Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số

Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung.

 Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Tích hợp trong Tiếng Anh Integration có nguồn gốc từ tiếng Latin Integration có nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sơ những bộ phận riêng lẻ.

 Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.

 Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.

 Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn học được thực riêng rẽ.

Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại.

 Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

 Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Toán, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Vật lí, Địa lí, Hóa học, Tin học, Giáo dục công dân,

Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.

 

docx 40 trang cucnguyen11 13114
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số.
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thành Trung
* Mã sáng kiến: 09.52.03
Tam Dương, tháng 1 năm 2018
1. Lời giới thiệu: 
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục trung học của nước ta hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và để thực hiện được mục tiêu đó, chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và chương trình cấp THPT nói riêng đang không ngừng cải tiến, đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Một trong những thay đổi của việc dạy học trong nhà trường là dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Đây chính là một hình thức dạy học mới nhằm định hướng, hình thành một số năng lực cho người học, thực hiện yêu cầu giảm tải và tránh trùng lặp về kiến thức giữa các môn học.
	Có thể nói dạy học theo hướng tích hợp là một xu hướng đang được nhiều nước trên thế giới trú trọng. Còn ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đang đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo thì dạy học theo hướng tích hợp là một hướng đi đúng đắn và tất yếu. Chương trình THPT môn Toán do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã chỉ rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn phương pháp dạy học”. Như vậy ở nước ta hiện nay vấn đề đặt ra trong lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nguyên cứu và vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học Toán ở THPT nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.
	Ngoài việc dạy học tích hợp những nội dung trong các phân môn của môn Toán thì trong hoạt động dạy học hiện nay, chúng ta còn tích hợp với một số nội dung khác như: môi trường, kĩ năng sống, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng như kiến thức của một số môn học như Vật lí, Hóa học, Tin học, Địa lí, Giáo dục công dân, Công nghệ, . Trong thực tế dạy học những nội dung này đều là những kiến thức quan trọng cần thiết trong việc giáo dục, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho người học. Do đó dạy học tích hợp là một tất yếu trong nhà trường THPT hiện nay.
	Bên cạnh những lí do trên trong thực tế giảng ở trường phổ thông những năm qua, tôi nhận thấy dạy học tích hợp là cách thức dạy học có nhiều ý nghĩa tích cực cho cả người dạy và người học. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được biểu hiện cô lập, tách rời từng phương tiện kiến thức đồng thời phát huy tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình theo nhiều cách khác nhau. Từ đó học sinh nắm vững kiến thức sâu sắc, hệ thống và bền vững hơn. Hơn nữa Toán học lại là môn học có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều môn học khác. Vì thế trong dạy học môn học này có thể tích hợp được nhiều nội dung. Và cũng nhờ vào những nội dung tích hợp ấy bài học sẽ thêm phần hấp dẫn, thuyết phục.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học không phải giáo viên nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. Vì thế dạy học tích hợp trong môn Toán mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi kiến thức cần cung cấp trong môn Toán là không nhỏ trong khi thời gian để thực hiện khi có nội dung tích hợp lại không thay đổi. Ngoài ra với đối tượng học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo khả năng tiếp thu chậm nên nhiều khi giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức Toán, ít chú ý đến việc tích hợp những nội dung khác.
Từ thực tế trên kết hợp với những điều đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số, trong chương trình môn Toán lớp 12 nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.
1.2. Mục đích của đề tài.
	Là một giáo viên dạy bộ môn Toán, tôi hiểu rõ vai trò to lớn của Toán học. Với khả năng giúp con người có thể tính toán, hoạch định, lập kế hoạch, chiếm lĩnh được thiên nhiên và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội. Toán học giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thực tế một cách khoa học. Vì vậy để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì dạy học theo hướng tích hợp là cách thức tối ưu. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Toán với các nội dung bộ môn cũng như những môn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi có thời gian tiếp cận cách thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay.
2. Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thành Trung
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 01666242707
- Email: nguyenthanhtrung.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thành Trung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Trong chương trình Toán THPT có một số bài học, tiết học có thể tích hợp. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu, tích hợp ở chủ đề “Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số”. Cụ thể như sau:
STT
Tên đề mục
Nội dung tích hợp
1
Hình thành khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
Bài toán thực tế trong trồng trọt, chăn nuôi để có được lợi nhuận cao nhất.
2
Cách tìm giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất của hàm số
Tích hợp môn Công Nghệ, Y học, Vật lý, bài toán thực tế.
3
Củng cố.
Tích hợp bài toán vui về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
- Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 12A2, 12A3 trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2017 – 2018.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 -2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
PHẦN I. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
I.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung.
	Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Tích hợp trong Tiếng Anh Integration có nguồn gốc từ tiếng Latin Integration có nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sơ những bộ phận riêng lẻ.	
	Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.
	Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
	Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.	
	Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn học được thực riêng rẽ.
Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại.
	Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
	Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Toán, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Vật lí, Địa lí, Hóa học, Tin học, Giáo dục công dân,
Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. 
I.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học Toán.
Như chúng ta đã biết ngày nay lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy học buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự học trong suốt quá trình học tập.
Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp trong môn Toán là một tất yếu trong dạy học hiện đại. Chính vì thế để thiết kế bài học Toán theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung học tập, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Toán theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn.
Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh. Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm đòi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ, đồng thời cần phải bồi dưỡng lòng tin để các em tự tin và tự học, khi đó hoạt động dạy học mới thật sự có ý nghĩa.
II. Cơ sở thực tiễn.
II.1. Nhận thức về dạy học tích hợp.
Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một xu thế dạy học hiện đại. Bởi vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông đều nhận thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, môn Toán là môn học có ít khả năng tích hợp được với nhiều nội, nhiều môn học khác nhau. Nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có ý thức tìm hiểu và áp dụng.
	Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy học tích hợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường phổ thông cũng đã được bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống, Pháp luật cũng như tích hợp các kiến thức liên môn trong một số môn học trong đó có môn Toán.
II.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Toán ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
	Có thể khẳng định rằng giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, vẫn còn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ về khái niệm này nên trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong quá trình dạy học giáo viên lại quá lạm dụng tích hợp dẫn đến một giờ học Toán nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm cho bài học trở nên cồng kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Ngoài ra còn làm cho bài học không có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học Toán thành giờ học của các môn khác. 
	Từ thực trạng trên cho thấy việc áp dụng không đúng cách thức dạy học tích hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tất yếu. Cụ thể là:
	- Học sinh sẽ không nhận ra được mối liên quan, sự tác động giữa những kiến thức của các môn học.
	- Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, tính hệ thống của bài học.
	- Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
II.3. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Toán.
II.3.1. Trước hết phải hiểu thế nào là dạy học tích hợp trong môn Toán.
Tích hợp trong quá trìnhdạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các nội dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học.
	Tích hợp trong môn Toán không chỉ là sự kết nối tri thức của ba phân môn: Hình học, Đại số và Giải tích mà đó còn là sự tích hợp những kiến thức liên môn như Vật lí, Địa lí, Giáo dục công dân hay những nội dung riêng lẻ khác như các bài toán thực tế, môi trường, .vào từng bài học, từng vấn đề cụ thể. Đây chính là phương pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri thức của nhiều nội dung, nhiều môn học khác có liên qua đến môn Toán. Từ đó để tăng thêm tính thuyết phục, tính phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên quan lẫn nhau của những môn học.
II.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp.
Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung dạy tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau:
* Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?)
	Để khắc sâu kiến thức thức bài học.
	Để thấy được mối liên quan, liên hệ giữa kiến thức của môn Toán với các nội dung và các môn học khác.
	Rèn kỹ năng tiếp tính toán, phân tích, Giải quyết các bài toán thực tế cho học sinh.
* Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo hướng tích hợp?)
	Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những môn học khác.
	Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn học khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
* Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát từ những cơ sở nào?)
	Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học
	Căn cứ vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ.
* Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?)
	Có nhiều cách thức để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong quá trình dạy học nói chung và môn Toán nói riêng. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức của bài học mà người dạy sử dụng những cách thức tích hợp khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi thường sử dụng hai cách thức tích hợp sau:
Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên môn, phân môn của môn Toán làm rõ những kiến thức của bài học và ngược lại.
Tích hợp dọc: Là kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau.
II.3.3. Những nội dung, chủ đề dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số.
Như trên đã trình bày, trong môn Toán không có nhiều bài học dễ có nội dung để tích hợp. Nên việc tìm được nội dung để tích hợp là một việc khó khăn. Mà hơn nữa điều cốt lõi của tích hợp là phải chỉ ra được địa chỉ tích hợp. Vì thế trong khi chờ đợi chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải biết chọn lựa những kiến thức tích hợp như thế nào đó để bài học không trở nên cồng kềnh, mất thời lượng tiết học. Đồng thời lựa chọn kiến thức tích hợp đó phải góp phần giúp bài học trở nên hấp dẫn, sâu sắc hơn.
Trong nội dung bài: “Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số”, có thể có nhiều nội dung tích hợp nhưng trong khuân khổ đề tài này, tôi chỉ chọn nghiên cứu tích hợp một số nội dung sau:
Mục 1: Hình thành khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất 
Đây là nội dung đầu tiên của bài học cung cấp dạng phương trình mũ cơ bản. Để học sinh hiểu được cụ thể về khái niệm, tôi đã lựa chọn tích hợp với bài toán thực tế trong trồng trọt thu hoạch vào thời điểm nào để có kết quả cao nhất, vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức về cuộc sống vừa dễ dàng hình thành khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Mục 2. Cách tìm giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất của hàm số 
Để làm cho việc lĩnh hội kiến thức bài học trở lên đơn giản, hấp dẫn, tránh đơn điệu, giáo viên tích hợp kiến thức của các môn học sau:
Môn công nghệ 10:chương I. Trồng trọt, chăn nuôi
Tích hợp bài toán liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi như: thả số lượng cá trong một đơn vị diện tích mặt mặt hồ như thế nào để thu hoạch được sản lượng cao nhất, số lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích đất như thế nào để cho năng suất cao nhất. Từ đó học sinh thấy được những ứng dụng cua toán học vào môn ccông nghệ cũng như ứng dụng trong thực tế sản suất.
Môn hình học 12: Chương I. Thể tích khối đa diện
	Tích hợp bài toán về thể tích của hình hộp, khối hộp: xây một cái bể có kích thước như thế nào để tốn ít vật liệu nhất mà vẫn tiết kiệm được diện tích đất. Từ đó học sinh thấy được mối liên hệ trong nội hàm toán học và ứng dụng toán học trong thực tế.
	Trong y học: Tích hợp bài toán về y học: tính liều lượng thuốc cần tiêm chô bệnh nhân, hay sử dụng lượng thuốc như thế nào trong một ngày để hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Từ đó nhắc nhở học sinh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng thuốc, tránh hiện tượng làm dụng thuốc hay dùng quá liều thuốc quy định.
Vật lí lớp 10: Chương I. Bài 3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
Tích hợp bài toán có liên quan đến vận tốc và gia tốc trong chuyển động. Chuyển động ném xiên, tính chiều cao cực đại trong chuyển động ném xiên. Tích hợp bài toán vêg tính năng lượng tiêu hao trong chuyển động.
Mục 3. Hoạt động củng cố: 
Tích hợp một số câu đố, câu chuyện vui liên quan đến giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU KHI THỰC 
HIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢP:
Kết quả kiểm tra theo lớp.
Lớp
Sĩ số
Điểm
3
4
5
6
7
8
9
12A2
23
0
0
5
6
5
5
2
12A3
26
0
2
6
5
4
5
4
2. Kết quả kiểm tra theo nhóm và tỉ lệ:
Lớp
Số học sinh
Kết quả thực nhiệm
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A2
23
7
30.5
11
47.8
5
21.7
0
0
12A3
26
9
34.6
9
34.6
6
23.1
2
7.7
PHẦN III. PHỤ LỤC.
PHỤ LỤC I. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
Tiết 7. GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT CỦA HÀM SỐ
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
1.1. Môn giải tích
- Biết các khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một tập hợp số.
- Biết về sự biến thiên của hàm số.
- Biết quy tắc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn.
- Biết tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số lượng giác 
- Biết một số ứng dụng của toán học trong thực tế và trong các môn học khác.
1.2. Môn Hình học
- Biết giá trị lượng giác của một cung và các hệ thức lượng trong tam giác 
- Biết công thức tính diện tích của một số hình đơn giản: hình tam giác, hình thang
- Biết công thức tính thể tích của khối đa diện 
1.3. Môn Vật Lý
- Nắm được cách lập phương trình của chuyển động
- Nắm được định lí về sự biế

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_trong_chu_de_gia_tri.docx