Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh đọc Tiếng Việt Lớp một theo chương trình mới

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh đọc Tiếng Việt Lớp một theo chương trình mới

Ổn định nề nếp là việc cần thiết giáo viên cần thực hiện trước nhất

Học sinh tiểu học đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 1, các em còn mang tính hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh đó do sự nuông chiều từ phía một số gia đình nên dẫn đến ở một số em rơi vào tình trạng học tập tự do và không có ý thức kỉ luật. Để có một lớp học tốt thì ổn định nề nếp luôn là bước đầu tiên. Do đó khi nhận lớp, người giáo viên cần:

  • Bao dung và công bằng với tất cả học sinh
  • Thái độ ân cần, nhẹ nhàng nhưng cũng đôi khi phải nghiêm khắc.
  • Hướng dẫn các em biết các nội quy trật tự trong giờ học
  • Học sinh chỉ phát biểu khi được mời và cho phép
  • Rèn nề nếp cho học sinh thông qua khen thưởng, kỉ luật phù hợp lứa tuổi và mang tính giáo dục cao.
doc 12 trang Hiền Tài 03/07/2024 4197
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh đọc Tiếng Việt Lớp một theo chương trình mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long
Tôi ghi tên dưới đây:
Tỷ lệ (%)

Ngày
Nơi công tác
Chức
Trình độ
đóng góp

tháng
(hoặc nơi thường
chuyên
vào việc
Họ và tên
danh
năm sinh
trú)
môn
tạo ra sáng







kiến








Trường Tiểu học





An Lộc B.
Giáo viên


VŨ THỊ DUNG
12/5/1979
phường Phú
chủ
ĐHSP Tiểu
100%
Thịnh, thị xã Bình
nhiệm
học





Long, tỉnh Bình
(Lớp 1)




