Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương Trung học Cơ sở (Phần văn)

Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương Trung học Cơ sở (Phần văn)

Cơ sở lí luận của vấn đề

 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đã xác định môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn học công cụ và cũng là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ. Mục tiêu của môn Ngữ văn là : “ cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản , hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là Tiếng Việt) và Văn học( trọng tâm là Văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước( ) hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng Tiếng Việt, tiếp nhận Văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống ( ) bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập; tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại”. Để đạt được mục tiêu đó, cần thiết phải đảm bảo một hệ thống quan điểm đúng đắn – mà cụ thể là phải có quan điểm khoa học, quan điểm sư phạm và quan điểm thực tiễn – khi xây dựng và phát triển chương trình bộ môn Ngữ văn. Không thể quan niệm rằng chương trình Ngữ văn cấp THCS vẫn sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vị trí, mục tiêu và quan điểm của công cuộc đổi mới giáo dục đề ra nếu trong tổng thể không thể tách rời của nó khuyết đi một nội dung đã được phân bố suốt cả chương trình bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 đó là phần Văn học địa phương.

 Rõ ràng, việc tập hợp, chọn lọc các tác giả, tác phẩm , tiến hành biên soạn và giảng dạy một cách đồng bộ và hiệu quả chương trình văn học địa phương - cụ thể là văn học địa phương Đắc Lắc - là một yêu cầu mang tính cấp bách và hết sức thiết thực.

 

doc 25 trang hoathepmc36 01/03/2022 7652
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương Trung học Cơ sở (Phần văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang
Phần thứ nhất: Phần mở đầu	 2
I. Lí do chọn đề tài . 2
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu của đề tài 	 3
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề.. 4
I. Cơ sở lý luận của vấn đề...... 4
II. Thực trạng của vấn đề.. 6
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	8
IV. Tính mới của giải pháp ......................21
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...... 21
Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị	.22
I. Kết luận......... 22
II. Kiến nghị......... 23
Tài liệu tham khảo....25
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Có thể nói trong trường kì lịch sử loài người, môn Văn là một môn học có lịch sử lâu đời nhất trong các môn học. Trong bất kì giai đoạn nào, môn học này cũng hướng tới các nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
-Thứ nhất, giúp người học biết đọc, biết viết (biết chữ)
-Thứ hai giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và biết cảm nhận, thưởng thức cái hay, cái đẹp của văn chương, nghệ thuật.
-Thứ ba, thông qua hai nhiệm vụ trên mà mở mang tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và rèn luyện nhân cách cho người học sinh.
Ngày nay, khi đất nước bước sang một giai đoạn mới, mục tiêu của giáo dục nhà trường phổ thông đã xác định rõ trong luật giáo dục:
“ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục – Điều 23)
Do yêu cầu gắn với cuộc sống hiện tại nên chương trình Ngữ văn trung học cơ sở có đưa vào một số bài Chương trình địa phương. Đó là những bài học rất bổ ích giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về địa phương mình với những nội dung có tính chất gần gũi, cần thiết đối với cuộc sống của mỗi con người trong cộng đồng nơi mình đang sinh sống : văn học nghệ thuật, văn hóa dân gian, ngôn ngữ , thiên nhiên, môi trường,  Nhằm đưa học sinh đến với những vấn đề vừa quen thuộc gần gũi hằng ngày vừa có ý nghĩa lâu dài mà tất cả mọi người dân ở địa phương cùng quan tâm đến, giúp các em “hòa nhập với cộng đồng”, thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với quê hương, đất nước . Từ đó có tinh thần thái độ học tập đúng đắn hơn.
Muốn chuyển tải một cách tốt nhất những vấn đề về địa phương đến người học. Người giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú . Ai cũng hiểu nếu không nắm vững tri thức thì không thể dạy tốt được nên người giáo viên bao giờ cũng chú tâm vào việc tìm tòi, tích lũy kiến thức , suy ngẫm nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu các đối tượng học sinh. 
Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì xây dựng chương trình giáo dục phổ thông trong đó có quy định chuẩn đầu ra, những nội dung cốt lõi và yêu cầu bắt buộc (phần cứng) nhưng đồng thời dành thời lượng (khoảng 20%) để các địa phương và nhà trường vận dụng, bổ sung những nội dung mang tính đặc thù về lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Tỉnh Đắc Lắc và cụ thể là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana đã áp dụng chương trình địa phương mới trong năm học 2018 - 2019 này. Nhưng thời gian theo phân phối chương trình còn hạn chế và phần lớn chưa được thiết kế, giảng dạy một cách bài bản mà còn mang nhiều tính tự phát. Tài liệu học tập thì khan hiếm, ít ỏi và chưa được cập nhật. Tài liệu tham khảo hầu như không có đối với cả người dạy và người học
Xuất phát từ nhận thức đó, tôi cảm thấy rằng cần trăn trở về việc giảng dạy các nội dung Chương trình địa phương trong chương trình Ngữ văn THCS. Tôi viết đề tài: “Vài Kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trìnhNgữ văn địa phương THCS ”. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy và phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của học sinh trong việc tiếp nhận thông tin, khám phá giá trị của mỗi bài Chương trình địa phương mà bản thân các em được học .
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu của đề tài
- Giúp cho giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các bài học trong trương trình Ngữ văn địa phương THCS và cụ thể là phần văn học.
- Tạo điều kiện cho các em học sinh phát huy năng lực, sở trường, lòng tự hào về những nét đẹp của địa phương mình, đặc biệt nhất là đối với các em người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
- Qua đó góp phần tạo hứng thú, khơi gợi niềm đam mê để các em tự tìm hiểu những nét đẹp về văn hóa vùng miền mà mình đang trực tiếp sinh sống. Đồng thời nó sẽ tạo tiền đề hình thành cho các em biết nuôi dưỡng ước mơ sau này lớn lên sẽ phát triển hơn nữa những di sản văn hóa, những danh lam thắng cảnh mang đậm bản sắc của dân tộc mình, của địa phương mình đến với bạn bè trong và ngoài nước.
- Giúp cho các em là người dân tộc thiểu số, cụ thể là người Ê-đê có thêm niềm tin, niềm tự hào về thành tựu văn học dân gian của dân tộc mình. 
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
	Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (ban  hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đã xác định môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, môn học công cụ và cũng là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ. Mục tiêu của môn Ngữ văn là : “ cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản , hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là Tiếng Việt) và Văn học( trọng tâm là Văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước() hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng Tiếng Việt, tiếp nhận Văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống () bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập; tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các  giá trị văn hoá  của dân tộc và nhân loại”. Để đạt được mục tiêu đó, cần thiết phải đảm bảo  một hệ thống quan điểm đúng đắn – mà cụ thể là phải có quan điểm khoa học, quan điểm sư phạm và quan điểm thực tiễn – khi xây dựng và phát triển chương trình bộ môn Ngữ văn. Không thể quan niệm rằng chương trình Ngữ văn cấp THCS vẫn sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vị trí, mục tiêu và quan điểm của công cuộc đổi mới giáo dục đề ra nếu trong tổng thể không thể tách rời của nó khuyết đi một nội dung đã được phân bố suốt cả chương trình bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 đó là phần Văn học địa phương.
 Rõ ràng, việc tập hợp, chọn lọc các tác giả, tác phẩm , tiến hành biên soạn và giảng dạy một cách đồng bộ và hiệu quả chương trình văn học địa phương - cụ thể là văn học địa phương Đắc Lắc - là một yêu cầu mang tính cấp bách và hết sức thiết thực.
Vế văn học địa phương được hiểu là những sáng tác văn học của các tác giả trong một khu vực địa lý cụ thể. Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cư trú nhất định và mang bản sắc riêng, độc đáo có tính chất đặc thù của vùng, miền, địa phương đó.
 Năm học 2018 – 2019 tài liệu hướng dẫn daỵ – học Ngữ văn địa phương tỉnh Đắk Lắk chú trọng Những nội dung cần đưa vào giảng dạy trong Ngữ văn địa phương ở Đắc Lắc có liên quan đến chương trình Ngữ văn THCS :
1. Ngữ văn 6: Có một số vấn đề liên quan nhiều đến việc tổ chức dạy – học các nội dung địa phương. Hiểu được cách giải thích độc đáo về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam của người Ê-đê và ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng các dân tộc qua nội dung truyện “ Sự tích các dân tộc” ( truyện cổ Ê- đê). Hiểu thêm về đặc trưng thể loại sự tích dân gian, ý nghĩa của hình tượng cây kơ-nia trong đời sống tâm linh của người dân tộc Tây Nguyên qua nội dung truyện. “ Sự tích cây kơ - nia ( truyện cổ Ê-đê). Và một số văn vản đọc thêm: “Qủa bầu mẹ” ( truyện cổ Khơ- mú), “Cô gái đẹp và hạt gạo”( truyện cổ Ê- đê). , “ Thỏ và Mtao bụng phệ” ( truyện ngụ ngôn Ê-đê).
