Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của trường Tiểu học Danh Coi

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của trường Tiểu học Danh Coi

Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:

Năm học 2018-2019 sĩ số lớp tôi là 16 em, trong đó số học sinh nữ 6 em. Học sinh đọc, tính toán chậm 5 em; Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 2 em. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã có buổi sinh hoạt với học trò của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các học sinh yếu kém.

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, tạo đầy đủ điều kiện giúp quá trình dạy và học đảm bảo hơn.

- Độ tuổi của các em tương đối đồng đều.

- Một số phụ huynh nhiệt tình, ủng hộ cao tới công tác tổ chức lớp học, phong trào học tập, hoạt động giáo dục của lớp.

- Học sinh tương đối có đủ đồ dùng học tập.

Khó khăn:

- Học sinh chưa tự quản được lớp, tổ chức lớp học từ những năm học trước chưa có nề nếp. Phần lớn mọi hoạt động của lớp đều cần giáo viên đề ra rồi yêu cầu học sinh thực hiện. các em chưa có sự phối hợp trong ban cán sự lớp (Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,.)

- Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.

- Chưa nắm được phương pháp học tập và mất căn bản kiến thức ở lớp dưới.

- Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em và chưa tạo điều kiện cho các em học tập.

- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc dạy và học do trường nhiều điểm lẻ.

- Do bản thân tôi ngoài địa bàn nên việc đi lại tương đối khó khăn vì thế công tác phối hợp với phụ huynh còn hạn chế.

Ưu điểm của giải pháp cũ:

- Giáo viên điều hành chung công việc của cả lớp do đó giáo viên chủ nhiệm dễ dàng nắm được tâm lí của học sinh.

- Giáo viên tự tổ chức tiết sinh hoạt tập thể vì thế tiết sinh hoạt thường ít tốn thời gian và công sức của học sinh.

Nhược điểm của giải pháp cũ:

- Giáo viên luôn chủ động trong các tiết học, giáo viên là người điều hành chính trong các buổi học và sinh hoạt tập thể từ đó dẫn đến học sinh không phát huy được tính tích cực trong học tập.

 