Phước










Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp thị xã: Dạy học sinh đọc Tiếng Việt lớp Một theo chương trình mới.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (chủ nhiệm lớp)
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07/9/2020
Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
5.1.1. Thực trạng:
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên giáo dục tiểu học sẽ triển khai song
song hai chương trình là giáo dục phổ thông hiện hành và giáo dục phổ thông mới. Cấp tiểu học sẽ tập trung các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1 và chuẩn bị triển khai đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022. Ngay từ
2
những ngày đầu tiên nhận lớp, tôi đã đặt ra mục tiêu cho riêng mình, đó là giảng dạy thế nào để các em biết đọc nhanh Tiếng Việt nhanh nhất.
Lớp tôi chủ nhiệm có 40 em học sinh, đa số các em đã được học qua mẫu giáo, một số em đã nhận biết được các âm trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy, vẫn có những khó khăn như sau:
Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy Tiếng Việt theo chương trình mới còn hạn chế, giáo viên chủ nhiệm tự làm đồ dùng dạy học hoặc tận dụng những đồ dùng học tập của chương trình cũ.
Tuy mới vào lớp 1 nhưng kiến thức của các em học sinh trong lớp cũng rất chênh lệch. Có em được phụ huynh cho học trước nhiều quá, có em thì đến bảng chữ cái cũng chưa nắm được, nên thầy cô phải khảo sát chú ý từng em để có phương pháp dạy sao cho hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, theo phương pháp đọc tiếng Việt hiện nay có nhiều điểm chưa đẩy nhanh tốc độ đọc chữ thành thạo ở học sinh. Bởi vì theo chương trình học tiếng Việt của học sinh lớp Một phải đến tuần thứ 7, các em mới có thể cấu trúc các âm tiết. Trong khi đó, ở tuần thứ nhất, theo Sáng kiến của tôi đã bắt đầu thực hiện.
Hơn nữa việc sử dùng nhiều tranh ảnh trong giai đoạn phát âm và ghép vần, ở sách giáo khoa Tiếng Việt 1 như hiện nay, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh nhìn tranh – đọc chữ. Chính điều này dẫn đến tình trạng học vẹt của một số em học sinh Tiểu học ở đầu cấp. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng phổ biến ở những học sinh đã học xong chương trình lớp một nhưng vẫn đọc chậm tiếng Việt.
5.1.1. Tính mới:
Tôi cho rằng điểm đáng chú ý trong Sáng kiến của tôi ở đây chính là dạy cho học sinh luyện đọc Tiếng Việt theo chương trình thay sách mới được áp dụng năm học đầu tiên đối với học sinh lớp 1 trong nhà trường Tiểu học.
5.2. Nội dung sáng kiến:
5.2.1. Ổn định nề nếp là việc cần thiết giáo viên cần thực hiện trước nhất
Học sinh tiểu học đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 1, các em còn mang tính hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh đó do sự nuông chiều từ phía một số gia đình nên dẫn đến ở một số em rơi vào tình trạng
3
học tập tự do và không có ý thức kỉ luật. Để có một lớp học tốt thì ổn định nề nếp luôn là bước đầu tiên. Do đó khi nhận lớp, người giáo viên cần:
Bao dung và công bằng với tất cả học sinh
Thái độ ân cần, nhẹ nhàng nhưng cũng đôi khi phải nghiêm khắc.
Hướng dẫn các em biết các nội quy trật tự trong giờ học
Học sinh chỉ phát biểu khi được mời và cho phép
Rèn nề nếp cho học sinh thông qua khen thưởng, kỉ luật phù hợp lứa tuổi và mang tính giáo dục cao.
5.2.2. Khảo sát, tìm hiểu, nắm thông tin Phân loại học sinh học Tiếng Việt
chưa tốt, và đưa ra biện pháp giúp đỡ
các lớp khác thì có thể tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước, nhưng đối với lớp 1, thì khó khăn hơn. Giáo viên chủ nhiệm muốn nắm bắt thông tin về học sinh thì có nhiều phương cách thực hiện nhưng trước tiên có thể “Khảo sát” bằng cách đưa ra bảng chữ Tiếng Việt để khảo sát từng học sinh ngay từ những ngày đầu tiên nhận lớp.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến học sinh lớp Một chậm đọc - viết Tiếng Việt ở học sinh lớp 1.
