Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt

1. Cơ sở lý luận

Quan điểm dạy học mới hiện nay là dạy giao tiếp do vậy theo Quyết định số 16/2006 QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Tiếng Việt lớp 1 có 350 tiết trong đó phần luyện nói được trình bày trong sách giáo khoa 172 tiết từ bài 1 đến bài 102 và kể chuyện ở phần luyện tập tổng hợp. Cao hơn nữa của luyện nói là kể chuyện theo tranh có ở các bài ôn tập âm, vần. Như vậy luyện nói được dạy ngay từ bài học đầu tiên có thể nói rằng Bộ Giáo dục đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống chương trình, sách giáo khoa không chỉ với mục đích giúp học sinh lớp Một đọc thông viết thạo mà còn giúp người học biết nói và nói một cách có văn hóa.

Là người giáo viên, người đưa nội dung và tinh thần của Bộ Giáo dục & Đào tạo trở thành hiện thực phải làm gì, làm như thế nào để có được kết quả cao nhất? Theo tôi thiết nghĩ cần phải có hướng chỉ đạo sâu sát từ người phụ trách chuyên môn; sự nhiệt tình, miệt mài nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh lớp Một của giáo viên tham gia giảng dạy; nắm chắc nội dung sách giáo khoa cũng như hiểu rõ mục tiêu giáo dục hiện nay. Biết lựa chọn nội dung dạy học hợp lý, đưa ra các phương pháp thúc đẩy quá trình tiếp thu kiến thức tự nhiên, dễ hiểu, dễ gần và dễ nhớ.

Mỗi bài học, phần luyện nói mang màu sắc riêng chỉ có ở Tiếng Việt lớp Một do đó người dạy phải hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động luyện nói trong tiết học một cách bài bản, có hệ thống tránh máy móc rập khuôn. Để nâng cao hiệu quả chất lượng luyện nói cho học sinh lớp Một, cần thiết phải định hướng, chỉ đạo linh hoạt sử dụng các kỹ năng luyện nói trong mỗi giờ lên lớp; cách thức, nội dung luyện nói cần phải có kế hoạch cụ thể, từ dễ đến khó; tạo môi trường luyện nói cho học sinh tự nhiên, thoải mái và thân thiện; tất cả giáo viên đều có kỹ năng giúp học sinh luyện nói đạt hiệu quả cao.

 

doc 15 trang hoathepmc36 01/03/2022 9052
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 
Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh đã được chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Phải chăng việc làm này bắt đầu từ các trường giáo dục phổ thông, hơn ai hết đó là các trường Tiểu học. 
Bên cạnh đấy, Nghe - Nói - Đọc - Viết (N - N - Đ - V) là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống chúng ta. Trong bốn dạng hoạt động này xét về tần số xuất hiện thì cặp hoạt động Nghe – Nói diễn ra liên tục hơn, thường xuyên hơn. Nó mang 2 đặc tính nổi bật: Hoạt động ngôn ngữ nói dạng giao tiếp trực tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ và hoạt động mang cả hai đặc tính của việc tiếp nhận lời nói lẫn việc tạo lập lời nói.
Ngoài ra trong dạy học Tiểu học, Nghe – Nói – Đọc – Viết là 4 kỹ năng của môn Tiếng Việt. Nếu thiếu một trong bốn kỹ năng nói trên sẽ làm cho người học chưa hoàn thành môn học. Một học sinh phát triển bình thường sử dụng các bộ phận của cơ thể để học tập và rèn luyện bốn kỹ năng N-N-Đ-V một cách bình thường trong đó kỹ năng nói là cần thiết nhất, bởi vì nói chuyện hằng ngày trong mọi môi trường: bạn bè, gia đình, làng xóm, thôn buôn, lớp, trường học,  trong mọi hoàn cảnh: vui, buồn, khó khăn, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nói làm cho mọi người hiểu nhau hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy kỹ năng nói là quan trọng nhất trong bốn lỹ năng của môn Tiếng Việt.
