Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt, học tốt để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt, học tốt để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố

Tuổi thiếu niên ngày nay không thể thiếu một trình độ văn hoá phổ thông được lĩnh hội từ nhà trường. Hoạt động dạy và học ở trường đem lại cho tuổi thiếu niên một vốn văn hoá tuy chưa phải là đủ cho cuộc đời nhưng tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản, là cơ sở ban đầu rất quan trọng hình thành nhân cách học sinh, để từ đó các em lao động và tiếp tục học tập sau này.

         Trẻ em được trở thành “ con người ” chỉ nhờ có giáo dục (Komenski). Nếu không được học và dạy bảo, con người sẽ sống như hoang thú, mọi hành động sẽ mang tính bản năng.

         Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất. Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế giới quan khoa học, phát triển các năng lực nhận thức và sáng tạo. Để có được điều đó, các em phải được đến trường để học. “Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ ” (Xu Khôm Lin Ski).

         Bia Văn Miếu Quốc Tử  Giám đã khắc: “ Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lợi đất nước bị suy giảm… Những người giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”.

 


2. Tầm quan trọng của việc quản lý Dạy và Học:

         Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học ở trường tiểu học là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống của trẻ. Trong những kĩ năng cần được rèn luyện cho học sinh thì quan trọng nhất là làm cho học sinh có được kĩ năng học tâp để thực hiện “Hình thành hoạt động học tập” - Hoạt động chủ đạo của các em trong thời kỳ này.

         Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức, trước hết là phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hoạt động của học sinh. ở học sinh tiểu học, trí tưởng tượng rất phong phú nhưng trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt trí tuệ ( hoạt động tư duy) cho học tập chưa phát triển đến mức cần thiết. Cho nên dạy học chẳng những phải phát triển trí tưởng tượng của các em mà còn phải rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động khoa học, sáng tạo.

