Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong giờ dạy tiếng Anh ở trường Trung học Phổ thông số 3 Bảo Yên
Thực trạng của vấn đề
Đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức bộ môn bị hổng nhiều và còn nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của các em chưa cao. Để đối phó với giáo viên, các em thường dùng sách “Để học tốt tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng.
Các đề thi học kì hoặc đề thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp đều tập trung vào kiểm tra ngữ pháp, kĩ năng đọc hiểu các chức năng lời nói, viết câu, hơn nữa có một phần lại bằng hình thức trắc nghiệm nên nhiều học sinh đã lơ là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông vào sự may rủi trong việc làm phần trắc nghiệm. Việc kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, viết từ mới. Việc này vừa tốn thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh, hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh. Bên cạnh đó, một thực tế là những em đã có điểm miệng thường lơ là học bài cũ vì nghĩ rằng thầy cô sẽ không gọi mình nữa, còn những đối tượng yếu kém còn lại thì có gọi lên bảng bao nhiêu lần cũng không bao giờ học bài.
Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao. Những cơ sở trên đã giúp tôi mạnh dạn thực hiện đổi mới cách kiểm tra miệng trong giờ dạy tiếng Anh ở trường THPT số 3 Bảo Yên.
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Bảo Yên.
MỤC LỤC Trang Nội dung Ghi chú 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 5 2. Thực trạng của vấn đề 6 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4.1 Phương pháp nghiên cứu 4.1.1 Phương pháp quan sát điều tra 4.1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 7 4.2 Nội dung nghiên cứu 4.2.1 Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng 8 4.2.2 Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng 9 4.2.3 Các cách kiểm tra miệng 12 5. Hiệu quả của sáng kiến 5. 1 Trước khi áp dụng đề tài 13 5. 2 Sau khi áp dụng đề tài 14 14 III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến 15 3. Bài học kinh nghiệm 4. Những kiến nghị, đề xuất 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển không ngừng của nghành khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin, công nghiệp và du lịch, việc học ngoại ngữ đã trở thành một nhu cầu cần thiết với tất cả cộng đồng. Với cơ chế mở cửa, quan điểm “hội nhập”, ngoại ngữ đã trở thành phương tiện tối ưu để chúng ta tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hóa và nối vòng hữu nghị toàn cầu. Xuất phát từ mục đích đó, việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh trong các trường THPT đã có những chuyển biến rõ rệt. Tiếng Anh đã trở thành một trong ba môn thi trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời Tiếng Anh đã được phủ kín các trường ở khắp nơi kể cả vùng sâu, vùng xa. Thậm chí nhiều trường tiểu học cũng đã đưa môn ngoại ngữ vào để các em sớm được làm quen với môn học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập sau này của các em. Mỗi kì nghỉ hè, Sở Giáo dục đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chất lượng chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Trong tất cả các trường học, tài liệu và các thiết bị dạy học được đưa vào ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cho giờ học đạt hiệu quả tốt hơn và học sinh cũng hứng thú hơn với môn học này. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VII đã khẳng định “Phải đổi mới phương pháp Giáo dục Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Luật Giáo dục, Điều 28.2 có nêu “Phương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Cùng với việc đổi mới chương trình SGK, đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các địa phương cần chú trọng việc tuyên truyền thay đổi nhận thức từ phía giáo viên và HS để đạt mục tiêu chính của “Đề án: Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” là “Ngoại ngữ trở thành phương tiện để làm việc trong môi trường quốc tế, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam”. Muốn vậy, cần phải thay đổi động lực học từ “học để thi” thành “học để sử dụng”. Trước mắt cần tập trung dạy và học tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ phổ biến và là ngôn ngữ của một số nền kinh tế mạnh trên thế giới. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung nhiều công đoạn, trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng không chỉ là kiểm tra đầu giờ mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hổng các kiến thức, kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài kiểm tra định kì (1 tiết, học kì,...). Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các tiết học tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức, kỹ năng cần đạt được trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó, thậm chí một số em do mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước thực tế đó, tôi đã thực hiện đề tài “ Đổi mới phương pháp kiểm tra miệng trong giờ dạy tiếng Anh ở trường THPT số 3 Bảo Yên” để giúp các em học sinh ở trường THPT số 3 Bảo Yên chủ động hơn trong học tập, tích lũy kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Hoạt động Dạy và Học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết. Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. 2. Thực trạng của vấn đề Đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức bộ môn bị hổng nhiều và còn nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của các em chưa cao. Để đối phó với giáo viên, các em thường dùng sách “Để học tốt tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng. Các đề thi học kì hoặc đề thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp đều tập trung vào kiểm tra ngữ pháp, kĩ năng đọc hiểu các chức năng lời nói, viết câu, hơn nữa có một phần lại bằng hình thức trắc nghiệm nên nhiều học sinh đã lơ là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông vào sự may rủi trong việc làm phần trắc nghiệm. Việc kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, viết từ mới. Việc này vừa tốn thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh, hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh. Bên cạnh đó, một thực tế là những em đã có điểm miệng thường lơ là học bài cũ vì nghĩ rằng thầy cô sẽ không gọi mình nữa, còn những đối tượng yếu kém còn lại thì có gọi lên bảng bao nhiêu lần cũng không bao giờ học bài. Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao. Những cơ sở trên đã giúp tôi mạnh dạn thực hiện đổi mới cách kiểm tra miệng trong giờ dạy tiếng Anh ở trường THPT số 3 Bảo Yên. 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 12 trường THPT số 3 Bảo Yên. 4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4.1. Phương pháp nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp quan sát điều tra Khi kiểm tra miệng học sinh, luôn quan sát chú ý xem các em trả lời như thế nào, cái nào được, cái nào chưa được để tìm ra biện pháp và phương pháp thích hợp giúp các em có khả năng học bài cũ tốt hơn. Đối với lớp 12A4 thì hầu hết các em ngoan ngoãn, chăm học, nhiều em nhận thức nhanh, ý thức học tập tốt. Ngoài ra các em còn được sự quan tâm chu đáo của gia đình, được tạo điều kiện thuận lợi để có thể học Tiếng Anh tốt. Điều đó thuận lợi cho tôi khi tiến hành đề tài của mình. Tuy nhiên, học sinh các lớp 12A1, 12A2 và 12A3 còn nhiều em lười học và một số khác tuy không phải lười học nhưng khả năng có hạn, không có năng khiếu học ngoại ngữ nên tiếp thu chậm và khó khăn về vốn từ vựng dẫn đến kết quả học tập chưa cao . Số liệu thống kê điểm trung bình môn HKI năm học 2013 – 2014 (Đơn vị %) như sau: Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12A1 29 0 6.9 31 62.1 0 12A2 22 0 4.5 27.3 68.2 0 12A3 27 0 0 33.3 66.7 0 12A4 31 3.2 9.7 54.8 32.3 0 4.1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Đầu năm học dù vốn từ vựng, kiến thức về ngữ pháp và kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em còn nhiều hạn chế song tôi vẫn tăng cường đổi mới cách kiểm tra miệng, thông thường là hỏi những câu đơn giản, ngắn gọn, sử dụng những từ vựng và cấu trúc câu mà các em đã học. Qua những lúc kiểm tra miệng trên lớp, tìm hiểu đối tượng học sinh và tổng hợp kết quả khảo sát tôi thấy kết quả trên là chưa hài lòng. Từ đó tôi cần phải tăng cường chú ý luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các cấu trúc ngữ pháp cho học sinh để có kết quả tốt hơn. 4.2. Nội dung nghiên cứu 4.2.1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng - Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác định thật chính xác cần kiểm tra những gì: Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải chính xác, rõ ràng để học sinh không hiểu nhầm dẫn đến việc trả lời lạc đề. - Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu, bài tập trong sách giáo khoa hay ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các keys trong sách “Để học tốt Tiếng Anh 12” nhằm đối phó với giáo viên. - Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành hai cột M1 & M2. Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập. Cột M2 ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập. Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 và M2. Ví dụ sổ điểm lớp 12A4 (HK II 2013 - 2014) như sau: STT Họ và tên Điểm miệng M1 M2 1 Lương Công An 6 7 2 Hoàng Thị Lan Anh 9 7 3 Nguyễn Thị Ba 7 10 4 Đặng Phương Bảo 8 8 5 Cổ Thị Chôi 7 8 6 Cổ Thị Chung 8 6 7 Cổ Thị Chức 6 8 8 Lương Văn Cổn 7 8 9 Lương Văn Cử 7 9 10 Cổ Đức Dược 5 7 4.2.2. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng - Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất những hiểu biết của các em. - Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát hiện được tình trạng thật về kiến thức và kỹ năng của các em. - Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh. Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh được kiểm tra. - Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có nhiều thiếu sót hoặc sai, nếu không có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào cần phải sửa ngay và sai sót nào thì nên để học sinh trả lời xong. - Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học sinh trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm. - Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: Khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần phải làm gì và làm như thế nào? Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh, sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: “Bạn trả lời như vậy có đúng không?”, “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của bạn không?”, “Có điểm nào sai hoặc thiếu không?”, Ngoài những câu cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh. 4.2.3. Các cách kiểm tra miệng Như ta đã biết, kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn. Tùy theo mỗi tiết học và tùy theo từng yêu cầu về kiểm tra kiển thức, kỹ năng mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau: a. Đối với việc kiểm tra từ vựng - Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước. Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Practice – Lesson Three (English 12): Yêu cầu mà giáo viên đưa ra: “Write a word in English that means: ngưỡng mộ, hâm mộ, cảm phục” HS 1: Đưa từ (admire) HS 2: Xác định từ loại (verb) HS 3: Đưa ra từ đồng nghĩa (respect/ regard) HS4: Đưa ra từ trái nghĩa (disapprove) Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lí lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn. - Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo một tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi các từ do giáo viên yêu cầu. Giáo viên đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng Tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi các từ đó tương ứng bằng tiếng Anh. Sau đó thu bài của 8 em này và một vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi từ đúng tương ứng với 1 điểm. Ví dụ: Reading Practice – Lesson six – English 12: write the words in English Nổi tiếng 6. Sự ảnh hưởng Thôi thúc 7. Giảng viên Tiểu thuyết 8. Lĩnh vực, môn học Thành công 9. Gia tăng Sự nghiệp 10. Độc giả Cũng bằng cách này, giáo viên cũng có thể kiểm tra phần pronunciation của học sinh bằng cách phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại. * Choose the word that has the underlined part pronounced differently from the others (English 12, Lesson eight) 1. A. famous B. hard C. radium D. player 2. A. physicist B. interest C. experiment D. biologist 3. A. discovery B. biology C. laboratory D. philosophy 4. A. scientist B. discover C. lecture D. American b. Đối với tiết học Reading Ngay trong các hoạt động while – reading, giáo viên cũng có thể kiểm tra để lấy điểm miệng. Ví dụ 1: Reading practice – Lesson eight – English 12 Multiple choice: choose the best option 1. Isaac Newton, whose theory of gravitation is well-known throughout the world. A. famous B. unknown C. successful D. great 2. When still young Newton was more of a than a scholar. A. mechanics B. mechanical C. mechanic D. mechanism 3. Newton made a water clock and a sundial so people thought he might become a well-known _______________. A. clock maker B. clock seller C. clock buyer D. clock holder Ví dụ 2: Reading practice – Lesson nine - English 12: True - False statements Give some statements (handouts) and ask Ss to read these carefully then read the text to decide if each statement is true or false Mercury is the smallest planet of the sun’s family. Mercury is the sun’s fastest planet. Mercury can be seen just after sunrise or soon before sunset. Its low gravity makes you feel very light. Cách thực hiện: sau khi phát handouts, giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cá nhân đọc bài text rồi sau đó làm các bài tập này trong khoảng 8 phút. Trong khoảng thời gian này giáo viên đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em và quan sát không cho các em nhìn nhau. Sau khoảng thời gian quy định, giáo viên thu bài của một số em, sau đó yêu cầu cả lớp trả lời và chấm điểm ngay tại lớp. (Điểm này sẽ cho vào cột M2). c. Đối với tiết học ngữ pháp Đối với tiết học bài mới. Tôi thường thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo khoa (để tránh tình trạng học sinh dùng sách hướng dẫn để trả lời) đồng thời ra thêm một số bài tập trắc nghiệm trong phần củng cố. Sau đó gọi học sinh lên bảng làm để lấy điểm hoặc thu bài của một số em để chấm. Ví dụ ở Lesson eight – English 12 trong phần củng cố tôi đưa vào bài tập trắc nghiệm để kiểm tra độ hiểu biết của học sinh đồng thời củng cố kiến thức cho các em. Exercise: Choose the best option 1. The woman____________ daughter is an actress lives next to my house. A. who B. whose C. where D. which 2. This is the village _________ he was born. A. who B. whose C. where D. which 3. Do you know the person who ________ you yesterday? A. calls B. is calling C. was calling D. called 4. People _______ are very kind are always loved by others. A. who B. which C. whose D. where d. Đối với tiết học ôn tập (các bài Review lesson): Áp lực thời gian trong tiết ôn tập và củng cố là rất lớn vì vừa phải học từ vựng, ngữ pháp, vừa phải nhắc lại cách phát âm những từ đã học (pronounciation) nên thời gian dành cho việc kiểm tra học sinh bị hạn chế. Với tiết học này sẽ giúp cho học sinh có điều kiện ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ năng giải bài tập về ngữ âm, ngữ pháp cũng như phần biến đổi câu. Vì đây là phần được gặp rất nhiều trong các đề thi, kiểm tra định kì. Trong các tiết này tôi sẽ phát bài tập gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan cho cả lớp làm trong 10 phút, đồng thời gọi hai học sinh lên bảng, mỗi em làm 3 câu tự luận (thường là biến đổi câu hay viết lại câu dùng từ gợi ý cho sẵn ) Sau 10 phút tôi thu bài của 5 em học sinh bất kỳ và giao cho 5 em học sinh khác chấm, 2 em học sinh trên bảng vẫn tiếp tục giải trong khi giáo viên sửa 10 câu trắc nghiệm. Sau đó giáo viên thu lại bài của 5 em được chấm và kiểm tra lại, ghi điểm vào cột M2. Tiếp tục hướng dẫn cách làm bài tự luận trên bảng và yêu cầu học sinh chấm chéo nhau, giáo viên vừa sửa cho cả lớp vừa quan sát để cho điểm. Như vậy đây là hình thức kiểm tra phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng trong kiểm tra miệng vừa phát huy được việc đổi mới kiểm tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm tra miệng, vừa ôn tập. 5. Hiệu quả của sáng kiến Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài này, tôi đã so sánh và thống kê kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài ở khối lớp 12 như sau: 5.1. Trước khi áp dụng đề tài - Điểm kiểm tra miệng của các em không cao, có nhiều em bị điểm kém (vì các em lười học bài cũ). - Điểm trung bình môn học kỳ I của các em thấp hơn. Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ I năm học 2013 - 2014 Lớp Tổng số học sinh 8 - 10 điểm 6 - 7 điểm 4 – 5 điểm 1 – 3 điểm 0 điểm 12A1 29 6 6 10 7 0 12A2 22 4 5 7 6 0 12A3 27 3 8 9 7 0 12A4 31 8 13 6 4 0 Số liệu thống kê điểm trung bình môn HKI năm học 2013 – 2014 (Đơn vị %) như sau: Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12A1 29 0 6.9 31 62.1 0 12A2 22 0 4.5 27.3 68.2 0 12A3 27 0 0 33.3 66.7 0 12A4 31 3.2 9.7 54.8 32.3 0 5.2. Sau khi áp dụng đề tài - Sau một học kì áp dụng phương pháp mới này, hầu hết các học sinh của tôi có điểm kiểm tra miệng cao hơn học kì trước, số em bị điểm kém rất ít. Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ II năm học 2013 – 2014 Lớp Tổng số học sinh 8 – 10 điểm 6 – 7 điểm 4 – 5 điểm 1 – 3 điểm 0 điểm 12A1 29 8 14 6 1 0 12A2 22 6 14 2 0 0 12A3 27 7 13 4 3 0 12A4 31 12 16 3 0 0 Số liệu thống kê điểm trung bình môn năm học 2013 – 2014 (Đơn vị %) như sau: Lớp Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12A1 29 0 13.8 44.8 41.4 0 12A2 22 0 9.1 31.8 59.1 0 12A3 27 0 7.4 44.4 48.2 0 12A4 31 3.2 29 67.8 0 0 III. KẾT LUẬN Ý nghĩa của sáng kiến Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá, trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô cùng quan trọng và mang tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy tính tích cực chủ độ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_kiem_tra_mieng_tro.doc
- bao cao thanh tich Thuy 2014.doc
- don , bao cao SKKN 2014 Thuy.doc