Do đó muốn sử dụng kỹ năng nói một cách có hiệu quả cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch. Có thể khẳng định rằng kỹ năng nói chỉ hình thành qua luyện tập và bằng con đường luyện tập. Hiện nay, nhà trường phổ thông đang cố gắng hình thành cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản nhất, trong những kỹ năng ấy kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp rèn kỹ năng nói có hiệu quả có chất lượng cho học sinh nói chung, học sinh lớp Một nói riêng hết sức cần thiết. Bởi lẽ ở lứa tuổi này các em “ăn chưa nên đọi, nói chẳng nên lời” chưa biết nói gì, nói như thế nào, phải nói ra sao là đúng với sự vật sự việc hiện tại diễn ra xung quanh mình. Với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp Một như vậy người giáo viên cần phải tìm cách dạy cho học sinh hiểu, biết cách nói đúng, nói đủ nói có văn hóa có giáo dục ngay lớp nền móng để tạo đà phát triển kỹ năng nói trong môn Tiếng Việt ở các lớp trên giúp cho ba kỹ năng còn lại được thông thạo và trôi chảy, không những thế tăng cường kỹ năng nói để nói được, nói chuẩn ở tất các các môn học khác, phục vụ tốt cuộc sống thường ngày hay nói cách khác năngg lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy và năng lực khác; nói tốt giúp học sinh nhận thức tốt và khám phá thế giới có hiệu quả. Do vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt” để nghiên cứu.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài giúp cho mỗi giáo viên dạy lớp Một có kỹ năng luyện nói cho học sinh; học sinh nói được theo yêu cầu và sở thích, hơn nữa các em biết dùng ngôn ngữ nói để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
Với nhiệm vụ chính là nghiên cứu và xây dựng kế hoạch luyện nói logic, phù hợp lứa tuổi học sinh lớp Một; tổ chức nhiều hình thức luyện nói đạt hiệu quả cao.
Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp Một.
Giáo viên, học sinh trường TH Phan Bội Châu năm học 2017-2018
Giới hạn của đề tài
Phần luyện nói của môn Tiếng Việt lớp 1 (dấu hiệu: tranh 2 người quay mặt vào nhau, phần cuối của bài dạy và phần kể chuyện).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, quan sát, điều tra, phân tích, thống kê và hỏi đáp.
II.NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Quan điểm dạy học mới hiện nay là dạy giao tiếp do vậy theo Quyết định số 16/2006 QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Tiếng Việt lớp 1 có 350 tiết trong đó phần luyện nói được trình bày trong sách giáo khoa 172 tiết từ bài 1 đến bài 102 và kể chuyện ở phần luyện tập tổng hợp. Cao hơn nữa của luyện nói là kể chuyện theo tranh có ở các bài ôn tập âm, vần. Như vậy luyện nói được dạy ngay từ bài học đầu tiên có thể nói rằng Bộ Giáo dục đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống chương trình, sách giáo khoa không chỉ với mục đích giúp học sinh lớp Một đọc thông viết thạo mà còn giúp người học biết nói và nói một cách có văn hóa.
Là người giáo viên, người đưa nội dung và tinh thần của Bộ Giáo dục & Đào tạo trở thành hiện thực phải làm gì, làm như thế nào để có được kết quả cao nhất? Theo tôi thiết nghĩ cần phải có hướng chỉ đạo sâu sát từ người phụ trách chuyên môn; sự nhiệt tình, miệt mài nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh lớp Một của giáo viên tham gia giảng dạy; nắm chắc nội dung sách giáo khoa cũng như hiểu rõ mục tiêu giáo dục hiện nay. Biết lựa chọn nội dung dạy học hợp lý, đưa ra các phương pháp thúc đẩy quá trình tiếp thu kiến thức tự nhiên, dễ hiểu, dễ gần và dễ nhớ.
