Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe cho học sinh lớp 9

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong tình hình thực tế đất nước đang phát triển để hội nhập vào cộng đồng quốc tế các nước trong vùng ASEAN cũng như các nước khác trên thế giới, đặc biệt hơn, đất nước ta đã chính thức là thành viên của WTO thì việc biết và sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ là một nhu cầu cấp bách, một đòi hỏi cần thiết cho mỗi chúng ta. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Chính vì thế, nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, học ngoại ngữ nói chung và học Tiếng Anh nói riêng đã, đang và sẽ trở thành một đề tài vô cùng nóng bỏng đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi trình độ.

“ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. ”

 ( V. I. Lênin )

Biết một ngoại ngữ là đã có trong tay thêm được một công cụ giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ đẻ. Ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ, tôi đã được các thầy cô giáo dạy rằng “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”, điều đó cho đến nay và chắc chắn cả mai sau vẫn còn nguyên giá trị. Giờ đây tôi lại đem câu nói ấy cùng những kiến thức mình đã học được truyền thụ lại cho những thế hệ học sinh của mình. Là một giáo viên dạy tiếng Anh, tôi luôn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc dạy cho các em học sinh bậc THCS, nhất là học sinh lớp 9 cuối cấp có được một lượng kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho các em trong quá trình học tiếng Anh ở các lớp lớn hơn sau này.

 

