Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2

Sở dĩ kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học nhà trường đã đạt chuẩn mức độ 2, nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ truổi. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt các chuẩn vừa mức quy định, trong quá trình thực hiện kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, công việc chỉ tập trung một cố thành viên trong Ban chỉ đạo, do chưa phân công giao việc cụ thể cho giáo viên phụ trách địa bàn, đa số giáo viên cứ cho rằng công tác phổ cập là nhiệm vụ của giáo viên phổ cập, có một số giáo viên học sinh bỏ học báo cho giáo viên phổ cập đến nhà học sinh vận động, một số giáo viên lại làm ngơ khi học sinh lớp mình có nguy cơ bỏ học, nhà trường chưa phối hợp thường xuyên với các tổ nhân dân tự quản tại địa phương. Nhà trường chưa có kế hoạch đồng bộ giữa công tác chuyên môn với các hoạt động giáo dục. Chưa tổ chức được các hoạt động phát huy năng khiếu học sinh cũng như những hoạt động thu hút học sinh tích cực đến trường. Hằng ngày đến trường giáo viên chỉ thực hiện theo kế hoạch dạy học, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức chưa sinh động, thiếu sáng tạo, không thu hút học sinh, nên học sinh cảm thấy nhàm chán, còn tình trạng lười biếng.

docx 15 trang Trần Đại 27/04/2023 2961
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số (do thường trực HĐ ghi)
 1/Tên sáng kiến: Giải pháp giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2
 2/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác phổ cập.giáo dục tiểu học
 3/Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: Trước đây mỗi năm nhà trường xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nhưng thực hiện gặp nhiều khó khăn, cứ cho là vùng ven, phụ huynh tới mùa vụ phải bám biển dài ngày, không quan tâm đến việc học hành của con. Hằng năm vẫn còn học sinh bỏ học, vẫn còn học sinh yếu do lười biếng, do chán học. Ngoài giờ học các em về nhà không ai quan tâm nhắc nhở, bên cạnh còn nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn thiếu phương tiện học tập.
 Sở vĩ kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học nhà trường đã đạt chuẩn mức độ 2, nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ truổi. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt các chuẩn vừa mức quy định, trong quá trình thực hiện kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, công việc chỉ tập trung một cố thành viên trong Ban chỉ đạo, do chưa phân công giao việc cụ thể cho giáo viên phụ trách địa bàn, đa số giáo viên cứ cho rằng công tác phổ cập là nhiệm vụ của giáo viên phổ cập, có một số giáo viên học sinh bỏ học báo cho giáo viên phổ cập đến nhà học sinh vận động, một số giáo viên lại làm ngơ khi học sinh lớp mình có nguy cơ bỏ học, nhà trường chưa phối hợp thường xuyên với các tổ nhân dân tự quản tại địa phương. Nhà trường chưa có kế hoạch đồng bộ giữa công tác chuyên môn với các hoạt động giáo dục. Chưa tổ chức được các hoạt động phát huy năng khiếu học sinh cũng như những hoạt động thu hút học sinh tích cực đến trường. Hằng ngày đến trường giáo viên chỉ thực hiện theo kế hoạch dạy học, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức chưa sinh động, thiếu sáng tạo, không thu hút học sinh, nên học sinh cảm thấy nhàm chán, còn tình trạng lười biếng . Vì thế, cứ đến học kỳ II học sinh thường nghỉ học vì lúc đó đến thời vụ, cha mẹ học sinh theo ghe đánh bắt xa bờ, vắng nhà, nên một số học sinh nghỉ học do lười biếng, dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu khá cao hoặc có những em bỏ học nhưng gia đình không hay do cha mẹ vắng nhà làm ăn xa gửi con cho người thân. 