Mỗi bài học, phần luyện nói mang màu sắc riêng chỉ có ở Tiếng Việt lớp Một do đó người dạy phải hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động luyện nói trong tiết học một cách bài bản, có hệ thống tránh máy móc rập khuôn. Để nâng cao hiệu quả chất lượng luyện nói cho học sinh lớp Một, cần thiết phải định hướng, chỉ đạo linh hoạt sử dụng các kỹ năng luyện nói trong mỗi giờ lên lớp; cách thức, nội dung luyện nói cần phải có kế hoạch cụ thể, từ dễ đến khó; tạo môi trường luyện nói cho học sinh tự nhiên, thoải mái và thân thiện; tất cả giáo viên đều có kỹ năng giúp học sinh luyện nói đạt hiệu quả cao. 
Thực trạng
Phần luyện nói được sách giáo khoa phân biệt rõ ràng, giúp học sinh nhìn vào là biết được đó là hoạt động nói, sau khi đã đọc tốt các nội dung âm, vần, tiếng, từ và câu. Giáo viên dạy học có căn cứ và sách hướng dẫn chi tiết cho mỗi bài, nội dung luyện nói khoảng 2 đến 4 câu/chủ đề nói. Giáo viên dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo quy trình không cắt xén nội dung.
Nội dung luyện nói trong từng bài được sách giáo khoa xác định rất rõ ràng. Mỗi bài luyện nói có một tên gọi cụ thể (trừ 5 bài trong phần Làm quen với âm và chữ). Các bài tập luyện nói được sắp xếp cuối mỗi bài dạy âm, vần mới và được trình bày bằng tranh minh hoạ, có từ, ngữ chứa âm, vần đã học nói lên chủ đề luyện nói. Sang phần Luyện tập tổng hợp  được bố trí các bài theo tuần với ba chủ điểm lớn: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên – Đất nước cụ thể.
Việc tăng cường luyện nói được giáo viên thực hiện trên lớp trong từng môn học và nhiều nhất là môn Tiếng Việt. Học sinh đều có đủ sách giáo khoa để tham gia luyện nói và học tập. 
Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên – học sinh mượn sách tham khảo, sách hướng dẫn về luyện nói cho học sinh.
Bên cạnh những ưu điểm trên trong thực tế vẫn còn một số tồn tại: Giáo viên quá chú trọng vào 2 kỹ năng đọc, viết mà coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng nói, họ nghĩ rằng ở lớp Một chỉ cần dạy cho học sinh biết đọc, biết viết là đủ. Bản thân họ còn lúng túng trong khâu tổ chức dạy; sử dụng rập khuôn các phương pháp, nội dung, hình thức khi hình thành và bồi dưỡng kỹ năng nói cho học sinh. Giáo viên quá chú trọng vào rèn kỹ năng đọc và viết do đó không đủ thời gian cho phần luyện nói. Giáo viên chưa tập trung tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống của học sinh, chưa thật sự thông cảm với những khó khăn mà học sinh gặp phải nên khi tiến hành hỏi đáp chỉ yêu cầu những học sinh nói hay hoặc hay nói trả lời. Không mấy quan tâm đến những học sinh ít nói, hạn chế về ngôn ngữ, nói ngọng vì sợ gọi những em này trả lời sẽ làm mất nhiều thời gian
Chưa kiểm soát kết quả học sinh luyện nói theo nhóm, khiến việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa hiệu quả.
Về phía học sinh các em còn nhút nhát, chưa tự tin trong lúc nói, chưa sáng tạo tìm từ mới để nói chỉ nói theo, rập khuôn; tìm tiếng, tìm từ còn chậm trong khi nói, nói không thành câu; chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi giáo viên nêu yêu cầu, đến lúc trình bày thường câu trả lời không đúng mục đích hoặc chưa hết ý. Một số trường hợp chỉ trả lời một tiếng là “có” hoặc “không” chứ chưa giải thích được theo ý mình là vì sao có, vì sao không ?
