Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn 11 - Trung học Phổ thông theo quan điểm tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn 11 - Trung học Phổ thông theo quan điểm tích cực

Về khái niệm kịch

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” Nhà xuất bản giáo dục 2004 ( T167–168) thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ.

 * Ở cấp độ loại hình:

Kịch là một trong 3 phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói ( Riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời).

Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực.) Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.

Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật. Tuy nhiên, cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.

Trong kịch, những lời phát biều của các nhân vật (Trong đối thoại hoặc độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (Câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai thứ yếu và nhiều khi không cần đến.

* Về mặt kết cấu:

Vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỷ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố: Thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tuỳ theo quan niệm của người sáng tạo và quy mô, tầm vóc của những sự kiện biến cố được phản ánh.

Trên cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: Bi kịch, hài kịch, chính kịch, cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau.

* Ở cấp độ thể loại:

Là một khái niệm kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học-sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng gọi là chính kịch (hoặc kịch dram). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế diễu các thói hư tật xấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó cũng không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thoả. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường.

Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỷ XVIII qua sáng tác của các nhà khai sáng ở Pháp và Đức như Đi-đơ-rô (1713-1784), Bô-méc–se (1732-1799), G.E. Let xing (1729-1781). Nó hướng về những lợi ích tinh thần đạo đức, về lý tưởng của các lực lượng dân chủ tiến bộ đương thời. Trong quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng cô đọng, dồn nén hơn. Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, những phương tiện biểu đạt của các thể loại văn học sân khấu khác như bi hài kịch, kịch hề. để tăng thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với công chúng.

Ở Việt Nam kịch ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX với những sáng tác như “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long, “Kim Tiền” của Vi Huyền Đắc. Từ sau Cách mạng tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học - sân khấu và xã hội ở nước ta.

 

