Sáng kiến kinh nghiệm Em yêu lịch sử xứ Thanh

Sáng kiến kinh nghiệm Em yêu lịch sử xứ Thanh

 Sinh thời Bác Hồ từng nói:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"

 Có thể nói rằng đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác Hồ kính yêu, Người luôn mong muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu lịch sử mà còn phải "tường" có nghĩa là phải hiểu rõ, hiểu một cách sâu sắc về truyền thống lịch sử của cha ông. Tuy nhiên, việc dạy và học môn Lịch sử vẫn còn nhiều hạn chế. Bản thân giáo viên còn gặp một số khó khăn khách quan và chủ quan trong việc truyền thụ kiến thức và phương pháp học bộ môn Lịch sử. Thêm vào đó là điều kiện xã hội hiện nay, trong xu thế mở cửa hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại nhiều hạn chế như: Học sinh chỉ học những môn "thời thượng" còn những môn rất cần thiết, có giá trị giáo dục như môn lịch sử lại bị xem nhẹ. Việc học lịch sử của học sinh hiện nay thật đáng buồn, nhiều học sinh học lịch sử là để đối phó với giáo viên, với các kỳ thi chứ không phải học để biết, để hiểu từ đó yêu thích về lịch sử, tự hào về lịch sử dân tộc. Chúng ta đều biết rằng bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, năng lực nhận thức cho học sinh trước những thách thức của toàn cầu hoá nhằm tạo ra bản lĩnh công dân của đất nước khi tham gia quá trình hội nhập quốc tế.

 Trong quá trình dạy học bộ môn, ngoài các tiết học chính khoá thì hoạt động ngoại khoá là rất thiết thực. Khi chất lượng của bộ môn Lịch sử đang ở mức "báo động" thì hoạt động ngoại khoá được đề cập tới như là một trong những phương pháp để đưa kết quả của việc học môn lịch sử ở nhà trường THCS khả quan hơn, để học sinh có niềm yêu thích, hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc , đất nước và quê hương mình.

 

doc 19 trang thuychi01 8400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Em yêu lịch sử xứ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 	1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
	Sinh thời Bác Hồ từng nói:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
	Có thể nói rằng đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác Hồ kính yêu, Người luôn mong muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu lịch sử mà còn phải "tường" có nghĩa là phải hiểu rõ, hiểu một cách sâu sắc về truyền thống lịch sử của cha ông. Tuy nhiên, việc dạy và học môn Lịch sử vẫn còn nhiều hạn chế. Bản thân giáo viên còn gặp một số khó khăn khách quan và chủ quan trong việc truyền thụ kiến thức và phương pháp học bộ môn Lịch sử. Thêm vào đó là điều kiện xã hội hiện nay, trong xu thế mở cửa hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại nhiều hạn chế như: Học sinh chỉ học những môn "thời thượng" còn những môn rất cần thiết, có giá trị giáo dục như môn lịch sử lại bị xem nhẹ. Việc học lịch sử của học sinh hiện nay thật đáng buồn, nhiều học sinh học lịch sử là để đối phó với giáo viên, với các kỳ thi chứ không phải học để biết, để hiểu từ đó yêu thích về lịch sử, tự hào về lịch sử dân tộc. Chúng ta đều biết rằng bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, năng lực nhận thức cho học sinh trước những thách thức của toàn cầu hoá nhằm tạo ra bản lĩnh công dân của đất nước khi tham gia quá trình hội nhập quốc tế.
	Trong quá trình dạy học bộ môn, ngoài các tiết học chính khoá thì hoạt động ngoại khoá là rất thiết thực. Khi chất lượng của bộ môn Lịch sử đang ở mức "báo động" thì hoạt động ngoại khoá được đề cập tới như là một trong những phương pháp để đưa kết quả của việc học môn lịch sử ở nhà trường THCS khả quan hơn, để học sinh có niềm yêu thích, hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc , đất nước và quê hương mình.