Một số học sinh nói không rõ lời, chưa phát âm chuẩn, nhiều học sinh nói còn kéo dài, chưa trôi chảy, chưa lưu loát, chưa biểu cảm.
Chất lượng khảo sát đầu năm học 2017-2018
Đối với giáo viên
Có kỹ năng và linh hoạt trong việc tổ chức luyện nói cho HS
Có kỹ năng luyện nói cho HS
Luyện nói cho HS theo sách hướng dẫn
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
33.3
1
33.3
1
33.3
Đối với học sinh
Nói đủ to, rõ ràng, thành câu
Nói đủ to, rõ ràng, chưa thành câu
Nói không đủ to, chưa rõ ràng, không thành câu
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9
17.6 %
14
27.5%
28
54.9%
Nội dung và hình thức của giải pháp 
Mục tiêu của giải pháp
Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hành luyện nói trong môn Tiếng Việt nhằm mang lại cho học sinh kỹ năng nói trong phần luyện nói đạt chuẩn đối với học sinh ở mức hoàn thành và trên chuẩn đối với học sinh ở mức hoàn thành tốt. Qua đó học sinh biết nói, biết sử dụng từ ngữ nói phù hợp với ngữ cảnh và biết giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên có kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động luyện nói đạt hiệu quả cao.
b) Nội dung và cách thức thực hiện
Bước 1: Dự giờ, trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình thực tế
Xây dựng kế hoạch dự giờ chuyên đề, đột xuất giáo viên dạy lớp 1 về môn Tiếng Việt mỗi chủ đề, dạng bài 1 lần. Ví dụ: Tuần 1 bài 3 âm dấu sắc “/” đại diện cho 6 bài đầu dạng nhìn tranh không có chủ đề rõ ràng. Tuần 3 bài 13 âm n, m với chủ đề “Bố mẹ/ ba má” đại diện cho các bài luyện nói có chủ đề được ghi bằng chữ.
* Xây dựng tiêu chí đánh giá khi dự giờ
** Đối với hoạt động dạy: 
+ PP truyền tải nội dung - Giới thiệu chủ đề
 - Đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung tranh, nội dung chủ đề
+ Hình thức tổ chức luyện nói: Nói trước lớp, nói trong nhóm đôi, nhóm 4, hội thoại với giáo viên, 
+ Phần đánh giá thường xuyên:
 - Giáo viên sử dụng hình thức, kỹ thuật nào, hợp lý chưa?
- Phần đánh giá đã đúng quan điểm của Thông tư 22/2016 chưa (Khen + khẳng định + tư vấn, hỗ trợ)	
** Đối với hoạt động học: 
- Học sinh tham gia tích cực hay thụ động.
- Học sinh nói to, rõ, phát âm chuẩn, nói thành câu chưa.
- Các em hiểu được lời đánh giá của GV và khắc phục được đến đâu.
+ Kiến thức: Nắm được nội dung chủ đề luyện nói, dùng từ nói đủ câu, đúng trọng tâm chủ đề.
+ Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề; tự phục vụ tự quản, giao tiếp, hợp tác trong nhóm, mạnh dạn khi nói, nói to, nói rõ, phát âm tròn vành rõ tiếng.
+ Phẩm chất: Chăm học, chăm làm tích cực thực hiện yêu cầu; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm về lời nói; trung thực nói theo hiểu biết của bản thân không lấy từ ngữ của người khác; thể hiện được tình cảm với chủ đề đang nói.