doc 26 trang haihuy29 14/08/2023 7413
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kỹ năng nghe cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HẢI CHÂU 
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIM ĐỒNG 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: DẠY KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH LỚP 9
 Họ và tên người thực hiện:VĂN QUÝ TÙNG
 Tổ :tiếng Anh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 QUẬN HẢI CHÂU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ******
 Tên đề tài: DẠY KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH LỚP 9
 Mã số :
 Tác giả: Văn Quý Tùng
 Chức vụ :Tổ trưởng
 Bộ phận công tác:Tổ Tiếng Anh
Tô chuyên môn
Nhận xét:
............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
Xếp loại: .......
 Ngày....tháng....năm........
 Tổ trưởng 
 Hội đồng KHGD trường
Nhận xét:
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Xếp loại: ........
 Ngày....tháng....năm........
 Hiệu trưởng 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HẢI CHÂU
Nhận xét:
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Xếp loại: .......
 Ngày....tháng....năm........
 Trưởng phòng 
MỤC LỤC
PHẦN
TRANG
Mục lục
1
Danh mục chữ cái viết tắt
2
A. Đặt vấn đề
3
B. Giải quyết vấn đề
5
 I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tế
5
 II. Thực trạng của vấn đề
5
 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
6
 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
24
C. Kết luận
25
Tài liệu tham khảo
27
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt
Các chữ viết tắt
 Viết đầy đủ
1
THCS
Trung học cơ sở
2
TSHS
Tổng số học sinh
3
SL
Số lượng
4
NXB
Nhà xuất bản
5
TB
Trung bình
6
THPT
Trung học phổ thông
7
ss
students
8
v.v
vân vân
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong tình hình thực tế đất nước đang phát triển để hội nhập vào cộng đồng quốc tế các nước trong vùng ASEAN cũng như các nước khác trên thế giới, đặc biệt hơn, đất nước ta đã chính thức là thành viên của WTO thì việc biết và sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ là một nhu cầu cấp bách, một đòi hỏi cần thiết cho mỗi chúng ta. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Chính vì thế, nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, học ngoại ngữ nói chung và học Tiếng Anh nói riêng đã, đang và sẽ trở thành một đề tài vô cùng nóng bỏng đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi trình độ. 
“ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. ”
 ( V. I. Lênin )
Biết một ngoại ngữ là đã có trong tay thêm được một công cụ giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ đẻ. Ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ, tôi đã được các thầy cô giáo dạy rằng “Biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời”, điều đó cho đến nay và chắc chắn cả mai sau vẫn còn nguyên giá trị. Giờ đây tôi lại đem câu nói ấy cùng những kiến thức mình đã học được truyền thụ lại cho những thế hệ học sinh của mình. Là một giáo viên dạy tiếng Anh, tôi luôn mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc dạy cho các em học sinh bậc THCS, nhất là học sinh lớp 9 cuối cấp có được một lượng kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho các em trong quá trình học tiếng Anh ở các lớp lớn hơn sau này. 
Dạy và học tốt tiếng Anh liên quan đến nhiều vấn đề, một trong những vấn đề đó chính là việc dạy kỹ năng nghe. Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với người học ngoại ngữ vì nó là một trong bốn kỹ năng kỹ xảo thực hành của tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết. 
Trong thực tiễn rèn các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế ở trường tôi, khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng nghe. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe và việc kiểm tra bài cũ thường không dễ dàng gì. Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là khó nhất. Trong lớp học, có học sinh nói rằng dù trong bài nghe có nhiều từ đã biết nhưng nghe không ra, có học sinh lại nói rằng do em ấy thiếu từ (vốn từ vựng nghèo), không biết bao nhiêu lần học sinh lúc nào cũng lo âu khi học tiết nghe hiểu, các em cho rằng khó khăn chính là ở chỗ tốc độ lời nói của người Anh nhanh quá, không bắt kịp vì hình như họ nuốt chửng nhiều âm và từ. Vậy làm thế nào để giúp học sinh- đặc biệt là học sinh lớp 9 cuối cấp- có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nghe hiểu hiệu quả? Dạy nghe như thế nào để sau mỗi giờ học học sinh cảm thấy thích thú và yêu quý môn học hơn? Làm thế nào để tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu, thiết thực mà vẫn đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh? Trước những trăn trở đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào vấn đề “Dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 9” để trình bày tình hình dạy và học nghe hiện nay cũng như viết về kinh nghiệm của mình sau nhiều năm thực tế giảng dạy. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Hiện nay, với nhận thức mới trong dạy ngoại ngữ, dạy tiếng Anh nhằm mục đích giao tiếp, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với thế giới trên mọi lĩnh vực: đối nội, đối ngoại, văn hóa, thương mại....đã đánh dấu một mốc lớn: sự đầu tư chất xám vào dạy và học ngoại ngữ, làm việc theo hướng công nghiệp hiện đại.
Để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là một điều không hề dễ dàng, nhưng cũng không vì khó khăn mà không thể học vì trong một chừng mực nào đó, học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng cũng không phải là cái gì đó quá khó nếu chúng ta có phương pháp và phương tiện tốt, nhất là khi chúng ta biết phối hợp giữa các phương pháp với nhau và khai thác tốt các phương tiện.
Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ động sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà kỹ. Hơn nữa, để học tốt một giờ nghe các em cần được nghe nhiều.
