Đối với học sinh. 
Qua nhiều năm dạy lớp 5 khi dạy học sinh giải các bài toán về tỉ số phần trăm thì tôi thấy học sinh có những hạn chế sau:
- Do chưa hiểu sâu sắc ý nghĩa của tỉ số phần trăm nên rất lúng túng trong việc hiểu đề bài và khi giải toán.
- Nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng.
- Sự hiểu biết về thế giới xung quanh đang còn hạn chế nên các khái niệm về lãi xuất, giá bán, giá mua ... đang còn xa lạ với các em nên trong khi giải các bài toán liên quan đến các đại lượng này học sinh rất khó hiểu. Vì thế các em nhầm lẫn các điều kiện giá bán, giá mua, lãi, lỗ, chưa biết phân tích điều kiện bài toán để hiểu ý nghĩa % có trong bài toán, chưa xác định được cái đã cho và cái đi tìm tương ứng với bao nhiêu phần trăm. 
- Gặp những bài toán khó, phức hợp học sinh không say mê, hứng thú tìm nhiều cách giải, ít ra chỉ giải một cách theo bài mẫu của cô giáo.
- Gặp những bài toán mới có một số học sinh có tư duy tốt mới giải được nhưng trình bày thì không logic và lí luận không chặt chẽ, đôi khi lời giải không phù hợp với phép tính.
2. Đối với giáo viên.
	- Về phía giáo viên, nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm, có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài một cách mơ hồ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, thành ra lúng túng. Thực trạng này chính là một lí do làm giảm chất lượng dạy – học môn Toán trong nhà trường. 
 - Khi dạy các bài toán khó hơn cho học sinh có năng khiếu toán các cô giáo đã không phân chia thành các dạng, loại bài gặp bài nào dạy bài đó nên học sinh đã không nhớ kỹ, không biết vận dụng kiến thức nào để giải bài toán.
III- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
 1. Hướng dẫn học sinh các bước để giải một bài toán có lời văn. 
 Mục đích của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán. Để đạt được mục đích của giải toán nói chung và giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng tôi đã cho học sinh thực hiện theo cách sau:
 a. Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ toán học, ...
 b. Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán:
* Bước 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác:
 - Đọc bài toán: Tuỳ từng bài toán mà tôi cho học sinh đọc theo nhiều cách khác nhau: đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc bằng mắt.
 - Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ quan trọng như: Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch, tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi, lãi xuất tiết kiệm,... để học sinh hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì? Bài toán yêu cầu phải làm gì? 
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán bằng các thao tác:
 - Tóm tắt bài toán( Có thể tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ,...)
 - Cho học sinh diễn đạt lại đề bài thông qua tóm tắt.
 - Lập kế hoạch giải bài toán: Xác định trình tự giải bài toán xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi đến các yếu tố đã cho, xác lập mối quan hệ giữa điều kiện đã cho với yêu cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính số học thích hợp. Dựa vào các kiến thức đã học để tìm ra cách giải bài toán
* Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện cách giải và trình bày bài giải bằng các thao tác:
 - Thực hiện phép tính đã xác định.
 - Viết câu lời giải
 - Viết phép tính tương ứng
 - Viết đáp số
 	- Kiểm tra bài giải: Kiểm tra số liệu, tóm tắt, phép tính, câu lời giải và kết quả cuối cùng có đúng với yêu cầu bài toán hay không?
* Bước 4: Tổ chức cho các em rèn kỹ năng giải toán: Sau khi học sinh đã biết cách giải bài toán( có kĩ năng giải toán) để định hình kĩ năng ấy tôi cho học sinh vận dụng kĩ năng vào giải các bài toán trong vở bài tập theo các hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 4- 6, nhóm theo trình độ,...) và tuỳ từng dạng bài mà tôi rèn kĩ năng theo từng bước hoặc tất cả các bước giải toán.
* Bước 5: Rèn năng lực khái quát hoá giải toán (Dành cho học sinh khá giỏi) bằng các cách sau:
 - Tổ chức cho học sinh giải bài toán nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa cái đã cho và số phải tìm.
 - Giải bài toán có nhiều cách giải khác nhau.
 - Giải các bài toán trong đó phải xét tới nhiều khả năng xảy ra để chọn được khả năng thích hợp với bài toán.
 - Lập và biến đổi bài toán dưới các hình thức như: Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc điều kiện, đặt điều kiện cho bài toán, lập bài toán tương tự với bài toán đã giải, lập bài toán ngược bài toán đã giải, lập bài toán theo cách giải cho sẵn,....
2. Phương pháp và hình thức dạy các loại bài giải toán về tỉ số phần trăm.
 Sau khi lựa chọn được phương pháp tôi nghiên cứu kĩ nội dung và kiến thức cần đạt của từng dạng bài từ đó lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức dạy học phù hợp với đặc trưng của từng dạng bài giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức, bước đầu biết hệ thống hoá các kiến thức đã học, nhận ra một số quan hệ giữa một số nội dung đã học, ... tiếp tục phát triển năng lực hoá, khái quát hoá trong học tập môn toán và vận dụng tốt hơn vào thực tiễn cuộc sống. Đối với phần giải toán về tỉ số phần trăm tôi lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học cụ thể như sau:
 LOẠI 1: Dạy học bài mới.