Một là vì hoàn cảnh gia đình, với học sinh lớp 1, đa số các gia đình rất quan tâm đến các con và đặc biệt bây giờ các con học ở trường cả ngày, vì vậy nguyên nhân này ít xảy ra. Trừ một số trường hợp học sinh không ở cùng bố mẹ do một vài nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến tâm lí của các em. Trong những trường hợp này giáo viên cần tìm hiểu để trao đổi với bố mẹ hoặc ông bà để gia đình cùng hỗ trợ, kèm cặp kịp thời. Giáo viên cần trao đổi rõ các biện pháp, việc làm cần thiết để giúp đỡ học sinh. Với trường hợp này, giáo viên vừa là cô; vừa là mẹ, yêu quý; động viên; khích lệ, đôi lúc đến nắm chặt bàn tay, hay xoa đầu,  để các em cảm nhận được tình yêu thương khi đến lớp. Từ đó, các con sẽ yêu quý, tin tưởng người dẫn dắt, dạy bảo mình.
Hai là học sinh chưa được học qua lớp Mầm non, chưa làm quen với bảng chữ cái Tiếng Việt. Trong trường hợp này cần phải tăng cường dạy đọc- viết bài cho học sinh. Giáo viên trao đổi với phụ huynh về thời gian cũng như biện pháp hỗ trợ.
Ba lả học sinh chưa nhận thức được nhiệm vụ, chưa chăm học: Có một số em hỏi bố mẹ: “Sau này con có thể làm nghề gì mà không cần học chữ được không?” hay
4
“Học chữ để làm gì ạ ? ”  Ngay khi học sinh không đề cập đến vấn đề này thì thầy cô và cha mẹ cũng cần giúp các em nhận thức được lợi ích của việc biết đọc, biết viết để các em có động cơ học tập.
Giáo viên có thể giới thiệu một cuốn sách và cho biết trong đó có những nội dung gì hấp dẫn, các con có muốn đọc không? hoặc kể cho các con nghe câu chuyện “Văn hay chữ tốt” nói về việc luyện chữ của ông Cao Bá Quát,. Giáo viên cần thường
xuyên tạo động cơ học tập cho học sinh qua các câu chuyện để các em có hứng thú học tập. Với những em có nhận thức khá tốt mà không đọc viết được, nguyên nhân là ở lớp các em không tập trung, giáo viên ít để ý đến việc thay đổi hình thức dạy học và kiểm tra để các em có cơ hội đọc vẹt và coi chép, trường hợp này giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để bổ sung kiến thức kịp thời bằng cách giáo viên và phụ huynh cũng hỗ trợ, chỉ từng chữ cho các em tập đọc, tích cực đọc cho các em viết; có thể kèm trên lớp, kèm cặp riêng.
Với các em nhận thức chậm, khó nhớ các chữ cái, đánh vần chậm, quán âm không tốt (VD có em đánh vần: c – a – ba) đặc biệt là khó nhớ các phụ âm ghép (gh, ng, nh,) và khó nhớ vần. Trường hợp này cần cho các em tập đánh vần, đọc viết nhiều từ có cùng âm, vần ấy: ví dụ học âm “nh” , học sinh viết nhiều tiếng, từ có âm “nh” (như: nhà, nhả, nhạ, nhã, nhà lá, nhả ra, nho, nhô,..), khi chuyển sang âm khác, các
em lại quên âm cũ, hãy kiên trì gợi ý các em đánh vần để viết, không quát mắng làm các em bị rối trí mà cần động viên, tin tưởng “Con cố nhớ sẽ được, con nhớ rồi đấy, viết thêm nhé”, đặc biệt giúp các em có điểm tựa để nhớ âm (“nh – nhà” ; “th – thỏ”, “gh – ghế” , nghĩa là cứ đánh vần “nh” là các em nhớ đến chữ “nh” trong tiếng “nhà”. Cứ kiên trì như thế, các em sẽ ghi nhớ tốt hơn.
Giáo viên trao đổi với phụ huynh trường hợp đặc biệt như thế để có biện pháp hỗ trợ, có thể hướng dẫn phụ huynh cách dạy đánh vần, chia sẻ các bài đọc bổ sung (các từ câu mới theo từng bài ở trên trang đã hệ thống) để phụ huynh cho con luyện nhiều âm, vần đó giúp ghi nhớ tốt hơn. Vì học sinh nhận thức chậm nên giáo viên và phụ huynh cho con đọc 3 đến 5 từ một lượt, đọc đi đọc lại, thay đổi vị trí để con ghi nhớ kĩ. Để con nhớ tốt hơn, có thể cho đọc xong thì nhớ viết ngay các từ ấy rồi lại tiếp tục luyện với những từ khác (chú ý giải nghĩa từ, phân biệt chính tả nếu cần thiết). Giáo
5