docx 4 trang tuyettranh 6770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của trường Tiểu học Danh Coi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:..........
1. Tên sáng kiến: Giải pháp để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của trường Tiểu học Danh Coi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
Năm học 2018-2019 sĩ số lớp tôi là 16 em, trong đó số học sinh nữ 6 em. Học sinh đọc, tính toán chậm 5 em; Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 2 em. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã có buổi sinh hoạt với học trò của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các học sinh yếu kém.
Thuận lợi:
- Được sự quan tâm tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, tạo đầy đủ điều kiện giúp quá trình dạy và học đảm bảo hơn.
- Độ tuổi của các em tương đối đồng đều.
- Một số phụ huynh nhiệt tình, ủng hộ cao tới công tác tổ chức lớp học, phong trào học tập, hoạt động giáo dục của lớp.
- Học sinh tương đối có đủ đồ dùng học tập. 
Khó khăn:
- Học sinh chưa tự quản được lớp, tổ chức lớp học từ những năm học trước chưa có nề nếp. Phần lớn mọi hoạt động của lớp đều cần giáo viên đề ra rồi yêu cầu học sinh thực hiện. các em chưa có sự phối hợp trong ban cán sự lớp (Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,...)
- Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.
- Chưa nắm được phương pháp học tập và mất căn bản kiến thức ở lớp dưới.
- Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em và chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc dạy và học do trường nhiều điểm lẻ.
- Do bản thân tôi ngoài địa bàn nên việc đi lại tương đối khó khăn vì thế công tác phối hợp với phụ huynh còn hạn chế.
Ưu điểm của giải pháp cũ:
- Giáo viên điều hành chung công việc của cả lớp do đó giáo viên chủ nhiệm dễ dàng nắm được tâm lí của học sinh.
- Giáo viên tự tổ chức tiết sinh hoạt tập thể vì thế tiết sinh hoạt thường ít tốn thời gian và công sức của học sinh.
Nhược điểm của giải pháp cũ:
- Giáo viên luôn chủ động trong các tiết học, giáo viên là người điều hành chính trong các buổi học và sinh hoạt tập thể từ đó dẫn đến học sinh không phát huy được tính tích cực trong học tập.
- Học sinh không biết cách điều hành các công việc của tổ, lớp mình.
- Giáo viên ít trao đổi với phụ huynh học sinh để kịp thời động viên, nhắc nhở giúp học sinh học tập tiến bộ.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: 
+ Nhằm góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm của lớp mình.
+ Tạo sự hứng thú trong học tập cho các em.
+ Phát huy được tính tích cực, tự chủ trong cách điều hành hoạt động của học sinh.
- Nội dung giải pháp:
Thiết lập tổ chức lớp học.
+ Khi nhận lớp tôi thường trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của năm học trước để trao đổi về tình hình học tập, hoàn cảnh gia đình, của học sinh. Tôi ghi chép cụ thể vào sổ riêng để tiện theo dõi và có cách giải quyết riêng với từng em. Nếu có sai phạm thì việc xử phạt là bất đắt dĩ và khi dùng biện pháp này phải khéo léo, vừa mềm mỏng vừa kiên quyết, điều quan trọng là giúp em hiểu ra lỗi sai để sửa.
+ Đưa ra nội qui lớp học cho các em. Xếp lại chỗ ngồi và họp bầu ban cán sự lớp. Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngồi chung bàn không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ đồng đều số học sinh giỏi khá, trung bình giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí. Còn việc bầu ban cán sự lớp, tôi để các em tự chọn, tôi chỉ tham gia sau khi đã có ý kiến của số đông học sinh. Tiếp theo đó cùng cả lớp thảo luận về nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để các bạn cán sự lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa các tổ.
Nhiệm vụ của ban cán sự được tôi nêu rất cụ thể: 
+ Lớp trưởng: Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp.
+ Tổ trưởng: Điều hành công việc chung trong tổ của mình, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về việc việc thực hiện nội quy, học tập,
+ Nhiệm vụ chung của tổ trưởng là truy bài 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên việc học ở nhà, việc làm bài tập, việc thực hiện nội quy của lớp.
Đối với người giáo viên chủ nhiệm:
- Giáo dục kỹ năng sống cho HS qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và buổi sinh hoạt cuối tuần.
- Lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống trong những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và trong từng tiết dạy. Tổ chức tốt phương pháp hoạt động học tập như: Trò chơi, hoạt động nhóm nhằm tạo sự hứng thú trong học tập.
Đối với học sinh:
- Tôi xem lại tình hình cụ thể của từng em ở năm học trước mà tôi đã nắm sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu tình hình gia đình cũng như những thay đổi về cách suy nghĩ của các em đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh cá biệt của năm nay và ghi cụ thể từng em để tiện theo dõi.
- Luôn quan tâm động viên những em có hoàn cảnh khó khăn.
- Với học sinh yếu, tôi không yêu cầu cao về kiến thức, mà mỗi ngày tôi ra bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi luôn ra những câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính các bạn trong lớp cũng thường động viên những bạn này bằng những tràng vỗ tay tán thưởng. Vì thế không khí học tập của lớp tôi luôn sôi nổi.
Đối với phụ huynh:
Thường xuyên liên hệ, trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh yếu để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đã vận dụng thành công ở những lớp tôi chủ nhiệm.
Khẳng định biện pháp nêu trên sẽ phổ biến nhân rộng cho tất cả các lớp trong trường Tiểu học Danh Coi và các trường lân cận.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Năm học 2017-2018 chưa áp dụng giải pháp kết quả cuối học kì I như sau:
Tổng số 7 em/ 2 nữ
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm <5
Toán
2
28,6%
2
28,6%
3
42,8%
0
Tiếng Việt
2
28,6%
5
71.4%
0
Khoa học 
2
28,6%
1
14,3%
4
57,1%
0
Lịch sử & Địa lí
2
28,6%
5
71,4%
0
Sau khi thực hiện giải pháp tôi thấy kết quả cuối học kì I năm học 2018-2019 khá tốt cụ thể như sau:
Tổng số 16 em/ 6 nữ
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm<5
Toán
8
50%
6
37,5%
2
12,5%
0
Tiếng Việt
6
37,5%
7
43,75%
3
18,75%
0
Khoa học
8
50%
7
43,75%
1
6,25%
0
Lịch sử & Địa lí
5
31,25%
7
43,75%
4
25%
0
 - Về năng lực của học sinh thì đa số các em có ý thức tốt trong học tập.
- Về phẩm chất của học sinh, không có học sinh bị vi phạm kỉ luật, luôn ngoan hiền, lễ phép, biết vâng lời, kính trọng người lớn, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực.
 Đông Hưng B, ngày tháng 03 năm 2019
 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Người mô tả
..
..
..	Hồ Thị Thúy Nhi
.. 
..
	Đạt điểm: ..
, ngày tháng 03 năm 2019
 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_de_thuc_hien_tot_cong_tac_ch.docx