Cũng chính bởi những lý do như đã trình bày ở trên mà mục đích dạy và học Tiếng Anh cũng có sự thay đổi lớn, nó không chỉ là chuyện “ học để mà học” nữa, mà học là phải tư duy, có chiều sâu. Chúng ta không chỉ nhằm mục đích đạt được ý nghĩa ngữ pháp mà còn nhằm đạt và phát triển được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đó.
Nắm được bản chất của giao tiếp và có thể giao tiếp khi cần thiết là điều mà chúng ta vươn tới. NGHE được coi là một kỹ năng tiếp thụ, song nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản cảm thụ qua nghe là lời nói nên có những đặc điểm rất khác với văn bản viết.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Phần lớn học sinh trên địa bàn là con em lao động nên điều kiện học tập chưa tốt, thời gian học hạn hẹp, môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế, ít có cơ hội luyện nghe việc phát âm tiếng Anh quả thực vẫn là cả một vấn đề. Bên cạnh đó, các em còn chưa thực sự chăm chỉ học tập, ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực luyện âm, nhận thức chậm, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, tài liệu để tham khảo thêm còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ đó việc đầu tư học kỹ năng nghe hạn chế. Ngoài ra tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít, và trong quá trình nghe các em không kiểm soát được điều sẽ nghe. Lời nói trong băng nhanh, không quen. Bài nghe có nhiều từ mới, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu thì rất khác nhau và học sinh khó có thể hiểu được nội dung.
Kết quả khảo sát đầu năm của học sing lớp 9/4:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
40
0
0
3
7,5
20
50
17
42,5
23
57,5 
Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách.
Quan điểm cơ bản nhất về đổi mới phương pháp là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, tạo điều kiện tối ưu cho người học và rèn luyện, phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy.
Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa dạng. Người giáo viên cần nắm bắt các nguyên tắc chính của phương pháp và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tìm hiểu kỹ khái niệm của việc dạy kĩ năng nghe.
Nghe là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố hợp thành của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe hiểu là một trong những mục đích chính của dạy ngoại ngữ.
Khi nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như khi viết; ý hay thường được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Có thể nói láy, nói tắt, ngập ngừng Khi đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản còn khi nghe người khác nói ta chỉ nghe được một lần.Với đặc điểm khác nhau trên, khi dạy nghe, ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho các kỹ năng nghe tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động nghe của học sinh.
Nghe bao gồm hai cấp độ:
1.1. Cấp độ 1: (Nhận biết hoặc phân biệt): Sự nhận biết các âm thanh, từ, nhóm từ trong mối quan hệ cấu trúc của chúng. Chỉ khi khả năng này trở thành tự động hóa, người nghe mới có thể tái tạo, ứng xử và đáp lại những gì nghe được trong cả chuỗi âm thanh đó.
1.2. Cấp độ 2: (Chọn lựa): Người nghe rút ra được những thành tố hữu ích để hiều được người nói. Lúc đầu nghe hiểu câu, lời nói ngắn, đơn giản,về sau hiểu các câu dài hơn.
2. Nghiên cứu về các hoạt động nghe:
2.1. Nghe trong cuộc sống hàng ngày: có hai cách nghe chính:
- Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như khi ta
nghe đài, xem truyền hìnhmà vẫn có thể tiến hành đồng thời một công việc khác.
- Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có chủ ý, muốn nắm bắt một nội dung thông tin nào đấy.Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe giảng bài v.v...Trong trường hợp này, người nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho chủ ý của mình. Người nghe thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp người nghe hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy thường nắm bắt được vấn đề một cách có hiệu quả hơn.
2.2. Nghe trong môi trường học tiếng:
Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung, và nhằm phát triển các kỹ năng nghe khác nhau.
Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau:
- Nghe ý chính.
- Nghe để tìm những thông tin cần thiết.
- Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
- Nghe để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
- Nghe chi tiết (Cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ).
* Lưu ý:Học sinh có thể xác lập lại lượng thông tin dựa trên các cơ sở sau:
- Kiến thức về ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong...)
- Sự quen thuộc với chủ đề đang được đề cập tới.
- Sự quan sát, diễn giải, ngữ cảnh giao tiếp, kể cả những gì xảy ra trước đó.
- Kiến thức, tri thức mà các em cùng nắm được với người nói.
- Sự hiểu biết, thừa nhận về thái độ, sở thích cá nhân người nói.
- Sự hiểu biết về ngữ cảnh, văn hóa trong giao tiếp.
- Sự hiểu biết về những tín hiệu ngoài ngôn ngữ như: tốc độ nói, ngừng đoạn, cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt
3. Tiến hành các kỹ thuật dạy nghe: 
3.1. Xây dựng lòng tin (Confidence building)
3.2. Nhận diện trọng âm câu (Sentence stress reception)
3.3. Giải quyết chủ đề (Topic interpretation)
3.4. Nghe hiểu ý chính (Listening for gist)
3.5. Nhận diện chi tiết (Recognising details)
3.6. Nghe nắm bắt thông tin cần thiết (Listening for wanted information)
3.7. Chép chính tả (Dictations)
3.8. Sơ đồ chuỗi sự kiện (Sequencing chart)
3.9. Ngữ pháp chính tả (Dictogloss)
3.10. Nghe- ghi (Listening and note- taking)
4. Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau:
4.1. Giúp học sinh nghe có hiệu quả
Trong thực tế, nghe vẫn là một kỹ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện nay.
