Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt

1. Thực trạng

Hiện nay, kỹ năng sống đang được quan tâm và đã có giáo trình riêng, nhưng không phải cứ dạy ở trong giáo trình với số tiết ít ỏi là có thể giáo dục được kĩ năng sống cho học sinh. Mà hơn thế nữa, giáo dục kĩ năng sống phải được tích hợp trong tất cả các môn học. Một thức trạng hiện nay cho thấy nhiều người nhầm kĩ năng sống là dũng cảm, kiên trì,. Đây chỉ là các phẩm chất đạo đức, nó góp phần cho việc thực hiện các kĩ năng sống chứ không phải chúng là các kĩ năng sống. Chính vì thế các em học sinh đều chưa tích luỹ được cho mình các kĩ năng sống cần thiết. Chúng mới chỉ có các kĩ năng sống theo bản năng mà thôi.

Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao, hơn nữa, ngành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định cụ thể về đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường.

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực.

- Đa số học sinh học theo chương trình VNEN thì có lợi thế hơn về kĩ năng giao tiếp, hợp tác. Tuy nhiên học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng bản thân. Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh còn hạn chế. Chính vì thế khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn chậm.

2. Nguyên nhân:

Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh chóng.

 Hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh và sinh viên đang đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã xem nhẹ trong một thời gian dài.

 - Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về kĩ năng sống cho học sinh chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.

- Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành rèn kĩ năng sống chưa kĩ.

- Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.

 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành kĩ năng sống cho học sinh.

 

