Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập phân môn Học vần Lớp 1 qua các trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập phân môn Học vần Lớp 1 qua các trò chơi

CƠ SỞ THỰC TIỄN, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC HIỆN NAY.

Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lí đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kĩ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượng học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học Tiếng Việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là hết sức cần thiết.

 

docx 14 trang hoathepmc36 26513
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập phân môn Học vần Lớp 1 qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG MỸ 3
-µ-µ-µ-
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP
PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP MỘT QUA CÁC TRÒ CHƠI
TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ HỒNG NHO
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, nhất là ở lứa tuổi tiểu học, bởi lẽ đây là đặc điểm tâm sinh lí của các em. Vui chơi không những giúp cho các em rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ; thông qua đó, các em sẽ dần hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng Việt ở lớp 1 nói riêng. Điều này chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ có ích cho việc học, nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt sẽ mang lại hiệu quả cao bởi vì :
- Đây là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí học tập dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên với tâm trạng hồ hởi, vui tươi.
- Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi.
- Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi.
- Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập.
Tóm lại, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục và làm thế nào để tổ chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những giờ dạy phân môn Học vần ở Tiếng Việt 1 là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi. Sau đây tôi sẽ trình bày kinh nghiệm “Gây hứng thú học tập phân môn Học vần lớp Một qua các trò chơi”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
	 Như đã nói phần trên, mục đích nghiên cứu của sáng kiến là vận dụng một số trò chơi vào dạy học nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh trong phân môn Học vần.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung của sáng kiến, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
	- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: nhằm đưa ra các trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh, có hiệu quả học tập cao.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Sưu tầm, nghiên cứu cách thức tổ chức một số trò chơi để sử dụng trong quá trình giảng dạy phân môn Học vần ở lớp Một.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
 - Tháng 08, đầu tháng 09 năm 2011: Tiến hành khảo sát, điều tra hứng thú học tập phân môn Học vần của học sinh; đọc sách tham khảo, sưu tầm tài liệu.
 - Từ tháng 09 năm 2011 đến tháng 02 năm 2012: Tập hợp dữ liệu, thiết kế một số trò chơi và thực hiện thử nghiệm.
 - Tháng 03 năm 2012: Rút kinh nghiệm, viết thu hoạch.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Trên cơ sở khai thác những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là hết sức cần thiết. Ở tiểu học, một yêu cầu quan trọng là dạy cho trẻ cách học nhằm xây dựng cho học sinh những kĩ năng cơ sở giao tiếp. Đối với học sinh tiểu học, dạy học cần quán triệt phương châm: nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, tạo điều kiện để cá thể hoá dạy học và khuyến khích dạy học phát triển ra nội dung của bài học. Làm như vậy sẽ phát triển được các năng lực, sở trường của từng học sinh, rèn luyện học sinh trở thành những người lao động chủ động sáng tạo.
Theo các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục và kinh nghiệm của các nhà sư phạm thì có năm giải pháp mang tính khả thi cao nhằm góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện có thành công hay không lại tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể cũng như phụ thuộc vào sự cố gắng của từng địa phương, của giáo viên từng trường, từng lớp. Một trong năm giải pháp đó là đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập là một vấn đề cần nhiều đầu tư suy nghĩ để thực hiện. Đây là hình thức gây hứng thú học tập cho học sinh, quán triệt ý tưởng giúp cho học sinh tiểu học “học mà chơi, chơi mà học” và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi được đặt ra “Chơi lúc nào? Chơi trò chơi gì để góp phần nâng cao chất lượng học tập?”. Đây chính là một vấn đề bức xúc cần giải quyết.
2. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học.
Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó là quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó thể hiện thái độ và có những hành vi, hoạt động tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới các mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, mức độ cao là nhận thức lí tính. Hai quá trình này có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, chi phối lẫn nhau. Ở lứa tuổi các em thì nhận thức cảm tính chiếm ưu thế hơn nhận thức lý tính. Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những tác động trực tiếp được trẻ quan sát. Tuy nhiên, trẻ vẫn thích quan sát cái gì sặc sỡ, hấp dẫn và có khả năng ghi nhớ tốt. Trẻ dễ nhớ những gì các em có thể tác động trực tiếp trên đối tượng đó. Do đó, trẻ thích tham gia các hoạt động mang tính thực tiễn.
