Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12

Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn, khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, thu hút đông đảo các nhà khoa học, cán bộ các ngành, giáo viên các cấp tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình.

Cũng như các môn học khoa học và xã hội và nhân văn khác ở trường Trung học phổ thông, bộ môn Lịch sử cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc dạy học. Hơn nữa, do nội dung, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng của mình, bộ môn Lịch sử, hơn các môn học khác, cần phải quán triệt sâu sắc sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vô cùng rộng lớn, vì thế không thể ngày một ngày hai có thể học tập và vận dụng được. Ngay cả trong việc áp dụng ở các môn học ở trường phổ thông cũng mới giới thiệu cho học sinh vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số tác phẩm tiêu biểu của Người. Chưa có tài liệu nào đưa ra vấn đề cụ thể về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông. Việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào các bộ môn này chỉ thuần tuý là công tác giáo dục chính trị chung chung, có tính chất tuyên truyền, cổ động mà không có sự hiểu biết khoa học, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học chỉ làm lấy lệ, công thức, không chú trọng đúng mức. Do đó không có tác dụng thực tế.

 

doc 19 trang cucnguyen11 15134
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lời giới thiệu 
Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn, khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, thu hút đông đảo các nhà khoa học, cán bộ các ngành, giáo viên các cấp tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình. 
Cũng như các môn học khoa học và xã hội và nhân văn khác ở trường Trung học phổ thông, bộ môn Lịch sử cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc dạy học. Hơn nữa, do nội dung, chức năng, nhiệm vụ, tính đảng của mình, bộ môn Lịch sử, hơn các môn học khác, cần phải quán triệt sâu sắc sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vô cùng rộng lớn, vì thế không thể ngày một ngày hai có thể học tập và vận dụng được. Ngay cả trong việc áp dụng ở các môn học ở trường phổ thông cũng mới giới thiệu cho học sinh vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số tác phẩm tiêu biểu của Người. Chưa có tài liệu nào đưa ra vấn đề cụ thể về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông. Việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào các bộ môn này chỉ thuần tuý là công tác giáo dục chính trị chung chung, có tính chất tuyên truyền, cổ động mà không có sự hiểu biết khoa học, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học chỉ làm lấy lệ, công thức, không chú trọng đúng mức. Do đó không có tác dụng thực tế. 
 	Vì vậy, đề tài này tôi dựa trên cơ sở của những tác phẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh, những nội dung được tuyên truyền trên thông tin đại chúng. Cùng với khả năng của bản thân và thực tế trong việc dạy học Lịch sử. Trong đề tài này tôi chỉ giới hạn: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
2. Tên sáng kiến: 
Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài học Lịch sử Việt Nam lớp 11 và 12
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đào Thị Thúy Ngân
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Triệu Thái
- Số điện thoại:0987.801.163 
- E_mail: daothithuyngan.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Đào Thị Thúy Ngân
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Tìm hiểu thực trạng về dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Thái nói riêng. 
- Giải pháp để tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử. 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn) Năm học 2014- 2015
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
I. THỰC TRẠNG: 
1.1: Thực trạng dạy học Lịch sử ở trường THPT: 
 Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy các tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường THPT bản thân nhận thấy: 
Về phía giáo viên: 
 	 Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẫu chuyện là được và trong giáo án không cần thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu chuyện thì giáo viên chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú trọng và còn tẻ nhạt với các đạo đức tư tưởng của Người thông qua tiết lịch sử học lịch sử Việt Nam. 
Về phía học sinh: 
 Học sinh chưa có thói quen tìm hiểu các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì những kiến thức này nó không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ. 
1.2. Thực trạng về dạy học tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam khối lớp 11-12 ở trường THPT Triệu Thái trong một số năm qua: 
 Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ quen nghe, quan ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình Lịch sử quá rộng, tư tưởng đạo đức của Người thì nhiều mà giáo viên chưa rút gọn được những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và vấn đề nào cần nhấn mạnh, giáo dục cho các em. 
Qua đó tôi nhận thấy rằng, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, sự hiểu biết về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là chưa cao. 
II. GIẢI PHÁP 
 Qua tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11, 12 ở trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Thái nói riêng, bản thân đã thực hiện các giải pháp để tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11-12 như sau: 
Sự chuẩn bị của giáo viên: 
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao Đối với những bài dạy liên quan đến việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách tích hợp như thế nào cho phù hợp với bài dạy dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là rộng, trên nhiều lĩnh vực Cần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để tích hợp vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Không được “tham” kiến thức, sa đà, không được biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh. 
Tiến hành tích hợp trong giờ học: 
