Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi qua di tích lịch sử địa phương
Cơ sở lý luận.
Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác luôn mong muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu Lịch sử mà còn phải “tường” hiểu sâu sắc Lịch sử truyền thống của ông cha ta. Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, cũng như chưa làm tròn trách nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn giản nhưng rất quan trọng đối với học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học luôn cứng nhắc, khô khan. Giáo viên luôn có tâm lí làm sao cho hết được nội dung bài học, chưa hướng học sinh đến việc chủ động học tập mà học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên cũng không dám mạnh dạn đổi mới phương pháp trong dạy học Lịch sử. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây chất lượng bộ môn Lịch sử rất thấp, học sinh thậm chí thờ ơ với lịch sử nước nhà. Đặc biệt trong chương trình lịch sử địa phương thì hầu như chúng ta còn xem nhẹ, chưa tổ chức học tập một cách chu đáo như chương trình học thông thường, do vậy kiến thức về lịch sử địa phương của đa số học sinh cũng như một bộ phận nhỏ giáo viên còn mơ hồ, mong manh. Thông qua chương trình lịch sử địa phương cho học sinh thấy được vai trò cũng như tinh thần đấu tranh của đồng bào địa phương trong quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giáo dục đến học sinh lòng tự hào dân tộc về mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quê hương trong giai đoạn hiện nay.
Vì thế ngoài việc tổ chức dạy kiến thức cho học sinh trên lớp thì cho học sinh tham quan, thực địa nơi những di tích lịch sử địa phương là phương pháp dạy học đem lại hiệu quả nhất bởi tại nơi đây học sinh được nhìn thấy những hiện vật lịch sử, những dấu tích lịch sử còn lưu lại, học sinh được trải nghiệm những điều mình đã học và các em có thể cảm nhận về lịch sử đã diễn ra như thế nào trong quá khứ. Học sinh thấy được trong thời chiến thế hệ cha ông ta đã trải qua muôn vàng khó khăn gian khổ, đấu tranh kiên trì bền bỉ, hy sinh xương máu của mình để đổi lấy sự bình yên mà chúng ta có được như hôm nay.
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân tộc, việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực bổ sung sử liệu cho việc dạy học lịch sử dân tộc, làm phong phú lịch sử đất nước, làm nổi rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương. Lịch sử địa phương là một bộ phận của chương trình dạy học lịch sử ở trường THCS. Đây là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình.
Giảng dạy lịch sử địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức tình cảm và ý thức lao dộng của học sinh, góp phần hình thành lòng yêu nước, bởi lẽ nguồn gốc yêu nước bắt đầu từ lòng yêu quê hương của tuổi ấu thơ. Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam cũng bắt nguồn từ lòng tự hào về những chiến công của cha ông mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu. Hơn nữa việc dạy học lịch sử địa phương trong giảng bộ môn lịch sử sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa phương.