 Tuy nhiên, khi thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học bên cạnh những nhược điểm, còn có nhiều thuận lợi như: hiệu trưởng nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn muốn làm sáng tỏa thương hiệu nhà trường, bên cạnh đó còn có giáo viên phổ cập rất nhiệt tình, năng động. Cán bộ đoàn, đội có ý thức trách nhiệm với công tác phổ cập, địa bàn đi lại thuận tiện, lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến công tác giáo dục, đều là những gia đình gương mẫu được nhân dân tín nhiệm .Vì vậy hiệu trưởng nhà trường cần phải có giải pháp phối hợp để phát huy thế mạnh, khắc phục nhược điểm trước mắc để giữ vững kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 một cách vững chắc .
 3.2. Nội dung giải pháp và công nhận là sáng kiến: 
-Mục đích của giải pháp:Tìm ra giải pháp thực hiện tốt Kế hoạch giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Vì phổ cập giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đã được thể hiện trong các Nghị Quyết, chương trình hành động của cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp. Phổ cập giáo dục là mục tiêu Quốc gia nhằm nâng cao dân trí cho một lực lượng lao động tương lai của địa phương, đặc biệt là các xã vùng ven trên địa bàn tỉnh. Phải làm thế nào để tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, có đầy đủ phương tiện, không còn học sinh bỏ học do chán học, không còn học sinh bỏ học do gia đình khó khăn.Vì vậy trong điều kiện khó khăn của địa phương, trường Tiểu học cần phải thực hiện nghiêm túc chủ trương lớn của Đảng. Một khi đã phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là vấn đề rất khó. Nhưng đã đạt rồi tiếp tục giữ vững và phát triển các tỷ lệ đã đạt được lại càng khó hơn.Vì thế, hiệu trưởng cần phải có kế hoạch tập trung đầu tư, chỉ đạo có trọng điểm, với những giải pháp, với những bước đi đột phá để đảm bảo phong trào phát triển liên tục, đảm bảo mục tiêu và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí . Lãnh đạo nhà trường phải gắn nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn Quốc gia với thực hiện nhiệm vụ Phổ cập giáo dục; Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới quản lý, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, giữ vững môi trường giáo dục lành mạnh là nền tảng để phổ cập giáo dục đi vào chất lượng bền vững. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng với yêu cầu cao.
 -Nội dung của giải pháp
 Trong giai đoạn hiện nay, để làm tốt công tác nầy tôi đã phải thực hiện các giải pháp như sau: 
 a. Giải pháp thứ nhất là hiệu trưởng và giáo viên phụ trách công tác phổ cập phải thực hiện tốt vai trò như:
 a.1. Hiệu trưởng phải tiếp tục nghiên cứu kỹ các yêu cầu cơ bản về các tiêu chuẩn được quy định theo Thông tư số 36/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2009 của Bộ GIáo dục và Đào tạo Ban hành quy định kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tự rèn kỹ năng sử dụng phần mềm cập giáo dục để kiểm tra dữ liệu của đơn vị thường xuyên. Rà soát hiện trạng của từng tiêu chí để xác định các nhiệm vụ cụ thể tại đơn vị, trước mắt cũng như lâu dài, phân công trách nhiệm, phần việc cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo. Trong kế hoạch nêu ra được từng giai đoạn thực hiện công tác phổ cập như: từ công tác điều tra đến thống kê thường xuyên mỗi năm, đến các biện pháp đầu tư, vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường, phân công quản lý học sinh theo từng tổ nhân dân tự quản. 
 a.2. Giáo viên phụ trách phổ cập không ngừng tự học, tự bồi dưỡng trình độ Tin học để sử dụng thành thạo phần mềm phổ cập giáo dục. 
 a.3.Thực hiện nghiêm túc tính kỹ luật trong công tác phổ cập giáo tiểu học đúng độ tuổi: Do yêu cầu công tác nầy phải thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ mới đạt được mục tiêu. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch phân công cụ thể từng thành viên thực hiện trong tháng phải làm tốt, phải đảm bảo tuyệt đối kết quả của kế hoạch. Cuối mỗi tháng có báo kết quả trung thực về tình hình bảo tồn và phát triển số liệu theo từng tổ chuyên môn, chất lượng học tập từng học sinh trong đơn vị. Gi1ao viên phổ cập mỗi tháng tổng hợp báo cáo các tổ. Mỗi tháng tuyên dương những giáo viên, những tổ chuyên môn làm tốt, đồng thời kiểm điểm nghiêm túc những thành viên không hoàn thành nhiệm vụ và bị trừ điểm thi đua trong đợt thi đua ngắn hạn đó.