doc 32 trang cuonglanz2a 12445
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn 11 - Trung học Phổ thông theo quan điểm tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 VĂN BÀN
- - - - -@&' - - - - -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC VĂN BẢN KỊCH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 - THPT
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH CỰC
Họ và tên tác giả: Bùi Thu Thủy
Chức vụ: TTCM
Tổ chuyên môn: Ngữ văn
Đơn vị công tác: Trường THPT số 1 Văn Bàn
Văn Bàn, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Đặt vấn đề
3
Giải quyết vấn đề
5
I. Cơ sở lý luận 
5
II. Thực trạng dạy học kịch bản văn học trong nhà trường hiện nay
11
III. Định hướng dạy học văn bản kịch trong chương trình ngữ văn 11
14
IV. Hiệu quả áp dụng SKKN
19
Phần kết luận
21
Giáo án thực nghiệm
22
Danh mục tài liệu tham khảo
31
ĐẶT VẤN ĐỀ
	I. Lí do chọn đề tài
So với các bộ môn học khác được học trong nhà trường, văn học là bộ môn vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Văn chương vốn có khả năng nhanh nhạy nhất trong việc đi vào tâm hồn bạn đọc, lắng đọng, kết tinh trong tâm hồn họ, không chỉ giúp họ hiểu cuộc đời, hiểu con người mà còn mang đến cho họ những bài học quí báu, những triết lí nhân sinh thế sự để đời.
Môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại cơ bản của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích văn học nước ngoài, hình thành những tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành, ứng dụng. Quan trọng nhất, văn học bỗi dưỡng tình yêu tiếng việt, văn hoá, yêu thương quê hương đất nước, tinh thần dân chủ nhân vănNhưng để đạt được những mục tiêu dạy học đó, đứng trước một tác phẩm văn chương nói chung, giáo viên thật khó định ra một cách dạy chung bởi mỗi bài, mỗi tác phẩm có những nét đặc thù riêng của loại thể. Chính vì vậy, nó càng đòi hỏi người thầy phải xác định được loại thể của từng tác phẩm, từ đó xác định cho mình một phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp. 
	Kịch là một trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn được đưa vào giảng dạy, học tập ở nhà trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, song văn bản kịch chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với các thể loại văn bản văn học khác. Tâm lý phổ biến của đ ời sống văn học nhà trường là ít quan tâm đến kịch bản văn học, dạy học chay, dạy học lý thuyết suông hoặc tiếp cận với kịch như với văn bản khác. Kinh nghiệm thưởng thức kịch thường là hạn chế, tài liệu viết về kịch không nhiều khi thiết bị hỗ trợ cho tiết dạy còn thiếu thốn nên các giờ học kịch bản văn học chưa đạt tối ưu yêu cầu cần đạt. Có khi học xong trích đoạn kịch, học sinh không phân biệt được sự khác nhau giữa kịch với một văn bản truyện. Thực tế này sẽ làm mất đi yêu cầu khoa học thực tiễn trong dạy học, sẽ giảm đi niềm yêu thích, hứng thú của thầy trò, không đạt mục tiêu dạy học nói chung. Như chúng ta đã biết, kịch được giảng dạy trong nhà trường không phải với tính chất là một loại hình nghệ thuật mà là trên phương diện văn học, nhưng kịch không đơn thuần giống như tự sự bởi nó là một bộ môn nghệ thuật, nó có mối quan hệ với sân khấu như hình với bóng. Việc thưởng thức một tác phẩm thuộc thể loại kịch không giống với mọi tác phẩm văn học khác. Do vậy, việc dạy học kịch bản văn học đã gặp không ít khó khăn so với các thể loại văn học khác. Thực tế là việc dạy học kịch vẫn xem nhẹ đặc trưng nghệ thuật kịch mà nặng về khai thác phần “xác” của kịch - phần văn bản, mới chỉ chú trọng khai thác nội dung mà chưa chú ý sự hoà kết giữa yếu tố văn học và sân khấu trong kịch. Những thực trạng nêu trên đã khiến việc dạy học kịch chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. 
Trong thời đại đổi mới dạy học, với sự trăn trở, tìm tòi các phương pháp dạy học mới, rất nhiều giáo viên đã mạnh dạn đề xuất những cách làm hay, những sáng kiến tốt để quá trình dạy học đạt mục tiêu cao nhất. Và bản thân tôi nhận thấy cần xem xét việc dạy học kịch bản văn học một cách khoa học và tích cực, vừa đảm bảo yêu cầu về đặc trưng thể loại vừa khiến cho bài học tạo được hứng thú với học trò, bởi đa số các đoạn trích kịch được dạy học trong chương trình THPT đều rất giàu triết lí nhân sinh. Vì vậy, tôi chọn đề tài SKKN “Dạy học văn bản kịch trong Chương trình Ngữ văn 11- THPT theo quan điểm tích cực”, mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, cùng vượt qua thực tế dạy học kịch bản văn học hiện nay. Và quan trọng nhất, qua đề tài này và qua việc đọc - hiểu đoạn trích kịch đúng với đặc trưng thể loại, phù hợp yêu cầu đổi mới dạy học bộ môn, người viết mong muốn các em học sinh có cái nhìn chân thật, cách sống đúng đắn, kiếm tìm những giá trị vững bền để hoàn thiện nhân cách, vươn tới chân - thiện - mĩ.
