Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Đá cầu cho học sinh trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Đá cầu cho học sinh trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh

Thực trạng vấn đề nghiên cứu

- Thực tại hiện nay tại xã Quảng Điền sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình chưa chú tâm đến việc chăm lo cho con cái học hành, việc quản lý con em còn lỏng lẻo, cùng với sự phát triển như vũ bão của các trang mạng xã hội như internet, facebook, các em học sinh thường dấn thân vào các trò chơi điện tử, từ đó không còn thời gian tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Để giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, bản thân tôi luôn trăn trở tìm cách giáo dục các em thông qua các giờ học thể dục, nhằm thu hút các em đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Vì vậy tôi đã chọn các kĩ thuật của bộ môn đá cầu nhằm trang bị cho các em, để các em có phương tiện tập luyện, thi đấu nâng cao sức khỏe, tạo lối sống lành mạnh.

- Ban đầu khi thành lập đội tuyển đá cầu của nhà trường, tôi đã gặp vô vàn khó khăn, nhiều em học sinh không hưởng ứng, vì điều kiện gia đình còn khó khăn, cơ sở vật chất tập luyện còn thiếu thốn, môn đá cầu chủ yếu tập luyện ở ngoài trời nên gặp bất lợi về thời tiết.

- Với những khó khăn như vậy bản thân tôi luôn quyết tâm tìm ra cách để thu hút các em học sinh tham gia vào tập luyện môn đá cầu, bằng cách vào đầu năm học tôi lên kế hoạch tham mưu với nhà trường tổ chức hội thao cấp trường, gồm có nhiều môn thể thao, trong đó có môn đá cầu, từ đó đã có nhiều em học sinh tham gia tập luyện nhiều hơn.

 - Với nội dung của đề tài này sau khi được áp dụng vào thực tiễn tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực, nhiều em học sinh tham gia tập luyện hăng say, tích cực, nhiều em hưởng ứng và tham gia tập luyện vào các giờ rãnh, giờ ra chơi, giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp.

 

doc 17 trang hoathepmc36 01/03/2022 6990
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Đá cầu cho học sinh trường Trung học Cơ sở Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐÁ CẦU CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH”
Họ và tên tác giả: PHAN THANH HAI
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh 
Trình độ đào tạo: ĐHSP 
Môn đào tạo: GDTC 
 Tháng 3 năm 2018
Quảng Điền, tháng 2 năm 2017
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
I
PHẦN MỞ ĐẦU
3
1
Lý do chọn đề tài.
3
2
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
4
3
Đối tượng nghiên cứu
5
4
Giới hạn của đề tài
5
5
Phương pháp nghiên cứu
5
II
PHẦN NỘI DUNG
6
1
Cơ sở lý luận
6
2
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
7
3
Nội dung và hình thức của giải pháp
8
a
Mục tiêu của giải pháp
8
b
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
8
c
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
13
d
Kết quả khảo nghiệm
14
III
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1
Kết luận
15
2
Kiến nghị
16
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Việt Nam đã và đang vươn mình mạnh mẽ để bước vào một thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mở đầu cho thời kì mới đòi hỏi phải có những con người mới với sự thông minh, sáng tạo để làm chủ đất nước. Con người mới đó chắc chắn phải là sản phẩm của nền giáo dục tiến bộ. Để đáp ứng được yêu cầu đó, giáo dục ngày càng được quan tâm, phát triển và được coi là quốc sách hàng đầu.
- Giáo dục thể chất là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục toàn diện học sinh đó là: Đức - trí - thể - mĩ, thông qua các bài tập giáo dục thể chất góp phần giáo dục học sinh hình thành nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỉ luật. Do vậy việc tìm ra một số phương pháp, một số bài tập giúp học sinh rèn luyện nâng cao sức khỏe, làm nền tảng cho sau này đó là trách nhiệm chung của ngành giáo dục thể chất, là giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục ở nhà trường tôi luôn suy nghĩ tìm ra một số bài tập nhằm giúp học sinh phát triển các tố chất thể lực.