doc 36 trang Mai Loan 13/11/2023 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt, học tốt để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
 Trang
A. Phần thứ nhất	2
	I. Đặt vấn đề	2
	II. Nhiệm vụ nghiên cứu	2
	IIi. Đối tượng nghiên cứu	5
	Iv. Phạm vi nghiên cứu	5
	V. Giả thuyết khoa học	5
	VI. Phương pháp nghiên cứu	5
	B. Phần thứ hai: Quá trình triển khai đề tài	7
	Chương I: Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét, tầm quan trọng của đề tài và nhiệm vụ cụ thể	7
	1. Lược sử vấn đề, nhận xét về việc Dạy và Học	7
	2. Tầm quan trọng của việc quản lí Dạy và Học	8
	3. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài	9
	Chương II: Đặc điểm tình hình nhà trường	10
	1. Thuận lợi	10
	2. Khó khăn	11
	3. Các công việc đã làm của ban giám hiệu từ đầu năm học	12
	Chương III: Biện pháp quản lí Dạy và Học	16
	I. Quản lí hoạt động dạy của thày	16
	1. Thực hiện chương trình dạy học	16
	2. Soạn bài	17
	3. Giảng bài	18
	4. Thăm lớp, dự giờ	20
	5. Sinh hoạt tổ chuyên môn	21
	6. ĐDDH góp phần quan trọng tới chất lượng giảng dạy	22
	7. Bồi dưỡng mũi nhọn giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi	23
	8. Đoàn kết giúp đỡ nhau là yếu tố không thể thiếu được 
	trong nhà trường 24	24
	II. Quản lí hoạt động của trò	24
	1. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập của học sinh	25
	2. Mọi hoạt động lao động đều phải tính đến hiệu quả	26
	Chương IV: Kết quả	28
	1. Về phía giáo viên	28
	2. Về phía học sinh	29
	Phần III: Kết luận và kiến nghị đề xuất	32
	Kết luận	34
	C. Tài liệu tham khảo	36
A - Phần thứ nhất
I.Đặt vấn đề
* Lí do chọn đề tài
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều 
quan tâm, bởi vì “trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì chỉ ngày hôm nay – khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thời thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách con người. Đứa trẻ ngày hôm nay và sau này trở thành người như thế nào là tuỳ thuộc một phần quyết định ở chỗ các em đã trải qua ngày thơ ấu như thế nào, ai là người dìu dắt các em trong những ngày thơ bé, những gì của thế giới xung quanh đi vào trái tim của em.
Mặc dù nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan tâm nhưng quan 
trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Có điều này bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trường tiểu học chân chính không chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn là nơi giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, trẻ em phải được giáo dục toàn diện. Bác Hồ đã nói: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do đó, ở nhà trường tiểu học nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức là 2 nhiệm vụ song song không thể thiếu được.
Đào tạo những con người có học thức, những người giỏi là nhiệm vụ quan 
trọng của nhà trường và chức năng chính của nhà trường là dạy học. Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là 2 hoạt động trung tâm của một quá trình dạy học và là 2 hoạt động mang tính chất khác nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động khác của nhà truờng.
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khoá 7 đã chỉ rõ: “Trong 
công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời đại ngày nay. Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kĩ năng nghề ngiệp, về năng lực quản lí sản xuất kinh doanh, điều hành vĩ mô kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kĩ thuật vươn lên ngang tầm thế giới”.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói 
chung và việc giảng dạy ở tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “ Thầy giáo là một nhán vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mạng của mình”.
Từ bao đời nay, ông cha ta đều mong muốn ở người thầy phải “ Biết mười 
dạy một” và cũng yêu cầu người thầy phải dạy làm sao cho những học trò của mình phải “ Học một biết mười”.
Vậy là từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, 
có vị trí chiến lược lâu dài. Ngày nay trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, những người làm công tác quản lí trường học chúng tôi hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự tồn tại và phát triển của trường mình nói riêng. Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cán bộ quản lí trường học. Hơn nữa trường tiểu học Khương Thượng nơi tôi đang công tác là một trường đã nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến vững chắc và hai năm gần đây trường được Sở giáo dục đào tạo Hà Nội công nhận là trường tiên tiến suất sắc cấp Thành phố. Vậy là một người quản lí tôi luôn tự nghĩ cần phải làm gì để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố với truyền thống dạy tốt – học tốt của nhà trường. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Chỉ đạo “ Dạy tốt – học tốt để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố”. Qua đề tài này tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo – của Ban giám hiệu nhà truờng và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thành và xác định có hiệu quả. 