Cùng với tổ khối trưởng đi dự giờ, đánh giá các hoạt động như đã nêu ở trên. Nếu giáo viên chưa có kỹ năng nào thì tư vấn, hỗ trợ cho giáo viên hiểu ngay tại chỗ. Chẳng hạn giáo viên chưa có hình thức tổ chức tăng cường rèn kỹ năng nói cho học sinh tôi chỉ đạo tổ trưởng và cùng tổ trưởng tư vấn như sau:
Mỗi chủ đề cần sử dụng ít nhất 2 hình thức tổ chức (cá nhân/nhóm; cá nhân/ lớp; nhóm/lớp; ) cùng một thời điểm tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng được luyện nói, em nào cũng được nói. Giáo viên linh hoạt sử dụng tiết kiệm tối đa quỹ thời gian có để tổ chức luyện nói.
Tổ chức các trò chơi lôi cuốn học sinh tham gia luyện nói tích cực, tránh rập khuôn máy móc làm học sinh chán nản không muốn tham gia luyện nói.
Khuyến khích, động viên học sinh nói theo khả năng của bản thân không nói theo, nói leo. 
* Trao đổi với giáo viên dạy chuyên và giáo viên chủ nhiệm
Nhằm đánh giá chuẩn năng lực nói của mỗi học sinh trong khối lớp 1, tôi thường trao đổi với các đồng chí giáo viên dạy các môn khác như: Âm nhạc, Thể dục, Mĩ thuật,  để nắm bắt tình hình các em đã được hướng dẫn luyện nói như thế nào, có hướng chỉ đạo chuyên sâu phần tăng cường luyện nói cho học sinh đối với giáo viên sát thực tế đạt hiệu quả.
Như vậy việc dự giờ, trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình thực tế không chỉ để dự báo, định hướng mà còn tư vấn chỉ đạo trực tiếp cho mỗi giáo viên khi tham gia dạy Tiếng Việt lớp Một điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức luyện nói hợp lý có chất lượng cao.
Bước 2: Chỉ đạo xây dựng thực hiện kế hoạch
Bồi dưỡng kĩ năng nói cho học sinh là một quá trình lâu dài người giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Giáo viên cần lưu ý không thể có kết quả nói tốt trong một sớm, một chiều mà cần có thời gian để giúp các em sửa chữa tiến bộ trong quá trình giao tiếp được tốt hơn. Do vậy tôi chỉ đạo cho giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện ngay khi họ xây dựng chương trình dạy học theo tuần, theo bài. Kế hoạch xây dựng hình thức tổ chức tăng cường luyện nói ngay trong tiết học Tiếng Việt và tiết học tăng tiết làm thế nào để có được các khâu đột phá sau:
Thứ nhất, tạo cho học sinh có nhu cầu hội thoại tích cực 
Để tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình huống giao tiếp giả định nhưng phải gần gũi và có sức hấp dẫn, kích thích nhu cầu nói của các em. Khi đã hoà mình vào hoàn cảnh đã nhập vai giao tiếp thì khi ấy các em sẽ thể hiện hết mình, muốn nói thực sự hết mình. Chẳng hạn trước khi vào phần luyện nói của bài 29 vần ia với chủ đề “Chia quà” giáo viên đưa ra một tình huống: Bác đại diện cha mẹ học sinh của lớp đang phát quà cho các em nhân dịp tết Trung thu, hãy tưởng tượng em đưa tay ra nhận quà nhé. Các em muốn nói gì khi nhận được quà? Không khí của lớp lúc được nhận quà thế nào?...Sau đó khéo léo tích nội dung chủ đề đang học vào giúp học sinh hứng khởi nói và có thể nói nhiều hơn.
Lưu ý khi tiến hành đặt câu hỏi cho hoạt động luyện nói nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi theo cấu trúc từ dễ đến khó phù hợp với năng lực học tập của học sinh trong lớp.
Tổ chức đàm thoại ở lớp việc làm đầu tiên là giáo viên nêu yêu cầu một cách rõ ràng cho mọi đối tượng đều hiểu được vấn đề mà người dạy đặt ra. Khi nêu câu hỏi thì phải chọn học sinh có trình độ phù hợp để trả lời, không chỉ tập trung vào những học sinh có năng khiếu mà phải tạo điều kiện cho tất cả đối tượng tham gia vào quá trình trả lời (nói).