- Hiện nay bộ môn đá cầu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, để bộ môn đá cầu được phát triển và nhân rộng ở các địa phương, hằng năm các cuộc thi học sinh giỏi TDTT và Hội khoẻ Phù Đổng đã được tổ chức thường xuyên ở các cấp, gồm có nhiều môn thể thao trong đó có môn đá cầu, để có được đội tuyển đá cầu của nhà trường, bản thân đã tham gia vào việc tìm kiếm tài năng thông qua các cuộc thi học sinh giỏi TDTT cấp trường.
- Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu bản thân tôi đã đúc kết được một vài kinh nghiệm, đó là cách bố trí các bài tập phải khoa học, những bài tập được thực hiện từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng và các bài tập đó phải được duy trì thường xuyên một cách có hệ thống, ngoài những yếu tố trên các em cần phải tập luyện theo kế hoạch hợp lí, kiên trì, mới đem lại sức khỏe và đạt thành tích tốt.
- Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh”, nhằm truyền đạt những kiến thức, kĩ năng cơ bản, giúp các em nắm thật vững, hiểu rõ và tập luyện tốt mang lại sức khỏe cho bản thân giúp ích cho gia đình và xã hội, trở thành người công dân toàn diện trong tương lai.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu
* Đối với giáo viên: vào mỗi đầu năm học tôi luôn chủ động tham mưu với nhà trường tổ chức hội thao cấp trường gồm nhiều môn thể thao, trong đó có môn đá cầu, trên cơ sở tổ chức hội thao cấp trường, tôi đã tiến hành tuyển chọn những em có năng khiếu môn đá cầu vào đội tuyển đá cầu của nhà trường, từ đó tôi đã lên kế hoạch tham mưu với nhà trường hỗ trợ dụng cụ tập luyện, xây dựng kế hoạch tập luyện một cách cụ thể và được nhà trường ủng hộ, từ những kế hoạch cụ thể đó mà đội tuyển đá cầu của nhà trường tham gia hội khỏe Phù Đổng và thi học sinh giỏi TDTT cấp huyện và cấp tỉnh nhiều năm liền đạt thành tích khá cao.
* Đối với học sinh: khi được tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao tại hội thao cấp trường, các em có cơ hội thể tài năng của mình, đồng thời rèn luyện được sức khoẻ tránh xa các tệ nạn xã hội.
* Đối với nhà trường: thông qua hội thao cấp trường giáo dục đạo đức học sinh, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt tập thể.
Đề tài “Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh” bước đầu giúp cho học sinh yêu thích hoạt động thể dục thể thao, tạo sân chơi cho các em được rèn luyện, bồi dưỡng phát triển tài năng thể thao, có lối sống lành mạnh trong giao tiếp với bạn bè và mọi người, đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
 Nhiệm vụ
- Những nhiệm vụ cụ thể của đề tài:
+ Thông qua hội thao cấp trường tuyển chọ những em học sinh có năng khiếu về môn Đá cầu thành lập đội tuyển Đá cầu, Cung cấp một số kiến thức, phương pháp tập luyện cơ bản và nâng cao liên quan đến bộ môn đá cầu, từ đó giúp học sinh ý thức được việc tham gia tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện môn Đá cầu nói riêng là để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, hình thành nhân cách con người mới.
+ Tăng cường tổ chức thi đấu giữa các thành viên trong đội tuyển, qua việc được thi đấu giúp các em đam mê tập luyện môn Đá cầu hơn, cũng qua việc được tham gia thi đấu nhiều giúp các em hình thành những kỉ xảo trong thi đấu.
 3. Đối tượng nghiên cứu
Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh
 4. Giới hạn của đề tài
 - Môi trường nghiên cứu là HS đội tuyển đá cầu trường THCS Lê Đình Chinh .
 - Nghiên cứu trên cơ sở lý luận dạy học môn đá cầu và một số bài tập bổ trợ của môn đá cầu, từ đó hình thành những kỉ năng cơ bản cho học sinh.
 - Trực tiếp sử dụng các bài tập trong chương trình giảng dạy để rút ra kinh nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng môn học giáo dục thể chất.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Dựa trên cơ sở lý luận dạy học môn giáo dục thể chất và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý luận tổng hợp tất cả các tài liệu cần thiết để đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề.