	II. Tác dụng của đề tài:
	Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn cho học sinh nói chung và học sinh trường THPT số 1 Văn Bàn nói riêng. Giúp học sinh đạt yêu cầu Chuẩn kiến thức kĩ năng bài học một cách nhẹ nhàng thông qua những hình thức tích cực song vẫn đảm bảo quan điểm dạy học theo đặc trưng thể loại kịch.
	Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và tâm lí thờ ơ, xa lạ với môn học Ngữ văn của học sinh trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi hơn trong những giờ dạy văn bản kịch. 
	Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học văn, kiến thức về tác giả, tác phẩm, bổ sung vào kiến thức bồi dưỡng chuyên môn giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục học sinh.
	Chia sẻ, thể nghiệm những cách làm có tính chất phát hiện trong thực tiễn dạy học với bạn bè đồng nghiệp.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Vài nét về kịch và đặc trưng của kịch.
1.1. Về khái niệm kịch
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” Nhà xuất bản giáo dục 2004 ( T167–168) thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ.
	* Ở cấp độ loại hình:
Kịch là một trong 3 phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói ( Riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời).
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực...) Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật. Tuy nhiên, cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.
Trong kịch, những lời phát biều của các nhân vật (Trong đối thoại hoặc độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (Câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai thứ yếu và nhiều khi không cần đến.
* Về mặt kết cấu:
Vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỷ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố: Thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tuỳ theo quan niệm của người sáng tạo và quy mô, tầm vóc của những sự kiện biến cố được phản ánh.
Trên cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: Bi kịch, hài kịch, chính kịch, cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau.
* Ở cấp độ thể loại:
Là một khái niệm kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học-sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng gọi là chính kịch (hoặc kịch dram). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế diễu các thói hư tật xấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó cũng không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thoả. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường.
Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỷ XVIII qua sáng tác của các nhà khai sáng ở Pháp và Đức như Đi-đơ-rô (1713-1784), Bô-méc–se (1732-1799), G.E. Let xing (1729-1781). Nó hướng về những lợi ích tinh thần đạo đức, về lý tưởng của các lực lượng dân chủ tiến bộ đương thời. Trong quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng cô đọng, dồn nén hơn. Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, những phương tiện biểu đạt của các thể loại văn học sân khấu khác như bi hài kịch, kịch hề... để tăng thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với công chúng.
Ở Việt Nam kịch ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX với những sáng tác như “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long, “Kim Tiền” của Vi Huyền Đắc... Từ sau Cách mạng tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học - sân khấu và xã hội ở nước ta.
1.2. Đặc trưng của kịch
1.2.1. Xung đột kịch
Do tính chất loại biệt của sự phản ánh, kịch lấy xung đột làm nội dung phản ánh. Nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh cuộc sống trong một quá trình nhất định, ở trạng thái khách quan, dưới dạng trực tiếp, cụ thể sinh động như đang diễn ra trước mắt người xem. Nó hoàn toàn khác hẳn với hội hoạ, điêu khắc, chỉ phản ánh cuộc sống tập trung trong một khoảnh khắc nhất định; nó cũng không giống với âm nhạc và thơ trữ tình lấy việc phản ánh tâm trạng, tình cảm của con người trước một sự kiện nào đó làm nội dung chủ yếu. Chính tính chất đặc biệt ấy buộc nghệ thuật kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung kịch, nghĩa là nó phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động của nó. Mà đã nói tới vận động là không thể không nói tới xung đột.