 Để học sinh nắm được cách giải ba dạng bài về tỉ số phần trăm tôi sử dụng phương pháp nêu vấn đề là phương pháp chính, hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ để tự mình hoặc cùng các bạn trong từng nhóm nhỏ tìm mối quan hệ của bài toán đó với các kiến thức đã biết (Đã học ở lớp trước hoặc đã có trong vốn sống của bản thân các em). Từ đó tự tìm cách giải bài toán và rút ra được phương pháp giải của từng dạng toán. Chính vì vậy mà các em khắc sâu được kiến thức và vận dụng làm bài tập tốt hơn. Chẳng hạn :
* Dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số 
 (Tiết 75: Giải toán về tỉ số phần trăm – SGK trang75)
Ví dụ: Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
 - Sau khi học sinh hiểu ví dụ tôi gợi ý để học sinh nhận ra tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường chính là bài toán tìm tỉ số của hai số mà các em đã học ở lớp 4 chỉ có một điểm khác là tỉ số phần trăm. Rồi cho học tự giải bài toán theo nhóm đôi. Gọi các nhóm trình bày bài giải theo các cách khác nhau:
Cách 1: Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là: 
315 : 600 = 0,525
0,525 = 52,5%
Đáp số: 52,5%.
Cách 2: Tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là:
 = 52,5%
 Đáp số: 52.5%
 	Lúc này tôi mới cho học sinh so sánh tìm cách làm ngắn gọn hơn (Cách 1) từ đó nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. Rồi cho các em vận dụng làm bài toán: Trong 80 kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển?
 Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
Đáp số: 3,5%.
 Từ đó rút ra được qui tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của hai số rồi nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu phần trăm vào bên phải tích vừa tìm được.
 Khi rút ra được qui tắc thì rất nhiều em sẽ trình bày phép tính như sau:
 2,8 : 80 x 100 = 3,5% Vì các em tưởng rằng mình làm đúng qui tắc. Do đó giáo viên phải giải thích để học sinh hiểu nếu viết như vậy thì tích tìm được là 3,5 chứ không phải là 3,5%. Do đó khi giải bài toán dạng này trình bày như bài giải là đầy đủ nhất.
 * Dạng 2: Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước 
 (Tiết 77: Giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo)- SGK trang 76)
Ví dụ: Một trường tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. Tính số học sinh nữ của trường đó.
 Với dạng toán này tôi gợi ý để học sinh tự phát hiện và hiểu rõ bản chất của bài toán là tìm 52,5% của 800.
(Tính số học nữ của trường đó) chính là bài toán tìm phân số của một số đã học ở lớp 4. Chỉ có một khác biệt nhỏ là ở lớp 4 viết là còn ở lớp 5 viết là 52,5%. 
 Sau đó cho học sinh thảo luận nhóm 4 để tìm cách giải muốn tìm 52,5% của 800 bằng cách: 
 lấy 800 x = 420 hay 800 : 1000 x 525 = 420
 hoặc 800 : 100 x 52,5 = 420 hay 800 x 52,5 : 100 = 420 
 Từ đó cho học sinh chọn cách làm nhanh hơn: 
Bài giải
Số học sinh nữ của trường đó là:
800 : 100 x 52,5 = 420 (Học sinh)
Đáp số: 420 học sinh.
 Qua bài toán yêu cầu một số em nêu cách tìm 52,5% của 800.
 Khi thấy được mối liên hệ của các kiến thức mới và cũ các em sẽ tự tin hơn trong giải toán về tỉ số phần trăm và cho học sinh tự giải tiếp bài toán: Lãi xuất tiết kiệm là 0,5 % một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 đồng. Tính số tiền lãi trong một tháng.
Bài giải
 Số tiền lãi sau một tháng là:
1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
Đáp số: 5000 đồng.
 Sau ví dụ và bài toán giúp học sinh nêu được qui tắc: Muốn tìm giá trị phần trăm của một số ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100.
 * Dạng 3: Tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của của số đó 
 (Tiết 79: Giải toán về tỉ số phần trăm (Tiếp theo) – SGK trang 78)
Ví dụ: Số học sinh nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
 Khi dạy dạng bài này tôi hướng dẫn học sinh tự phát hiện và giải bài toán, gợi ý để các em nhận ra đây chính là bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó mà học sinh đã được làm quen đầu lớp 5 ( Bài 5 trang 16- SGK Toán 5) sau đó cho học sinh thảo luận cặp đôi tìm cách giải. Tôi hướng dẫn cho một số nhóm: Ở đây ta phải tìm một số biết của số đó bằng 420 muốn vậy ta lấy 
 420 : = 800 hay 420 x 1000 : 525 = 800
 hoặc lấy 420 x 100 : 52,5 = 800 hay 420 : 52,5 x 100 = 800
 Gọi đại diện nhóm nêu bài giải:
Bài giải
 Số học sinh của trường đó là:
420 : 52,5 x 100 = 800 (học sinh)
Đáp số: 800 học sinh.