Ở lứa tuổi này, nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận thức mà nó còn gắn liền với nhu cầu vui chơi.
Nhu cầu vui chơi của các em chiếm một vị trí rất lớn. Đặc biệt ở các em xuất hiện nhu cầu lớn về tự đánh giá mình và đánh giá người khác trong cuộc sống, trong học tập. Mặc dù lúc đầu việc đánh giá này của trẻ chỉ mang tính bề ngoài, đánh giá bạn chỉ thông qua các hoạt động tập thể hoặc qua sự đánh giá của cô giáo. Về sau, việc đánh giá bạn còn được dựa trên dư luận của tập thể. Điều này có ý nghĩa lớn, nó đánh dấu một bước lớn trong sự phát triển nhân cách của các em.
Về hứng thú, ở lứa tuổi này các em có hứng thú riêng biệt với từng bộ môn. Tuy nhiên, nếu khéo lồng các nội dung dạy học vào các trò chơi thì dễ lôi cuốn các em vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác mà chính các em không nhận thấy điều đó. Đối với các trò chơi các em thường hứng thú với các trò chơi có quy tắc, đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định, giàu trí tưởng tượng, nhất là các trò chơi được đánh giá bằng cách tính điểm.
Tóm lại, ở bậc tiểu học, các em có những biến đổi sâu sắc về tâm sinh lí. Nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì người giáo viên phải nắm vững những đặc điểm chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lí của lứa tuổi trẻ em để từ đó mà tổ chức các trò chơi học tập tương thích với mục đích dạy học. Đây là cả một vấn đề không đơn giản đòi hỏi một quá trình công phu và sáng tạo.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC HIỆN NAY.
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lí đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kĩ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượng học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học Tiếng Việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là hết sức cần thiết.
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
	Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ. Vì vậy, để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập đã có sẵn đồng thời tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế thêm những trò chơi học tập mới hấp dẫn hơn, thú vị hơn.
1. Vận dụng trò chơi học tập vào giảng dạy phân môn Học vần ở lớp 1.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm được rất nhiều trò chơi học tập phân môn Học vần. Trong quá trình đó tôi đã chọn lọc những trò chơi phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tâm lí của đối tượng học sinh ở địa phương nơi tôi công tác. Cũng như những năm học trước, trong năm học 2011 – 2012 này, khi được phân công dạy lớp Một tôi cũng sử dụng lại những trò chơi đã có trước đây nhưng có cải tiến về nội dung, cách thức chơi cho phù hợp hơn và thiết kế thêm một số trò chơi mới để tạo cho không khí lớp học lúc nào cũng vui, tạo cho học sinh tâm lí thật thoải mái khi đến trường với phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Sau đây, tôi xin nêu ra một số trò chơi mà tôi đã được thực hiện và đem lại hiệu quả cao.
a) Trò chơi “Ai tinh mắt?”
Mục đích:
- Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).
- Phân biệt được chữ cái này với các chữ khác có nét gần giống; phân biệt được dấu thanh này với các dấu có nét gần giống. 
Chuẩn bị:
Cờ hiệu: 3 cái. Bảng cài lớn: 1 bảng. Bảng cài nhỏ: 3 bảng. Thẻ chữ: 24 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh).
Luật chơi:
* Nội dung:
- Chọn thẻ được ghi chữ cái (hoặc dấu thanh) giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ cái đó.
- Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ cái đúng, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.
- Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.
* Tổ chức chơi:
- Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.
- Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ vào bảng cài của đội.
- Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.
* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới.
Ví dụ: Khi dạy bài “ d – đ ”, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài
 Mục đích:
- Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ bắt đầu bằng chữ d, đ.
- Phân biệt được chữ d với đ và các chữ có nét gần giống.
Chuẩn bị: Cờ hiệu: xanh 1, đỏ 1, vàng 1. Bảng cài lớn: 1. Bảng cài nhỏ: 3. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi: 
b: 12, d: 4, đ: 4, p: 4
Luật chơi:
* Nội dung:
- Chọn thẻ được ghi chữ d hoặc đ giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ d hoặc đ.
- Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ d, đ, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.
- Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ d, đ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.
* Tổ chức chơi:
- Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.
- Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ d, đ vào bảng cài của đội.
- Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.
b) Trò chơi “ Hái hoa”
Mục đích:
Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ đã học.