 Giải pháp nầy giúp cho mỗi thành viên trong trường có ý thức trách nhiệm cao đối với công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giúp cho giáo viên phổ cập dễ dàng nắm vững số liệu thống kê, cập nhật số liệu, hiệu trưởng dễ dàng xử lý những tình huống bất thường và có biện pháp điều chỉnh kế hoạch duy trì tỷ lệ đạt, vì đây là địa bàn thuộc vùng ven biển. Qua đó tạo điều kiện giữ vững thành quả phổ cập đúng độ tuổi mức độ 2.
 b. Giải pháp thứ hai:Thực hiện tốt công tác quản lí số liệu và quản lí hồ sơ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
 Số liệu trẻ trên địa bàn trong, ngoài trường và hồ sơ phổ cập là cơ sở công nhận đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Vì vậy để thực hiện tốt công tác quản lí số liệu trẻ phải phổ cập trong địa bàn và lập hồ sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, nhiệm vụ đầu tiên người quản lí phải có kế hoạch tổng điều tra sau 5 năm và điều tra bổ sung hằng năm để nắm chắc số liệu cần tập trung huy động ra lớp, năm được số trẻ giao động hằng năm, đồng thời làm căn cứ cho việc lập kế hoạch phát triển trường lớp theo từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành gắn với nội dung thi đua của từng cá nhân và tập thể. Bố trí điều tra trùng khớp với vệc phân công phụ trách tổ nhân dân tự quản để tạo thuận lợi khi điều tra. Khi chuẩn bị điều tra hiệu trưởng phải xây dựng kế thông qua Ủy Ban nhân dân xã có biên bản ghi nhớ cụ thể trách nhiệm hai bên giữa Ủy ban và nhà trường, để Ủy ban sẽ chỉ đạo cho các tổ nhân dân tự quản hỗ trợ cho các tổ điều tra.
 b.1.Phân công giáo viên phụ trách ấp mình đang dạy: Giáo viên dạy mỗi ấp là một hoặc 2 tổ, trong đó có cả giáo viên từ khối một đến khối lớp 5, trong mỗi tổ đều có giáo viên là người địa phương hoặc có am hiểu về đặc điểm sinh hoạt của nhân dân ấp đó.
Trong quá trình điều tra, yêu cầu giáo viên điều tra phải phối hợp chặt chẽ với trưởng ấp và tổ trưởng tổ nhân dân tự quản để nắm được tổng số hộ phải điều tra, đặc điểm sinh hoạt, cuộc sống của nhân dân tổ đó. Trong quá trình điều tra ghi chép chính xác, đầy đủ các yêu cầu của mẫu, cập nhật thông tin kịp thời theo yêu cầu của việc điều tra.
Việc ghi chép phiếu điều tra hộ gia đình phải ghi đầy đủ không bỏ qua cột nào và tất cả biểu hiện về ghi chép của trẻ đều có căn cứ minh chứng, sắp xếp số phiếu theo vị trí đặc điểm của mỗi hộ để thuận lợi nhất cho việc điều tra và tránh sai sót, bởi sai sót bất cứ cột nào cũng gặp khó khăn trong quá trình cập nhật số liệu, báo cáo thống kê và huy động ra lớp.
 	Để thực hiện tốt công tác thống kê, theo dõi và xử lý số liệu tôi đã sử dụng phần mềm phổ cập giáo dục do Sở giáo dục cung cấp, với phần mềm này những người phụ trách công tác phổ cập sẽ dễ dàng thống kê, tìm kiếm cũng như theo dõi và báo cáo số liệu phổ cập.
	Qua quá trình điều tra giáo viên cần cập nhật những thay đổi về số liệu, rà soát kĩ trước khi nhập, điều chỉnh số liệu trong phần mềm, mọi báo cáo, thống kê, số liệu sẽ được in từ phần mềm. 