Lấy xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà viết kịch đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất. Pha-đê-ép đã từng khẳng định: “Xung đột là cơ sở của kịch”. Thực tế trong sự vận động của hình tượng thơ cũng có bộc lộ mâu thuẫn giữa những trạng thái tình cảm khác biệt của cảm xúc: Vui và buồn, hạnh phúc và đau khổ. Trong các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, yếu tố mâu thuẫn tồn tại ngay trong sự vận động của cốt truyện và trong sự phát triển của các tính cách nhân vật. Với kịch, yếu tố xung đột mang một sắc thái thẩm mỹ khác. Nhà viết kịch hiện đại Xô Viết Ác-bu-dốp đã cho rằng: “Trong kịch không có những yếu tố tuỳ hứng mà người nghệ sĩ có quyền dùng khi điều khiển số phận những con người trong các tiểu thuyết và truyện. ở đây có một khuôn khổ rất chặt chẽ, không có thì giờ để mạn đàm, giải thích, luận bàn”. Sự khác biệt ấy chính là tính chất tập trung cao độ của sự xung đột kịch, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện.
Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập lên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là những “vở kịch tồi”. Vì vậy người viết kịch phải tạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết sức chân thực, nghĩa là xung đột mang tính điển hình hoá.
Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu ý nghĩa chân thực, tác phẩm kịch chỉ là sự giả tạo, là những dòng lý thuyết suông. Công chúng tìm đến với kịch là tìm đến một sự đồng cảm hoặc phản bác đối với tác giả trước những vấn đề quan trọng của đời sống. Nghệ thuật kịch luôn là diễn đàn tư tưởng của cuộc sống, là mối giao cảm sâu xa giữa tác giả và khán giả. 
Nói tới xung đột kịch ta cần chú ý đến vai trò tư tưởng của người viết. Phản ánh những xung đột trong đời sống, người viết muốn gửi gắm một ý nghĩa tư tưởng nào đó tới khán giả, như Pô-gô-đin – nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng, khi ông nói tới mối quan hệ giữa xung đột và tư tưởng: “Xung đột là điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ thuộc vào một cái cao nhất và cũng là linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của của tác phẩm”. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, nhưng tư tưởng chủ đề là cái gốc, có tính chất quyết định.
1.2.2. Hành động kịch
Theo Arixtốt “Hành động là đặc trưng của kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Trong mối giao lưu đó, xung đột là nơi quy tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch. Tính kịch của tác phẩm nằm trong xung đột nhưng xung đột lại là yếu tố để giải toả nằm trong xung đột ấy. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết liệt, vì thế sức hấp dẫn của tác phẩm tăng lên.
Hành động kịch cần được hiểu trong tình huống thống nhất vẹn toàn của nó. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chính thể nghệ thuật. Các cốt truyện bằng hành động ấy xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật riêng: quy luật nhân quả. Mọi hành động trong tác phẩm kịch dù trực tiếp hay gián tiếp đều dựa trên luật nhân quả.
Hình thức nhân quả trực tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất là nguyên nhân sinh ra hành động thứ 2 và có thể cho đến hết.
Hình thức nhân quả gián tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất có khi là nguyên nhân của hành động thứ tư hoặc thứ 5.
Trong thực tế: Hình thức nhân quả trực tiếp thường được dùng trong các kịch bản ca kịch dân tộc như tuồng, chèo, viết theo lối tự sự, có tuyến kịch rõ ràng. Còn hình thức nhân quả gián tiếp lại được dùng trong các kịch bản kịch nói, viết thành nhiều tuyến kịch, chồng chéo lên nhau, cùng song song phát triển.
Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định tính cách nhân vật. Dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng khẳng định bản chất của mình bằng hành động: Một Ac-pa-gông keo kiệt (Môlie); Ô-ten-lô cuồng nhiệt cả tin nhưng không kém phần hung bạo, một Dex-mô-na trong trắng, ngây thơ, Iagô gian trá và hiểm độc, Hăm-lét đau đớn (Sếchx-pi-a). Bấy nhiêu tính cách là bấy nhiêu sự trăn trở, giằng xé dữ dội từ bên trong và những hành động quyết liệt ở bên ngoài.
1.2.3. Ngôn ngữ kịch
Khi nói về các yếu tố của văn học. Gooc-ki đã coi “ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Điều đó có nghĩa là không có ngôn ngữ sẽ không có văn học. Đối với nghệ thuật kịch, vai trò quan trọng đó của ngôn ngữ được nhiều tác giả kịch nổi tiếng trên thế giới công nhận. A.N.Ốt-tơ-rốp-xki nhà sáng lập ra nền kịch Nga ở thế kỷ XIX đã coi ngôn ngữ là điều kiện đầu tiên của tính nghệ thuật. Gooc-ki trong bài “Bàn về kịch” đã khẳng định “Ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tác kịch”. So với các thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt.