	Là một giáo viên bộ môn, tôi rất băn khoăn và suy nghĩ mình cần phải làm gì để giúp học sinh yêu thích bộ môn lịch sử nói chung và chương trình lịch sử địa phương nói riêng. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường cho phép tổ chức buổi ngoại khoá về Lịch sử địa phương Thanh Hoá. Buổi ngoại khoá được tổ chức đúng vào dịp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Thanh Hoá kỷ niệm 70 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm tỉnh Thanh.
	Buổi ngoại khoá "Em yêu lịch sử xứ Thanh" ở trường THCS Lam Sơn - Thọ Xuân chúng tôi được tổ chức long trọng và thành công. Với kết quả đó, tôi nhận thấy buổi ngoại khoá trong dạy học có sức hấp dẫn, không đơn thuần là sân chơi giải trí bổ ích mà còn giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định. Điều đặc biệt hơn cả là qua hoạt động ngoại khoá sẽ kích thích học sinh học tập, lĩnh hội tri thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê hứng thú hơn trong các giờ học lịch sử. Không chỉ vậy, buổi ngoại khoá còn giúp học sinh củng cố và có thêm hiểu biết về lịch sử xứ Thanh - Mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng. Nơi phát tích nhiều cuộc khởi nghĩa lớn. Cái nôi sinh ra nhiều đời Vua, Chúa anh hùng. Chính vì vậy, từ bao đời nay trong nhân gian có câu truyền miệng: "Vua xứ Thanh, Thần xứ Nghệ" hay "Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần".... 
	Từ đó, giúp học sinh biết trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa từ ngàn năm nay với những vị anh hùng dân tộc đã có công lớn trong việc chống ngoại xâm, xây dựng đất nước hoà bình, thịnh trị. Đồng thời, học sinh có niềm khát khao khám phá, biết đánh giá và nhận xét khái quát các sự kiện hay nhân vật lịch sử nào đó, khiến các em yêu thích môn lịch sử. Đặc biệt là lịch sử của quê hương Thanh Hoá. Bởi vậy tôi quyết định chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bạn bè, đồng nghiệp mong góp phần giúp môn Lịch sử đi đúng vị trí, chức năng của nó. Nên tôi quyết định chọn đề tài "Em yêu lịch sử xứ Thanh" 
 	1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 	Giúp học sinh có thêm kiến thức địa phương, tạo hứng thú cho các tiết học lịch sử địa phương nói riêng, lịch sử nói chung. Trong phân phối chương trình THCS lớp 6 và 8 có 1tiết/ năm, lớp 7 và 9, mỗi khối có 2 tiết lịch sử địa phương trong chương trình giảng dạy. 
 	Tổ chức các tiết ngoại khoá về lịch sử, rèn luyện thêm kỹ năng sống cho học sinh, kinh nghiệm cho giáo viên giảng dạy, làm phong phú hơn cho hoạt động dạy học. Từ đó, học sinh nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của lịch sử địa phương, đặc biệt là Lịch sử địa phương Thanh Hoá.
 	Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả đồng thời tạo cho học sinh hứng thú trong giờ học. Rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản của bộ môn.
 	1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 	1.3.1. Đối tượng: 
 	Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoá: "Em yêu lịch sử xứ Thanh".
 	Khách thể: Học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
 	1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
 	Tập trung kiến thức trong phần lịch sử địa phương Thanh Hoá nói riêng 	và lịch sử trong chương trình THCS nói chung. 
 	1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 	Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng.
 	Phương pháp tham vấn: Vấn đáp, thăm dò học sinh.
 	Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Tranh ảnh, tư liệu, công nghệ thông tin....
 	Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành tổ chức ngoại khoá.
 	Phương pháp đối sánh: Đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau khi tổ chức buổi ngoại khoá. 
 	Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đánh giá, rút kinh nghiệm sau buổi ngoại khoá.
 	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
	 Môn lịch sử ngoài nhiệm vụ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường nói chung là cung cấp kiến thức cơ bản khoa học lịch sử, ngoài ra, còn giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân hoài bão và ý chí xây dựng đất nước cho các thế hệ tiếp theo. Đặc biệt, trong giai đoạn mở cửa hiện nay, môn lịch sử còn đảm nhận trách nhiệm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, qua thời gian dài mặc dù Bộ giáo dục đào tạo cũng như giáo viêndạy môn lịch sử đã rất cố gằng trong việc cải tiến, đổi phương pháp dạy học lịch sử nhưng do nhiều yếu tố nên chưa thực sự lôi cuốn học sinh. Tổ chức ngoại khoá vừa củng cố, khắc sâu những kiến thức, sự kiện, địa danh lịch sử đã học vừa cung cấp thêm những thông tin, tư liệu về lịch sử mới mà các em chưa biết, chưa rõ về lịch sử Thanh Hoá.... Điều đó làm tăng sự hấp dẫn thu hút của học sinh.
 Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949, Bác Hồ căn dặn: "Phải giữ toàn vẹn cá tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng.... trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học. Ở nhà, ở trường, ở xã hội chúng đều học". Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn giảng dạy. Bên cạnh việc dạy chữ, cần tổ chức cho các em vui chơi. Hoạt động ngoại khoá cũng là một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Thông qua việc tìm hiểu kiến thức lịch sử, đặc biệt là lịch sử địa phương, giúp các em học sinh có nhiều hiểu biết để xây dựng những tìm cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hi sinh thân mình vì tổ quốc.... Qua buổi ngoại khoá, các em học sinh được hoà mình vào tập thể, được giao lưu, học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới chuẩn mực đạo đức, những hiểu biết về văn hóa mà các cấp, các ngành làm công tác giáo dục mong muốn. 
 	2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 	2.2.1. Thuận lợi:
 * Giáo viên :
 Được đào tạo chính ban, tâm huyết, có trách nhiệm nghề nghiệp, luôn đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử. 
 Bản thân đã cùng tổ chuyên môn tổ chức một số buổi ngoại khóa về Văn học nên nắm được cách thức tiến hành một chương trình ngoại khóa.
 	* Học sinh :
 Học sinh Trường THCS Lam Sơn nằm trên địa bàn Thị trấn Lam Sơn, học sinh luôn được tạo mọi điều kiện để học tập, có năng lực, say mê tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến bộ môn lịch sử.
	Sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, vì vậy học sinh thường xuyên được giáo dục, tuyên truyền truyền thống lịch sử nói chung, lịch sử Thanh Hoá nói riêng.
 	 2.2.2. Khó khăn
	Trong cuộc sống kinh tế thị trường ngày nay khi hầu hết các giá trị đều quy đổi thành hàng hoá, tiền bạc và lợi nhuận thì kiến thức từ các môn tự nhiên được các bậc phụ huynh và học sinh hết sức đề cao. Ngược lại, các môn khoa học xã hội đặc biệt là các môn học sử dụng kiến thức dài khó thuộc như: Sử, địa, giáo dục công dân v.v.... thì học sinh chỉ học cho qua loa, đại khái, thậm chí còn cảm thấy "chán ngán" nếu như giáo viên dạy môn đó không cải tiến phương pháp dạy - học theo lối truyền thống "đọc - chép". Câu hỏi: "Học lịch sử để làm gì ?" cũng được quy về giá trị lợi ích mà nó đem lại. Điều này cũng được phản ánh rõ nét nhất bằng các kỳ thi THPT và kỳ thi Đại học, Cao đẳng những năm gần đây, số học sinh bị điểm 0 môn lịch sử ngày càng nhiều là điều chúng ta dễ hiểu.
	Ở các trường THPT nói chung hiện nay, phần đa học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn lịch sử, ngay cả khi hỏi đến những mốc quan trọng nhất của lịch sử dân tộc nhiều em cũng không trả lời được, khi được giải đáp về câu hỏi đó thì cũng không hiểu gì về sự kiện lịch sử ấy, đâu đó còn xem nhẹ bộ môn lịch sử.
	Việc gây hứng thú học tập cho học sinh nói chung, giúp học sinh yêu thích môn lịch sử nói riêng không phải lúc nào cũng được chú ý thường xuyên. Đây không phải và vấn đề mới nhưng để thực hiện tốt thật không dễ dàng chút nào. Hơn nữa, xuất phát từ thực tế hiện nay, nước ta mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài. Một số thanh thiếu niên đã quên đi nét văn hoá truyền thống của quê hương hoặc hiểu biết rất sơ sài về lịch sử địa phương mình. Để giúp các em yêu thích về lịch sử đặc biệt là lịch sử địa phương, ngoài việc đổi mới phương pháp dạy - học, trong các giờ chính khoá thì việc tổ chức các buổi ngoại khoá sẽ giúp học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu và vận dụng trong các bài học sẽ đạt chất lượng, hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng thời, sẽ khơi dạy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" ở mỗi học sinh. Cuộc thi: "Em yêu lịch sử xứ Thanh" ở trường THCS Lam Sơn đã lôi cuốn rất nhiều học sinh toàn trường tham gia.
 	2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 	2.3.1. Giải pháp chung
 	Qua đề tài nay tôi chỉ chia sẻ kinh nghiệm về cách thức tổ chức buổi ngoại khóa nói chung và buổi ngoại khóa " Em yêu Lịch sử xứ Thanh ” nói riêng. Với các bước thực hiện: 
	 Một là: Thiết kế nội dung chương trình cần phải đảm bảo đúng đường lối quan điểm của Đảng và nhà nước, bám sát vào lịch sử xứ Thanh và thể hiện "tính vừa sức" đối với học sinh.
	 Hai là: Chọn hình thức tổ chức sân chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường
	Ba là: Chọn nội dung câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, học sinh dễ tìm nguồn tư liệu tham khảo, phù hợp kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh.
	Bốn là: Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh: "Học mà chơi, chơi mà học".
	Năm là:Trang thiết bị cần thiết phục vụ cho buổi ngoại khoá phải đảm bảo về mặt thẩm mĩ, thu hút, gây ấn tượng đối với học sinh.
	Sáu là: Xây dựng kế hoạch tổ chức buổi ngoại khoá cụ thể: thời gian, số lượng học sinh tham gia (Phối hợp giáo viên chủ nhiệm để lựa chọn học sinh tham gia cuộc thi).
	Bảy là: Khi tổ chức sân chơi, giáo viên là trọng tài cần công bằng, khách quan, chính xác.
 	2.3.2. Hình thức tổ chức cuộc thi: "Em yêu lịch sử xứ Thanh"
 	2.3.2.1. Chuẩn bị:
	a) Về phía giáo viên:
 	Phân công các thầy cô giáo trong tổ Khoa học xã hội là chủ yếu, ra câu hỏi và đáp án liên quan đến lịch sử địa phương Thanh Hoá .
 	Kẻ 84 ô vuông tương ứng 84 thí sinh dự thi (các thầy - cô dạy Thể dục phụ trách). 
 	Người dẫn chương trình:
	+ Chuẩn bị lời dẫn.
	+ Chuẩn bị nội dung và đáp án các câu hỏi liên quan .... 
 	Các phương tiện hỗ trợ gồm	
 - Máy chiếu (đồng chí phụ trách môn Tin học chuẩn bị).
	- Chuông báo hiệu (giờ bắt đầu thi và kết thúc do đồng chí Tổng phụ trách Đội thực hiện).
	- Cắt chữ, treo phông (đồng chí phụ trách môn Mĩ thuật chịu trách nhiệm thực hiện).
	- Văn nghệ chào mừng (do đồng chí phụ trách môn Âm nhạc chuẩn bị).
	- Ban giám khảo (Là các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách, tổ trưởng tổ xã hội).
	- Thư ký: 	+ 01 giáo viên bên tổ Khoa học tự nhiên.
	+ 01 giáo viên bên tổ Khoa học xã hội.
	+ Tập trung và quản lý học sinh: Đồng chí giáo viên phụ trách môn Thể dục.
	+ Trang phục cho giáo viên: 	Nam: 	Comlê, cà vạt.
