Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị ở THCS

Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khiếm thị cùng học với trẻ em bình thường. GDHN trẻ khiếm thị trong trường THCS là tạo cơ hội bình đẳng giáo dục.

Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để trẻ phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù… Nhằm chuẩn bị cho trẻ trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. Tuy nhiên, thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thị ở trường THCS Khai Quang vẫn còn những hạn chế. Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khiếm thị và về khả năng phát triển của trẻ khiếm thị.
Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khiếm thị chưa có những trang thiết bị và đồ dùng dạy học đặc thù cho HS khiếm thị.

Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khiếm thị. Nhưng làm thế nào để trẻ khiếm thị hòa nhập được tốt, đây là vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm, trong đó hệ thống giáo dục đóng vai trò then chốt. Nhưng với tinh thần trách nhiệm ,lòng yêu nghề, đặc biệt với tình yêu thương những HS kém may mắn tôi đã không ngại khó khăn tìm tòi nghiên cứu qua mạng Internet , tham khảo tài liệu sách báo…đưa ra những biện pháp cụ thể để giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thị một cách có hiệu quả. Giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, phát triển ngôn ngữ, lĩnh hội những kiến thức quý báu làm hành trang cho trẻ bước vào đời hòa nhập với cộng đồng xã hội.

doc 11 trang Mai Loan 01/05/2025 570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
Phần I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 4
 2. Mục đích nghiên cứu 4
 3. Đối tượng nghiên cứu 4
 4. Phương pháp nghiên cứu 5
 5. Phạm vi nghiên cứu 5
Phần II. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận 5
 II. Thực trạng 6
 III. Nội dung 6
 1. Sơ lược về tâm lí của học sinh khiếm thị. 6
 2. Quy trình thực hiện 7
 IV. Kết quả 10
 1. Kết quả của việc áp dụng đề tài 10
 2. Bài học kinh nghiệm 11
 Phần III: KẾT LUẬN 
 1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giáo dục hòa nhập 11
 2. Kiến nghị 11
Tài liệu tham khảo 13
 3 4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận và những văn bản có liên quan đến 
vấn đề nghiên cứu. 
+Tham khảo tài liệu nghiên cứu cơ sở thực tiễn về giáo dục hòa nhập trẻ khiếm 
thị. 
+ Tìm hiểu thực trạng trẻ khiếm thị trong địa bàn trường, liên hệ phối hợp với 
trung tâm hội người mù, tìm hiểu tâm sinh lý, cá tính của HS, sơ lược về các 
dạng khiếm thị. 
+ Thực hành trải nghiệm, quan sát trong quá trình giảng dạy, trong các hoạt 
động trên lớp có trẻ khiếm thị hòa nhập. 
+ Dự giờ, thăm lớp. 
+ Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy thực tế trong những năm qua.
5. Phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh khiếm thị ở trường THCS Khai Quang thông qua các hoạt động 
dạy học, giáo dục.
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận :
 GDHN là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đã được 
Bộ GD-ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền 
cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây cũng là cơ hội để 
mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn được tiếp cận nền 
giáo dục bình đẳng, có chất lượng.
 Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-
2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược và kế 
hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 
đến năm 2015. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 
hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo 
dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và 
đóng góp tích cực cho xã hội.
 Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu 
nói nổi tiếng: “ tàn mà không phế ”, đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính 
phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật.
 Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương 
người như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những 
người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước 
gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây 
dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói 
chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó 
khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
 Thực tiễn cho thấy, giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vào các trường 
bình thường đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt 
đang được triển khai ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển.
 5 thống xác định. Đôi khi các em chỉ dựa vào một dấu hiệu đơn lẻ để khái quát 
thành một nhóm chung. 
