Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức chỉ đạo và biện pháp thực hiện một giờ chào cờ theo hướng mới ở trường Trung học Cơ sở Lầu Thí Ngài

Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức chỉ đạo và biện pháp thực hiện một giờ chào cờ theo hướng mới ở trường Trung học Cơ sở Lầu Thí Ngài

Lâu nay, việc chào cờ trong các nhà trường THCS còn chưa được hiểu đúng, hiểu đủ mục đích, ý nghĩa của nó, vẫn cho là nằm ngoài quản lý chuyên môn. Nó được coi là hoạt động đơn thuần, thiếu nhất quán về biện pháp, cách thức tổ chức, giải pháp thực hiện . Không gian của buổi chào cờ bị khép kín . Tiết đó chỉ dừng lại ở việc thông báo , chính trị và thời sự trong khuôn khổ một trường . Nó thay cho bảng thông báo bằng lời. Sở dĩ có tình trạng như vậy là không có thước đo cụ thể nào để kiểm chứng hiệu quả của buổi chào cờ , coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng, không đưa học sinh tham gia vào các hoạt động trong giờ.

Giờ chào cờ ấy thiên về hàn lâm mà lãng quên tính mục đích, mục tiêu giáo dục. Từ việc làm ấy, học sinh không hứng thú tiếp thu nội dung, thậm chí cá biệt có những em tham gia chỉ là miễn cưỡng, bắt buộc Tất cả là cái lỗi, là lỗ hổng của cách thức tổ chức, giải pháp thực hiện , mục tiêu cần đạt của giờ chào cờ. Cách làm như vậy thiên về lối giáo dục thuyết giáo suông , không đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn trong giờ, không gắn kết hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong trường, không có thước đo hiệu quả cần đạt của một giờ.

Để khắc phục tình trạng yếu kém trong cách thức tổ chức buổi chào cờ , xua tan cái không khí “ Căng thẳng , nặng trịch, khuôn mẫu, mệnh lệnh, thông báo bằng lời, theo kiểu nội dung như trong buổi họp giao ban, hay sự nhắc lại về khuyết điểm của học sinh , ta cần định hướng và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của tiết học đầu tuần theo hướng mở, tạo ra không gian thoáng , sẵn sàng đón chào một tuần mới, tránh khô cứng và tẻ nhạt . Các trò chơi xen kẽ nội dung, các hình thức tuyên truyền bằng tiểu phẩm vui hay những bài thơ mang tính nhân văn . tất cả đã mở ra một tư thế mới, xốc lại , định hướng hành động cho một tuần làm việc mới . Các em được sắp xếp, được tham gia, được thể hiện và nói lên tiếng nói của mình trong cộng đồng người . Sự hãnh diện đã thể hiện khả năng trình bày trước đám đông . Động lực lại được thôi thúc theo hướng tích cực .

 Cần phải tổ chức những giờ chào cờ theo hướng mở để xốc lại tinh thần cho học sinh, cán bộ giáo viên sau một tuần làm việc, tiếp sức cho những suy nghĩ tích cực , huy động tối đa sự liên kết giữa các cá thể trong nhà trường cùng làm việc, cùng nhắc lại những việc tốt , cùng nhau tìm ra hướng đi mới thực hiện theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục đã đề ra.

 