	Nữ: 	Áo dài. 
	b) Về phía học sinh: 
	Mỗi lớp có 6 học sinh đại diện tham gia cuộc thi. Học sinh được lựa chọn từ các lớp. Học sinh tìm hiểu tự tìm, đọc tài liệu liên quan tới cuộc thi.
	 Trang phục: Học sinh mặc đồng phục của trường.
	Mỗi lớp tự trang trí mũ đội, băng rôn cho lớp mình.Mỗi học sinh tham dự chuẩn bị 1 bảng con, phấn viết và giẻ lau.
 Yêu cầu đối với học sinh: 
	- Có mặt đầy đủ, đúng giờ, ngồi đúng số báo danh của mình, phải tuyệt đối nghiêm túc, trung thực trong cuộc thi.
	- Khi bị loại khỏi cuộc thi, thí sinh đó phải nhanh chóng rời khỏi sân chơi về vị trí tập kết ban đầu.
	- Thí sinh nào phạm quy cũng bị loại khỏi cuộc chơi.
	- Cổ động viên của các lớp ngồi nghiêm túc theo vị trí đã quy định. Cổ động nhiệt tình ,có văn hóa.
 	2.3.2. Cách thức tổ chức
	a) Thể lệ cuộc thi 
	- Các thí sinh ngồi theo thứ tự số báo danh đã quy định.
	- Hình thức thi: Học sinh trả lời nhanh vào bảng trong vòng 20giây. Khi chuông báo hiệu hết giờ trả lời các em giơ đáp án của mình lên và giữ nguyên vị trí, nếu em nào sai đáp án hoặc chưa có đáp án kịp thời sẽ bị loại. Những em bị loại sẽ nhanh chóng trở về vị trí tập kết ban đầu. 
	b) Nội dung câu hỏi gồm: 
	30 câu hỏi liên quan đến lịch sử địa phương Thanh Hoá trên tất cả các lĩnh vực. Học sinh sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đó theo sự điều khiển của người dẫn chương trình. Sau mỗi câu hỏi, người phụ trách máy chiếu sẽ đưa nội dung câu hỏi để học sinh tiện theo dõi. Sau 20 giây, cùng với kết quả học sinh, máy chiếu sẽ công bố đáp án. Sau đó người dẫn tuyên bố đáp án đúng vfa giúp các em hiểu thêm về các sự kiện này.
	c) Tổ chức cuộc thi: "Em yêu lịch sử xứ Thanh"
	Câu 1: Đây là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào ở nước ta ?
	“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cưỡi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
 Đáp án: BÀ TRIỆU (Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em gái của Triệu Quốc Đạt - Một hào trưởng lớn. Bà là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ và có chí lớn. Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô khiếp sợ phải thốt lên: "Vung giáo chống hổ dễ, giáp mặt vua Bà khó").
	Câu 2: Động Từ Thức tại Nga Sơn Thanh Hoá có tên gọi khác là gì ?
	Đáp án: Động Từ Thức còn gọi là động Bích Đào (Động Từ Thức - Động Bích Đào là một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá được gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Động nằm trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Điều đặc biệt nhất ở nơi này không chỉ bởi vẻ đẹp của thạch nhũ mà còn bởi câu chuyện tình lãng mạn được xây đắp từ trí tưởng tượng vô cùng phong phú giữa người và tiên: chàng Từ Thức và nàng tiên Giáng Hương. Phía dưới vòng cung của động chính có một nhũ đá toả xuống trông như một trái đào tiên, nên động còn được gọi là động Bích Đào. Gắn liền bởi tích hay, động đẹp, nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của nhiều tao nhân, mặc khách).
 Câu 3: Ông là ai ?
"Ai người thay mặt vua Lê
Khoác áo long bào ngạo nghễ xông ra"
 Đáp án: LÊ LAI (Lê Lai mất ngày 29/04/1418 là một viên tướng nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao giúp đỡ Lê Thái Tổ gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Lợi thoát khỏi vòng vây quân Minh được truyền tụng gọi là "Lê Lai cứu chúa").
Đền thờ Trung túc Vương Lê Lai
	Câu 4: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886) diễn ra ở đâu ?