Để khắc phục những khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng những biện pháp sau:
- Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe; giải thích các khái niệm nếu cần thiết.
- Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe.
- Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe.
- Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe.
- Chia quá trình nghe thành từng bước,ví dụ:
+ Lần nghe thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý.
+ Lần nghe thứ hai: nghe chi tiết hơn v.v...
- Nếu bài dài, chia bài nghe thành từng đoạn ngắn để cho học sinh nghe, có những yêu cầu nghe cụ thể khác nhau. 
4.2.Đoán trước điều sắp nghe (predicting)
Một trong những kỹ năng cần thiết khi nghe là khả năng đoán được điều sắp được nghe. Vì vậy, khi cho học sinh luyện nghe, giáo viên nên cho học sinh đoán những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Có thể tiến hành hoạt động này với các bài nghe có cốt truyện hoặc một bài hội thoại. Ví dụ, khi nghe một bài hội thoại, giáo viên có thể dừng lại sau một câu nói của một nhân vật trong bài hội thoại và hỏi học sinh xem nhân vật kia sẽ đáp lại như thế nào? Sẽ ứng xử ra sao? Có đồng ý hay không? v.v...
Khi cho học sinh nghe một câu chuyện, giáo viên cũng có thể dùng thủ thuật tương tự, dừng lại ở những đoạn phù hợp và hỏi những câu hỏi như: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó? Tại sao X lại hành động như vậy? Tại sao câu chuyện lại diễn biến như vậy? Liệu kết cục có như vậy không? v.v... trước khi cho nghe tiếp câu chuyện.
Ví dụ: Trong bài nghe sau giáo viên có thể dừng ở một số chỗ để cho học sinh đoán:
Tapescript: At 6.30 in the morning, the bus collected Ba and his family from their home. (Where did they go?). After picking everyone up, the bus continued north on Highway Number 1. It crossed the Dragon Bridge and stopped at the gas station (What happened? Why did it stop there?) to get some more fuel. Then, it left the highway and turned left onto a smaller road westward. (Please imagine the direction here (Which is the East? West? North? South?). This road ran between green paddy fields, (What can you see though the bus window?) so the people on the bus could see a lot of cows and buffaloes. The road ended before a big store beside a pond. Instead of turning left towards a small airport, the bus went in the opposite direction. (Did it stay there for a long or a short time?). It did not stay on that road for very long, but turned left onto a road which went though a small bamboo forest. Finally, the bus dropped everyone off at the parking lot ten meters from a big old banyan tree. It parked there (What for?) and waited for people to come back (When did they come back?) in the evening.
(English 9 - Unit 3: A trip to the countryside - page 25 )
4.3. Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe:
Đây là thủ thật tương tự áp dụng cho kỹ năng đọc hiểu: Trước khi nghe/ đọc, giáo viên khai thác gợi ý những gì học sinh đã biết về nội dung vấn đề sẽ nghe/ đọc, những gì chưa rõ, những gì không biết. Sau đó nghe và liên hệ những kiến thức đã biết với những nội dung cần nghe.
Ví dụ: Khi tiến hành một bài nghe về THE MEDIA - phương tiện truyền thông 
(English 9 - Unit 5: The media – page 43), giáo viên sẽ hỏi, gợi ý những điều học sinh đã biết về các phương tiện truyền thông như: tên gọi của chúng, sự ra đời, nguồn gốc, xuất xứ...... Sau đó ra yêu cầu hoặc các câu hỏi để học sinh nghe, tìm câu trả lời.
4.4. Nghe lấy thông tin cần thiết:
Như đã đề cập, khi tiến hành hoạt động nghe, giáo viên nhất thiết phải soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ nghe, tập trung vào những nội dung chủ yếu, quan trọng để cho việc nghe có mục đích cụ thể.
Các hình thức nhiệm vụ, yêu cầu rất đa dạng, có thể là dạng trả lời câu hỏi hay dạng điền vào bảng biểu.
Ví dụ: Listen to the report on how our oceans are polluted. Then complete the notes
HOW THE OCEAN IS POLLUTED
Firstly 
raw sewage is pumped directly into the sea
Secondly
---------------------------dropped into the sea
Thirdly
oil spills-----------------------------------------
Next 
---------------------------------------------------
Finally
---------------------------------------------------
 (English 9 – Unit 6: The environment – page 51) 
4.5. Nghe để nắm bắt ý chính: (Listen for gist / for main ideas)
Trong nhiều trường hợp học sinh cần được luyện nghe để hiểu những ý chính, khái 
quát của bài mà không cần quan tâm đến chi tiết.
Ví dụ: Listen to the conversation and find information about Tim Jones and Carlo:
- The food they ate?
- The bus they went? 
- The sign they saw?
 (English 9 – Unit 1: A visit from a pen pal – page 9)
4.6. Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo:
Có những hoạt động nghe, thường ở dạng điền vào bảng biểu, nhằm phục vụ cho một hoạt động giao tiếp tiếp theo đó.
Ví dụ: An expert is giving a talk on how to live with earthquakes. Listen to the talk, then complete the table
Living with earthquakes
Heavy fixtures, furniture, and appliances:
Place heavy books on the ------(1)------
Block the rollers on your ------(2)------- and ------(3)------
____________________________________________________________
Flying glass:
Check the ------(4)------
Don’t put your bed near ------(5)------
____________________________________________________________
Earthquakes drill:
Stay ------(6)------
Sit ------(7)------ or ------(8)------
Stand in the ------(9)------
 (English 9 – Unit 9: Natural disasters – page 77)
Sau khi hoàn thành bảng biểu cho bài nghe trên, học sinh có thể tiếp tục luyện với hoạt động giao tiếp tiếp theo là nói lại và/hoặc nói thêm về cách để có thể sống sót sau một trận động đất.
5. Thực hành nhiều dạng bài tập nghe hiểu:
Các bài tập nghe hiểu có nhiều dạng. Những bài

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_ky_nang_nghe_cho_hoc_sinh_lop_9.doc