Tôi xin chân thành cảm ơn.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của các biện pháp quản lí dạy và học.
áp dụng các biện pháp quản lí vào việc dạy và học ở trường có truyền thống dạy tốt và học tốt.
Đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lí việc dạy và học.
III. Đối tượng nghiên cứu:
	Giáo viên và học sinh trường tiểu học Khương Thượng. Trường thuộc phường Trung Tự, quận Đống Đa – Hà Nội. Trình độ dân trí ở khu vực trường đóng phần lớn là cán bộ các trường đại học Y, đại học Thuỷ Lợi, Viện Năng lượng, đại học Công Đoàn, khu phòng không không quân và một phần là nhân dân phường Khương Thượng.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
	Vì điều kiện thời gian không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp quản lí dạy và học để giữ vững truyền thống dạy tốt và học tốt trong vòng từ đầu năm học đến cuối học kì 2.
V. Giả thuyết khoa học:
	Nếu sử dụng tốt các biện pháp quản lí dạy và học thì sẽ giữ vững được truyền thống dạy tốt và học tốt.
Vi. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ vừa nêu ở trên, tôi đã sử dụng đồng bộ các biện pháp:
	Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc quản lý dạy và học.
	Phương pháp điều tra:
	+ Điều tra về giáo viên.
	+ Điều tra về học sinh.
	+ Điều tra về phụ huynh.
	+ Dựa vào kết quả giảng dạy và học tập của năm trước đề ra kế hoạch cho năm học này.
	Phương pháp thực nghiệm:
áp dụng những lý luận về quản lý dạy và học vào việc quản lý dạy và học của giáo viên và học sinh trường tiểu học Khương Thượng.
Phương pháp quan sát:
Dự giờ dạy của giáo viên và kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua các bài kiểm tra.
	Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm sử lý các số liệu và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu.
	Kế hoạch và thời gian nghiên cứu:
Từ 15/9/2004 - 4/2005.
B - Phần thứ hai
Quá trình triển khai đề tài
Nội dung
Chương I:
Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét, tầm quan trọng của đề tài và nhiệm vụ cụ thể.
1. Lược sử vấn đề, quan điểm, nhận xét về việc Dạy và Học:
	Tuổi thiếu niên ngày nay không thể thiếu một trình độ văn hoá phổ thông được lĩnh hội từ nhà trường. Hoạt động dạy và học ở trường đem lại cho tuổi thiếu niên một vốn văn hoá tuy chưa phải là đủ cho cuộc đời nhưng tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản, là cơ sở ban đầu rất quan trọng hình thành nhân cách học sinh, để từ đó các em lao động và tiếp tục học tập sau này.
	Trẻ em được trở thành “ con người ” chỉ nhờ có giáo dục (Komenski). Nếu không được học và dạy bảo, con người sẽ sống như hoang thú, mọi hành động sẽ mang tính bản năng.
	Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất. Nó bao gồm việc tiếp thu tri thức và hình thành thế giới quan khoa học, phát triển các năng lực nhận thức và sáng tạo. Để có được điều đó, các em phải được đến trường để học. “Trong nhà trường, hoạt động dạy và học là con đường quan trọng nhất để giáo dục trí tuệ ” (Xu Khôm Lin Ski).
	Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám đã khắc: “ Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lợi đất nước bị suy giảm Những người giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”.
2. Tầm quan trọng của việc quản lý Dạy và Học:
	Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học ở trường tiểu học là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống, cơ bản, có những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống của trẻ. Trong những kĩ năng cần được rèn luyện cho học sinh thì quan trọng nhất là làm cho học sinh có được kĩ năng học tâp để thực hiện “Hình thành hoạt động học tập” - Hoạt động chủ đạo của các em trong thời kỳ này.
	Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri thức, trước hết là phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hoạt động của học sinh. ở học sinh tiểu học, trí tưởng tượng rất phong phú nhưng trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt trí tuệ ( hoạt động tư duy) cho học tập chưa phát triển đến mức cần thiết. Cho nên dạy học chẳng những phải phát triển trí tưởng tượng của các em mà còn phải rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động khoa học, sáng tạo.
	Dạy kiến thức văn hóa phải đi đôi với sự hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội Những phẩm chất này phải trở thành động cơ, mục đích học tập của học sinh trong nhà trường và định hướng hoạt động của học sinh trong cuộc đời.