doc 14 trang hoathepmc36 11703
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Lệ Thuỷ, tháng 2 năm 2017
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Họ và tên: Dương Thị Thảo Nguyên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thuỷ
Lệ Thuỷ, tháng 2 năm 2017
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn sáng kiến:
Nhiệm vụ của một người thầy không phải chỉ mang đến kiến thức cho học sinh mà nhiệm vụ cao cả hơn chính là giáo dục. Trong đó có giáo dục về kĩ năng sống- giáo dục cho các em các kĩ năng cơ bản nhất để có thể đối đầu với cuộc sống. Nhất là học sinh lớp 5- lứa tuổi mà các em không phải còn quá nhỏ để được sự bao bọc từng bước của gia đình, lứa tuổi sắp bước sang một môi trường giáo dục không thể chỉ cần nghe nói đọc viết.
Trong những năm trở lại đây, khi Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, các đơn vị trường học ngày càng chú trọng tới công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông.
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
Hiện nay, nhờ có tiếp xúc nhiều với các nền giáo dục khác, giáo dục của ta đã có nhiều kế hoạch để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Vì vậy, có nhiều đề tài cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, hầu như các tài liệu đó đều nói về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học nói chung và ở nhiều môn học. Nhưng giáo dục kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi vì bản thân nội dung bài học đã buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kĩ năng( Tư duy sáng tạo, xúc cảm, trình bày suy nghĩ, vấn đáp, giải quyết vấn đề,...). 
Thêm vào đó kĩ năng sống thì phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh sống. Có những phương pháp thì phù hợp với học sinh ở vùng miền này, nhưng cũng có những phương pháp không áp dụng được cho vùng miền khác. Và hơn hết, sự thay đổi đến chóng mặt của xã hội khi cánh cửa hội nhập mở ra khiến chúng ta không thể ngưng lại việc giáo dục để thích ứng kịp thời. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt.
Điểm mới của đề tài chính là sáng kiến này áp dụng cho chương trình giảng dạy theo mô hình VNEN. Bởi vậy mà tuy thời gian triển khai đề tài chưa nhiều nhưng cũng đã đem lại một số kết quả đáng kể: 
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em.
Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm.
Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm tụ tập đánh nhau .
2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt.” được áp dụng đối với học sinh lớp 5 theo chương trình VNEN.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:
1. Thực trạng
Hiện nay, kỹ năng sống đang được quan tâm và đã có giáo trình riêng, nhưng không phải cứ dạy ở trong giáo trình với số tiết ít ỏi là có thể giáo dục được kĩ năng sống cho học sinh. Mà hơn thế nữa, giáo dục kĩ năng sống phải được tích hợp trong tất cả các môn học. Một thức trạng hiện nay cho thấy nhiều người nhầm kĩ năng sống là dũng cảm, kiên trì,... Đây chỉ là các phẩm chất đạo đức, nó góp phần cho việc thực hiện các kĩ năng sống chứ không phải chúng là các kĩ năng sống. Chính vì thế các em học sinh đều chưa tích luỹ được cho mình các kĩ năng sống cần thiết. Chúng mới chỉ có các kĩ năng sống theo bản năng mà thôi.
Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với  tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu  quả lồng ghép còn chưa cao, hơn nữa, ngành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định cụ thể về đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường. 
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. 
Kết quả năng lực, phẩm chất và kiến thức đầu năm lớp 5A như sau: 
Tổng số học sinh
Năng lực
Phẩm chất
Kiến thức
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
29
25
4
25
4
24
5
- Đa số học sinh học theo chương trình VNEN thì có lợi thế hơn về kĩ năng giao tiếp, hợp tác. Tuy nhiên học sinh thể hiện kĩ năng  còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng bản thân. Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh còn hạn chế. Chính vì thế khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn chậm.
2. Nguyên nhân:
Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế  - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh chóng.
 Hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh và sinh viên đang đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã xem nhẹ trong một thời gian dài.
 - Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về kĩ năng sống cho học sinh chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.
- Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành rèn kĩ năng sống chưa kĩ.
- Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.
 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành kĩ năng sống cho học sinh.    
Các giải pháp:
Giải pháp:
Để đạt được hiệu quả tối đa các nội dung giáo dục về kĩ năng sống thì bản thân mỗi một người làm nhiệm vụ giáo dục cần nắm vững khái niệm về kĩ năng sống.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp)
Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.
 + Kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy v.v
+ Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi v.v Ở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao. Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kỹ năng sống sau đây:
* Nhóm kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống:
- Các em biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo.
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Thực tế trong nhà trường, thông qua môn Đạo đức, các hoạt động tập thể học sinh được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai.
- Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. Đây là kỹ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu chúng ta không rèn luyện thường ngày.
* Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động – vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm.
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm – kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác.
- Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập vui chơi và lao động.
* Nhóm kĩ năng khác:
- Kỹ năng thoát hiểm: Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. 
- Kỹ năng ứng phó, ứng biến
- Kỹ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng nguy hiểm): Sử dụng những vật dụng như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện...  một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. 
 - Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả.
- Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc.
- Kỹ năng xác định phương hướng, đường đi.
- Kỹ năng thể hiện và thuyết phục người khác.
- Hy sinh bản thân vì tập thể.
ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD-KNS TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 5 
Bài
Tên bài học
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
 2B
Những con số nói gì ? 
(Tiết 1)
- Thu thập, xử lí thông tin
- Hợp tác (cùng tìm kiếm số lượng thông tin).
- Thuyết trình kết quả tự tin.
- Xác định giá trị.
 4A
Hoà bình cho thế giới
- Xác định giá trị.
- Thể hiện sự cảm thông: Bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
4B
Trái đất là của chúng mình
- Thể hiện sự cảm thông: cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát ở Mĩ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri.
- Phản hồi/ lắng nghe tích cực.
5B
Đấu tranh vì hoà bình 
(Tiết 2)