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Qua nhiều năm tập luyện, thi đấu, huấn luyện, tôi đã tích lũy được một vài kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy Từ đó có những bài tập hiệu quả nhất cho học sinh.
 - Phương pháp làm mẫu
 Bất kì một kĩ thuật nào muốn truyền đạt đến học sinh thì người dạy phải đầu tư soạn giảng, đặc thù bộ môn đá cần đến sự làm mẫu của giáo viên, chính vì thế động tác làm mẫu phải chuẩn, đẹp thì mới tạo hứng thú cho học sinh tập luyện.
 - Phương pháp đàm thoại
 Thường xuyên trao đổi với các em về các vấn đề nảy sinh trong tập luyện hoặc sau những buổi giao lưu, thi đấu.
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế thi đấu
 Bằng việc cho các em thi đấu thường xuyên với nhau, giao lưu với các bạn khác từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để khắc phục.
II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục thể chất nói chung và môn học Đá cầu nói riêng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng việc phát triển toàn diện con người về mọi mặt. Tập luyện và thi đấu thể dục thể thao là biện pháp cơ bản tác động tích cực đến sức khỏe học sinh. Nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng vận động cơ bản để rèn luyện sức khỏe, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng tác phong đạo đức, hoàn thiện con người.
 Do yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay, ngoài các yêu cầu chung về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, học sinh còn phải được giáo dục tốt về thể chất để trở thành một con người phát triển toàn diện về mọi mặt với sự năng động, sáng tạo. Mặt khác TDTT đang trên đà phát triển mạnh mẽ đây là bộ mặt của mọi tổ chức xã hội và của đất nước. Vì vậy phong trào tập luyện thi đấu TDTT nói chung, môn đá cầu nói riêng đang là nhiệm vụ quan trọng cần thiết của bất cứ cá nhân, tổ chức xã hội nào cũng phải thực hiện nhằm phát hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Thực tại hiện nay tại xã Quảng Điền sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình chưa chú tâm đến việc chăm lo cho con cái học hành, việc quản lý con em còn lỏng lẻo, cùng với sự phát triển như vũ bão của các trang mạng xã hội như internet, facebook, các em học sinh thường dấn thân vào các trò chơi điện tử, từ đó không còn thời gian tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Để giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, bản thân tôi luôn trăn trở tìm cách giáo dục các em thông qua các giờ học thể dục, nhằm thu hút các em đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Vì vậy tôi đã chọn các kĩ thuật của bộ môn đá cầu nhằm trang bị cho các em, để các em có phương tiện tập luyện, thi đấu nâng cao sức khỏe, tạo lối sống lành mạnh.
- Ban đầu khi thành lập đội tuyển đá cầu của nhà trường, tôi đã gặp vô vàn khó khăn, nhiều em học sinh không hưởng ứng, vì điều kiện gia đình còn khó khăn, cơ sở vật chất tập luyện còn thiếu thốn, môn đá cầu chủ yếu tập luyện ở ngoài trời nên gặp bất lợi về thời tiết.
- Với những khó khăn như vậy bản thân tôi luôn quyết tâm tìm ra cách để thu hút các em học sinh tham gia vào tập luyện môn đá cầu, bằng cách vào đầu năm học tôi lên kế hoạch tham mưu với nhà trường tổ chức hội thao cấp trường, gồm có nhiều môn thể thao, trong đó có môn đá cầu, từ đó đã có nhiều em học sinh tham gia tập luyện nhiều hơn.
 - Với nội dung của đề tài này sau khi được áp dụng vào thực tiễn tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực, nhiều em học sinh tham gia tập luyện hăng say, tích cực, nhiều em hưởng ứng và tham gia tập luyện vào các giờ rãnh, giờ ra chơi, giúp học sinh có tác phong nhanh nhẹn, bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
* Giải pháp 1: Nhằm để nâng cao chất lượng môn Thể dục ở trường học nói chung và môn Đá cầu nói riêng qua đó để môn học Đá cầu được nhân rộng trong nhà trường thì việc làm đầu tiên cần làm tốt công tác tham mưu nhà trường, hội Cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí mua dụng cụ tập luyện, thi đấu.