	Những nhiệm vụ dạy và học nói trên được thực hiện đồng thời và thống nhất với nhau trong quá trình dạy hoc. “ Quá trình dạy và học là tập hợp những hành động liên tiếp của giáo viên và học sinh, được giáo viên hướng dẫn. Những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ sảo và trong quá trình đó, phát triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố của văn hoá, lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở của thế giới quan và hành vi cộng sản chủ nghĩa ”. 
(ÊXiPôp)
	Hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò là hai hoạt động trung tâm của một quá trình dạy học và là hai hoạt động mang tính chất khác nhau. Song thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò, dạy và học cùng lúc diễn ra trong những điều kiện vật chất - kĩ thuật nhất định.
	Nếu xét quá trình dạy và học như là một hệ thống thì trong đó quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của trò. Điều khiển hoạt động dạy và học của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và là trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò; Thông qua hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trò.
3. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài.
	Vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất trong hoạt động của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Với một trường đã có thành tích nhiều năm dạy tốt học tốt thì việc quản lý hoạt động dạy và học càng cần được chú trọng hơn để giữ vững truyền thống, thành tích đã có và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó. Vì vậy, vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài là: (Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường nhằm giữ vững và phát huy những truyền thống dạy tốt và học tốt để giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố.)
Chương II
Đặc điểm tình hình nhà trường
1. Thuận lợi:
	Trường tiểu học Khương Thượng đóng trên địa bàn phường Trung Tự, gồm các khu tập thể và các trường đại học: Khương Thượng, đại học Thuỷ Lợi, đại học Y Khoa, đại học Công Đoàn, Học Viện Ngân Hàng, Phòng không Không quân, phường Quang Trung và Khương Thượng.
	Trường có 1223 học sinh, được chia làm 26 lớp từ khối 1 đến khối 5.
Khối
Số lớp
Số học sinh
Nam
Nữ
I
5
209
104
105
II
5
236
136
100
III
5
270
166
104
IV
6
256
126
130
V
5
252
138
114
Tổng số
26
1223
670
553
	Học sinh ngoan, chăm học, có ý thức kỉ luật tốt “ Kính thầy, yêu bạn”. Nhiều phụ huynh có trình độ và đăc biệt rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
	Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên của trường: 64 người trong đó:
	3 cán bộ quản lý
	36 giáo viên chủ nhiệm (trường có 10 lớp 2 cô giáo chủ nhiệm)
	3 giáo viên bù nữ, kiêm phụ trách thư viện, phòng đồ dùng dạy học và y tế.
	9 giáo viên ngoại ngữ và môn chuyên biệt.
	1 tổng phụ trách.
	2 nhân viên; 3 bảo vệ và 2 lao công.
	Nhiều đồng chí giáo viên có tuổi nghề cao, độ tuổi trung bình của giáo viên là 40 tuổi. Các đồng chí đó có rất nhiều kinh nghiệm giảng day, công tác chủ nhiệm và quan hệ với phụ huynh. Còn một số đồng chí giáo viên trẻ mới ra trường rất nhiệt tình với công việc được giao, yêu nghề mến trẻ.
	Trình độ chuyên môn: Nhìn chung cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó có 20 đồng chí có trình độ đại học, 29 đồng chí có trình độ cao đẳng, 1 đồng chí là thạc sĩ, 3 đồng chí đang học lớp Đại học Sư Phạm khoa Tiểu Học, trình độ trung cấp 2 đồng chí.
	Hầu hết các đồng chí giáo viên nhận thức rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp và các công việc được giao.
	Ngoài công tác chủ nhiệm một lớp, một số các đồng chí giáo viên sẵn sàng nhận thêm các công tác như công đoàn, thanh tra, khối trưởng chuyên môn Khi được ban giám hiệu phân công.
	Trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn của Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT quận Đống Đa.
	Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự động viên và hỗ trợ kịp thời của Đảng uỷ và UBND phường Trung Tự nơi trường đóng và ban phụ huynh nhà trường.
	Là trường nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến vững chắc cấp Quận và hai năm nay đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố.
2. Khó Khăn:
	Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản trường cũng còn gặp một số khó khăn:
	+ Đội ngũ giáo viên của trường có nhiều đồng chí cao tuổi nên chưa theo kịp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm trong nghề.
	+ Còn một số học sinh chưa thật chăm học, một bộ phận phụ huynh do mải làm ăn nên chưa quan tâm đến việc học của con cái, còn khoán trắng cho nhà trường.
3. Các công việc đã làm của Ban giám hiệu từ đầu năm học:
a. Về học sinh:
	Ngay từ đầu năm học, BGH đã tổ chức điều tra cơ bản, nắm vững tình hình học sinh về mọi mặt: Sĩ số, học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh
	Bảng thống kê về số lượng, chất lượng học sinh đầu năm học 2004 -2005 như sau:
T/Số
Giới tính
Phổ cập
Học lực năm trước
T/P xã hội
Nam
Nữ
Đúng tuổi
P/cập
Giỏi
Khá
T/B
Yếu
Cán bộ
C/nhân
1223
670
553
1220
03
805
429
100
5
60%
20%
b. Về giáo viên:
	Bảng thống kê về số lượng, trình độ chuyên môn của giáo viên năm học 2004-2005:
T/số
Nữ
Độ tuổi
Trình độ đào tạo
Chuyên môn
20-29
30-39
40-49
59-60
TC
CĐ
ĐH
SĐH
Tốt
Khá
TB
52
48
6
25
20
01
2
29
20
1
38
14
0
Hoàn cảnh gia đình:
	- Phần lớn các đồng chí giáo viên của trường có đời sống đảm bảo, có mức thu nhập ổn định, yên tâm công tác. Có 2 đồng chí hoàn cảnh khó khăn: 1 đồng chí chồng mất, nuôi 3 con nhỏ ăn học. Một đồng chí chồng ốm lâu dài, hoàn cảnh kinh tế có nhiều khó khăn.
	- Tính nết sở trường của giáo viên:
	Nhìn chung các đồng chí giáo viên yêu nghề mến trẻ, yên tâm công tác. Luôn có ý thức phấn đấu để giành kết quả cao trong giảng dạy và chủ nhiệm. Các đồng chí lâu năm có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy và quản lí học sinh. Giáo viên trẻ nhiệt tình công tác, có trình độ kiến thức cơ bản cao, biết ngoại ngữ, vi tính, rất nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học, sẵn sàng nhận bất cứ công việc gì mà nhà trường phân công. Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh và giáo viên coi trường như một tổ ấm.
	Trên cơ sở nắm vững về hoàn cảnh kinh tế, sở trưởng và tính nết của từng giáo viên trong trường, BGH đã phân công, giao việc cho từng đồng chí một cách hợp lí. Ví dụ: Đối với các đồng chí có chuyên môn chắc, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm thì giao cho làm khối trưởng chuyên môn. Đối với đồng chí có khả năng thuyết phục mọi người, gương mẫu, được mọi người tín nhiệm thì bầu làm chủ tịch Công đoàn. Còn các đồng chí chủ nhiệm thì tuỳ vào khả năng chuyên môn mà giao chủ nhiệm các lớp.
Thành tích giảng dạy của giáo viên:
Qua các năm học trước trường có nhiều đồng chí tham gia các hội thi và được công nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp:
	Năm học 1998-1999: Đồng chí Nghiêm Hằng Nga được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quốc Gia.
	Năm học 1999-2000: Đồng chí Cao Thị Ngọc được công nhận là giáo viên giỏi thành Phố bộ môn Khoa. Đồng chí Phạm Kim Oanh được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận bộ môn Toán.
	Năm học 2000-2001: Đồng chí Vũ Bảo Trâm được công nhận là giáo viên giỏi cấp Quận bộ môn Tập Đọc lớp 5. Đồng chí Đàm Thu Hà được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận bộ môn Tập Làm Văn lớp 5
	Năm học 2001-2002: Đồng chí Nguyễn Kim Phượng được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận bộ môn Tự Nhiên-Xã Hội. Đồng chí Trần Minh Châu được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận bộ môn Toán lớp 2.
	Năm học 2002-2003: Đồng chí Vũ Bảo Trâm được công nhận là giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp Thành phố môn Tập làm văn.
	Năm học 2003 – 2004: Đồng chí Nguyễn Thanh Hà được giải A1 giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. Đồng chí Trần Minh Châu, Đặng Thu Thuỷ và Nguyễn Kim Cúc đạt giáo viên dạy giỏi cấp Quận
	Năm học 2004-2005:
 Đồng chí Nguyễn Thanh Thương được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận bộ môn Tập Làm Văn lớp 2.
 Đồng chí Nguyễn Thị Thu được công nhận là giáo viên dạy giỏi vòng 2 cấp Quận bộ môn Tự Nhiên-Xã Hội lớp 2.
 Đồng chí Cấn Ngọc Oanh được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận bộ môn Toán lớp 2. 
Đồng chí Đoàn Bích Hà được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Quận bộ môn Hát nhạc lớp2. 
Đồng chí Đoàn Thanh Huyền đạt giải Nhất cuộc thi viết chữ đẹp cấp Quận. 
Đồng chí Cấn Ngọc Oanh đạt giải Ba cuộc thi viết chữ đẹp cấp Quận.
	Về công tác chủ nhiệm: Không những dạy giỏi mà giáo viên trường tôi có rất nhiều đồng chí làm chủ nhiệm tốt và đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp như : đồng chí Hứa Minh Hằng, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Lan cấp thành phố. Đồng chí Đỗ Thị Nga, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Thị Thu, Phùng Bích Châu, Minh Châu cấp Quận.
	* Thành tích của học sinh:
	Nhiều em đạt học sinh giỏi các cấp với các môn
Có nhiều em đạt học sinh giỏi cấp Thành phố môn Toán – Tiếng Việt lớp 5.
Có nhiều nhiều em đạt học sinh giỏi cấp Quận môn Toán – Tiếng Việt lớp 4, lớp 5.
Có nhiều em đạt học sinh giỏi cấp Quận môn Tin học, Ngoại ngữ.
Có nhiều em đạt học sinh giỏi cấp Quận và Thành phố về TDTT như môn cờ vua em Nguyễn Văn Hải đạt giải cờ vua toàn quốc năm học 2003- 2004. Em Hoàng Lan qua vòng loại chuẩn bị tham dự giải cờ vua U7 to

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tot_hoc_tot_de_giu_vung_danh_hieu.doc