2. Ngữ văn 7: Các nội dung cần khai thác: Niềm tự hào, nâng cao ý thức học tập, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình, nắm được chính sách giáo dục ngôn ngữ các dân tộc của Đảng và Nhà nước qua bài “ Giáo dục ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” và cảm nhận được ý chí, sức mạnh phi thường và khát vọng vượt thời đại của Đăm Săn cũng như sự kì vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên qua đoạn trích“ Đi bắt nữ thần mặt trời”.
- Một số bài đọc thêm “ Các bộ chữ viết Ê-đê, M Nông, J Rai vì Đak Lak ngày nay là địa bàn giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc anh em và nhiều nhóm địa phương ( 47 dân tộc anh em), ‘ Sử thi Tây Nguyên- kho tàng văn hóa, tinh thần vô giá”...
3. Ngữ văn 8: Chương trình địa phương cần khai thác một số nội dung chính sau đây: Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của “ Thác Dray nur” một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Đak Lak. Hiểu thêm về cảnh sắc thiên nhiên bí ẩn và kì thú của núi rừng Tây Nguyên qua cây chuyện hấp dẫn về cuộc sống bầy đàn đặc trưng của loài voi qua văn bản “ Ở nơi hoang dã”. Cảm nhận được những thay đổi tích cực đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay của đông bào dân tộc Tây Nguyên qua văn bản “ Mùa xuân ơi, tới đi”. Đồng thời mở rộng kiến thức về Sông Sêrêpôk, Hồ Lak...
4. Ngữ văn 9: Các nội dung địa phương cần tập trung khai thác là: Những tình cảm tha thiết, chân thành của Bác Hồ kính yêu dành cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên qua văn bản “ Bác Hồ với Tây Nguyên”. Cảm phục tinh thần bất khuất , sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng trong công cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do và truyền thống đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc qua văn bản “ Ngọn lửa bất khuất”. Vẻ đẹp của các chiến sĩ trên đường hành quân ra trận và cảnh quan thiên nhiên phóng khoáng đậm nét trữ tình của miền đất Tây Nguyên qua văn bản “ Trước giờ nổ súng” và một số văn bản đọc thêm.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thuận lợi:
- Trường THCS Buôn Trấp là một ngôi trường nằm ở trung tâm thị trấn Buôn Trấp và là đơn vị đã có nhiều thành tích trong công tác dạy và học của ngành Giáo dục Huyện nhà trong nhiều năm qua. Hầu hết các bậc phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập của con em, nhiều lớp phụ huynh đã đầu tư ti vi do vậy tiện lợi cho việc xen hình ảnh và vidio liên quan đến các nội dung bài học. Đa số các em có ý thức học tập tốt và rất hào hứng với môn học sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sưu tầm, tìm hiểu truyện dân gian tại địa phương. 
- Các giáo viên giảng dạy giàu kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề, có trình độ và năng lực chuyên môn vững vàng luôn quan tâm đến việc sưu tầm và tìm hiểu về văn học địa phương nên đã sưu tầm được một số tư liệu tương đối về văn học, văn hoá của tỉnh nhà.
- Các giáo viên giảng dạy đều thực hiện đúng phân phối chương trình, đã bám sát vào tài liệu dạy – học nên nội dung bài học được truyền tải đảm bảo, học sinh làm quen và bước đầu có hứng thú với việc học văn học địa phương.
- Những nội dung chương trình địa phương ở từng phân môn bước  đầu đã tích hợp được cả ba phân môn giúp cho giáo viên và học sinh tương đối thuận lợi trong việc tìm hiểu và khai thác nội dung bài học.
2. Khó khăn:
 Đây là năm đầu tiên Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn Tài liệu dạy – học Ngữ văn địa phương tỉnh Đắc Lắc . Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana triển khai dạy học chương trình địa phương mới ở một số môn học nhất định trong đó có môn Ngữ văn. Chính vì vậy mà việc giảng dạy phân môn này sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định như :
- Do việc thay sách giáo khoa đặt ra quá nhiều vần đề mới mẻ cần phải giải quyết trong khi đó thời gian và điều kiện để tìm hiểu, tra cứu và sưu tầm của giáo viên còn rất hạn chế.
- Học sinh chưa được giao tiếp rộng, trình độ nhận thức còn hạn chế, việc tự học ở nhà hoặc tự sưu tầm những nội dung theo yêu cầu của giáo viên hầu như chưa thực hiện được.