viên, phụ huynh cố gắng kiên trì giúp các em biết đọc, biết viết, tránh để các em đọc viết kém mà vẫn cho lên lớp sẽ không theo kịp chương trình.
5.2.3. Dạy đọc viết Tiếng Việt ngay từ khi bắt đầu
Để học sinh đọc viết tốt hơn, ngay từ đầu, giáo viên nên thu xếp thời gian dạy trên lớp để cho học sinh tập đánh vần (có video hướng dẫn) và cho các em đọc viết thêm nhiều từ mới (có hệ thống từ theo từng bài, từng chủ đề), tập cho học sinh luyện đọc theo yêu cầu: đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm, đọc ghi nhớ (giáo viên có kí hiệu riêng chỉ huy các em đọc theo từng yêu cầu. Ví dụ: đọc to _ khum tay rộng trước miệng, đọc nhỏ _ khum tay hẹp hơn, đọc thầm _ chỉ tay vào mắt, đọc ghi nhớ _ chỉ tay vào đầu) nhằm giúp học sinh ghi nhớ thật tốt vần, âm của bài học hôm ấy đồng thời ôn lại được nhiều các âm, vần đã học.
Giáo viên cần thay đổi vị trí, thứ tự đọc các từ để tránh đọc vẹt, đọc từ ngoài sách để tránh việc học sinh nhìn hình đọc chữ đặc biệt cho học sinh nghe viết nhiều, lúc đầu chậm, sau nhanh. Nghe viết đúng chắc chắn các em sẽ đọc đúng vì viết chữ là đã định hình âm thanh ở mức độ cao hơn. Nếu cho các em đọc thuộc và nhớ viết thì hiệu quả còn tốt hơn rất nhiều.
5.2.4. Việc tạo niềm vui, hứng thú trong việc học Tiếng Việt là rất quan
trọng
Khi học sinh học vui thì các em sẽ không cảm thấy áp lực và thích tham gia vào hoạt động học tập, các em thấy mình như được tham gia vào hoạt động vui chơi vậy. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt. Trong quá trình dạy học cần tạo ra không khí học tập vui vẻ, động viên khích lệ học sinh kịp thời, trong tiết học cần thay đổi không khí để tránh nhàm chán, đặc biệt giáo viên cần làm chủ lớp học, chủ động trong cả nội dung và hình thức dạy học, không nhất thiết phải dạy theo quy trình. Giáo viên xác định mục tiêu cần đạt theo Chuẩn Kiến thức, Kĩ năng hoặc xác định vượt chuẩn với học sinh có khả năng học tập tốt rồi mạnh dạn thiết kế các hoạt động học tập theo cách mà mình thấy hiệu quả.
Có một số mẹo nhỏ để giáo viên tổ chức linh hoạt tiết học Tiếng Việt cũng là một biện pháp đáng để bạn tham khảo.
Với những dạng bài đã quen thuộc, dạng bài dễ, khi bắt đầu dạy bài mới, giáo viên đừng chăm chăm vào dạy ngay, dạy bằng được theo quy trình, theo nội dung kiến
6
thức đã định sẵn. Giáo viên có thể nói “ Bạn Nhím không biết đọc tiếng này, từ này, các con đọc giúp bạn ấy được không?” Thế là học sinh lớp 1 ngây thơ của chúng ta thích giúp đỡ người khác tập trung ngay vào việc đánh vần, đọc từ, đọc câu, đọc bài, một cách hứng thú, cứ như là mình vừa làm được một việc tốt vậy! “Các con cứu trợ cô với, từ này khó quá, không đọc được.” Thế là các bạn ấy lại được vui vẻ đóng vai một người hùng. “Bài này có lẽ cô chẳng cần phải dạy nhỉ, các con chắc chắn sẽ đọc được, các con tự đọc bài rồi giơ tay cô kiểm tra.” Vậy là học sinh lại thích thú trong vai một học sinh giỏi.Các con rất vui và hãnh diện khi được khen: “Con quá giỏi!”, “Các bạn đúng là siêu nhân!”, “Con thật đáng khen!”, “Hãy về nhà kể với mẹ hôm nay con giỏi thế nào nhé!”,.Khi các con tập nghe viết, Giáo viên có thể nói “Cô nhờ các
con đánh vần giúp cho cô viết với!” Được giúp cô giáo thật vui đấy ! Sau khi các con tự hoàn thành được bài học theo khả năng của mình, giáo viên đặt câu hỏi củng cố kiến thức, khắc sâu nội dung và tập trung rèn những học sinh còn chưa nhanh.
5.2.5. Dạy đọc Tiếng Việt cùng với vận động và trò chơi
Với học sinh lớp 1, nếu gò ép bắt trẻ vào khuôn khổ thì trẻ không thích học, không có cảm tình với cô giáo, nếu không tạo ra sự say mê hứng thú cuốn hút học sinh thì chất lượng giờ học không cao. Và sử dụng trò chơi để tạo hứng thú học tập luôn là một biện pháp hữu hiệu mà các giáo viên tiểu học không nên bỏ qua.
Ví dụ 1: Học theo kí hiệu