* Giải pháp 2: qua hội thao cấp trường lựa chọn những em có thành tích giỏi, có đạo đức tốt, phải đam mê, ham học hỏi mạnh dạn có bản lĩnh trong thi đấu thể thao.
* Giải pháp 3: Tham mưu với cha mẹ học sinh động viên các em tham gia vào đội tuyển đá cầu nhà trường, chúng ta đã biết đa số cha mẹ học sinh đều hướng các em tập trung học các môn văn hoá, không chú trọng đến các môn thể thao vì tốn nhiều thời gian trong học tập, vì vậy cần làm tốt công tác tư tưởng đối với phụ huynh thúc đẩy các em trong tập luyện.
- Bản thân giáo viên phải tham gia hướng dẫn các em tận tình, đưa ra những phương pháp, những bài tập phù hợp, nhằm giúp cho các em học sinh có phương tiện, biện pháp luyện tập hiệu quả rèn luyện sức khỏe.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Để có được đội tuyển đá cầu trong nhà trường thì khâu tuyển chọn nhân sự vận động viên là khâu vô cùng quan trọng, bước vào đầu năm học phải xây dựng kế hoạch tổ chức hội thao cấp trường, thông qua hội thao để tuyển chọn những em có năng khiếu môn đá cầu vào đội tuyển đá cầu của nhà trường.
+ Khi tuyển chọn học sinh vào đội tuyển cần chú ý đến những em có thành tích nổi bật, đặc biệt chú ý đến các tố chất thể lực, sức nhanh, sự khéo léo, và sức bền.
+ Đặc điểm thể hình phải có chiều cao, có thể trạng sức khoẻ tốt không mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch.
+ Khả năng tiếp thu về kĩ thuật và chiến thuật tương đối tốt, trong quá trình tập luyện phải chăm chỉ, tự giác, có sự tiến bộ trong quá trình tập luyện.
+ Xây dựng kế hoạch tập luyện cụ thể, tuần tập 3 buổi, mỗi buổi tập 90 phút.
 - Trước khi đưa ra các giải pháp trong tập luyện, tôi đã khảo sát khả năng
thực hiện của học sinh về hai kĩ thuật tâng cầu bằng đùi và tâng cầu bằng mu
bàn chân.
 - Khi nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy khả năng thực hiện 2 kĩ thuật tâng cầu của học sinh khá tốt, từ đó tôi đã đưa ra các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kĩ thuật cho học sinh.
 * Các bài tập được đưa vào tập luyện
+ Bài tập 1: Tư thế chuẩn bị trong đá cầu
- Tư thế chuẩn bị: hai chân đứng rộng bằng vai, trọng tâm dồn đều trên hai chân, mắt nhìn về hướng cầu. Đây là kĩ thuật căn bản đòi hỏi học sinh cần biết cách thực hiện cơ bản đúng, để làm nền tảng cho sau này tập các kĩ thuật cao hơn.
 + Bài tập 2: Kĩ thuật tâng cầu bằng đùi
 - Giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa, phân tích kĩ thuật, thị phạm kĩ thuật, học sinh quan sát tập theo hình thành kĩ năng.
( Hình ảnh học sinh đang tập tâng cầu bằng đùi )
+ Bài tập 3 : Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân.
 + Bài tập 4: Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
 Đây là kĩ thuật tương đối khó đòi hỏi học sinh phải thực hiện thuần thục các kĩ thuật tâng cầu, từ đó cảm giác về chuyền cầu mới được hình thành.
 - Bài tập 5: Kĩ thuật phát cầu bằng mu bàn chân
Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn tung cầu Lăng chân, đá cầu
Bài tập 6: Đỡ cầu bằng ngực - đá cầu tấn công bằng mu bàn chân vào nhiều vị trí biến đổi liên tục trên sân: Giúp người tập có khả năng điều khiển cầu một cách linh hoạt, chủ động tránh bị bắt bài trong thi đấu. Ví dụ: Liên tục đỡ cầu thực hiện luân phiên cứ đá một quả xa lại đá một quả gần, hoặc tình huống tấn công thứ nhất đá vào góc trái thì tình huống sau đó sẽ đá sang góc phải bên sân đối phương. 
 1 T
 3
 A S
 2 
 P
Đỡ cầu theo vị trí
 - Bài tập 7: kĩ thuật phát cầu
 Kĩ thuật phát cầu có mục đích đưa cầu vào cuộc đồng thời cũng có vai trò tấn công đối phương chiếm lợi thế. Tuy nhiên trong đá cầu có nhiều kĩ thuật phát cầu khác nhau như phát cầu thấp chân bằng mu chính diện, cao chân bằng mu chính diện, cao chân nghiêng mìnhđồng thời mỗi kĩ thuật đều có đòi hỏi khác nhau về độ khó cũng như vai trò. Vì vậy phải tùy theo trình độ và sở trường của từng học sinh mà có thể áp dụng các kĩ thuật phát cầu khác nhau. Do đó, để đảm bảo tính an toàn và chiếm được lợi thế trong quả phát thì có sử dụng kĩ thuật phát cầu nào cũng yêu cầu người tập cần thực hiện tốt các bài tập sau:
 - Thực hiện phát một quả cầu xa thì sẽ phát tiếp theo một quả cầu gần và thay đổi liên tục như vậy theo chủ định sẵn.
 2
 1 
Phát cầu theo vị trí
- Trong quá trình tổ chức tập luyện các bài tập, sau mỗi bài tập kĩ thuật, tôi đã
tiến hành tổ chức cho học sinh thi đấu với nhau, thông qua quá trình thi đấu học
sinh có cơ hội thể hiện các kĩ thuật đã được học và cũng thông qua thi đấu học
sinh nắm các Điều luật của môn đá cầu rất nhanh.
( Hình ảnh học đang thi đấu tại sân đá cầu nhà trường)
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Các biện pháp giải pháp đã nêu trong đề tài có thể dùng cho giáo viên giảng dạy các nội dung của môn đá cầu, hay bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu, tất cả các bài tập nêu trên đều có mối quan hệ với nhau, do đó muốn học tốt môn đá cầu học sinh cần phải nắm và biết cách thực hiện ở mức cơ bản đúng các kĩ thuật, giáo viên cần giúp đỡ, uốn nắn học sinh tập luyện đúng phương pháp.
- Sự chuẩn bị bài của giáo viên có vai trò quyết định trong sự thành công của các giờ bồi dưỡng. Vì vậy đòi hỏi giáo viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng, cùng các phương tiện cần thiết trước khi lên lớp, cách bố trí và tổ chức học sinh tập luyện khoa học, các bài tập phải hợp lý từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để học sinh tiếp thu và tập luyện hình thành kĩ năng một cách dễ dàng.
- Giáo viên cần phải phân loại học sinh để có những phương pháp, cũng như các bài tập đưa ra cho phù hợp, thường xuyên theo dõi, uốn nắn sửa sai cho học sinh, giáo viên có thể bố trí các em có năng lực giỏi giúp đỡ những em có năng lực khá.
- Cách làm hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng môn đá cầu là cần phải tổ chức cho các em được thi đấu với nhau, qua thi đấu có sự cạnh tranh hơn thua lẫn nhau, giúp các em có hướng phấn luyện tập nhiều hơn, từ đó tôi thấy các em biết tận dụng thời gian của giờ ra chơi để tập nội dung đá cầu tương đối nhiều.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
- Đề tài này được áp dụng thực hiện đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu học sinh trường THCS Lê Đình Chinh năm học 2017-2018, khi áp dụng đề tài với các bài tập mới, nhìn chung các em rất hứng khởi, hứng thú tham gia tập luyện rất nhiệt tình và tiếp thu các kĩ thuật khá tốt, tự tin hơn khi thực hiện các kĩ thuât đá cầu.
- Bảng thống kê:
* Chất lượng học sinh khi tham gia thi học sinh giỏi năm học 2016-2017 như sau:
+ Giải Nhất đơn nam khối lớp 6,7 của em Đinh Hoàng Thuận (7A3)
 + Giải Nhì đơn nam khối lớp 6,7 của em Nguyễn Thanh Quý ( 7A2)
 + Giải ba đơn nữ khối lớp 6,7 của em Đinh Thị Thương ( 6A2)
 + Giải Nhì đơn nữ khối lớp 8,9 của em Nguyễn Thị Ngọc Trâm( 8A4)
* Chất lượng tham gia thi đấu đội tuyển đá cầu của nhà trường sau khi áp dụng đề tài:
- Qua thời gian tập luyện khả năng hoàn thiện các kĩ thuật đá cầu của các em ngày càng tốt hơn, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt về kĩ thuật và thành tích thi đấu, cụ thể khi tham gia hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh đã đạt thành tích khá tốt.