Đối với việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Tôi đã tích hợp giáo dục cho học sinh một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thông qua một số bài học như sau: 
Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. 
Khi dạy bài 24 chương trình lịch sử lớp 11: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914- 1918): Sau khi dạy xong các phong trào yêu nước ở đầu thế kỉ XX : phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân, phong trào chống thuế ở Trung kì..Giáo viên kết luận: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả các phong trào này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, .nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường Quốc học ở Huế, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì và bị buộc thôi học, Người đã quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc, Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. “Khi vào Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây, tiền đây, chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước”. Thông qua việc tích hợp giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay. 
Để giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Hồ Chí Minh. 
Sau khi sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông Dương”, ở đâu cũng có hai loại người người bóc lột và người bị bóc lột . Để thấy được chúng ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc cho các dân tộc thuộc địa còn người Pháp tiến bộ là bạn chúng ta, chúng ta phải tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Sau khi dùng lược đồ giới thiệu hành trình cứu nước của Bác. Từ năm 1911-1917 Bác đi khắp thế giới Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ, Người hiểu rõ được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì vô sản quốc tế phải đoàn kết lại. Qua việc tích hợp giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế “ Bốn phương vô sản đều là anh em” từ đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn” “thù” một cách rõ ràng, rành mạch. Chúng ta căm thù chủ nghĩa đế quốc thực dân- kẻ đã xâm lược đất nước ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh em, như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ là những người đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Như anh Hăng -ri - mác tanh không chịu sang Đông Dương giết hại nhân dân Đông Dương, chị Ray- mông - điêng nằm trên đường ray để cản đoàn tàu chở vũ khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-ri-xơn tự thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam, và bao nhiêu thanh niên Mĩ đốt thẻ quân dịch không chịu sang Việt Nam tàn sát đồng bào ta Ngày nay đất nước đã thống nhất, nhà nước ta thực hiện đường lối đối ngoại tích cực quan hệ giao lưu với thế giới, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta “hòa nhập chứ không hòa tan, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Cả dân tộc ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai để xây dựng đất nước. Chúng ta khép lại quá khứ chứ không bao giờ quên quá khứ, “Ai bắn vào quá khứ bằng phát súng lục, thì tương lại sẽ trả lời bằng đại bác”. Vì vậy trong dạy học lịch sử tích hợp tư tưởng này để học sinh nhìn nhận đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng ta. 
Để giáo dục tư tưởng: Suốt cuộc đời hoạt động của Bác là giải phóng giai cấp, giải phóng loài người, xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người. 
Khi dạy bài 12 chương trình lịch sử lớp 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 phần II.3 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi tự do, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa. Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Ngồi một mình trong phòng, Người sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Như vậy từ một người yêu nước chân chính, Người đến với chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. 
Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp
2.2.4 Giáo dục tư tưởng: Chăm lo, bồi dưỡng cho các thế hệ cách mạng đời sau. 
Suốt trong cuộc đời hoạt động của Người, lúc nào Người cũng chăm lo bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho các thế hệ sau. Năm 1925 trong bài “Gửi thanh niên An Nam” Người nhắc nhở “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh” 
Khi dạy bài 13 chương trình lịch sử 12 : Thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc giáo viên nêu rõ: để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Người rất chăm lo bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho thế hệ thanh niên. Người tập hợp thanh niên yêu nước trong tổ chức “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác -Lênin cho thanh niên. Người mở lớp huấn luyện, đào tạo cho thanh niên yêu nước từ trong nước sang. Một số thanh niên xuất sắc được chọn đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên xô, một số học trường quân sự ở Trung Quốc và Liên xô, còn lại về nước hoạt động. những người này trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng sau này như đồng chí Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong.Còn lại cử về nước hoạt động đi vào phong trào công nhân tổ chức, giác ngộ quần chúng đấu tranh gây dựng cơ sở cách mạng. Để chuẩn bị ra đời một Đảng của giai cấp công nhân năm 1925 Người thành lập tổ chức ‘Hội cách mạng Việt Nam thanh niên”, Hội cách mạng Việt Nam thanh niên là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Qua đó giáo dục tư tưởng suốt cuộc đời hoạt động của Bác lúc nào Người cũng chăm lo bồi dường đội ngũ kế cận, chăm lo giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ thanh niên bởi vì tổ chức Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng. Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thanh niên là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp này. Vì thanh niên là lực lượng có sức khỏe, có hoài bão, có nghị lực, có văn hóa.. Từ việc giáo dục tư tưởng này để cho học sinh nhận thức được vài trò của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ đó ra sức học tập, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Bác không chỉ chăm lo bồi dưỡng tư tưởng cách mạng cho thế hệ thanh niên mà Người còn quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Khi dạy bài 17 lịch sử 12 : Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1946 