 Từ bài toán gọi một số em nêu cách tìm một số biết 52,5% của nó là 420. Rồi cho học sinh vận dụng tự giải bài toán: Năm vừa qua một nhà máy chế tạo được 1590 ô tô. Tính ra nhà máy đã đạt 120% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch, nhà máy dự định sản xuất bao nhiêu ô tô?
Bài giải
Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là:
1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô)
Đáp số: 1325 ô tô.
 Khi học sinh đã giải được ví dụ và bài toán tôi gợi ý để học sinh rút ra qui tắc: Muốn tìm một số khi biết giá trị phần trăm của nó ta lấy giá trị phần trăm đó chia cho số phần trăm rồi nhân với 100 hoặc lấy giá trị phần trăm đó nhân với 100 rồi chia cho số phần trăm.
 Sau khi giúp học sinh nắm được cách giải của từng dạng toán về tỉ số phần trăm tôi tạo điều kiện để học sinh củng cố kiến thức và vận dụng kiến thức mới học vào làm các bài tập trong vở bài tập – Toán 5 được thiết kế dưới dạng các lệnh bài tập rất đa dạng, phong phú. Qua đó tôi có điều kiện đổi mới phương pháp dạy học. Tuỳ từng bài học mà lựa chọn cho học sinh làm hết các bài tập tại lớp hoặc cho các em làm tiếp vào giờ tự học theo các hình thức khác nhau làm cá nhân, làm theo nhóm như nhóm cặp đôi, nhóm 4 – 6, nhóm theo trình độ, sở thích,... Rồi củng cố bằng các cách khác nhau: Cho một số em nêu cách làm khác, nhắc lại qui tắc hoặc từ nhiều cách làm khác nhau chọn cách làm ngắn gọn hơn,... Hoặc thông qua các trò chơi học tập để củng cố kiến thức. Nhờ cách dạy đó mà học sinh rất hứng thú trong học tập, các em được hoạt động nhiều, được tự tìm cách giải bài toán và lựa chọn được cách giải hợp lí. Vì vậy khắc sâu được kiến thức cho học sinh một cách bền vững đem lại hiệu quả cao cho giờ học.
 LOẠI 2: Dạy các bài luyện tập thực hành.
 Khi dạy loại bài này tôi sử dụng phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp trọng tâm. Tôi cho học sinh làm các bài tập trong vở bài tập theo thứ tự hoặc không theo thứ tự lần lượt tuỳ từng mục tiêu của bài học. Bằng cách dạy chung cho học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề bài và nhận ra được dạng bài tương tự đã làm. Đối với những bài học sinh chưa nhận ra được dạng bài thì tôi mới gợi ý (hoặc tổ chức cho học sinh khác giúp bạn) để tự học sinh nhớ lại kiến thức cách làm của dạng bài đó. Rồi giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của mình, có thể cho học sinh trao đổi cách giải theo cặp đôi hoặc nhóm 4- 6 đối với những bài khó. Tạo ra sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Khuyến khích học sinh nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm về cách giải của mình tạo cho các em sự tự tin vào khả năng của bản thân. Mặt khác các em có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học càng có điều kiện hoàn thiện năng lực của bản thân. Đồng thời sau mỗi bài tập tôi tạo cho học sinh thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập thực hành của mình, của bạn bằng cách đổi chéo vở kiểm tra bài làm cho nhau. Động viên các em nêu những hạn chế trong bài làm của mình hoặc của bạn (nếu có) và tự đề xuất phương án điều chỉnh.
 Đối với bài làm có nhiều cách giải tôi luôn cho học sinh tự tìm cách làm khác bạn đã làm và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập. Qua đó củng cố khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy tiết 78 – Luyện tập - Toán 5
 Để giúp học sinh củng cố kĩ năng tính một số phần trăm của một số và rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm tôi cho học sinh làm các bài tập trong vở bài tập trang 95, 96 – vở bài tập toán 5. Lần lượt như sau:
 Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
12% của 345 kg là
12 x 345 : ............. = ..............
67% của 0,89 ha là
0,3% của 45 km là
 - Gọi 1 số em xác định dạng toán
- Cho học sinh làm cá nhân vào vở bài tập, 1 em làm lên bảng phụ
12% của 345 kg là
12 x 345 : 100 = 41,4 (kg)
67% của 0,89 ha là
67 x 0,89 :100 = 0,5963 (ha)
0,3% của 45 km là
0,3 x 45 : 100 = 0,135 (km)
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. Giáo viên nhận xét cho điểm.
- Củng cố: . Tại sao viết số 100 vào chỗ chấm?
 . 0,5963 ha biểu thị điều gì?
 . Nêu cách làm khác?
 . Muốn tìm một số phần trăm của một số ta làm thế nào?
 - Cho học sinh đổi ché

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_giai_toan_ve_ti_so.doc