 	 Mỗi năm học, trước khi nghỉ hè, tổ chức điều tra bổ sung; trước khi bước vào năm học mới, rà soát kết quả điều tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; chú ý hơn đến trẻ 6 tuổi và các đối tượng có nguy cơ bỏ học giữa chừng như học sinh lưu ban, học sinh khuyết tật học hoà nhập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để huy động 100% trẻ phải phổ cập ra lớp. 
b.2 Đối với công tác thống kê số liệu của nhà trường tôi phân công kế toán nhà trường hỗ trợ giáo viên phổ cập phụ trách mảng thống kê số liệu nhà trường. Cử phụ trách văn thư theo dõi số học sinh chuyển đi, chuyển đến, số học sinh lưu ban hằng năm có sổ theo dõi diễn biến số lượng học sinh hằng năm, sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến cập nhật thời gian đi, đến; năm, lớp lưu ban của học sinh cũng như trẻ trong địa bàn quản lí. Từ đó làm căn cứ để ghi vào sổ đăng bộ của nhà trường. 
 Mỗi năm học, trước khi bước vào năm học mới,đầu tháng tám, tổ chức rà soát kết quả điều tra bổ sung, đối chiếu giữa danh sách và sổ điều tra; liên hệ với Trường Mẫu giáo trên cùng địa bàn để đối chiếu số trẻ 6 tuổi đồng thời chú ý hơn đến các đối tượng có nguy cơ bỏ học giữa chừng để huy động 100% trẻ phải phổ cập ra lớp. Khi cần nhờ đến chính quyền địa phương, các hội đoàn thể để giúp đỡ và huy động các em ra lớp. 
 	Riêng sổ theo dõi phổ cập cần ghi rõ nơi từ tổ nhân dân tự quản đến ấp, xã huyện, tỉnh, sổ đăng bộ phải ghi chép đầy đủ thông tin của từng trẻ đã đến trường. Các loại sổ này luôn luôn được Ban giám hiệu kiểm tra và kí khoá hằng năm; sổ theo dõi phổ cập phải được Ban giám hiệu kiểm tra và kí khoá vào tháng 9 hằng năm trước khi lên thống kê.
Mọi khâu đều phải kiểm tra, trước khi nhập máy để tránh làm lỗi công thức ở phần mềm. Bản thân tôi là người chịu trách nhiệm chính từ khâu tổ chức huy động trẻ ra lớp đến khâu thống kê, cập nhật số liệu, tìm minh chứng có sự cộng tác của giáo viên , nhân viên phụ trách phổ cập và sự chỉ đạo, theo dõi, giám sát của Hiệu trưởng.
 Tổ chức điều tra chu đáo, rà soát, phân công nhiệm vụ cụ thể, giao sẵn trách nhiệm tới từng giáo viên. Trong quá trình điều tra cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp học, cập nhật số liệu kịp thời. thường xuyên tập huấn nghiệp vụ điều tra, phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể, ban chỉ đạo, các đơn vị trường học đóng trên địa bàn, phân công trách nhiệm rõ ràng, dưới sự quan tâm sâu sát của Hiệu trưởng, nhiều năm qua đơn vị tôi huy động đạt 100% trẻ trong diện phải phổ cập ra lớp và không phải mất nhiều công sức cho công tác này.
 Giải pháp nầy đã giúp cho từng thành viên trong ban chỉ đạo nắm vững số liệu trẻ trong độ tuổi trên địa bàn để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi khả thi. Qua đó sẽ giúp cho đơn vị thực hiện tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi.
 c.Giải pháp thư ba: Duy trì và phát triển số liệu trẻ được huy động trong trường:
Đây là giải pháp quan trọng, vì vậy mỗi tổ giáo viên khi được phân công phải phụ trách mỗi tháng phải họp nhóm giáo viên nắm tình hình học sinh, chú những học sinh chưa ngoan, học chưa đều hoặc nhóm học sinh giỏi cần hỗ trợ gia đình để phát huy năng lực. trong nhóm phân công phụ trách tham gia họp tổ Nhân dân tự quản.