Bắt đầu từ bài 7, tuần 2 học sinh được luyện nói theo tranh có tên chủ đề; chủ yếu kỹ năng nói và giao tiếp thực tế được xâu chuỗi và đan xen xuất hiện. Học sinh tập nói, học cách nói từ những mảng lớn đến mảng nhỏ trong tranh và liên tưởng đến thực tế các em đã từng trải qua. Chẳng hạn gợi ý để học sinh nói như sau: Ai đang bế em bé? Em bé vui hay buồn? Tại sao? Hồi nhỏ em thường được ai bế nhiều nhất? Em phải làm gì để bố mẹ vui lòng? Càng ngày học sinh lại được tập nói được bổ sung vốn từ ngữ để học tiếp các môn học khác.
Thứ hai, phải xây dựng được hoàn cảnh giao tiếp tốt 
Hoàn cảnh giao tiếp trong giờ Tiếng Việt chính là điều kiện lớp học trong giờ luyện nói. Nó gồm: không khí lớp học, tư thế của giáo viên, các hoạt động nghe của học sinh, trật tự lớp học và một số hoạt động khác có ảnh hưởng gián tiếp đến việc nói của học sinh. Bởi vì học sinh không thể nói trong hoàn cảnh lớp học ồn ào hoặc các em sẽ khó diễn đạt trước cặp mắt nghiêm khắc của giáo viên. Các em sẽ tự tin hơn, phấn khởi hơn trước sự chú ý lắng nghe của các bạn, trước ánh mắt trìu mến hoặc những lời động viên khích lệ của cô giáo.
Khi học sinh đang nói giáo viên không nên ngắt lời một cách tuỳ tiện bởi sự gián đoạn trong lời nói thường làm các em lúng túng, giáo viên chỉ nên sửa sai hoặc uốn nắn khi các em đã kết thúc phần nói của mình.
Cần tạo nên ấn tượng tốt cho các em khi giảng dạy nói chung và khi đàm thoại nói riêng, giáo viên phải thực sự gương mẫu trong việc sử dụng lời nói của mình, nói đủ ý, diễn đạt gãy gọn trong quá trình rèn luyện cho học sinh qua từng câu, từng bài. Phải hết sức cởi mở, nhã nhặn với các đối tượng trong lớp tạo không khí vui vẻ, phấn chấn giúp các em có cảm giác thoải mái thì hoạt động nói mới diễn ra một cách thuận lợi.
Thứ ba, phân chia các chủ đề thành nhiều nhóm để lựa chọn phương pháp và hình thức khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm, đối thoại, độc thoại,
Với những chủ đề gần gũi với học sinh, Chủ đề: bố mẹ, ba má; Quà quê; Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp con đã ngoan thế nào? Giáo viên gợi mở cho học sinh nói qua vốn hiểu biết thực tế của các em, lựa chọn những hình thức học tập, trò chơi v.vđể lôi cuốn tất cả học sinh cùng tham gia.
Chẳng hạn: Chủ đề nói về gia đình: “Bố mẹ - Ba má, Bà cháu”có thể cho học sinh sắm vai nhân vật thể hiện tình cảm của ông bà, bố mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc em hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ mình.
Tăng cường luyện nói cho học sinh lớp Một trong môn Tiếng Việt không chỉ ở tiết chính khóa mà giáo viên cần biết sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để tăng thời lượng luyện nói cho học sinh thông qua tiết luyện tập. Đối với trường dạy 32 tiết/tuần, lớp Một có 5 tiết luyện tôi chỉ đạo ở học kỳ 1 dành thời gian cho luyện môn Tiếng Việt nhiều hơn, ít nhất là 3 tiết/5 tiết để tăng cường luyện nói cho các em.