UBND HUYỆN KRÔNG ANA PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI QUA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Lĩnh vực: Môn Lịch sử Họ và tên: Nguyễn Thị Tài Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi Krông Ana, tháng 3 năm 2018 I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đang phấn đấu tiến lên bắt kịp bạn bè khắp năm châu để khẳng định vị trí Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng và nhà nước ta một mặt vừa xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, xây dựng nền quốc phòng an ninh bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mặt khác Đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là bệ phóng để đưa dân tộc ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của văn minh truyền thông và tin học. Đây là phương hướng quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng để đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã lựa chọn. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc. Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Bác Hồ kính yêu từng dạy “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, do vậy dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước mình hơn. Có thể nói, lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương đều là dựng lại quá khứ về lòng yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền thống, tinh thần nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển. Do đó, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học lịch sử sẽ rất đa dạng và phong phú. Bởi qua mỗi bài học, mỗi sự kiện lịch sử, học sinh sẽ có thêm niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, các em sẽ tự hào và ý thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, các em ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích góp phần xây dựng quê hương, đất nước trong thời kì mới. Môn lịch sử từ lâu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông với nội dung vô cùng phong phú và có tác dụng to lớn trong việc góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh, bởi nó chính là bức tranh tái hiện sinh động về cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của xã hội loài người trong quá khứ. Đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể trực quan sinh động, cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu. Thông qua bộ môn lịch sử không chỉ cho học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc mà còn giáo dục cho các em lòng yêu nước, biết ơn các tiền nhân, biết ơn các anh hùng đã hy sinh quên mình cho Tổ Quốc, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên trong thời kì hiện nay thì quá trình xuống cấp về đạo đức của học sinh ngày càng trầm trọng, trong đó có một phần sự bao dung vô lối của các bậc phụ huynh, sự thờ ơ của gia đình đối với con em mình, sự lệch lạc về tư tưởng ngày càng nhiều trong thời đại công nghệ thông tin, những tệ nạn xã hội thâm nhập sâu vào lứa tuổi học đường, sự suy thoái về đạo đức ở lứa tuổi học sinh ngày càng trầm trọng. Đó là hồi chuông báo động quá trình tha hóa về đạo đức, nhân cách, sự hủy hoại các giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã gây dựng bao đời nay. Xuất phát từ thực tế đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử nói chung và bộ môn lịch sử địa phương nói riêng, giáo dục cho học sinh lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh quên mình cho đất nước,. Bản thân tôi đã chọn đề tài“Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua một số di tích lịch sử địa phương”trong chương trình lịch sử địa phương nhằm giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về quá trình đấu tranh của thế hệ ông cha ta, đồng thời giúp học sinh hướng đến sự biết ơn vô hạn đối với những người anh hùng đã ngã xuống vì sự bình yên của đất nước. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi thông qua một số nội dung trong chương tình lịch sử địa phương tỉnh Đăk Lăk. - Giúp học sinh biết được ông cha ta đã bị kẻ thù đàn áp, chèn ép, áp bức và tinh thần chiến đấu anh dũng của thế hệ cha ông, từ đó giáo dục các em lòng căm thù đối với giặc ngoại xâm. - Thể hiện lòng biết ơn với những người có công với dân tộc, với đất nước bằng những việc làm và hành động cụ thể tại địa phương. Đồng thời xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình với đất nước quê hương. - Góp phần thực hiện việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với bộ môn lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng tại trường THCS Nguyễn Trãi. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua quá trình trải nghiệm, tham quan một số di tích lịch sử tại Nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo tàng Đăk Lăk. 4. Giới hạn của đề tài - Để thực hiện được đề tài này, bản thân tôi đã nghiên cứu một số nội dung bài học trong chương trình Lịch sử địa phương khối 6,7,8,9. - Đối tượng là học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Nguyễn Trãi - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015-2016, 2016-2017. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (đọc tài liệu, sách giáo khoa phân tích nội dung từng phần, từng bài để phát hiện ở nội dung nào có thể giáo dục cho học sinh) - Nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ của Đăk Lăk b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát, trải nghiệm thực tế tại nhà đày Buôn Ma Thuột, bảo tàng Đăk Lăk c. Phương pháp thống kê toán học II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác luôn mong muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu Lịch sử mà còn phải “tường” hiểu sâu sắc Lịch sử truyền thống của ông cha ta. Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, cũng như chưa làm tròn trách nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn giản nhưng rất quan trọng đối với học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học luôn cứng nhắc, khô khan. Giáo viên luôn có tâm lí làm sao cho hết được nội dung bài học, chưa hướng học sinh đến việc chủ động học tập mà học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Giáo viên cũng không dám mạnh dạn đổi mới phương pháp trong dạy học Lịch sử. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây chất lượng bộ môn Lịch sử rất thấp, học sinh thậm chí thờ ơ với lịch sử nước nhà. Đặc biệt trong chương trình lịch sử địa phương thì hầu như chúng ta còn xem nhẹ, chưa tổ chức học tập một cách chu đáo như chương trình học thông thường, do vậy kiến thức về lịch sử địa phương của đa số học sinh cũng như một bộ phận nhỏ giáo viên còn mơ hồ, mong manh. Thông qua chương trình lịch sử địa phương cho học sinh thấy được vai trò cũng như tinh thần đấu tranh của đồng bào địa phương trong quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giáo dục đến học sinh lòng tự hào dân tộc về mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quê hương trong giai đoạn hiện nay. Vì thế ngoài việc tổ chức dạy kiến thức cho học sinh trên lớp thì cho học sinh tham quan, thực địa nơi những di tích lịch sử địa phương là phương pháp dạy học đem lại hiệu quả nhất bởi tại nơi đây học sinh được nhìn thấy những hiện vật lịch sử, những dấu tích lịch sử còn lưu lại, học sinh được trải nghiệm những điều mình đã học và các em có thể cảm nhận về lịch sử đã diễn ra như thế nào trong quá khứ. Học sinh thấy được trong thời chiến thế hệ cha ông ta đã trải qua muôn vàng khó khăn gian khổ, đấu tranh kiên trì bền bỉ, hy sinh xương máu của mình để đổi lấy sự bình yên mà chúng ta có được như hôm nay. Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân tộc, việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực bổ sung sử liệu cho việc dạy học lịch sử dân tộc, làm phong phú lịch sử đất nước, làm nổi rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương. Lịch sử địa phương là một bộ phận của chương trình dạy học lịch sử ở trường THCS. Đây là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình. Giảng dạy lịch sử địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức tình cảm và ý thức lao dộng của học sinh, góp phần hình thành lòng yêu nước, bởi lẽ nguồn gốc yêu nước bắt đầu từ lòng yêu quê hương của tuổi ấu thơ. Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam cũng bắt nguồn từ lòng tự hào về những chiến công của cha ông mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu. Hơn nữa việc dạy học lịch sử địa phương trong giảng bộ môn lịch sử sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa phương. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu * Thực trạng học tập bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông: Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp khối lượng kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra yêu cầu cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ môn lịch sử nó gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em học sinh. Vì đối tượng lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “trực quan sinh động”, cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu, vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại. Chất lượng dạy học môn lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ, số lượng học sinh yêu thích môn lịch sử rất ít, nhiều phụ huynh, học sinh coi lịch sử là môn học “phụ”, nhận thức của các em về môn lịch sử sai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, địa điểm, tính chất của các sự kiện và hiện tượng lịch sử. Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn lịch sử rất thấp. Theo tôi nguyên nhân của những tình trạng trên có thể được xác định là do: + Một là: Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng. + Hai là Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình đổi mới phương phương pháp dạy học. + Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở nhà trường còn thiếu, không đủ lược đồ, bản đồ để phục vụ cho tiết học, bài học. + Bốn là: Giáo viên chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn do Bộ Giáo dục ban hành dẫn đến sai lệch về kiến thức. + Kiến thức lịch sử địa phương chưa được đưa vào sách giáo khoa, tài liệu biên soạn viết rất khó dạy, nội dung còn sơ sài và nói chung chung, nội dung chưa phong phú, chưa có sự bổ sung, điều chỉnh cập nhật điều này cũng khiến cho giáo viên và học sinh ít có sự hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống. Đối với học sinh ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong học tập và làm bài tập, đang còn đối phó, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ lược đồ, bản đồ. Đặc biệt quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học sinh môn sử chỉ là môn học phụ, không quan trọng nên có thái độ thờ ơ với lịch sử dẫn đến một thực tế đau lòng là học sinh không hiểu gì về lịch sử Việt Nam, hàng ngàn bài thi lịch sử của học sinh những năm vừa qua bị điểm 0. Qua tìm hiểu của bản thân tôi và đồng nghiệp trên địa bàn huyện tôi nhận thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Môn sử có đặc thù riêng, nhiều sự kiện, khó nhớ. - Học sinh luôn quan niệm là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi lựa chọn ôn thi. - Phụ huynh thờ ơ và hướng con em mình học các môn tự nhiên. - Giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên không thu hút được các em trong giờ học. Việc vận dụng đề tài này vào việc giảng dạy lịch sử tại trường THCS Nguyễn Trãi bản thân tôi đã có những thành công nhất định, học sinh giờ đây đã ý thức được truyền thống yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống giặc ngoại xâm là truyền thống lâu đời cần phải gìn giữ phát huy, chúng ta có được cuộc sống bình yên ấm no như hôm nay là nhờ sự hy sinh cao cả, chiến đấu ngoan cường của thế hệ cha ông trong thời chiến, từ đó giáo dục các em lòng biết ơn vô hạn đối với cha ông ta. Học sinh yêu thích hơn trong học tập bộ môn lịch sử, các em đã hình thành được kĩ năng mới trong học tập, có tư duy sáng tạo và cảm nhận lịch sử một cách sâu sắc hơn, đặc biệt là chúng ta may mắn được sinh ra trên mảnh đất đầy thành quả cách mạng như nơi đây.Thông qua hoạt động dã ngoại, tham quan các khu di tích lịch sử của dân tộc học sinh hình thành được nhiều kĩ năng như hoạt động tập thể, giúp các em thân thiện hơn, đoàn kết hơn trong học tập, hạn chế vi phạm về đạo đức như gây gỗ, đánh nhau,.vv - Chất lượng học tập bộ môn nâng cao rõ rệt, học sinh hứng thú hơn trong học tập. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì đề tài trên còn có những hạn chế nhất định,hiện nay đại đa số các em học sinh cho rằng bộ môn lịch sử chỉ là một môn học phụ, các em chỉ cần học tốt những môn như Toán,Văn, Tiếng Anh hay Lí, Hóa là được, còn những môn học như Địa lí, Lịch sử hay Giáo dục công dân là môn học phụ nên không cần học nhiều, không cần tìm tòi học hỏi thậm chí không thèm đọc sách nữa. Vì vậy các em còn xem nhẹ đối với việc học bộ môn này. Do đó kết quả học tập cũng như sự hiểu biết của các em về lịch sử chưa cao.Và thực tế hiện nay chúng ta cũng đã thấy rõ trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trong những năm vừa qua có rất ít thí sinh thi môn Lịch sử, thậm chí cả trường gần 1000 học sinh mà chỉ duy nhất có 3 học sinh thi môn sử và một hội đồng thi 26 người giám thị phục vụ cho một thí sinhvv - Nhận thức về lịch sử của đại đa số học sinh còn mơ hồ, chưa có sự đam mê mà chủ yếu học để đối phó. - Một số giáo viên còn bị động lúng túng, chưa đầu tư đối với bộ môn lịch sử địa phương . - Trong những năm vừa qua nhà trường chỉ lựa chọn một số đối tượng học sinh khá giỏi để tham quan thực địa chứ không thể tổ chức đại trà. Do đó việc đem lại hiệu quả chưa tuyệt đối. - Nguồn kinh phí tổ chức dã ngoại còn hạn hẹp, do đó cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cho học sinh tiếp cận cũng như tham quan các di tích lịch sử địa phương. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp *Tầm quan trọng của các di tích lịch sử đối với quá trình nhận thức của học sinh. Di tích lịch sử cách mạng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nguồn sử liệu vật chất, là chứng tích gốc, các di tích cách mạng nói lên một cách sâu sắc trình độ phát triển kinh tế, chính trị và trình độ kĩ thuật của từng thời đại, từng dân tộc. Di tích lịch sử là phương tiện quan trọng góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, di tích được xem là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Di tích lịch sử cách mạng là cơ sở để học sinh khôi phục quá khứ, làm cơ sở cho việc hình thành những biểu tượng cụ thể, chính xác về các sự kiện lịch sử. *Tầm quan trọng của các di tích lịch sử đối với việc giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh +Về giáo dưỡng: Di tích lịch sử giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục các anh hùng chiến sĩ yêu nước. Di tích lịch sử địa phương cũng như cả nước phản ánh các sự kiện lịch sử làm cho học sinh tự hào, yêu quý về truyền thống anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Học sinh sẽ có những nhận xét của mình về quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha ta trong thời chiến. Từ đó sẽ nhận thức được chúng ta có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc như hôm nay là nhờ có tinh thần yêu nước chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của thế hệ cha ông. Tóm lại việc sử dụng các di tích lịch sử địa phương cũng như cả nước trong quá trình dạy học lịch sử là phát huy ưu thế, sở trường của bộ môn lịch sử, góp phần giáo dục thế hệ trẻ truyền thống đạo đức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng và của cả dân tộc nói chung. *Về giáo dục: - Giáo dục cho các em lòng căm thù đối với bọn đế quốc xâm lược, yêu nền độc lập, yêu quê hương đất nước. - Giáo dục lòng biết ơn, khâm phục đối với cha ông ta trong cuộc kháng chiến, họ đã không quản ngại hy sinh, đấu tranh kiên cường gian khổ để giành độc lập. - Giáo dục cho các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cố gắng vươn lên trong học tập để xây dựng quê hương đất nước, tiếp bước truyền thống cha ông ghi thêm những trang sử vẻ vang trong thời kì mới. * Về phát triển: - Bồi dưỡng cho các em năng lực nhận thức phục vụ cho việc học tốt các bộ môn nói chung và lịch sử nói riêng như tư duy, phân tích, so sánh, nhận định các sự kiện lịch sử. - Phát triển kĩ năng thực hành như đọc bản đồ, vẽ sơ đồ, sư tầm tài liệu, tranh ảnh, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp - Tổ chức cho học sinh tham quan thực địa tại nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo tàng Đăk Lăk thông qua chương trình lịch sử điạ phương. - Những giải pháp nói trên của đề tài nhằm giúp học sinh thoát ra khỏi phương pháp học tập theo lối truyền thống và phát huy phương pháp học tập mới đó là tư duy, sáng tạo, biết phân tích, nhận định, đánh giá vấn đề, liên hệ những vấn đề đã học vào thực tế một cách sinh động. Đặc biệt là tạo cho các em học sinh một tâm lí thoải mái, hứng thú và thích học tập đối với bộ môn Lịch sử. Đặc biệt là chương trình lịch sử địa phương giúp các em hiểu được những hy sinh to lớn của ông cha ta,những khó khăn gian khổ mà cha ông ta đã phải chịu đựng, tinh thần thép và ý chí đấu tranh ngoan cường để dành độc lập trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Giúp học sinh thay đổi hình thức, phương pháp học tập trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, không còn nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng. - Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh cơ hội rèn luyện bản thân - Kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận, từ đó phát triển tư duy độc lập, học cách xử lý thông minh và các tình huống phức tạp. Tăng cường khả năng vận dụng cuộc sống để thích nghi với điều kiện xã hội mới. Ngoài ra còn giúp học sinh phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. - Giúp học sinh có năng lực cảm nhận lịch sử qua tranh ảnh, hiện vật lịch sử. - Giáo dục cho học sinh ý chí đấu tranh ngoan cường, tinh thần đấu tranh thép của chiến sĩ cách mạng tại nhà đày Buôn Ma Thuột thông qua tranh ảnh, hiện vật được lưu giữ tại nhà đày. - Giáo dục đến học sinh lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng, với dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc sinh sống tại địa phương. Trong những năm trước đây, vì nhiều lý do khác nhau mà nhà trường ít có điều kiện để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế đối với các di tích lịch sử tại địa phương, vì vậy khi dạy chương trình lịch sử địa phương( phần nội dung về nhà Đày Buôn Ma Thuột) thì giáo viên cũng chỉ cho các em quan sát một số tranh ảnh , học sinh không thể quan sát được những hiện vật lịch sử vì vậ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tinh_than_yeu_nuoc_cho_hoc_si.doc