Chuẩn bị:
- HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.
- Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.
- Hoa giấy:
	Hình dáng: hình hoa 5 cánh.
	Số lượng: 12.
	Chữ ghi trong hoa: (các tiếng, từ đã học). Mỗi chữ ghi vào 2 hoa.
Luật chơi:
* Nội dung:
- Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.
- Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.
- Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.
* Tổ chức chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:“Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”
- Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).
- Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.
- Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:
+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.
+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.
+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.
+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.
* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy dạng bài ôn tập.
* Ví dụ: Khi dạy bài 27: “Ôn tập”, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài.
Mục đích:
Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ bắt đầu bằng: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr.
Chuẩn bị:
- HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.
- Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.
- Hoa giấy:
	Hình dáng: hình hoa 5 cánh.
	Số lượng: 12.
	Từ ghi trong hoa: phố xá, nhà lá, nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩ. Mỗi từ ghi vào 2 hoa.
Luật chơi:
* Nội dung:
- Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.
- Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.
- Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.
* Tổ chức chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:“Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”
- Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).
- Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.
- Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:
+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.
+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.
+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.
+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.
c) Trò chơi: “ Ai ghép tiếng giỏi ?”
Mục đích:
- Giúp học sinh nhận biết và ghép được tiếng với các chữ cái và dấu thanh đã học.
Chuẩn bị:
Bảng cài lớn: 1 bảng. Thẻ chữ: 20 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh đã học).
 Ví dụ: Bài “ k – kh ”
Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 20. Chữ ghi: k: 3, kh: 3, e: 3, h: 1, ơ: 1, i: 1, c: 2, o: 2, đ: 1, a: 2, ê: 1. 
Luật chơi:
* Nội dung:
- Ghép được nhiều tiếng mới với các chữ cái và dấu thanh đã học.
- Ghi các tiếng ghép được vào bảng con.
* Tổ chức chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.
- Giáo viên cài các thẻ chữ vào bảng cài lớn.
- Giáo viên chỉ cho cả lớp đọc đồng thanh các chữ trong bảng cài.
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Dùng các chữ trên bảng cài, ghép thành từ một, hai tiếng, rồi ghi tiếng (từ) đó vào bảng con.
Lưu ý: Điều kiện quan trọng là phải ghép hết các thẻ chữ trên bảng cài (20 thẻ).
- HS ghép tiếng và viết vào bảng con.
- GV là trọng tài, tính điểm cho 3 đội.
Đáp án:kẻ, khế, kẽ hở, khe đá, kì cọ, cá kho.
* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới.
d) Trò chơi: “Cậu Cóc thông thái ”
Mục đích:
Rèn năng lực tìm tiếng mới có âm đầu hoặc vần đã học.
Chuẩn bị:
Cờ hiệu: 3
Luật chơi:
* Nội dung:
- Tìm được tiếng mới có chứa âm đầu hoặc vần đã học.
- Ghi được chữ đó lên bảng lớp đúng, nhanh, đẹp.
- Người viết phải di chuyển bằng cách nhảy hai chân một lúc, như nhảy cóc.
- Mỗi người chỉ được viết một tiếng, một từ. Sau đó quay về đội, trao cờ hiệu cho người thứ hai lên viết tiếp.
* Tổ chức chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.
Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm: cứ 4 em ngồi cùng bàn dài hoặc 4 em ngồi 
2 bàn ngắn liền nhau, làm thành một nhóm.
- Mỗi lần chơi có 3 nhóm của 3 đội
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Viết các từ, các tiếng có âm đầu hoặc vần đã học.
- Các nhóm thi viết trên bảng lớp theo đúng luật của cuộc chơi.
- Hết giờ: GV đánh giá kết quả, cho điểm các nhóm chơi.
+ Viết đúng một tiếng, một từ: được 10 điểm.
+ Viết các từ thẳng hàng dọc: được thưởng 5 điểm.
+ Viết từ thẳng hàng ngang, đều nét: được thưởng 5 điểm.
*Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới.
Ví dụ. Bài 29: ia
Mục đích:
Rèn năng lực tìm tiếng mới có chứa vần ia.
Chuẩn bị:
Cờ hiệu: 3
Luật chơi:
* Nội dung:
- Tìm được tiếng mới có chứa vần ia.
- Ghi được chữ đó lên bảng lớp đúng, nhanh, đẹp.