* Giá trị khoa học:
- Trong quá trình dạy học bằng chút kinh nghiệm của bản thân trong thực tiễn giảng dạy tôi thấy có hiệu quả nhất định nên đã mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh” với kết quả đạt được như đã thống kê ở các năm tham gia thi HSG và HKPĐ của đội tuyển đá cầu trường Lê Đình Chinh tuy chưa cao nhưng đã phần nào tạo sự hứng thú học tập môn đá cầu. Hy vọng đề tài này sẽ được góp phần vào việc nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn giáo dục thể chất nói chung và môn đá cầu nói riêng.
4. Kết quả
- Áp dụng phương pháp tập luyện theo nhóm, phương pháp thi đấu giữa các nhóm, tôi nhận thấy các em hứng thú hơn trong học tập, khả năng cạch tranh trong tập luyện của các em cũng cao hơn, khả năng thể hiện kĩ thuật đá cầu của các em trước tập thể lớp tự tin hơn, nhiều nhóm mạnh dạn đưa ra chiến thuật trong thi đấu để đạt kết quả cao.
- Trong quá trình áp dụng đề tài này đội tuyển đá cầu của nhà trường tham gia HKPĐ cấp huyện và HKPĐ cấp tỉnh năm học 2017-2018 đạt kết quả tương đối tốt.
 * Cụ thể tại HKPĐ cấp huyện đã đạt được những thành tích sau:
 + Giải Nhất đơn nữ của em Nguyễn Thị Ngọc Trâm (9A4)
 + Giải Nhì đơn nam của em Đinh Hoàng Thuận (8A3)
 + Giải Nhì đôi nam – nữ của em Đinh Hoàng Thuận và em Nguyễn Thị Ngọc Trâm (8A3)
 + Giải Nhì đôi nam của em Nguyễn Duy Nam(9A3) và em Ngô Đăng Sáng(9A4)
 + Giải ba đơn nữ của em Hà Kiều Oanh ( 9A1) và em Trịnh Thuý Huyền (9A2)
 * Cụ thể tại HKPĐ cấp tỉnh đã đạt được những thành tích sau:
 + Huy chương vàng đôi nam của em Đinh Hoàng Thuận và em Lê Hoài Nam
 + Huy chương đồng đôi nữ của em Nguyễn Thị Ngọc Trâm và em Trần Phương Thảo.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Việc áp dụng một vài kinh nghiệm trong công tác dạy học kết hợp tổ chức thi đấu vào các giờ huấn luyện tôi thấy có hiệu quả cao, các em hứng thú, hăng say tập luyện, các em nắm bắt các kĩ thuật khá nhanh và biết vận dụng vào tập luyện cũng như thi đấu.
- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này bước đầu giúp các em học sinh trong đội tuyển đá cầu của nhà trường hình thành những kỉ năng cơ bản của môn đá cầu, làm nền tảng cho các em sau này học lên những kĩ thuật cao hơn, có độ phức tạp lớn hơn.
2. Kiến nghị
* Để nâng cao chất lượng môn giáo dục thể chất, cũng như trong giảng dạy và khi áp dụng đề tài:
- Các em học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, có tinh thần hợp tác trong học tập.
- Giáo viên được phân công bồi dưỡng cần nắm rõ tình hình học tập của học sinh, từ đó nghiên cứu để có phương pháp huấn luyện phù hợp và linh hoạt.
- Giáo viên phải nghiên cứu tìm các bài tập phù hợp với năng lực học sinh, sự quan tâm tận tình của giáo viên cũng là nhân tố quan trọng trong việc góp phần vào sự thành công của tiết học, ngoài việc phổ biến kĩ thuật giáo viên còn theo dõi uốn nắn kịp thời những kĩ thuật mà học sinh thực hiện sai, để các em dần hoàn thiện về kĩ năng vận động của mình.
- Nhà trường cần t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_d.doc