Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7

Cơ sở thực tiễn:

 Đối với học sinh Trung học cơ sở, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được rõ ràng, rành rọt điều tốt với điều xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn, dễ bị lôi kéo. Do đó, giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể. Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi chiếu phim ảnh với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

 Ngoài những giờ lên lớp, ta cần tranh thủ thời gian tìm hiểu học sinh để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em. Ta phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộc sống.

 Từ những lí do trên có thể khẳng định, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các trư¬ờng Trung học cơ sở, nhất là học sinh lớp 7 là rất cần thiết và có phần quan trọng đặc biệt.

 

doc 27 trang hoathepmc36 11412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7
Lĩnh vực: Ngữ văn
Họ và tên tác giả: Lưu Thị Liên
Đơn vị: trường THCS Nguyễn Trãi
Krông Ana, tháng 03 năm 2018
 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Mục tiêu giáo dục mà chúng ta đang thực hiện là trang bị, đào tạo cho các em học sinh có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực tư duy, năng lực hành động. Cụ thể là giúp các em:
 Trở thành một người học tập tự chủ, độc lập, tự tin: Biết hỏi, biết phản ánh, biết bảo vệ ý kiến và chịu trách nhiệm cho sự nghiệp học hành của mình; người có ý thức rõ ràng về cái đúng, cái sai; biết mình là ai, sáng suốt trong việc đánh giá sự việc, có suy nghĩ độc lập và thấu đáo; sở hữu những năng lực trí tuệ (năng lực tư duy và năng lực hành động) cần thiết để sống, làm việc và thích ứng trong môi trường xã hội không ngừng đổi thay và nhiều thách thức trong tương lai. 
 Trở thành một người biết yêu thương, tràn đầy năng lượng và yêu cuộc sống: Có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ lành mạnh, suy nghĩ và hành động một cách tích cực; người biết cảm nhận và trân trọng những giá trị nhân văn, nghệ thuật đẹp đẽ của cuộc sống; biết yêu thương, chia sẻ và trở thành con người sống có cảm xúc,năng lượng tràn đầy, có động lực và niềm say mê, luôn yêu cuộc sống.
 Trở thành một người đóng góp tích cực, một con người, một công dân tốt và có trách nhiệm: Có thể làm việc theo nhóm,  hợp tác và giao tiếp một cách hiệu quả, chủ động, dám mạo hiểm và nỗ lực hết mình để giành kết quả ưu việt nhất; có ý thức trách nhiệm công dân cao, người được thông tin đầy đủ về Việt Nam và thế giới và người góp phần tích cực vào việc làm cho chất lượng cuộc sống của những người xung quanh mình ngày càng tốt hơn.
 Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Nhất là thời gian qua tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đang xuống cấp gây nhiều bức xúc trong xã hội.
 Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường THCS Nguyễn Trãi. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi kéo vào vấn đề này chính là do các em còn yếu về kĩ năng sống.
 Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ văn 7” hy vọng sẽ góp phần tích cực vào giáo dục kĩ năng sống trong thường THCS nói chung.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 -2.1. Mục tiêu đề tài:
 + Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các em học sinh bậc Trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.
 + Tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi. Cụ thể là học sinh khối lớp 7.
2.2. Nhiệm vụ đề tài:
 + Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống làm cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 + Hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
 + Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu về “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi và Cuộc chia tay của những con búp bê” cho học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh lớp 7A4, 7A5 Tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk năm học 2016 - 2017
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp chung: Phương pháp lí luận khoa học gắn lý luận và thực tiễn
 - Phương pháp cụ thể: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp.
 PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 
1.1. Quan niệm về kĩ năng sống:
 Kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày của con người. Trong giáo dục, kỹ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa (WHO).
 Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
 Rèn kỹ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với bốn trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.
 Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận chuyển thành để sống và để làm việc: biết nhận và biết cho). Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người. Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng (Stress).
1.2. Tầm quan trọng của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường Trung học cơ sở.
 Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn gặp phải những khó khăn, thách thức. Lúc đó, ta cần phải đối diện với nó, phải vượt qua nó, nếu chúng ta không trang bị kĩ năng sống thì khi gặp phải những khó khăn, thách thức đó, chúng ta khó có thể vượt qua hoặc tìm được cách ứng phó và giải quyết.
 Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thách thức; biết cách ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống dễ bị thất bại trong cuộc sống. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: ma túy, mại dâm...Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm
các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân.
 Trang bị cho học sinh những kiến thức giá trị, thái độ và những kĩ năng phù hợp giúp học sinh hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để cho các em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phát triển của đất nước trong nhiều năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động...Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực vào lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông thời gian qua: Bạo lực học đường, đua xe máy...chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp,...Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
 Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện. Do vậy, cần đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với các phương pháp và kĩ thuật tích cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi...cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông. Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa kĩ năng sống vào nhà trường và vào chương trình chính khóa. Hình thức xây dựng“Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường.
1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống 
 Giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh ở các trường THCS nói riêng sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây:
a) Lợi ích về mặt sức khỏe 
 Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng.
 Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để phát triển.
 Giáo dục kĩ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng.
 Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho các em phát trển tốt về thể chất và tinh thần.
b) Lợi ích về mặt giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với:
 Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.
 Hứng thú trong học tập.
 Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả.
c)Lợi ích về mặt văn hóa xã hội 
 Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn hóa, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung.
d)Lợi ích về kinh tế, chính trị 
 Giáo dục kĩ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có.
 Giáo dục kĩ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ em, giúp các em quyết định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
1.4. Cơ sở thực tiễn:
 Đối với học sinh Trung học cơ sở, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được rõ ràng, rành rọt điều tốt với điều xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn, dễ bị lôi kéo. Do đó, giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể. Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi chiếu phim ảnh với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
  Ngoài những giờ lên lớp, ta cần tranh thủ thời gian tìm hiểu học sinh để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em. Ta phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộc sống.
 Từ những lí do trên có thể khẳng định, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các trường Trung học cơ sở, nhất là học sinh lớp 7 là rất cần thiết và có phần quan trọng đặc biệt. 
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 
 Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển nhưng năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 
 Trên thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi nói riêng, kĩ năng sống cần phải được quan tâm nhiều hơn. Chính vì thế mà bản thân tôi cố gắng rất nhiều để thay đổi PPDH theo hướng tích cực hơn. Tôi luôn cố gắng giúp các em thấy rằng: Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không phải nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và sử dụng các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
2.1. Thuận lợi, Khó khăn:
 Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ.
 Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Văn luôn thấy rằng: Thời gian dạy 01 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy nên rất khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo. Học sinh có tình trạng học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào tiết Văn vốn dĩ rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
 Đa số HS yếu việc nắm và vận dụng kiến thức Văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy phải dẫn dắt vấn đề để các em hiểu.
 Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hện đại của các em còn yếu.
 Việc làm quen với các môn học về KNS như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.
 Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. 
 Dạy phân môn Văn có tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. 
 Việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp chứ chưa thành chương trình hoàn thiện.
 Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kĩ năng sống như không thể hiện được khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học cách sống không khoa học, hiệu quả;  là những biểu hiện của hầu hết học sinh Trung học cơ sở trong thời gian gần đây.
2.2.. Thành công, hạn chế:
 - Bản thân tôi đã làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống” từ khi phong trào này được chỉ đạo và phát động sâu rộng trong công tác dạy học, mức độ ứng dụng trong từng bài dạy và từng đối tượng học sinh có khác nhau; Bản thân tôi đã ý thức được công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là góp phần vào nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” .
 - Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự hứng thú tham gia của các em học sinh. 
 - Hình thức tích hợp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện trong từng giờ dạy phân môn Văn ở bậc Trung học cơ sở, nhất là chương trình lớp 7 với nội dung khá đa dạng và thiết thực
 * Mặt còn hạn chế:
 - Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống chưa được đánh giá, nhận xét, góp ý thường xuyên và định kì.
 - Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song chưa mang ý nghĩa hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các bài học;
 - Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS 
 - Ðã có các buổi học chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV cốt cán, song nhìn chung mới chỉ ở mức độ làm quen với thuật ngữ, khái niệm nên chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy của các tiết học.
 - Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng sống vào tiết dạy, một tiết học thường qua rất nhanh, đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ năng riêng cho học sinh, điều này cũng khó với việc tích hợp trong bài dạy.
 - Bên cạnh những điều trên, học sinh ít đọc sách, không quan tâm nhiều đến việc học nên ảnh hưởng phần nào đến việc thực hành một số kĩ năng sống vào thực tiễn. 
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và cái cần làm rõ) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
 Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người.
 Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:
 Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát triển những giá trị và những kỹ năng sống có 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song.doc