Sáng kiến kinh nghiệm Dạy chữ cái ở Lớp Mẫu giáo lớn trong trường Mầm non Sơn Ca
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc dạy chữ cái ở lớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích chữ cái đối với trẻ mẫu giáo thì giáo viên phải sáng tạo, tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi ngộ nghĩnh phù hợp cho tiết học và để thu hút trẻ tích cực trong các hoạt động nhất là hoạt động làm quen với chữ cái.
Như đã nói ở trên, chữ cái là một phần rất quan trọng của ngôn ngữ và chữ viết, chữ cái không thể thiếu được đối với trẻ mầm non nên việc tổ chức lồng ghép, tích hợp chữ cái với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường mầm non là hết sức cần thiết và luôn được ưu tiên hàng đầu. Chữ cái được tích hợp trong tiết làm quen văn học, môi trường xung quanh, hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình,. các nội dung trên phải được tiến hành một cách thường xuyên, linh hoạt và phải có sự logic, hiệu quả đối với trẻ. Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên hơn. Hoạt động làm quen với chữ cái là phương tiện để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ về mặt giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục đời sống văn hóa lành mạnh, được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng thực hành, phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ, góp phần phát triển ngôn ngữ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
Vì thế tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài, tìm tòi sáng tạo để nâng cao hơn nữa về sự hiểu biết của mình, cùng với một số kinh nghiệm khiêm tốn mà bản thân có được để đề ra một số phương pháp, biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn học chữ cái ở trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chất lượng chuyên đề cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêng.
Mục đích nghiên cứu thực hiện đề tài này là:
Giúp trẻ hiểu, nhận biết đúng 29 chữ cái. Trẻ biết cách phát âm đúng, rõ ràng 29 chữ cái. Nhận biết nhanh, chính xác 29 chữ cái trong từ trọn vẹn. Nhận biết chính xác các chữ cái thông qua các bài thơ, câu truyện. Biết thể hiện tình cảm của mình qua ngữ điệu, mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông, phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ.
Giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, sáng tạo và linh hoạt khi sử dụng các phương pháp đổi mới vào dạy trẻ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số kinh nghiệm dạy chữ cái ở lớp Mẫu giáo lớn trong trường mầm non Sơn Ca” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là tương lai của đất nước, là thế hệ của những con người mới. Trẻ em được ví như những búp măng non đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người. Từ khi sinh ra chúng ta đã được học rất nhiều điều hay mới mẻ qua cha, mẹ, ông, bà, người thân. Đầu tiên người thân đã dạy cho ta bước đi sau đó dạy ta cách ăn, uống, ngủ như câu tục ngữ: “Học ăn, học gói, học nói, học mở”. Lớn lên thêm chút nữa, ta lại đi học, học những điều hay qua bạn bè thầy cô, ngoài ra còn có thể học thêm những điều khác ở ngoài xã hội. Những việc làm trên thật xứng đáng là những đứa trẻ ngoan. Nhưng để dạy cho những đứa trẻ đó ngoan hơn thì cần phải có kiến thức, muốn có kiến thức thì phải học và để những kiến thức đó đọng lại trong trí nhớ, thì những đứa trẻ đó cần phải biết chữ. Nhưng biết như thế nào và biết từ lúc nào?. Đây là điều mà những người giáo viên mầm non nói chung và bản thân tôi nói riêng đang cố gắng tìm ra những phương pháp, biện pháp để dạy trẻ mẫu giáo lớn học chữ cái một cách hợp lý. Chữ cái là một phần rất quan trọng của ngôn ngữ và chữ viết, chữ cái không thể thiếu được đối với đời sống của con người. Chữ cái còn là ngôn ngữ của con người. Nếu cuộc sống mà thiếu chữ cái thì chẳng khác gì cây thiếu đi nguồn nước. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì việc học tốt chữ cái là cơ hội để trẻ sớm hình thành những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Trẻ có một bước đệm vững chắc về tiếng việt trước khi trẻ bước vào lớp một. Trong xã hội hiện đại ngày nay chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt to lớn và cực kỳ quan trọng có rất nhiều khó khăn ở phía trước đối với trẻ để giúp trẻ vượt qua những khó khăn đó chính là cô giáo mầm non, ở trường mầm non trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi vào trường tiểu học thì học tập lại giữ vai trò chủ đạo, vì vậy dạy chữ cái ở trường mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Không phải là cô giáo mầm non dạy trước chương trình lớp một mà ở đây trẻ mẫu giáo được học chữ cái thông qua các hoạt động vui chơi, muốn trẻ mẫu giáo lớn hứng thú và say mê với chữ cái thì giáo viên mầm non phải biết linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn trung tâm - Trường mầm non Sơn Ca, có 21 học sinh trong đó 100% là học sinh dân tộc Thái, chưa thông thạo tiếng phổ thông, vốn từ hạn chế nên khả năng phát âm chữ cái của trẻ còn rất ngọng, một số trẻ khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, còn nhút nhát khi phát âm. Với lòng yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con em của mình tôi luôn cố gắng tìm ra những phương pháp, biện pháp tốt nhất để dạy chữ cái cho trẻ. Qua quá trình công tác giảng dạy kết hợp đưa chữ cái vào cho trẻ làm quen trong các giờ học, giờ hoạt động thì tôi thấy có những thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và phòng học có đầy đủ đồ dùng giảng dạy, cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, được phụ huynh quan tâm và giúp đỡ trong việc sưu tầm các tranh ảnh mẫu chữ cái và những đồ dùng dạy học liên quan đến môn học, là một giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy và cũng đã áp dụng cho trẻ làm quen thấy có hiệu quả. Ngoài những thuận lợi thì bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn: Trẻ mới bước vào học chữ cái nên chưa hình dung được mặt chữ cái. Việc học của trẻ chưa thật sự hứng thú. Vì tất cả những những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để dạy cho trẻ học thật tốt chữ cái, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những biện pháp giúp trẻ có môi trường học tập tốt nhất. Qua những năm công tác và thực hiện cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi nhận thấy việc “Dạy chữ cái cho trẻ” là rất quan trọng, nhất là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm dạy chữ cái ở lớp Mẫu giáo lớn trong trường mầm non Sơn Ca”. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu đề tài: Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc dạy chữ cái ở lớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích chữ cái đối với trẻ mẫu giáo thì giáo viên phải sáng tạo, tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi ngộ nghĩnh phù hợp cho tiết học và để thu hút trẻ tích cực trong các hoạt động nhất là hoạt động làm quen với chữ cái. Như đã nói ở trên, chữ cái là một phần rất quan trọng của ngôn ngữ và chữ viết, chữ cái không thể thiếu được đối với trẻ mầm non nên việc tổ chức lồng ghép, tích hợp chữ cái với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường mầm non là hết sức cần thiết và luôn được ưu tiên hàng đầu. Chữ cái được tích hợp trong tiết làm quen văn học, môi trường xung quanh, hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình,... các nội dung trên phải được tiến hành một cách thường xuyên, linh hoạt và phải có sự logic, hiệu quả đối với trẻ. Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên hơn. Hoạt động làm quen với chữ cái là phương tiện để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ về mặt giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục đời sống văn hóa lành mạnh, được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng thực hành, phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ, góp phần phát triển ngôn ngữ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Vì thế tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài, tìm tòi sáng tạo để nâng cao hơn nữa về sự hiểu biết của mình, cùng với một số kinh nghiệm khiêm tốn mà bản thân có được để đề ra một số phương pháp, biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn học chữ cái ở trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chất lượng chuyên đề cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêng. Mục đích nghiên cứu thực hiện đề tài này là: Giúp trẻ hiểu, nhận biết đúng 29 chữ cái. Trẻ biết cách phát âm đúng, rõ ràng 29 chữ cái. Nhận biết nhanh, chính xác 29 chữ cái trong từ trọn vẹn. Nhận biết chính xác các chữ cái thông qua các bài thơ, câu truyện. Biết thể hiện tình cảm của mình qua ngữ điệu, mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông, phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ. Giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, sáng tạo và linh hoạt khi sử dụng các phương pháp đổi mới vào dạy trẻ. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: 21 học sinh lớp Mẫu giáo lớn trung tâm: Trường Mầm non Sơn Ca - Huyện Mường Ảng - Tỉnh Điện Biên. Phạm vi nghiên cứu: Môn làm quen với chữ cái trong trường mầm non. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Khảo sát tình hình trẻ đầu năm: Tôi đã phối kết hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường tiến hành khảo sát tình hình cụ thể của từng trẻ ngay từ đầu năm học. Cụ thể qua tiết học làm quen với chữ cái kết quả như sau: Nội dung Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học Trẻ có khả năng nhận thức tốt chữ cái Làm quen với chữ cái - Trẻ hứng thú: 7/21=33,3 % - Trẻ hiểu, nhận biết đúng chữ cái: 8/21=38 % - Trẻ biết cách phát âm đúng, rõ ràng chữ cái: 8/21=38 % - Nhận biết nhanh, chính xác chữ cái trong từ trọn vẹn: 6/21=28,5% - Nhận biết chính xác các chữ cái thông qua các bài thơ, câu truyện: 6/21=28,5% - Trẻ hiểu, nhận biết đúng chữ cái: 7/21=33,3 % - Trẻ biết cách phát âm đúng, rõ ràng chữ cái: 7/21=33,3 % - Nhận biết nhanh, chính xác chữ cái trong từ trọn vẹn: 5/21=24% - Nhận biết chính xác các chữ cái thông qua các bài thơ, câu truyện: 6/21=28,5% Kết quả khảo sát cho thấy một số học sinh khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, đa số trẻ còn nhút nhát khi phát âm như: Cháu Lò Văn Nuôi, Lù Văn Hảo, Lường Thị Hương, Lò Thành Công, Lò Văn Văn.Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn trong trường mầm non Sơn Ca. Tôi suy nghĩ làm thế nào để tìm ra những biện pháp thích hợp nhất nhằm thu hút, lôi cuốn trẻ để nâng cao chất lượng dạy và học chữ cái ở lớp mẫu giáo lớn. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra và áp dụng một số kinh nghiệm dạy chữ cái ở lớp Mẫu giáo lớn trong trường mầm non Sơn Ca. 3.2. Nội dung cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm: a. Thực trạng của lớp: Lớp mẫu giáo lớn trung tâm - Trường mầm non Sơn Ca có 21 học sinh trong đó 100% là học sinh dân tộc Thái, chưa thông thạo tiếng phổ thông, vốn từ hạn chế nên khả năng phát âm chữ cái của trẻ còn rất ngọng, một số trẻ khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, còn nhút nhát khi phát âm như: Cháu Lò Văn Nuôi, Lù Văn Hảo, Lường Thị Hương, Lò Thành Công, Lò Văn Văn. Với kết quả khảo sát đầu năm như trên, tôi chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng nhận thức về chữ cái còn hạn chế, còn nhút nhát khi phát âm, như: Cháu Lò Văn Nuôi, Lù Văn Hảo, Lường Thị Hương, Lò Thành Công, Lò Văn Văn.Tôi thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi, trong giờ đón trẻ cũng như trả trẻ. Việc làm này cũng góp phần giúp trẻ đến gần với chữ cái hơn và có thể nâng cao khả năng nhận thức, phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tôi đã tìm hiểu tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp cũng như khả năng hứng thú, chú ý, tiếp thu bài, phát âm...của trẻ trong hoạt động làm quen với chữ cái. Trong quá trình thực hiện dạy chữ cái ở lớp Mẫu giáo lớn trong trường mầm non Sơn Ca tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau. b. Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và phòng học có đầy đủ đồ dùng giảng dạy, cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của một số phụ huynh, được một số phụ huynh quan tâm và giúp đỡ trong việc sưu tầm các tranh ảnh mẫu chữ cái và những đồ dùng dạy học liên quan đến môn học, là một giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy và cũng đã áp dụng cho trẻ làm quen thấy có hiệu quả. Bản thân là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh tôi nắm chắc kiến thức, phương pháp dạy học của các bộ môn nhất là kiến thức, phương pháp dạy học của hoạt động làm quen với chữ cái. Có kinh nghiệm trong tổ chức tiết học, biết sử lý tình huống, có tác phong sư phạm, sáng tạo, nhẹ nhàng gần gũi trẻ và linh hoạt trong giảng dạy. Khi thực hiện nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tôi nắm chắc hơn những khái niệm, kỹ năng, phương pháp cho trẻ làm quen với chữ cái theo hướng đổi mới, sáng tạo hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng để dạy học, nhằm giúp trẻ làm quen với chữ cái một cách có hiệu quả hơn. c. Khó khăn: Qua việc khảo sát như trên tôi thấy khả năng nhận thức về chữ cái của trẻ còn thấp, vẫn còn nhiều trẻ nói ngọng, nói nắp, phát âm chưa chuẩn, đọc chưa đúng chữ. Trẻ mới bước vào học chữ cái nên chưa hình dung được mặt chữ cái. Việc học của trẻ chưa thật sự hứng thú. Khả năng nghe và hiểu còn hạn chế, chưa mạnh dạn phát huy hết khả năng của mình. Do một số trẻ lớp tôi còn nhút nhát, chưa tự tin, chưa mạnh dạn khi phát âm. 100% là học sinh dân tộc Thái, chưa thông thạo tiếng phổ thông, vốn từ hạn chế nên khả năng phát âm chữ cái của trẻ còn rất ngọng, một số trẻ khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, còn nhút nhát khi phát âm. Một số phụ huynh còn xem nhẹ việc học của con, chưa thực sự quan tâm đến con cái. Qua khảo sát chất lượng học sinh đầu năm tôi thấy chất lượng còn thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo. Trước tình hình thực trạng về chất lượng của học sinh, tôi suy nghĩ tìm ra một số phương pháp nhằm dạy trẻ học tốt chữ cái cho học sinh lớp mẫu giáo lớn trong trường mầm non Sơn Ca nhất là học sinh lớp mẫu giáo lớn do tôi chủ nhiệm. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đề tài sáng kiến đạt kết quả cao tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Tôi đã sử dụng và tham khảo tài liệu như: Chương trình giáo dục mầm non, tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, nghiên cứu tài liệu trên mạng internet .nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động tiếp xúc với chữ cái trong hoạt động làm quen với chữ cái. Từ những nghiên cứu này giúp tôi nắm chắc phương pháp của bộ môn, hiểu thêm được nhiều kiến thức đổi mới bổ trợ cho việc dạy trẻ mẫu giáo lớn học chữ cái trong trường mầm non được tốt hơn. b) Phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng vật thật, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, mô hình, máy chiếu, rối... cho trẻ tiếp xúc trực tiếp qua việc nhìn, quan sát, để kích thích sự hứng thú, tò mò của trẻ. Qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung chữ cái mà cô và trẻ vừa làm quen. c) Phương pháp quan sát. Nghiên cứu, quan sát tất cả trẻ trong lớp, cô quan sát trẻ khi trẻ hoạt động làm quen với chữ cái thông qua cách phát âm, khả năng hứng thú, chú ý, tiếp thu bài ở các nội dung hoạt động làm quen với chữ cái từ đó cô có biện pháp để sửa sai hoặc kích thích khả năng thể hiện của trẻ. d) Phương pháp đàm thoại dùng lời nói. Là phương pháp tổ chức cho trẻ nghe âm của chữ cái, cô phát âm cho trẻ nghe, nói đặc điểm cấu tạo chữ cho trẻ hiểusau đó dùng lời nói giải thích giảng giải, đàm thoại cùng trẻ cho trẻ trả lời để khai thác vốn ngôn ngữ của trẻ qua đó cô giáo có thể chỉnh sửa hoặc cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. Trực tiếp trao đổi với trẻ, tìm hiểu những kiến thức và khả năng nhận thức chữ cái của trẻ. Những khó khăn mà trẻ đang gặp phải, từ đó giúp trẻ khắc phục những khó khăn đó. e) Phương pháp phân tích tổng hợp. Tổng hợp số liệu, phân tích tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá kết quả thực hiện, nhằm tìm ra biện pháp áp dụng. Với những kinh nghiệm vốn có của mình, bằng lời nói, hình ảnh, mô hình, vật thật hay thủ thuật cô giáo đưa đến cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, khoa học, phù hợp với tâm sinh lý và nhận thức của trẻ. Trẻ được hoạt động tích cực, được trải nghiệm, từ đó trẻ tổng hợp những suy nghĩ, những nhận xét đánh giá của mình khi được tiếp xúc với chữ cái. Với phương pháp này cô giáo dễ dàng nhận thấy chất lượng học tập của trẻ, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. * Biện pháp thực hiện: Qua khảo sát chất lượng đầu năm cùng Ban giám hiệu nhà trường tôi nhận thấy muốn dạy chữ cái cho trẻ ở lớp Mẫu giáo lớn có hiệu quả bản thân tôi là giáo viên đứng lớp tôi phải: * Giúp trẻ hứng thú trong hoạt động làm quen với chữ cái. Như chúng ta đã biết chữ cái là một phần rất quan trọng của ngôn ngữ và chữ viết, chữ cái không thể thiếu được đối với trẻ mầm non. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ mầm non còn rất mải chơi trẻ chỉ thích những cái gì đẹp mới lạ hấp dẫn, vì thế việc gợi mở gây hứng thú cho trẻ rất quan trọng. Nếu như cô giáo cứ ép trẻ ngồi học giống như các anh chị tiểu học hoặc trong tiết dạy của cô không có sáng tạo, vẫn còn rập khuôn chưa có hình thức đổi mới, còn dạy theo phương pháp cũ thì trẻ sẽ rất mệt mỏi. Để trẻ say mê học chữ cái thì tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú đó là: Trước hết cô giáo phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ, đồ dùng dạy học là rất cần thiết, cô giáo mầm non không thể lên lớp dạy mà không có đồ dùng trực quan vì trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm, trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu truyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ, một loại quả hay một bông hoa đẹp....Chính vì thế khi dạy chữ cái cho trẻ tôi cho rằng đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên giúp trẻ hứng thú với chữ cái. Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái (H – K “Chủ đề thế gới thực vật”). Trước tiên là cách vào bài phải gây được sự hứng thú đối với trẻ, để gây được sự hứng thú đối với trẻ khi vào bài tôi đã cho trẻ hát bài hát “Màu hoa” hát cùng với nhạc để tạo thêm không khí vui tươi và hứng thú cho trẻ. Tôi đàm thoại với trẻ về bài hát: ?Các con vừa hát bài gì?, ?Bài hát nói về điều gì?... Khi trẻ trả lời song theo ý hiểu của trẻ tôi sẽ giảng giải và hướng trẻ vào những hình ảnh bông hoa có chứa chữ cái (h – k) mà tôi sẽ dạy cho trẻ trong giờ học đó. (Các con trả lời rất giỏi, đó là bài hát nói về màu hoa, những bông hoa đẹp với đủ màu sắc như màu tím, màu đỏ, màu vàng...cô cũng chuẩn bị cho chúng mình những bông hoa rất đẹp (?Chúng mình cùng nhìn xem cô có hoa gì đây?)). Tôi xuất hiện tranh hoa hồng dưới tranh hoa hồng có từ “hoa hồng” tôi cho trẻ đọc từ “hoa hồng” qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và tôi đã dùng những thẻ chữ rời để ghép thành từ “hoa hồng” sau đó tôi cho trẻ lên rút những chữ cái mà trẻ đã được học ở giờ học trước còn lại tôi lấy chữ “h” giơ lên và phát âm mẫu cho trẻ nghe trước