doc 23 trang cuonglanz2a 10992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức chỉ đạo và biện pháp thực hiện một giờ chào cờ theo hướng mới ở trường Trung học Cơ sở Lầu Thí Ngài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC HÀ
 TRƯỜNG THCS XÃ LẦU THÍ NGÀI 
 –––––––––––––––––––––
ĐỀ TÀI
CÁCH THỨC CHỈ ĐẠO VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
MỘT GIỜ CHÀO CỜ THEO HƯỚNG MỚI
Ở TRƯỜNG THCS LẦU THÍ NGÀI
 	Họ và tên: Đỗ Văn Dinh 
	Chức vụ: Hiệu trưởng 
	Đơn vị công tác: Trường THCS xã Lầu Thí Ngài
 Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai 
 B¾c Hµ, Ngày 25 th¸ng 04 n¨m 2014
CÁCH THỨC CHỈ ĐẠO VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN MỘT GIỜ CHÀO CỜ THEO HƯỚNG MỚI Ở TRƯỜNG THCS LẦU THÍ NGÀI
I.Tóm tắt:
Lâu nay, việc chào cờ trong các nhà trường THCS còn chưa được hiểu đúng, hiểu đủ mục đích, ý nghĩa của nó, vẫn cho là nằm ngoài quản lý chuyên môn. Nó được coi là hoạt động đơn thuần, thiếu nhất quán về biện pháp, cách thức tổ chức, giải pháp thực hiện . Không gian của buổi chào cờ bị khép kín . Tiết đó chỉ dừng lại ở việc thông báo , chính trị và thời sự trong khuôn khổ một trường . Nó thay cho bảng thông báo bằng lời. Sở dĩ có tình trạng như vậy là không có thước đo cụ thể nào để kiểm chứng hiệu quả của buổi chào cờ , coi nhẹ việc rèn luyện kỹ năng, không đưa học sinh tham gia vào các hoạt động trong giờ. 
Giờ chào cờ ấy thiên về hàn lâm mà lãng quên tính mục đích, mục tiêu giáo dục. Từ việc làm ấy, học sinh không hứng thú tiếp thu nội dung, thậm chí cá biệt có những em tham gia chỉ là miễn cưỡng, bắt buộc Tất cả là cái lỗi, là lỗ hổng của cách thức tổ chức, giải pháp thực hiện , mục tiêu cần đạt của giờ chào cờ. Cách làm như vậy thiên về lối giáo dục thuyết giáo suông , không đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn trong giờ, không gắn kết hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong trường, không có thước đo hiệu quả cần đạt của một giờ. 
Để khắc phục tình trạng yếu kém trong cách thức tổ chức buổi chào cờ , xua tan cái không khí “ Căng thẳng , nặng trịch, khuôn mẫu, mệnh lệnh, thông báo bằng lời, theo kiểu nội dung như trong buổi họp giao ban, hay sự nhắc lại về khuyết điểm của học sinh , ta cần định hướng và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả của tiết học đầu tuần theo hướng mở, tạo ra không gian thoáng , sẵn sàng đón chào một tuần mới, tránh khô cứng và tẻ nhạt .. Các trò chơi xen kẽ nội dung, các hình thức tuyên truyền bằng tiểu phẩm vui hay những bài thơ mang tính nhân văn .. tất cả đã mở ra một tư thế mới, xốc lại , định hướng hành động cho một tuần làm việc mới . Các em được sắp xếp, được tham gia, được thể hiện và nói lên tiếng nói của mình trong cộng đồng người . Sự hãnh diện đã thể hiện khả năng trình bày trước đám đông . Động lực lại được thôi thúc theo hướng tích cực . 
 Cần phải tổ chức những giờ chào cờ theo hướng mở để xốc lại tinh thần cho học sinh, cán bộ giáo viên sau một tuần làm việc, tiếp sức cho những suy nghĩ tích cực , huy động tối đa sự liên kết giữa các cá thể trong nhà trường cùng làm việc, cùng nhắc lại những việc tốt , cùng nhau tìm ra hướng đi mới thực hiện theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục đã đề ra.
II. Giới thiệu:
Đã có nhiều nhà khoa học quan tâm đến chào cờ và hoạt động chào cờ ở nhà trường phổ thông. Điều đó đã đúc kết thành những luận điểm, luận cứ ở trên các tạp chí và trang báo. Những giải pháp đó chỉ dừng lại lý thuyết mang tính hàn lâm, rất chung chung, chưa cụ thể và áp dụng vào thực tế hiệu quả còn thấp.