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu thông tin).
- Thuyết trình kết quả tự tin.
6B
Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình
(Tiết 2)
- Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng)
- Thể hiện sự cảm thông: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam.
9B
Tình người với đất
(Tiết 2)
- Thể hiện sự tự tin: nêu được những lí lẻ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Lắng nghe tích cực: lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận.
- Hợp tác: hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận.
9C
Bức tranh mùa thu
(Tiết 2)
- Thể hiện sự tự tin: nêu được những lí lẻ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin.
- Lắng nghe tích cực: lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận.
- Hợp tác: hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận.
10A
Ôn tập 
(tiết 1)
- Tìm kiếm và xử lí thông tin: KN lập bảng thống kê.
- KN hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê.
- KN thuyết trình kết quả tự tin.
11C
Môi trường quanh ta
(Tiết 2)
- Ra quyết định: làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường.
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
13A
Chàng gác rừng dũng cảm
- Ứng phó với căng thẳng: linh hoạt , thông minh trong tình huống bất ngờ.
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
13A
Làm biên bản cuộc họp
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề: hiểu trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản.
- Tư duy phê phán.
14B
Hạt vàng làng ta
(Tiết 2)
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
- Hợp tác để hoàn thành biên bản cuộc họp.
- Tư duy phê phán.
14C
Làm biên bản cuộc họp
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
- Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
18A
Ôn tập (tiết 1)
- Thu thập, xử lí thông tin: Lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể.
- KN hợp tác làm việc nhóm hoàn thành bảng thống kê
18A
Ôn tập 
 (tiết 2)
- Thu thập, xử lí thông tin: Lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể.
- KN hợp tác làm việc nhóm hoàn thành bảng thống kê
20C
Hoạt động tập thể
Tiết 2
- Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động.
- Thể hiện sự tự tin.
- Đảm nhận trách nhiệm.
21A
Trí dũng song toàn
- Tự nhận thức: Nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc.
- Tư duy sáng tạo
23B
Giữ cho giấc ngủ bình yên
Tiết 2
- Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động.
- Thể hiện sự tự tin.
- Đảm nhận trách nhiệm.
25C
Chúng mình cùng sáng tạo
Tiết 2
- Thể hiện sự tự tin: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- KN hợp tác: hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch.
29A
Nam và nữ
Tiết 1
- Tự nhận thức: Nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng.
- Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
- Kiểm soát cảm xúc.
- Ra quyết định.
29B
Con gái kém gì con trai?
Tiết 1
- KN tự nhận thức: nhận thức về sự bình đẳng nam nữ.
- Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.
- Ra quyết định
29B
Con gái kém gì con trai?
Tiết 2
- Thể hiện sự tự tin: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- KN hợp tác: hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch.
- Tư duy sáng tạo.
29B
Con gái kém gì con trai?
Tiết 3
.- Tự nhận thức.
- Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
- Tư duy sáng tạo.
- Lắng nghe, phản hồi tích cực.
35A
Ôn tập 
 (tiết 1)
- Thu thập, xử lí thông tin: lập bảng thống kê.
- Ra quyết định (lựa chọn phương án)
35B
Ôn tập 
 (tiết 2)
- Ra quyết định / giải quyết vấn đề.
- Xử lí thông tin.
Từ chỗ nắm chắc các nội dung tích hợp trong chương trình, giáo viên linh hoạt trong sử dung các phương pháp dạy học và tổ chức. Có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Bản thân tôi qua một thời gian thực hiện, xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau để việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 được đạt kết quả cao như sau:
1.1.Giải pháp 1: Tạo điều kiện thoải mái cho học sinh thể hiện kĩ năng của mình
Để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.
1.2.Giải pháp 2: Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp với thực tế học sinh
      * Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
              Ví dụ: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn.
 * Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi học xong tiết học này:
               Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và  học sinh.
               Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài.
 * Gọi những học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học:
             Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài học
 * Hướng dẫn học sinh nắm được mục tiêu cần đạt sau khi học. Từ đó xác định các kĩ năng cần đạt:
          Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kĩ năng cần đạt.
 * Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi gợị ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ năng sống cần đạt
       VD: Nêu mục tiêu cần đạt của bài?
-          Theo em cần làm gì để đạt được điều đó?
-          Sau khi học xong bài này em rút ra điều gì?
-          Em sẽ ứng dụng như  thế nào, làm gì trong cuộc sống hàng ngày khi gặp trường hợp như trong bài?
 * Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép các kỹ năng cần thiết ( có nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinhcần đạt sau khi học bài này; các kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy)
1.3.Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động với nhiều phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh như: đóng vai, trò chơi,
Một khi nội dung học được kết hợp vào trò chơi, đóng vai thường gây được sự thích thú với học sinh. Các em được thể hiện bản thân mình một cách rõ rệt. Từ đó, sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp học sinh phát huy tối đa các kĩ năng mình có.
Ví dụ: Khi dạy Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo- Tiết 2,  Giáo viên tổ chức cho các em thảo luận, phân vai sau đó diễn kịch trước lớp. Lúc đầu các em rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, nhưng giáo viên động viên, khuyến khích các em, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.
Trong bài 29B: Con gái kém gì con trai – Tiết 2. Học sinh được giáo viên tổ chức cho đọc thử đoạn đối thoại của mình. Chỉ gọi nhóm đọc thì bài học sẽ rất nhàm chán. Nhưng nếu thay bằng cách tổ chức thi đua xem nhóm nào có đoạn đối thoại hay thì sẽ tạo được hứng thú cho các em.
1.4.Giải pháp 4: “ Học đi đôi với hành”.
 	Tuỳ theo bài,  giáo viên tổ chức cho các em hoạt động nay tại lớp với tình huống tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu các kĩ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.
Ví dụ: Ở bài 2C: Tiết 1: Những con số nói gì? Sau khi học sinh nhận xét về báo cáo thống kê, tìm hiểu cách thống kê. Giáo viên tổ chức cho các em thực hành ngay thống kê số học sinh của lớp mình. 
1.5.Giải pháp 5: Động viên khen thưởng.
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một bông hoa thật ý nghĩa để dành tặng mẹ và cô giáo của mình. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Kết quả: 
Qua khảo sát lần 2 ở lớp 5A ( cuối năm) kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều:
Tổng số học sinh
Năng lực
Phẩm chất
Kiến thức
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Hoàn thành
Chưa hoàn thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc