Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

 - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng đại trà vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần hạn chế.

 - Học sinh học chương trình chính khóa quá nhiều môn, do đó có phần ảnh hưởng đến thời gian dạy và học. Các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng học sinh giỏi, dẫn đến kết quả không cao là điều tất yếu.

 - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa có cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi cũng chưa cao.

 

docx 3 trang Trần Đại 27/04/2023 4931
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG THAM LUẬN
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG 
HỌC SINH GIỎI
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương và cho đất nước nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, kết quả vòng Huyện, Tỉnh có những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi học sinh giỏi chung của toàn trường.
 1.Thuận lợi:
 - Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của Ban giám hiệu.
 - Cơ sở vật chất khá đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm liền.
 - Học sinh hiếu học, phụ huynh quan tâm.
 2. Khó khăn:
 - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng đại trà vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần hạn chế.
 - Học sinh học chương trình chính khóa quá nhiều môn, do đó có phần ảnh hưởng đến thời gian dạy và học. Các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng học sinh giỏi, dẫn đến kết quả không cao là điều tất yếu.
 - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa có cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi cũng chưa cao.
 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi:
 3.1 Về công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
 - Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019.
 - Căn cứ vào số lượng giáo viên và trình độ đào tạo của giáo viên trng trường.
 - Căn cứ vào kết quả của tổ trong các năm học trước.
 3.2 Đối với Ban giám hiệu và các giáo viên phụ trách tổ
 - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có tâm huyết, năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.
 - Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cố gắng phân công giáo viên dạy bồi dưỡng.
 - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 - Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
 - Xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình lâu dài và phải quyết tâm
 + Chúng ta lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi ngay sau khi kết thúc các kỳ khảo sát học sinh giỏi của năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
 + Định hướng học sinh, lên kế hoạch dạy bồi dưỡng ngay từ đầu, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường. 
 + Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh chồng chéo giữa môn này với môn kia.
 + Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi được tiến hành thường xuyên trên cả lớp và các buổi khác, bằng nhiều hình thức thích hợp.
 3.3 Đối với giáo viên giảng dạy
 - Để có đội tuyển học sinh giỏi lâu dài phải có lộ trình bồi dưỡng và biết thừa kế qua các năm học trước vì thế người thầy phải luôn có ý thức tự rèn, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là người dẫn đường tin cậy cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng Internet. Lựa chọn trang web nào ghữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu.
 - Thực hiện phương châm: dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao thông qua những bài luyện tập cụ thể để dạy phương pháp tư duy- dạy kiểu dạng bài có quy luật, loạt bài có tính đơn lẻ rồi luyện bài tổng quát.
 - Nên tránh nôn nóng trong quá trình bồi dưỡng sợ học sinh thiếu kiến thức nâng cao hay bỏ qua các bước cơ bản dẫn đến học sinh thiếu sự chặc chẽ trong quá trình làm bài. Đừng để học sinh tâm lý trong thi cử và không nặng thành tích đối với học sinh dẫn đến học sinh bị áp lực từ nhiều phía.
 3.4 Về chương trình bồi dưỡng
 - Giáo viên biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết từng chuyên đề, khai thác tối ưu các dạng bài, rèn luyện các kỹ năng trình bày từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để học sinh dễ bắt nhịp.
 - Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp. Chương trình bồi dưỡng phải có sự liên thông trong suot61v quá trình.
 3.5 Về tài liệu bồi dưỡng
 - Giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng, các bộ đề thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và tìm kiếm trên mạng Internet thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc các tài liệu hay để hướng cho học sinh.
 - Giáo viên hướng dẫn các tài liệu cho học sinh, sách vỡ, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để cho học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu bổ sung kiến thức.
 3.6 Về thời gian bồi dưỡng
 - Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi, vừa quá tải đối với học sinh, vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở các môn học khác của học sinh.
 Đối với học sinh 
 Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực độc lập nghiên cứu của học sinh.
 - Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tạo nguồn từ đầu câp học.
 - Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt các em đạt được những thành công từ thấp đến cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành vững chắc và đạt được thành tích cao. 
 - Học sinh phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của học tập.
 - Học sinh phải yêu thích mn6 học, say mệ trong học tập và ham học hỏi.
 - Học sinh phải cần cù tích lũy và chăm chỉ rèn luyện, ngoài dọc sách giáo khoa học sinh còn đọc sách tham khảo và tài liệu khác.
 3.8 Đối với phụ huynh
 - Quan tâm điều kiện, động viên con em tích cực học tập tốt hơn.
 - Trang bị đầy đủ tài liệu học tập, dụng cụ học tập.
 - Thường xuyên liên lạc với thầy cô giáo nhà trường để nắm tình hình học tập của học sinh.
 - Biết năng lực của học sinh để tạo điều kiện tốt nhất, tuyệt đối không xem nhẹ và phân biệt các môn học bồi dưỡng.
 3.9 Sự phối hợp với các tổ chức trong trường và khen thưởng 
 - Để hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Chi đoàn, Công doàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm,cũng cần có nhiều quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm và giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân trong thời gian qua, mong sự góp ý của quý thầy cô.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_to_chuc_co_hieu_qua_cong_tac.docx