Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức của học sinh trong lớp học chính khóa

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức của học sinh trong lớp học chính khóa

Dạy học sinh cách tự ghi vở: Sau khi giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh hoạt động cá nhân ít phút và tự ghi kết quả (câu trả lời, tìm tòi kiến thức, ...) vào cột (1). Sau khi thảo luận trong nhóm, học sinh ghi bổ sung nội dung thiếu vào cột (2) và gạch nội dung sai ở cột (1). Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, học sinh hoặc giáo viên chốt kiến thức thì học sinh tiếp tục tự ghi bổ sung nội dung thiếu hoặc sửa nội dung sai ở cột (1), cột (2) vào cột (3), đồng thời gạch nội dung sai ở cột (1) và cột (2) nếu có.

Dùng bảng trên, sau vài lần quan sát giáo viên có thể biết được học sinh diện A3 hay A2 có tham gia hoạt động không và cá nhân học sinh gặp khó khăn gì khi giải quyết vấn đề. Từ đó, giáo viên tìm hiểu lí do, nguyên nhân và có biện pháp thích hợp cho bạn hoặc trực tiếp giáo viên giúp đỡ để rèn cho học sinh năng lực tự học chứ không phải bắt học sinh tự học. Khi báo cáo kết quả hoạt động của nhóm, giáo viên có thể yêu cầu các đối tượng học sinh đều phải trả lời hoặc các lần hoạt động tiếp theo học sinh chưa trả lời sẽ phải trả lời (Có thể học sinh nhút nhát, học sinh diện A3 trả lời trước, giáo viên dùng lời khen khích lệ vừa phải cho đối tượng này; hoặc đạidiện nhóm báo cáo trước,sau đó học sinh thuộc diện khác trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạn). Cách thức dạy học này khắc phục được hiện tượng nhóm tự cử đại diện báo cáo chỉ tập chung vào một, hai học sinh thuộc diện A1.

Đây là cách thức dạy học sinh phương pháp tự học tác động tới cả ba đối tượng nhận thức; học sinh có nội dung kiến thức bài học trong vở ghi của để học rất hiệu quả; hơn nữa tiết kiệm được thời gian phải dành để chờ cho học sinh viết bài vào vở nếu dùng phiếu họctập.

docx 7 trang Mai Loan 16/07/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức của học sinh trong lớp học chính khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
 Giải pháp tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức của 
 học sinh trong lớp học chính khóa.
- Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp
- Chức vụ: Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP chuyên ngành Toán.
 Tam Hợp, năm 2019
 1 Phương án thứ nhất với mục tiêu tiết học học sinh diện A3 được các bạn 
diện A1 trợ giúp khi tham gia các hoạt động bài học bố trí sơ đồ học sinh diện 
A1 và A3 ngồi gần nhau (có thể bố trí học sinh diện A2 ngồi cùng).
 Ví dụ: Sơ đồ theo phương án thứ nhất có thể như sau
 Bình- Dũng- Huy- 
 Hải-A3 Mai-A2 Du-A2
 A1 A2 A2
 Lan-A2 Cúc-A2 Huệ-A3 Ba-A2 Tú-A1 Yến-A3
 Hùng- Tùng- Hồng- 
 Đào-A3 Lê-A1 Hà-A2
 A1 A3 A2
 ... ... ... ... ... ...
 Phương án thứ hai với mục tiêu tiết học có hoạt động mà khối lượng, 
mức độ công việc giao theo khả năng nhận thức của học sinh thì bố trí sơ đồ 
học sinh mỗi diện ngồi theo một khu vực.
 Ví dụ: Sơ đồ theo phương án thứ hai có thể như sau
 Bình- Hùng- 
 Yến-A3 Hải-A3 Hà-A2 Du-A2
 A1 A1
 Lê-A1 Tú-A1 Huệ-A3 Đào-A3 Cúc-A2 Huy-A2
 Dũng- Tùng- Hồng- 
 Ba-A2 Mai-A2 Lan-A2
 A2 A3 A2
 ... ... ... ... ... ...
 Mỗi phương án, giáo viên cần có 2 sơ đồ môn học mỗi lớp được công 
khai ở lớp và sẵn sàng chia sẻ với giáo viên đến dự giờ để họ thực hiện dự giờ 
theo cách quan sát hoạt động học của từng học sinh.
 Khi thực hiện cần linh hoạt và nhẹ nhàng, tùy theo mục tiêu cũng có thể 
có những tiết học giáo viên cần cho học sinh ngồi tự do để tạo tâm lý thoải mái 
trong học tập cho học sinh. Đặc biệt không áp dụng hai phương án ngồi theo sơ 
đồ năng lực nói trên đối với tiết kiểm tra.
 Soạn giáo án bài học cần thể hiện được trong mục tiêu, các hoạt động 
dạy học và yêu cầu về nhà cho mỗi nhóm đối tượng nhận thức A1, A2, A3. 
Chẳng hạn:
 Học sinh diện A3 soạn mục tiêu về vận dụng kiến thức cơ bản là nhận ra 
tương tự để thực hiện. Khi thiết kế hoạt động cho một vấn đề với học sinh A1 
được khái quát lên và giải quyết chỉ bằng số ít hoạt động; học sinh diện A2, A3 
được chia thành nhiều hoạt động nhỏ hơn để thực hiện, hoạt động sau có sử 
dụng kết quả của hoạt động trước, hoạt động cuối cùng sẽ giải quyết được vấn 
đề mà học sinh diện A1 phải giải quyết trong một hoặc hai hoạt động. Cũng có
 3 học rất hiệu quả; hơn nữa tiết kiệm được thời gian phải dành để chờ cho học 
sinh viết bài vào vở nếu dùng phiếu học tập.
 Bước 4. Đánh giá, so sánh kết quả và rút kinh nghiệm
 Giáo viên lập bảng so sánh kết quả tại hai thời điểm (sau học kỳ I và kết 
thúc năm học). Chẳng hạn, cuối học kỳ I theo bảng sau:
 Kết quả bộ môn đầu Kết quả bộ môn cuối học 
 Họ và tên Đánh 
 STT năm học kỳ I
 học sinh giá
 (a) (b) (c) (a) (b) (c) (d)
 Trong đó: (a) là xếp loại học lực, (b) là điểm trung bình bộ môn, (c) là 
điểm kiểm tra khảo sát/điểm kiểm tra học kỳ, (d) là diện A1, A2, hay A3; cột 
đánh giá ghi đánh giá bằng nhận xét quá trình tham gia các hoạt động trên lớp 
của học sinh.
 Nhà trường và tổ chuyên môn lập bảng tổng hợp theo môn khối
 Tổng số theo diện Tổng số theo diện 
 Tổng số 
 Môn khối đầu năm học cuối học kỳ I
 học sinh
 A1 A2 A3 A1 A2 A3
 Toán 6
 Toán 7
 Toán 8
 Toán 9
 Toán toàn trường
 ....
 Kết thúc học kỳ II, lập bảng tương tự.
 Căn cứ bảng tổng hợp, ban giám hiệu, tổ nhóm chuyên môn và giáo viên 
rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ sung cho các bước để cải tiến sáng kiến và áp 
dụng cho các chu kỳ tiếp theo hiệu quả hơn.
 + Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Giải pháp của sáng kiến được áp dụng từ năm học 2017 – 2018 đến nay. 
Hiện vẫn đang được tiếp tục thực hiện theo quy trình 4 bước trên, thực hiện 
theo từng học kỳ. Kết thúc học kỳ I lại quay lại chu kỳ 4 bước để tiếp tục áp 
dụng cho học kỳ II. Giải pháp đã được áp dụng tại trường Trung học cơ sở nơi 
tôi đang công tác, ở các môn học đánh giá két quả bằng điểm số và mang lại 
lợi ích thiết thực.
 5 hiệu quả ở mỗi hoạt động), tăng cường tính hợp tác trong giải quyết vấn đề. 
Tạo được hứng phấn, hứng thú, yêu thích bộ môn thông qua các hoạt động theo 
từng đối tượng nhận thức góp phần phát triển phẩm chất học sinh( được giao 
tiếp với các bạn cùng trình độ và cả các bạn khác trình độ nhận thức bộ môn để 
tự học tập và chia sẻ). Sáng kiến này còn đem lại lợi ích trong việc bồi dưỡng 
giáo viên tiếp cận dần với phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục 
phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Sáng kiến áp dụng với điều kiện dạy học theo chương trình và chuẩn kiến 
thức kỹ năng hiện tại, vẫn áp dụng được trong chương trình giáo dục phổ thông 
mới.
 Phải được sự chỉ đạo của ban giám hiệu trong việc phối hợp giữa giáo 
viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm về việc thay đổi chỗ ngồi của học sinh 
theo từng môn học.
 Học sinh và phụ huynh học sinh được nhà trường phổ biến việc đổi mới 
tổ chức dạy học theo ba đối tượng nhận thức của học sinh.
 Hiệu quả hơn nếu nhà trường có đồng bộ trong đổi mới phương pháp dạy 
học từ ban giám hiệu đến tổ nhóm chuyên môn sinh hoạt theo nghiên cứu bài 
học.
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu 
có):
 Sáng kiến tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức của học 
sinh trong lớp học chính khóa áp dụng cho công tác quản lý chỉ đạo đổi mới 
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của ban giám hiệu và tổ nhóm chuyên 
môn.
 Các bước của giải pháp còn áp dụng cho giáo viên sáng tạo trong việc 
thay đổi cách thức tổ chức dạy học phù hợp để phát triển năng lực học sinh.
 Ngoài trường THCS tôi đã áp dụng, sáng kiến này có thể áp dụng cho 
các trường THCS khác, các trường THPT và trường Tiểu học.
 Tam Hợp, ngày 20 tháng 01 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Hữu Tài
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_to_chuc_day_hoc_theo_ba_nhom.docx
  • pdfsk_2019nguyen_huu_tai1_85201914.pdf