Dạy học đọc tiếng có âm “nh”.Cho học sinh ghép “nh – a – nha” các con được tiếng “nha”. Sau đó giáo viên quy định hình ngón tay cho các dấu thanh: ngón trỏ nghiêng trái – dấu huyền, ngón trỏ nghiêng phải – dấu sắc, ngón trỏ cong ngập – dấu hỏi, ngón trỏ cong đặt ngang – dấu ngã, ngón trỏ cuộn tròn dấu nặng. Sau đó cô cùng các con làm kí hiệu rồi đọc tiếng. (Còn rất nhiều các kí hiệu và cô tự nghĩ ra để cho học sinh nhận biết nhanh mặt chữ mà không phải viết viết, đọc đọc,..)
Ví dụ 2: Đập tay chiến thắng
Giáo viên đọc cho học sinh viết “nhà lá” rồi yêu cầu: “Các con tự đánh vần viết rồi so kết quả với cô, có đồng ý không?”. (Tất nhiên là “có ạ!” rồi) Học sinh sẽ hứng thú tự viết, giáo viên viết bảng phụ ngược chiều với học sinh. Khi học sinh viết xong cho các con so bài xem có viết đúng, viết đẹp như cô không. “Chúc mừng các bạn chiến thắng nào!”. Các con sẽ đập tay bạn cùng bàn mừng chiến thắng. Với từ khác
7
giáo viên đọc cho học sinh viết xong rồi học sinh lại đánh vần cho cô viết trên bảng để đối chiếu. Thay đổi hình thức như thế, tiết học không bị nhàm chán, các con được chủ động, được thấy mình giỏi giang sẽ hứng thú với việc học.
Tổ chức các trò chơi giúp tạo không khí lớp học vui vẻ, học sinh học tập trung, hiệu quả mà không cảm thấy áp lực như “Giúp ong tìm nhà, Ô cửa bí mật, Rung chuông vàng, Nhìn hình đoán chữ, Ai nhanh, ai đúng, Thi đua đọc bài, Bình chọn phát thanh viên nhí ...”
5.2.6. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh
Học ở trường và rèn luyện ở nhà, điều này chưa bao giờ là không cần thiết. Với các em học sinh lớp 1 để chanh chóng biết đọc - biết viết, giáo viên có thể kết hợp cùng phụ huynh như hàng tuần đánh máy dặn dò học sinh về nhà đọc bài gì, âm gì, vần gì, và phụ huynh hỗ trợ kèm thêm cho các con.
Giáo viên cũng có thể đánh máy các âm, vần đã học cỡ chữ lớn in cho mỗi em mỗi tờ, ghi chú mỗi ngày các em đọc 5-10 lần tùy theo từng học sinh, dành thời gian hỗ trợ yêu cầu học sinh viết vần vào bảng con và nhìn vào rồi đọc lặp lại nhiều lần để ghi nhớ. Giáo viên cũng cần liên hệ thường xuyên với phụ huynh để giám sát quá trình các con học tập ở nhà nhất là âm nào học sinh hay quên thì giáo viên gởi giấy về để phụ huynh kèm thêm.
5.2.7. Sắp xếp chỗ ngồi, cùng nhau học tập
Theo tôi, cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh cần đảm bảo các yêu cầu là tất cả học sinh trong lớp đều có quyền bình đẳng như nhau về chỗ ngồi (vì cùng chung một nền giáo dục, cùng chung một chương trình dạy học, cùng tham gia các khoản đóng góp như nhau,... ).
Học sinh nữ được ngồi xen kẽ với học sinh nam, nhằm mục đích bình đẳng về giới, giảm thiểu việc nói chuyện riêng trong giờ học, hạn chế tính bướng bỉnh và hiếu động trong học sinh nam.
Xếp học sinh có năng lực học tập tốt, ngồi xen kẽ với học sinh tiếp thu chậm, chưa hoàn thành môn học chuẩn nhằm mục đích giúp đỡ, hỗ trợ bạn trong học tập, nhất là cùng nhau ôn bài, cùng đọc, cùng viết, cùng nhau tìm hiểu bài ...
8
Ưu tiên học sinh có vấn đề về thị giác, học sinh khuyết tật được ngồi ở bàn đầu; nhằm giúp các em dễ quan sát nội dung bài học. Giáo viên có điều kiện gần gũi và giúp đỡ các em nhiều hơn.
Qua thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh nêu trên có các ưu điểm là phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất các trường học ở nước ta hiện nay (bàn ghế học sinh thường là 2 chỗ ngồi). Số lượng học sinh trong mỗi lớp học ở nước ta còn khá đông (từ 25 đến 40 em trong một lớp học). Học sinh rất thân thiện, hoà đồng với nhau, tôn trọng thầy cô giáo vì được đối xử công bằng như nhau. Các em rất hứng thú vì được thay đổi góc nhìn khi đổi vị trí ngồi học.