Ngay sau khi khai trường đầu tiên sau cách mạng Hồ chủ tịch căn dặn thế hệ trẻ 
 “ Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu” và Bác căn dặn thanh niên, nhi đồng “Muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra sức làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó. Ngày nay các cháu là nhi đồng ngày mai các cháu là chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hòa bình, và dân chủ, sẽ không có chiến tranh.Các cháu phải thi đua, tùy theo sức của các cháu, làm việc gì có ích cho kháng chiến thì thi đua vậy”. Giáo viên liên hệ thực tế để giáo dục học sinh: Ngày nay đất nước hòa bình, cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mỗi học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức để sau này góp phần xây dựng đất nước. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
2.2.5 Giáo dục cho học sinh tinh thần vì dân vì nước của Hồ Chí Minh. 
Tư tưởng này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Bác, thể hiện qua nhiều bài dạy. Suốt cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến khi vĩnh biệt chúng ta, Người chỉ có một ham muốn “Ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”. Bác đã từng căn dặn các vị lãnh đạo “ Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội đem lại cơm no, áo ấm cho dân, nếu độc lập, dân còn nghèo đói thì độc lập không có nghĩa lí gì”. Khi dạy bài 16 lịch sử 12: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939- 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời . Giáo viên có thể kể mẩu chuyện: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên toàn Đông Dương, quân Đồng Minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Lúc này, tình hình quốc tế có những chuyển biến nhanh, phát xít Đức - Ý - Nhật đang trên đà thất bại thảm hại; Liên Xô và các đồng minh đang thắng lớn. Một tình huống hiểm nghèo lại đến giữa lúc này: Bác sốt nặng, bệnh tình diễn biến khá nguy kịch. Thư hỏa tốc triệu tập hội nghị quan trọng đã được gửi đi. Bác chỉ thị: “Chậm nhất là ngày 17”. Ngày họp đã gần kề mà Bác lại ốm. Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại: “Đêm đó, trong lán Nà Lừa, lá tre xào xạc... Đôi mắt và má Bác thêm hõm sâu. Tôi rất lo. Bỗng Bác mở mắt nhìn tôi hỏi: “Chú chưa đi ngủ à?”. Tôi đáp: “Thưa Bác còn sớm”. Bác thấy trong người thế nào?”. Người không trả lời câu hỏi mà nói: “ Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh lớn tới đâu, dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. 
Khi dạy bài 17 lịch sử 12: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 Mục Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Ngay sau khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi từ chiến khu Bác về Hà Nội, Người rất đau lòng khi thấy nhân ta trải qua trận đói khủng khiếp hậu quả chính sách cai trị tàn bạo của thực dân, phong kiến. Vì vậy ngay sau khi đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Người đã ra sắc lệnh diệt “giặc đói”, bản thân Bác cũng nhịn ăn để dành gạo cứu đói. 
2.2.6 Thông qua giờ dạy lịch sử tích hợp giáo dục cho học sinh học tập đức tính giản dị của Hồ Chủ tịch. 
 Bởi vì thế hệ thanh thiếu niên hiện nay do bị tác động bởi nhiều yếu tố, như phim ảnh, lối sống không lành mạnh đã suy thoái về đạo đức, lối sống, từ trang phục, lối sống, cách cư xử với mọi người Vì vậy giáo dục học sinh học tập đức tính giản dị của Bác là vô cùng cần thiết từ đó góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Bác Hồ của chúng ta vô cùng giản dị. Dù ở cương vị nào lối sống của Người cũng giản dị, một đôi dép cao su, bộ đồ kaki đã ngả màu theo thời gian. Người sống giản dị nhưng không tầm thường, trên thế giới không có vị lãnh tụ nào mà suốt cuộc đời với bộ đồ kaki đã ngả màu với đôi dép cao su đã mòn gót, sống trong ngôi nhà sàn. Người sống thanh bạch không ham địa vị, không màng danh lợi. Người nhiều lần tâm sự: “Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu nhân dân tín nhiệm tôi đứng ra gánh vác công việc nước, không được nhân dân tín nhiệm thì tôi về làm bạn với trẻ chăn trâu và cụ già hái củi.”. Trong bữa ăn các món ăn rất giản dị, thịt gà do Người nuôi, cá bắt dưới hồ, có khi Người để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn những quả cà xứ Nghệ. Có lúc nhà nước đề nghị phong tặng huân chương và tạc tượng Bác. Bác nói “Đất nước có chiến tranh các chú để đồng đúc đạn để đánh giặc”. Đức tính giản dị của Bác được nhà thơ Tố Hữu ca ngợi “Mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.Có một nhà báo nước ngoài khi nhận xét về Người “Người giống một thầy giáo ở nông thôn hơn là vị Chủ tịch nước”. 
Bác dùng cơm tại chiến khu Việt Bắc (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ của chúng ta lối sống giản dị nhưng không tầm thường, nhân hậu nhưng không yếu đuối. Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta Người và Đảng chủ trương nhân nhượng để tránh cho dân tộc ta một cuộc chiến tranh, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, Người kiên quyết kêu gọi nhân dân chiến đấ đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. 
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước ta tạm thời chia làm hai miền miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH, miền Nam vẫn còn nằm trong vòng kìm kẹp của Mĩ ngụy. Sau khi thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặt biệt” Mĩ trực tiếp nhảy vào miền Nam, Bác kêu gọi cả nước đứng lên chống Mĩ. Người nói “ Dù Mĩ có đưa mấy chục vạn quân vào miền Nam, nhân dân ta cũng quyết tâm đánh bại chúng, chúng càng thua đau ở miền Nam thì chúng điên cuồng ném bom miền Bắc. Đế quốc Mĩ giống như con thú dữ bị thương cố giãy giụa trước hơi thở cuối cùng. Không có gì quí hơn độc lập tự do. Đến ngày thống nhất ta xây dựng đất nước đàng hoàng hơn tươi đẹp hơn” Bác nhiều lần nói “Miền Nam trong trái tim tôi”. Khi tuổi đã cao, mỗi buổi sán

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh.doc