- Đối với học sinh khiếm thị, khả năng bù trừ chức năng của các giác quan do 
khiếm thị vẫn có thể giúp trẻ tư duy tương đối tốt. Do đó không phải khi dạy bất 
cứ vấn đề nào cũng cần phải dùng vật thật hay hình nổi. 
2/ Quy trình thực hiện: 
- Giáo viên dạy HS khiếm thị cần nhớ 12 quy luật vàng trong việc dạy trẻ khiếm 
thị: 
+ Khen ngợi và khuyến khích trẻ khiếm thị, tuy nhiên cũng đặt ra những tiêu 
chuẩn đủ cao cho trẻ. 
+ Trẻ khiếm thị cần được giúp đỡ thêm trong lớp học, tuy nhiên chúng cũng cần 
được tạo điều kiện để càng tự lập càng tốt. 
+ Hòa nhập trẻ khiếm thị trong tất cả các hoạt động của lớp. 
+ Khuyến khích trẻ khiếm thị phát huy tác phong gọn gàng, đồng thời giữ bút 
sách ngăn nắp. luôn đảm bảo lớp học cũng gọn gàng để không gây khó khăn cho 
các học sinh khiếm thị di chuyển. 
+ Tất cả những học sinh khiếm thị cần được học trong những khu vực yên tĩnh. 
Những lớp học của trẻ nhìn kém cần đảm bảo luôn đủ ánh sáng. 
+ Hãy tìm vị trí ngồi thích hợp cho trẻ khiếm thị. Trẻ khiếm thị cần ngồi gần khu 
vực giảng dạy của giáo viên phòng trường hợp cần sự giúp đỡ. Trẻ nhìn kém nên 
ngồi quay lưng về phía cửa sổ. 
+ Trẻ khiếm thị thường không đọc và viết nhanh như trẻ có thị lực bình thường, 
khi lên giáo án giảng bài, giáo viên phải chú ý tới điểm này. 
+ Khuyến khích trẻ nhìn kém sử dụng thị lực của mình càng nhiều càng tốt. 
+ Khuyến khích trẻ khiếm thị sử dụng các giác quan khác như xúc giác, thính 
giác, khứu giác càng nhiều càng tốt. 
+ Giáo viên thường phải kiên nhẫn và cẩn thận giải nghĩa các từ ngữ cho trẻ 
khiếm thị, đặc biệt những từ mô tả vật mà ta có thể thấy bằng mắt. 
+ Giữ quan hệ gần gũi với phụ huynh trẻ khiếm thị, tạo điều kiện cho họ góp 
phần vào việc giáo dục trẻ. 
+ Giữ kết quả đánh giá tiến bộ của trẻ cập nhật nhất có thể. 
Để chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thị đạt hiệu quả cao tôi luôn kết hợp 
với BGH nhà trường và phụ huynh học sinh, trung tâm hội người mù, đưa ra 
một số kinh nghiệm và biện pháp cụ thể để giúp trẻ khiếm thị tự tin hòa nhập ở 
trường THCS. 
+ Trong 3 năm học vừa qua, số học sinh khiếm thị tại trường THCS Khai Quang 
được thống kê như sau:
 - Năm 2012-2013: có 03 học sinh;
 - Năm 2013-2014: có 08 học sinh;
 - Năm 2014-2015: có 13 học sinh; 
 Với số lượng học sinh khiếm thị ngày càng tăng, đòi hỏi người giáo viên 
giảng dạy ngày càng phải có phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh 
này. Hướng các em tới sự hòa nhập với các bạn cùng lớp một cách nhanh chóng 
và tự tin; vững vàng tiếp thu kiến thức. 
 7 làm cha mẹ, giúp họ hiểu hơn trách nhiệm của mình với xã hội và trong việc 
giáo dục con cái.
d / Đầu tư sáng tạo trong việc làm thiết bị dạy học.
 Để chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được tốt hơn thì việc đầu 
tư sáng tạo làm đồ dùng thiết bị dạy học rất cần thiết. Như chúng ta đã biết, đặc 
điểm tâm sinh lý của trẻ tư duy hình tượng là chủ yếu. Nếu không chuẩn bị tốt 
đồ dùng thì sẽ khó giúp trẻ thể hiện tốt khả năng cá nhân của mình. Vì vậy đồ 
dùng dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và đặc biệt là giảng 
dạy HS khiếm thị. 
 Trẻ bị khiếm thị: Thiết bị dạy học phải to, rõ nét.
* Kết quả khảo sát của một số học sinh khiếm thị học hòa nhập:
 Môn Bài Đồ dùng dạy Kết quả đạt được
 học
 - Thỏ. - Hình con thỏ - Đối vời từ “ Con thỏ”, học 
 sinh khó hình dung vì khó 
 cảm nhận bằng xúc giác khi 
 nó chỉ là một tấm bìa.
Sinh học - Xem băng hình về - Vật thật: Tổ - Đối với từ “Tổ chim”, học 
 đời sống và tập tính chim. sinh hình dung được cái tổ 
 của chim. thông qua sự mô tả của giáo 
 viên và được cảm nhận bằng 
 xúc giác khi quan sát vật 
 thật.
 Đối với hs khiếm thị, ngoài việc giáo viên mô tả bằng lời thì đồ dùng dạy học 
để hỗ trợ là không thể thiếu đặc biệt đối với những vật mà có mô hình, hình 
nộm giống thật. Trong trường hợp từ “con thỏ” giáo viên nên sử dụng con thỏ 
bằng bông thì hiệu quả hơn khi dùng con thỏ bằng tấm bìa.
e/ Tổ chức cho học sinh khiếm thị tham gia vào các hoạt động:
 Để tổ chức cho các em khiếm thị tham gia vào các hoạt động vui chơi, 
học tập giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức 
quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến 
thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp giảng dạy và giáo dục trẻ, 
phải có kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, 
chu đáo và tỷ mỷ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời 
những nhu cầu của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt 
động với các bạn. 
* Ví dụ: Em Đỗ Văn Chính: bị khiếm thị nhưng lại có năng khiếu hát rất hay. 
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoa_nhap_hoc_sinh_khiem_thi_o.doc