Trong quá trình giảng dạy, chúng ta có rất nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh, mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Cũng cần tránh việc sắp xếp chỗ ngồi cứng nhắc, một phần nào đó tác động đến sự hình thành tích cách và hứng thú học tập của học sinh. Nếu có một phương pháp giảng dạy tốt, cộng với một chỗ ngồi hợp lý theo đúng mong muốn của mình, đương nhiên việc tiếp thu bài học của các em sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đó cũng là mong muốn của mỗi chúng ta.
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Như tôi đã khẳng định ở trên, điểm đáng chú ý trong Sáng kiến của tôi ở đây chính là năm học đầu tiên giáo dục tiểu học sẽ triển khai song song hai chương trình là giáo dục phổ thông hiện hành và giáo dục phổ thông mới. Cấp tiểu học sẽ tập trung các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1 và chuẩn bị triển khai đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022. Ngay từ những ngày đầu tiên nhận lớp, tôi đã đặt ra mục tiêu cho riêng mình, đó là giảng dạy thế nào để các em biết đọc nhanh Tiếng Việt nhanh nhất, nhất là áp dụng từ giai đoạn đầu đón các em vào lớp 1 trong nhà trường Tiểu học.
Thực tế cho thấy, nhiệm vụ của năm học đầu tiên áp dụng chương chình giáo dục phổ thông mới không hề dễ dàng đối với những giáo viên dạy lớp Một. Tôi hy vọng sáng kiến này có thể là cẩm nang hỗ trợ cho họ hoàn thành nhiệm vụ không mấy dễ dàng này.
Những thông tin cần được bảo mật: Không.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
9
Sáng kiến cần có các điều kiện và phương tiện cần thiết như phòng học đầy đủ bàn ghế, ánh sáng, nguồn điện, màn hình Ti-vi, đường truyền mạng Internet, sách giáo khoa và một số thẻ từ, đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm để tổ chức các trò chơi...
Bên cạnh đó, số lượng học sinh không quá 35 em trong một lớp cũng là điều kiện quan trọng để áp dụng sáng kiến được thuận lợi hơn.
Ngay từ khi nhận lớp, người giáo viên chủ nhiệm phải xác định rằng: Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 là những người xây viên gạch kiến thức đầu tiên cho các em, cũng là người xây dựng và hình thành những nề nếp học tập đầu tiên. Nhưng các em học sinh lớp 1 còn quá non nớt, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải là người hết sức tỉ mỉ và nhẫn nại, yêu thương học sinh và luôn có những phương cách giáo dục các em một cách linh hoạt, sáng tạo và đúng đắn.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Năm học 2020– 2021, tôi tiếp tục được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp Một/2.
Trong học kỳ I vừa qua, với tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu, lớp tôi có sự tiến bộ, thành tích nổi bật như sau:
Tổng số học sinh của lớp: 40 em
Trong đó có 24 học sinh nữ; 16 học sinh nam.
Giải nhất giao lưu vở sạch chữ đẹp cấp trường.
Giải khuyến khích giao lưu vở sạch chữ đẹp cấp trường.
20/40 học sinh có vở ghi trình bày sạch, đẹp, chữ viết cẩn thận.
Kết quả khảo sát đầu năm học
Tổng số học
Số học sinh thuộc
Số học sinh chỉ biết
Không biết chữ
sinh
bảng chữ Tiếng Việt,
một số chữ trong
cái nào trong

biết cách cầm bút tô,
bảng chữ Tiếng
bảng chữ Tiếng

viết con chữ
Việt, cầm bút chưa
Việt, Chưa biết


vững, tô, viết chưa
cách cầm bút


đúng cách





40
5
25
10





10
Kết quả khảo sát cuối học kỳ I
Tổng số học
Số học sinh đọc-viết
Số học sinh đọc-
Số học sinh đã
sinh
tốt, có kết quả hoàn
viết được nhưng
thuộc bảng chữ

thành tốt môn Tiếng
còn hơi vấp và chữ
Tiếng Việt, đọc

Việt
viết đôi khi còn
và viết được


mắc lỗi
nhưng còn chậm




40
20
15
5





Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
TM HĐSK – THALB
Chủ tịch Hội đồng
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bình Long, ngày 18 tháng 02 năm 2021
Người nộp đơn
Vũ Thị Dung
11
....................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_doc_tieng_viet_lop_mot_th.doc