ĐÁP ÁN: Ở ba làng: Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê - huyện Nga Sơn 
(Di tích lịch sử chiến khu Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 4 km về phía Tây Bắc thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Căn cứ Ba Đình được xây dựng trên địa bàn 3 làng: Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh. Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của 2 làng kia. Mỗi làng chỉ có một con đường độc đạo đi vào).
	Câu 5: Tên Thanh Hóa có từ đời Vua nào ?
 Đáp án: Vua Lí Công Uẩn. 
(Chia nước làm 24 lộ, có Thanh Hóa lộ – Thanh: trong sạch, Hóa: Biến hóa).
	Câu 6: Bia Vĩnh Lăng thuộc khu di tích lịch sử Lam Kinh do ai soạn ?
 Đáp án: Nguyễn Trãi (tháng 10 năm Quí Sửu).
	Câu 7: Làng cổ nào của xứ Thanh được xem như một niên biểu về sự phát triển liên tục từ buổi các vua Hùng dựng nước cho đến thời hiện đại ?
	Đáp án: Làng cổ Đông Sơn (Đây là làng Việt cổ có vị trí rất lớn, đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử văn minh Đông Sơn - trống đồng Đông Sơn)
	Câu 8: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược thế kỷ thứ XV ?
 Đáp án: Lê Lợi (Lê Thái Tổ).
	Câu 9: Ai là người có công giải phóng thành Đại La năm 931, đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập tự chủ, kết thúc 1000 năm đô hộ của phương Bắc ?
	Đáp án: Dương Đình Nghệ (ông là một hào trưởng lâu đời ở Ái Châu, thuộc dòng họ tuấn tú, hào kiệt, có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc, bất chấp mọi gian khổ hy sinh).
	Câu 10: Ai là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê ?
	Đáp án: Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp to lớn trong việc chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt).
	Câu 11: Ai là người phát minh ra súng Thần Cơ ?
	Đáp án: Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly, ông là người sáng tạo ra phương pháp làm súng "thần cơ thương pháo" loại súng này được đúc bằng sắt hoặc đồng, có nhiều kích cỡ).
Câu 12: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886) là ai ?
Đáp án: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình là Phạm Bành và Đinh Công Tráng (Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã họp các tướng lĩnh, trình bày kế hoạch xây dựng căn cứ Ba Đình. Việc xây thành ông giao cho Đốc Thuế chỉ huy. Việc huy động dân phu và nguyên liệu giao cho tướng khác. Nhân dân ở các làng quanh Ba Đình hết lòng ủng hộ nghĩa quân).
Phạm Bành và Đinh Công Tráng
	Câu 13: Đội du kích Ngọc Trạo được thành lập ngày 19/9/1941 gồm bao nhiêu người ?
Đáp án: 21 người (Ngày 19/9/1941 tại Hang Treo huyện Thạch Thành, trong ánh đuốc bập bùng và dưới lá cờ đỏ sao vàng, đội du kích Ngọc Trạo tiền thân của lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Thanh Hoá chính thức được thành lập gồm 21 chiến sĩ do đồng chí Đặng Châu Tuệ chỉ huy trước sự góp mặt của đồng chí đặc phái viên xứ uỷ Bắc Kì. Những chiến sĩ đầu tiên của lực lượng vũ trang Thanh Hoá đã tuyên thệ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, với dân tộc. Chỉ một tuần sau khi được thành lập đội du kích Ngọc Trạo đã phát triển lên tới 40 người, sau một tháng lên tới 83 người. Hiện nay Ngọc Trạo là một chiến khu cách mạng cấp quốc gia, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau).
	Câu 14: Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Thọ Xuân được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ?
	Đáp án: 20/07/1930 (Ngày 20/7/1930) tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Thọ Xuân được thành lập gồm 7 đồng chí. Hội nghị bầu đồng chí Lê Văn Sĩ làm bí thư chi bộ.
	Câu 15: Người con nào của Thanh Hóa nổi tiếng với g

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_em_yeu_lich_su_xu_thanh.doc