 Giải pháp nầy giúp cho giáo viên, cũng như ban chỉ đạo có kế hoạch hỗ trợ giáo viên giáo dục học sinh chưa ngoan chấn chỉnh kịp thời trường họp học sinh lười học, nghỉ học thường xuyên, giúp cho tổ trưởng tổ nhân dân tự quản nhắc nhở gia đình học sinh, giúp cho gia đình học sinh học chưa tốt biết để phối hợp giáo viên chủ nhiệm quản lý con học tốt nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường theo kế hoạch đề ra.
 d.Giải pháp thứ tư:Thực hiện đổi mới công tác quản lí để nâng cao chất lượng dạy và học: Giải pháp nầy không thể thiếu khi muốn giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.Thực tế cho thấy, đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ việc đổi mới công tác quản lí giáo dục mà vai trò cốt lõi để tổ chức thực hiện đó là người cán bộ quản lí. Đặc biệt là hiệu trưởng, biểu hiện rõ nhất ở phong cách, thái độ, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức thực hiện và đánh giá của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có đổi mới cách làm, cách nhìn nhận, cách đánh giá cấp dưới thì từng cán bộ, từng giáo viên, từng,nhân viên mới có động cơ đổi mới phương pháp làm việc nói chung và phương pháp dạy học nói riêng
 Để làm tốt vấn đề nầy hiệu trưởng phải gần gũi với từng thành viên trong đơn vị mình. Đặc biệt hằng tháng hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy các lớp để nắm tình hình giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học tập của học sinh, những khó khăn của giáo viên,học sinh. Qua đó để có kế hoạch hỗ trợ giáo viên, học sinh, bồi dưỡng cho giáo viên hoặc chỉnh đốn kịp thời những trường hợp giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc Quy chế chuyên môn. 
 Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo hiện tốt việc bám sát “chuẩn kiến thức, kỹ năng” các môn học trong các tiết dạy để nâng cao chất lượng dạy - học. Bằng việc tổ chức thực hiện đa dạng các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa, với việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, dạy Tin học, ngoại ngữ. Qua đó, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tiếp tục được khẳng định. 
 Đặc biệt những năm gần đây, nhà trường thực hiện nghiêm túc việc khảo sát chất lượng học sinh định kỳ hằng tháng ở 100% các lớp tính điểm thi đua. Do đó, chất lượng giáo cuối năm phản ánh một cách thực chất, hiệu quả giáo dục của đơn vị. Nhờ đó liên tục trong hơn 7 năm gần đây nhà trường thực hiện tốt công tác duy trì số lượng, không có học sinh ngồi nhầm lớp tại đơn vị, không có học sinh bỏ học, đây là điều kiện thuận lợi để trường tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
 Giải pháp nầy đã làm khơi dậy ý thức, trách nhiệm của từng giáo viên với sản phẩm đào tạo của chính mình. Từ đó giáo viên tự nghiên cứu,tìm tòi nhiều giải pháp để dạy có chất lượng và đạt hiệu quả theo kế hoạch đã xây dựng.
 e.Giải pháp thứ năm: Công tác quản lí phổ cập nhất thiết phải xây dựng kế hoạch nhất thiết phải xây dựng kế hoạch từ hiệu trưởng đến từng giáo viên. Kế hoạch cần phải chi tiết cụ thể đến từng nhóm giáo viên, nhân viên. Kế hoạch mang tính thực tiễn cao. Chẳng hạn, kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên, cần nắm vững địa chỉ từng em, lớp có bao em hộ nghèo, nếu có nhiều học sinh yếu cần đưa ra chỉ tiêu thi đua giúp học sinh yếu vượt lên trung bình, khá để khuyến khích giáo viên nỗ lực trong công tác phụ đạo không kém gì đối với các phong trào mũi nhọn; không dùng công thức chia đều để giao chỉ tiêu về chất lượng học sinh cho giáo viên. Tạo điều kiện để giáo viên nào cũng tự tin hơn trong quá trình thực hiện cụ thể hoá chương trình, khuyến khích họ đầu tư hơn trong công tác được giao, tự giác làm việc bằng lương tâm, bằng trách nhiệm là chính. Chỉ ra cho giáo viên thấy rằng không có cấp quản lí nào kiểm tra họ sâu sát, kĩ lưỡng bằng chính phụ huynh và học sinh lớp họ đang dạy. Hiệu trưởng thường nhắc giáo viên làm thế nào để đạt hiệu quả cuối cùng cao nhất về chất lượng học tập của học sinh lớp mình mới là quan trọng và là thước đo thành tích đạt được trong đổi mới phương pháp dạy học của mỗi người. Tôi khuyến khích tinh thần tự rèn luyện, tự mày mò,ứng dụng tốt công nghệ thông tin về nâng cao trình độ chuyên môn, trong giảng dạy. Khen thưởng những giáo viên đạt giáo viên lập thành tích xuất sắc trong các đợt thi đua ngắn hạn.