- Tài liệu tham khảo đối với cả giáo viên và học sinh hết sức hạn chế.
- Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra một số nội dung cụ thể để phục vụ tốt cho quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Nó sẽ trở thành một nguồn tài liệu để quý thầy cô giáo cùng tham khảo.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp:
- Đưa ra những biện pháp, cách thức thực hiện tối ưu nhất trong việc gây hứng thú cho học sinh trong tiết học Văn học địa phương, làm cơ sở để các giáo viên cùng tham khảo và thực hiện. 
- Giúp cho tiết học Văn học địa phương vừa đảm bảo được nội dung vừa thu hút được sự chú ý của học sinh. Qua đó, học sinh hứng thú với môn học và có phương pháp tiếp thu bài nhanh với những đặc thù riệng của phân môn này. Đồng thời, người dạy ngày càng nâng cao được tay nghề, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giảng dạy Văn học địa phương trong trường THCS và hơn nữa là khơi gợi được sự thích thú, niềm đam mê tìm tòi của học sinh.
- Giáo viên phụ trách bộ môn sẽ biết được mặt mạnh của mình để phát huy cũng như mặt yếu để tìm hướng khắc phục. Đồng thời đi tìm lời giải cho hiện trạng học sinh chưa thực sự chú ý, tập trung vào môn học. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân để những tiết học khác được thực hiện tốt hơn. 
2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
Để thực sự thu hút học sinh, tạo cho các em có hứng thú với tiết học Văn học địa phương, tôi đã thử nghiệm một số biện pháp phù hợp với đặc trưng môn học, phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường trong từng tiết dạy, để phù hợp với trình độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh. Cụ thể, trong một tiết dạy Văn học địa phương, giáo viên cần lưu ý các điều sau:
- Trước hết là phải chuẩn bị kiến thức cho một tiết học, đây là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học bài Chương trình địa phương. Vì kiến thức bài học không có sẵn nên không chuẩn bị thì không có nội dung kiến thức cho tiết học. Chính vì vậy để có một tiết học đạt kết quả như mong muốn thì cả giáo viên và học sinh đều cần phải có sự chuẩn bị chu đáo.
 + Về phía giáo viên: cần lên kế hoạch cụ thể để hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học Chương trình địa phương. Vì nội dung của môn Ngữ văn địa phương chủ yếu là văn học dân gian của người bản địa, cảnh sắc thiên nhiên, truyền thống văn hóa... nên học sinh cần có thời gian để sưu tầm, tìm hiểu. Giáo viên cần phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở. Đồng thời giáo viên cũng cần phải tìm hiểu thêm về văn học dân gian của người Ê-đê, nét đẹp về văn hóa, truyền thống và phong cảnh của địa phương, sưu tầm tranh ảnh để làm tư liệu cho bài dạy của mình.
+ Về phía học sinh: học sinh phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho. Bản thân mỗi học sinh cần trang bị một cuốn sổ tay để ghi chép và lưu giữ để làm tài liệu cho quá trình học tập sau này.
- Tiếp theo là tổ chức các hoạt động dạy học tiết Chương trình địa phương trên lớp. Để tổ chức một tiết học sinh động, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trình bày trước tập thể đòi hỏi giáo viên phải áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy để tạo không khí sôi nổi, các em có hứng thú với tiết học và yêu thích tiết học văn nói chung và văn học địa phương nói riêng. Giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để cho tiết học thêm sinh động hơn.
+ Ví dụ: 
 Lớp 6: Bài “SỰ TÍCH CÁC DÂN TỘC” ( Truyện cổ Ê-đê)
	- Trước tiên, giáo viên cần xác định được mục tiêu cụ thể của từng bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau: 
+ Kiến thức: 
∙ Nắm và kể lại nội dung của truyện.
∙ Hiểu được cách giải thích độc đáo về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam của người Ê-đê và ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng giữa các dân tộc qua nội dung truyện.
+ Kĩ năng:
∙ Đọc – hiểu văn bản văn học địa phương.
∙ Bước đầu biết liên hệ, so sánh với truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc của các dân tộc khác.
+Thái độ: Giáo dục HS yêu mến, tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta và phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
- Tiếp theo là xác định được phương pháp/kỹ thuật dạy học cụ thể và phù hợp với nội dung của bài học như: phương pháp tìm tòi, so sánh, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm.
- Một khâu quan trọng giúp tiết học thành công nữa là sự chuẩn bị bài của cả giáo viên và học sinh phải thật chu đáo, tỉ mỉ. Giáo viên chuẩn bị giáo án, tài liệu tham khảo, một số hình ảnh liên quan. Còn học sinh cần đọc, tìm hiểu kĩ bài học theo Tài liệu dạy học địa phương. 
- Tiến hành các hoạt động học tập và nội dung học tập:
+ Ổn định tổ chức
+ Bài cũ: Câu chuyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” đã giải thích về cội nguồn của dân tộc ta mà các em đã được học thì theo em còn câu chuyện nào khác cũng giải thích về cội nguồn các dân tộc không? Hãy kể cho các bạn cùng biết. 
+ Bài mới: Giới thiệu bài 
 	 Từ phần câu hỏi bài cũ, Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
 Hoạt động : Đọc - hiểu văn bản. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc văn bản.
- Giải thích từ khó
- Văn bản “Sự tích các dân tộc” thuộc thể loại nào? Kiểu văn bản nào?
- Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Văn bản “Sự tích các dân tộc” được liên kết bởi mấy đoạn? Em hãy nêu giới hạn của từng đoạn? Nội dung của mỗi đoạn? 
- Đoạn 1: “Từ đầu . sống sót” => Giới thiệu sự việc hai anh em Khốt và Kho sống sót qua trận giông bão.
- Đoạn 2: “Tiếp theolà cha mẹ” => Quá trình hình thành và ra đời của các đân tộc Việt Nam.
? Trong văn bản có những chi tiết kì ảo nào?
+ Hai anh em Khốt Và Kho trốn vào trong quả bầu khô nên đã sóng sót sau trận giông bão khủng khiếp.
+ Quả bầu kì lạ đã sinh ra sáu mươi đôi nam nữ đều gọi Khốt và Kho là cha mẹ
? Các chi tiết ấy có vai trò gì trong truyện?
- Tô đậm tính chất kì lạ lớn lao đẹp đẽ về sự ra đời của các dân tộc làm tăng thêm sự hấp dẫn của văn bản.
? Tại sao trong câu chuyện này các tác giả dân gian không giới thiệu về nguồn gốc và hình dáng của hai nhân vật Khốt và Kho? 
- Học sinh tự bộc lộ ý kiến. 
? Khốt và Kho có phải là những người được sinh ra đầu tiên không?
- Học sinh tự bộc lộ ý kiến.
? Điều gì đã xảy ra làm cho buôn làng bị cuốn trôi hết? 
- Học sinh tự bộc lộ ý kiến.
? Sau trận giông bão khủng khiếp đó thì cả buôn làng có còn ai sống sót không? Vì sao?
- HS trả lời
- Giáo viên chốt ý và ghi bảng.
? Chi tiết tưởng tượng quả bầu khô có ý nghĩa gì?
- HS tự bộc lộ ý kiến của mình.
? Khốt và Kho đã làm gì sau khi chui ra khỏi quả bầu khô?
- Họ tìm thấy các loại hạt như: lúa, ngô, bầu trong quả bầu thần kì và đem trồng.
? Cây bầu do hai anh em trồng có gì kì lạ không?
- Chỉ ra một quả duy nhất và sinh ra sáu mươi đôi nam nữ.
? Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
? Việc chia con của Khốt và Kho khác với việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ ở chỗ nào?
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển vì phong tục tập quán khác nhau.
- Khốt và Kho chia con đi khắp các miền trên cacnj theo thứ tự trước sau:
+ Đôi đầu tiên đi về phía mặt trời mọc có đồng bằng và biển cả là tổ tiên của người Kinh bây giờ.
+ Những đôi ra tiếp sau đi về vùng núi phía Bắc trùng điệp được coi là tổ tiên của các dân tộc Mường, Tày, Thái,...
+ Những đôi ra sau cùng thì ở lại vùng núi phía Nam chính là tổ tiên của các dân tộc Tây Nguyên bây giờ.
? Qua sự việc chia con của Khốt và Kho đã thể hiện ý nguyện gì của người Ê-đê?
- Phát triển dân tộc, đoàn kết thống nhất dân tộc mọi người Việt Nam đều có chung nguồn gốc từ quả bầu khô.
? Em hiểu gì về nguồn gốc các dân tộc của nước ta qua văn bản “Sự tích các dân tộc” của người Ê-đê?
- Học sinh thảo luận nhóm. 
Hoạt động 2: Tổng kết nội dung bài học
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện?
- HS thảo luận nhóm
- GV: Khái quát nội dung chính của văn bản.
- HS khái quát.
I/ Đọc - hiểu văn bản. 
1/ Đọc – 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giang_day_chuong_trinh_ngu_van_dia_phu.doc