- Người viết phải di chuyển bằng cách nhảy hai chân một lúc, như nhảy cóc.
- Mỗi người chỉ được viết một tiếng, một từ. Sau đó quay về đội, trao cờ hiệu cho người thứ hai lên viết tiếp.
* Tổ chức chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.
Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm: cứ 4 em ngồi cùng bàn dài hoặc 4 em ngồi 2 bàn ngắn liền nhau, làm thành một nhóm.
- Mỗi lần chơi có 3 nhóm của 3 đội
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Viết các từ, các tiếng có vần ia.
- Các đội lần lượt lên viết trên bảng.
- Hết giờ: GV đánh giá kết quả, cho điểm các nhóm chơi.
e) Trò chơi: “Tạo tiếng mới ”
Ví dụ: Khi dạy bài vần “ ong – ông ”, tôi đã sử dụng trò chơi này để củng cố và mở rộng vốn từ cho HS.
Mục đích:
- Rèn năng lực tạo được nhiều tiếng mới trên cơ sở những con chữ đã học.
- Bồi dưỡng vốn từ cho học sinh.
Chuẩn bị:
	- Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi: o: 4, n: 4, g: 4, ô: 4.
	- HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng.
Luật chơi:
* Nội dung:
- HS tạo được nhiều tiếng mới với các con chữ GV nêu ra.
- Ghi được các tiếng mới đó vào bảng con.
- Nói được thành từ có tiếng đó.
* Tổ chức chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.
Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm 4 em. Mỗi nhóm là một đơn vị chơi.
- GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm tìm các tiếng mới được ghép với các chữ o, n, g (GV vừa nói vừa gắn lên bảng cài của lớp 3 chữ trên, gắn mỗi chữ một dòng). Các nhóm ghi các tiếng tìm được vào bảng con.
- Các nhóm bàn bạc rồi ghi vào bảng (mỗi nhóm cùng ghi chung vào một bảng).
- GV cho các nhóm giơ bảng và các nhóm chấm bài của nhau (GV cài các tiếng tạo được lên bảng cài của lớp).
Chú ý: Trên bảng chỉ ghi một tiếng và có thể không ghi dấu thanh. Nhưng khi đứng lên nói, phải thêm dấu thanh và nói thêm một tiếng nữa để tạo thành từ hai tiếng có nghĩa. Ví dụ: ghi bảng là ong nhưng khi nói phải nói là con ong hay óng ả, õng ẹo, òng ọc, cái võng,
Đáp án: 
- Với o, n, g có ong (con ong), ngo (ngó nhìn), gon (gọn gàng).
- Với ô, n, g có ông (ông bà), ngô (bắp ngô), gôn (đá gôn).
Cách chấm:
- Ghi đúng 1 tiếng và nói được thành từ có nghĩa: được 10 điểm.
- Ghi đúng 1 tiếng nhưng không nói được thành từ có nghĩa: được 5 điểm.
- Nói thêm được 1 từ có nghĩa với mỗi tiếng ghép được: được 3 điểm.
* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới.
f) Trò chơi “Em là chiến sĩ truyền lệnh”
 Mục đích:
- Giúp học sinh đọc, nhớ và nói truyền lại được câu văn một cách chính xác, không bị sai lạc.
Chuẩn bị:
- Một số câu có nhiều từ khó, nội dung có nhiều tình tiết.
- GV ghi câu đó vào giấy. Có bao nhiêu nhóm chơi thì chuẩn bị bằng ấy tờ giấy ghi lệnh truyền.
Ví dụ: Bài “ ong – ông ”.
GV có thể ghi: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” hoặc “ Không ai thương mẹ bằng con. Không ai thương con bằng mẹ”
Luật chơi:
* Nội dung:
- GV cho một HS trong các nhóm chơi đọc lệnh ghi trong giấy trong 1 phút. Sau đó, HS trả lại tờ giấy ghi lệnh cho GV, rồi truyền miệng lại nội dung lệnh cho người thứ hai trong nhóm. Người này nhận lệnh, tiếp tục truyền lại cho người thứ ba. Cứ như thế tiếp tục cho đến người cuối cùng của nhóm. Người cuối cùng này chạy lên nói lại lệnh đó cho GV.
- Nhóm t

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_gay_hung_thu_hoc_tap_phan_mon_hoc_van.docx