 Giải pháp nầy giúp hiệu trưởng cũng như giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, khuyến khích tinh thần tự học, tự rèn của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn.
 g.Giải pháp thứ sáu: Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục để bổ sung xây dựng cơ sở vật chất hằng năm.
 Nhằm đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo cho mọi trẻ em đều được đến trường, được học tập trong môi trường gần gũi, trong lành và dân chủ; nhà trường là nơi trẻ em thực sự yêu thích, các em được yêu thương, chăm sóc và giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, người cán bộ quản lí phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tích cực làm tốt công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương ở xã, huyện để kêu gọi sự chung tay góp sức của toàn xã hội, của các cấp, các ngành qua sự giúp đỡ, chỉ đạo của Phòng giáo dục. Sự quan tâm không chỉ dùng lại ở chủ trương mà bằng việc làm cụ thể, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Có như vậy mới tạo niềm tin trong nhân dân, trường mới đủ cơ sở vật chất như phòng học, các phòng chức năng, phòng làm việc, phòng thư viện, nói chung đủ các nhu cầu thiết yếu như chuẩn đã qui định; giúp GV thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của mình. Bởi đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa. Ngoài ra còn phải có điều kiện về cơ sở vật chất tương ứng. Chẳng hạn muốn thực hiện bài dạy bằng giáo án điện tử, trường phải có đèn chiếu, có Lap - top; muốn giáo viên, học sinh có đủ tài liệu tham khảo thư viện trường phải đảm bảo số lượng sách và các loại sách theo qui định của Thư viện 01, v,v Qua việc thực hiện công tác xã hội hoá vai trò của Hội khuyến học và các đoàn thể đã có nhiều tác động khá lớn đối với công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nhà trường đã có sự phối hợp với các đoàn thể địa phương, tổ chức quyên góp, tặng sách vở, quần áo, dụng cụ học tập cho học sinh. Quan tâm phối hợp với các ngành, các đơn vị thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho 100% học sinh; việc trao học bổng, tặng quà cho học sinh nghèo, học sinh vượt khó học giỏi được địa phương, tập thể, cá nhân, các tổ chức xã hội quan tâm, góp phần động viên rất lớn đối với các đối tượng phổ cập giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương sở tại.
 Giải pháp nầy nhằm nâng cao ý thức của xã hội đối với công tác giáo dục, đồng thời bổ sung thêm cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cho giáo viên và để mỗi học sinh đến trường đều có đủ phương tiện học tập.
 h.Giải pháp thứ 7:Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”: Nhà trường tổ chức trồng và chăm sóc cây xanh, hoa kiểng trong trường, lớp học nhằm đảm bảo khuôn viên của nhà trường luôn sạch, đẹp, thoáng mát. Đối với trường có sân bãi rộng đều trồng cây cao cho bóng mát. Nhà trường rất quan tâm đến việc “Đi học an toàn” cho học sinh, tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh Ngoài việc giáo dục học sinh các kỹ năng đảm bảo an toàn, tôi còn tích cực, chủ động tuyên truyền, phối hợp với địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trước cổng trường .Q

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giu_vung_thanh_qua_pho_cap_g.docx