rồi sau đó cho trẻ phát âm lại điều này giúp trẻ có ngôn ngữ mạch lạc và phát âm chuẩn. Để trẻ tri giác kỹ hơn về chữ “h” tôi cho trẻ nhận xét về đặc điểm của chữ, trẻ nhận xét theo ý hiểu của trẻ rồi tôi củng cố lại cho trẻ rõ hơn về đặc điểm của chữ “h” (Chữ h gồm một nét thẳng đứng phía bên trái và một nét móc phía bên phải). Điều này không chỉ giúp trẻ nhớ được cách phát âm mà còn giúp cho trẻ nhớ lâu về đặc điểm của chữ. Ngoài ra tôi còn mở rộng thêm cho trẻ hiểu ngoài chữ “h” in thường còn có chữ “H” in hoa và chữ “h” viết thường. Tiếp đến chữ “k” tôi hỏi trẻ: ?Cô đố chúng mình ngoài hoa hồng ra chúng mình còn biết những loại hoa gì nữa? (Trẻ sẽ trả lời theo ý hiểu của trẻ “hoa cúc, hoa sen, hoa loa kèn”.....Tôi sẽ cùng trẻ đàm thoại về ích lợi của một số loại hoa). ?Hoa dùng để làm gì? ?Nhà chúng mình có trồng những loại hoa đó không?. Tôi xuất hiện hoa loa kèn ra cho trẻ quan sát và đàm thoại, cho trẻ lên rút chữ cái đã học còn lại chữ “k” tôi giới thiệu chữ “k” tôi phát âm và nói về đặc điểm của chữ “k”. Tôi còn chuẩn bị cho trẻ chơi trò chơi, ở trò chơi này tôi đã chuẩn bị 1 rổ có rất nhiều bông hoa trên những bông hoa đó tôi gắn thẻ chữ (h – k), chia trẻ trong lớp làm 2 tổ để trẻ thi đua nhau, một tổ tìm những bông hoa có chữ cái “h” cắm vào lọ của tổ mình, tổ còn lại có nhiệm vụ tìm những bông hoa có chữ cái “k”, Tôi bật nhạc lên để trẻ hứng thú hơn, kết thúc một bản nhạc tổ nào tìm được nhiều bông hoa có chữ cái đúng theo yêu cầu của cô tổ đó sẽ thắng cuộc chơi, tổ nào thua cuộc sẽ phải hát một bài hát trong chủ đề thực vật (Hoặc đội thua cuộc phải nhảy lò cò)...như vậy trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái (l – m – n) “Chủ đề về mùa xuân”. Với tiết học làm quen với chữ cái (l – m – n) ở chủ đề mùa xuân, tôi đã cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt,...những vật liệu đó đều phải chứa các chữ cái (l – m – n) như lá na, hạt mơ, lá mít...cô và trẻ cùng phết màu sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt...với cách làm đồ dùng đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả đáng kể. Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cững như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất ở đây là trẻ có hứng thú khi làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi nổi hơn vì trẻ có phần công sức ở trong đó. Cách làm đồ dùng đồ chơi của tôi cho trẻ là không bao giờ theo một khuôn mẫu nào cả mà tôi thường thay đổi sáng tạo về cả hình dạng màu sắc kích thước thực tế của nó. Tôi thấy việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập trẻ sẽ hứng thú hơn vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi hơn với trẻ. * Tạo môi trường gần gũi cho trẻ làm quen với chữ cái: Thực chất đối với trẻ mẫu giáo thì tất cả những gì mới lạ đẹp mắt sẽ thực sự rất hấp dẫn đối với chúng, cái lạ cái đẹp sẽ gây được sự chú ý của trẻ mẫu giáo. Vì thế việc tạo môi trường gần gũi cho trẻ làm quen với chữ cái ở trong lớp học là rất quan trọng và cần thiết để làm nổi bật hơn về bộ môn chữ cái. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ đón trả trẻ...tôi và trẻ thường cùng nhau cắt dán các chữ cái hoặc những loại cây, hoa, quả, con vật theo chủ đề. Ví dụ: Ở lớp học tôi để riêng một khoảng tường rộng và dán các từ: “Bé cùng làm quen với chữ cái” và tôi lựa chọn các chi tiết cắt dán phù hợp với chủ đề mà trẻ đang học. Ví dụ: Chủ đề (Gia đình) tôi dùng giấy màu cắt dán thành ngôi nhà sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm họa báo tranh ảnh về các đồ dùng trong gia đình như: Tủ, giường, bàn, ghế, bát, đũa...sau đó cho trẻ cắt những chữ cái “u, ư” trong (Chủ đề: “Gia đình”) cho trẻ dán chữ cái dưới những tranh ảnh mà trẻ vừa sưu tầm hoặc làm được như tranh “Cái tủ
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_chu_cai_o_lop_mau_giao_lon_trong_t.doc