Ngoài việc chỉ đạo, giao công việc tăng cường luyện nói cho giáo viên chủ nhiệm, tôi yêu cầu các giáo viên bộ môn phối kết hợp với giáo viên tiểu học dạy lớp Một cùng chia sẻ gánh vác nhiệm vụ luyện nói cho các em với nội dung chủ đề đã được học; giúp học sinh được luyện nói nhiều, các em có kỹ năng nói góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 Đối với học sinh lớp Một việc ghi nhớ của các em chưa được vững chắc, dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên nên ngoài việc luyện nói trong giờ Tiếng Việt ra giáo viên cần duy trì việc uốn nắn cho các em có được kĩ năng nói thành câu, trôi chảy ở các môn khác.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng chuẩn cần đạt để kiểm tra đánh giá học sinh luyện nói theo các chủ đề xuyên suốt cả năm học qua phiếu sau: 
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Phát âm
Nói rõ ràng đủ nghe, nói liền mạch cả câu
Sử dụng nghi thức lời nói
Có thái độ lịch sự, mạnh dạn, tự nhiên khi nói.
Biết nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình và trường học.
Nói đúng lượt, nhìn vào người nghe khi nói
Đặt và trả lời câu hỏi
Biết trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.
Trả lời thành câu
Thuật việc, kể chuyện
Kể lại một đoạn hoặc cả câu chuyện có nội dung đơn giản đã được nghe thầy (cô) kể trên lớp kết hợp với tranh minh họa hoặc đọc lời gợi ý dưới tranh.
Phát biểu, thuyết trình
Biết giới thiệu một vài câu về bản thân hoặc một số đồ vật quen thuộc.
Học sinh đạt được ở mức nào đánh dấu vào nội dung đó, nếu học sinh chưa đạt theo chuẩn xây dựng cần ghi dấu tích để dễ theo dõi giúp đỡ.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng hiệu quả
Khâu kiểm tra là quan trọng và cần thiết vì chỉ chỉ đạo, định hướng thì chưa đủ, chưa biết được hiệu quả thực hiện của giáo viên ra sao để tư vấn hỗ trợ hay phát huy mà phải kiểm tra tư vấn thúc đẩy để có hiệu quả tốt nhất.
Thứ nhất dùng phiếu để kiểm tra việc giáo viên thực hiện nội dung luyện nói thông qua chất lượng đạt được. Chọn nội dung học sinh đã được hướng dẫn luyện nói vào phiếu (mỗi lớp 3 - 5 chủ đề, Ví dụ: Xiếc múa rối, ca nhạc bài 80; Giữ gìn sách vở bài 81; Chúng em đi du lịch của bài 82; ). Đến lớp cho học sinh bốc thăm và nói tự nhiên theo chủ đề vừa bốc được. Tôi chỉ yêu cầu học sinh nói 2 – 4 câu và khuyến khích các em có thể nói nhiều hơn. Nếu học sinh nói được (nói đủ to, rõ ràng, thành câu) là đạt mục đích đề ra; nếu các em ấp úng khi nói tức là giáo viên cần phải hỗ trợ tư vấn nhiều hơn. Bản thân tôi cùng phối hợp với tổ Một sinh hoạt chuyên sâu nhiều hơn về vấn đề rèn kỹ năng nói cho học sinh có hiệu quả cao.
Thứ hai, đối với những chủ đề quen thuộc, gần gũi đã học, tôi chỉ đạo tổ khối trưởng kiểm tra qua việc hỏi đáp tại chỗ. Mỗi học sinh 2 đến 4 câu tùy vào đối tượng học sinh để nêu số câu hỏi hợp lý. Chẳng hạn, chủ đề “Giữ gìn sách vở bài 81”, đặt câu hỏi gợi mở (Trong cặp của em có những gì? Em đã làm gì để giữ gìn sách vở?

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_tang_cuong_luyen_noi_cho_hoc_s.doc