* Ngôn ngữ nhân vật: Đây là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch. So với hệ thống ngôn ngữ tự sự đây là điểm khác biệt rất rõ. Ngôn ngữ tác giả, biểu hiện trong các lời chỉ dẫn về hoàn cảnh, về nhân vật... chỉ có giá trị hướng dẫn người đọc, diễn viên, đạo diễn, hoạ sĩ trong khi đọc kịch bản, còn khi dựng trên sân khấu chúng sẽ biến mất và nhường chỗ cho tiếng nói của hoạ sĩ trong các cảnh trí, cho ngôn ngữ hành động của diễn viên. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm hai hình thức chủ yếu là đối thoại và độc thoại.
* Ngôn ngữ đối thoại: Là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâu tâm lý ở nhân vật. Khi trình diễn trên sân khấu, người ta có thể thay đổi màu sắc, ánh sáng, sử dụng tiếng vọng, hoặc tái hiện những hình bóng đã lùi vào quá khứ. Sân khấu hiện đại còn sử dụng thủ pháp đồng hiện: Nhân vật tự phân thân để đối thoại cùng nhau như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Ngôn ngữ nhân vật kịch dù đối thoại hay độc thoại trước hết đó là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách. Từ những “Lời ăn tiếng nói” riêng của mình, nhân vật kịch “phải biểu hiện ở mức chính xác tối đa một cái gì đó điển hình” (Gorki). Sự chính xác tối đa theo yêu cầu Gorki chính là ở chỗ: Mỗi nhân vật với một nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội là một đặc điểm cá tính riêng phải có tiếng nói riêng thật phù hợp. Đó là một đòi hỏi tất yếu, bởi vì bản chất của nhân vật kịch chỉ có thể được bộc lộ qua chính lời lẽ của chính họ mà thôi.
Hệ thống ngôn ngữ có nhiệm vụ mô tả chân dung kịch bằng một loạt các thao tác hành động. Tính hành động của nhân vật kịch không chỉ bộc lộ trong hình tượng sân khấu mà nó đã được hình thành ngay từ trong cấu tạo kịch bản văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch phải đảm bảo cho sự phát triển đầy kịch tính của cốt truyện và những phản ứng hành động theo kiểu dây chuyền của các nhân vật kịch. Tính hành động là đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ kịch, nên diễn viên kịch phải xử lý thích hợp với hành động của nhân vật trên sân khấu.
Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống.
Ngôn ngữ kịch súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ. Ngôn ngữ kịch vừa gần với tiếng nói hàng ngày lại vừa có tính chất văn học. Trong kịch thơ và ca kịch dân tộc ngôn ngữ giàu tính ước lệ, cách điệu phù hợp với âm nhạc.
Tóm lại, cái khó của một vở kịch là đòi hỏi mỗi nhân vật phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động. Tài năng của một nhà viết kịch bộc lộ ngay trong khả năng vận dụng tối đa sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại để cấu trúc tác phẩm và khắc hoạ hình tượng. Ở Việt Nam, các tác giả: Nguyễn Huy Tưởng, Lộng Chương, Đào Hồng Cẩm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện khá rõ cá tính sáng tạo của mình trong sáng tạo ngôn ngữ.
1.3. Một số vở kịch được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn (theo chương trình chuẩn)
- Chương trình và sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 ( Không có)
- Chương trình và sách giáo khoa ngữ văn lớp 11:
 	+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng).
 	+ Tình yêu và thù hận (trích “Rômeo và Juliet” của Sếch- xpia)
- Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12: Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích - Lưu Quang Vũ).
2. Các văn bản kịch trong chương trình ngữ văn 11
2.1. Vở kịch “Vũ Như Tô” và đoạn trích trong SGK Ngữ văn 11.
 	Trong các nhà văn Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng là tác giả có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử. Các tác phẩm của ông về đề tài này tái hiện những cột mốc lịch sử quan trọng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vở bi kịch Vũ Như Tô khai thác bối cảnh Thăng Long trong những năm quằn quại dưới sự bạo tàn của Lê Tương Dực thông qua hình ảnh Cửu Trùng Đài “huy hoàng giữa cõi trần lao lực” và người nghệ sĩ  “tranh tinh xảo với hóa công”: Vũ Như Tô. Thông qua vở kịch này, Nguyễn Huy Tưởng muốn đề cập đến người nghệ sĩ và bi kịch của họ, bi kịch cái đẹp bị lợi dụng. Bi kịch ấy được tập trung cao nhất trong hồi V – hồi kết của vở kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Xuyên xuốt vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài như một hiện thân của cái đẹp. Người nghệ sĩ mong muốn  tạo tác nên một tác phẩm nghệ thuật vĩnh cửu nhằm “ tô điểm cho đất nước, đem hết tài ra xây cho giống nòi m

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_van_ban_kich_trong_chuong_trin.doc
  • docđơnSKKN.doc
  • docTomtatSKKN.doc