Gỉai pháp chúng tôi đã và đang được áp dụng tại trường THCS Lầu Thí Ngài có hiệu quả, nó phá đi sự khép kín, rập khuôn buổi chào cờ, góp phần giáo dục đạo đức học sinh và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Chúng tôi đã đưa ra những giải pháp làm thay đổi cách thức tổ chức chào cờ . Trước hết là phần lập kế hoạch, thống nhất cách thức tổ chức , đánh giá giờ chào cờ. Đã đưa ra những điểm nút tháo gỡ ngay từ bước đầu đó là : Hiệu trưởng cần có sổ tay nhận xét, đánh giá chào cờ , cần tạo tâm thế trong buổi lễ chào cờ bằng phần lễ là hát quốc ca. Từ trước, rất nhiều nhà trường khi làm lễ chỉ có nhạc mà không có lời hát. Có những nhà trường chỉ sử dụng băng đĩa có cả lời và nhạc, như vậy dẫn đến hệ quả là học sinh không nhập tâm, không hiểu được ý nghĩa của lời hát, điều đó đồng nghĩa với sự không tạo được tâm và thế trong chào cờ, không có xúc cảm trong buổi lễ.
Chúng tôi thấy : Giờ chào cờ cần phải có sự kết nối đó là:Kết nối cộng đồng , kết nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Kết nối giữa lý thuyết và thực hành , giữa nội dung và hình thức:Kết nối giữa các phong trào thi đua và các giải pháp thực hiện .Kết nối giữa các tổ khối, đoàn thể với nhau.
Ta không thể xem nhẹ tổ chức này, đoàn thể kia vì nó đều tham gia xây dựng nên thành công buổi chào cờ. Để hài hòa, cân đối , hiệu trưởng cần có cách nhìn thông suốt, hình dung ra được buổi chào cờ đó ai lên trước, ai phát biểu sau điểm nhấn chính trong tuần thuộc vấn đề nào, thuộc tổ hay đoàn thể. Có thế mới trong tâm, hướng mọi hoạt động vào quĩ đạo .
 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng là :Bước đầu chuyển hóa các hoạt động chào cờ cũ sang hướng chào cờ mới , cụ thể làm thay đổi hành vi của học sinh, nhận thức của học sinh trong giờ chào cờ.
Bản chất của giải pháp là huy động tối đa sự liên kết giữa các cá thể trong nhà trường cùng làm việc đặc biệt là huy động mọi khả năng vốn có của học sinh để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục đã đề ra, tạo ra môi trường chào cờ vừa thoáng vừa vui và đem đến hiệu quả làm việc đón chào một tuần mới, việc mới.
III. Phương pháp:
Khách thể nghiên cứu : Thực hiện nghiên cứu với đối tượng giáo viên và học sinh. Cả hai đối tượng đều làm bài kiểm tra trước và sau tác động để từ đó qui chiếu, nhận xét và kết luận . 
 IV. Tổ chức thực hiện. Thu thập và phân tích dữ liệu .
1 .Tổ chức thực hiện :
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đối với giáo viên:
-Thiết kế tổ chức giờ chào cờ không sử dụng theo phương pháp mới 
-Thiết kế , tổ chức giờ chào cờ có sử dụng giáo án và chuẩn bị mọi hoạt động theo hướng mới .
Thực hiện nghiên cứu trên đối tượng HS:
 - Chọn hai nhóm có độ tuổi tương đương: Nhóm lớp 6 và lớp 7, nhóm lớp 8 và lớp 9.
Công cụ đo và qui trình nghiên cứu :
Đo lường :
 	Muốn đo được hiệu quả trước hết phải có bảng tính, qui chiếu, thước đo . Bảng qui chiếu với các thông số khác nhau , với các tiêu chí khác nhau. Việc qui chiếu chất lượng giờ chào cờ thường tổ chức vào buổi họp giao ban . Với những trường chuẩn , cần xác định cho trường một bảng qui chiếu trong đó chứa đựng những dữ liệu thông số , coi đó là thước đo đánh giá chất lượng. Bảng qui chiếu với nhiều tiêu chí nhưng tất cả đều phải xác định trong đó về: Khâu chuẩn bị, nội dung,thời lượng, cách thức tổ chức , ý thức đội viên, hiệu quả thực hiện sau một tuần lễ. .. Tính hiệu quả cần ưu tiên nhân hệ số . Đó là cái thước để đo công việc , để điều chỉnh và bổ sung thêm ( nếu xét thấy cần thiết). 
Từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần triển khai trước hội đồng giáo dục về mục đích, ý nghĩa của việc đổi mới giờ chào cờ theo hướng mở bằng cách giới thiệu về cách thức tổ chức, những hoạt động hỗ trợ cho giờ chào cờ, sự chuẩn bị cần và đủ cho giờ chào cờ .
Thực hiện nghiên cứu đối với giáo viên:
-Yêu cầu bắt buộc việc kiểm soát chuẩn bị giáo án và tổ chức hoạt động của giáo viên( đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp) đó là:
-Nhóm thiết kế tổ chức giờ chào cờ không sử dụng theo phương pháp mới ( không chuẩn bị giáo án, không tổ chức trò chơi, chỉ tuyên truyền và nhận xét tuần , truyền đạt kế hoạch tuần của thầy Hiệu trưởng ), giờ chào cờ theo phương pháp truyền thống .
-Nhóm Thiết kế , tổ chức giờ chào cờ có sử dụng giáo án và chuẩn bị mọi hoạt động theo hướng mới .
*Tiến hành thực nghiệm :
-Thời gian tiến hành theo hai tuần liền kề ( căn cứ vào kế hoạch và sự chuẩn bị của 02 lớp trực tuần theo sự phân công ) để đảm bảo tính khách quan. 
Thực hiện nghiên cứu đối với học sinh:
Thu thập và phân tích dữ liệu : Khảo sát trước và sau tác động:
Khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập thông tin về nhận thức và hành vi của học sinh trong các giờ chào cờ khi chưa tổ chức theo hướng mới .
Thời gian khảo sát: Tuần 11(Học kỳ I)
Sau đó : Tiếp tục khảo sát sau tác động: Thu thập thông tin về nhận thức và hành vi của học sinh khi tổ chức chào cờ theo hướng mới ( có sự chuẩn bị kỹ của giáo viên và sự tham gia của học sinh, sự kiểm soát kiểm tra của hiệu trưởng)
	Thời gian khảo sát: Tuần 30 (học kỳ II)
Với nhóm tác động ( thực hiện nghiên cứu đối với học sinh ):
-Nhằm thu thập thông tin của học sinh trước và sau tác động . Thước đo là những nhận thức và hành vi, nhận xét của học sinh tự đánh giá về mình . Giáo viên thu thập thông tin bằng phiếu thăm dò và tìm cách cải thiện cho những buổi chào cờ sau.
-Tổ chức cho học sinh ghi chép (nhật ký) những hoạt động của lớp, của cá nhân trong giờ chào cờ (theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viêm trực tuần, lớp trực tuần hoặc các đoàn thể trong trường: Tổ chức đội, chữ thập đỏ, Học sinh tự rút ra nhận xét sau ghi chép đó ( Phần này có thể tổ chức theo nhóm học sinh và cử ra thư ký ghi nhận xét và tổng hợp ý kiến của học sinh).
-Từ những kết quả đó, hội đồng giáo dục nhà trường sẽ tìm ra giải pháo điều chỉnh hoạt động , cách thức tổ chức, những yêu cầu trước, trong và sau buổi chào cờ . 
2. Thu thập và phân tích dữ liệu:
2.1 Khảo sát trước và sau tác động đối với giáo viên:
(Các phiếu khảo sát, đánh giá (do giáo viên trong hội đồng đánh giá và tổng hợp lại)
Hội đồng giáo dục cần lập ra bảng thời gian thực nghiệm:
*Thời gian thực nghiệm:(bảng 1)
Tuần
Thứ, ngày
Nội dung buổi chào cờ
Nội dung khác
11
Thứ hai, ngày 28/10/2013
-Là tuần nước rút hội giảng cấp tổ .
-Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2013
-Hoàn thiện các tiêu chí thi đua, chào mừng. (Đặc biệt là ra tờ báo tường, sửa sang lại thư viện ngoài trời)
-Chuẩn bị nội dung hội thỏa chuyên đề: Bán trú
-Phát huy vai trò trong việc tổ chức và điều hành giờ chào cờ đầu tuần theo hướng dẫn công văn số 447/PGD&ĐT-CM, ngày 21 tháng 10 năm 2013 V/v: Hướng dẫn tổ chức giờ chào cờ đầu tuần
-Nghiệm thu tiêu chí 2( trang trí lớp ), lắp chảo ti vi cho học sinh
-Tiếp tục triển khai đề án xây dựng nông thôn mới.
30
Thứ hai, ngày 17/03/2014
-Tiếp tục nâng cao chất lượng ôn tập học sinh giỏi, chuẩn bị nội dung thi TTCMG cấp Huyện .
-Gấp rút các tiêu chí thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh( 26/3/1931-26/03/2014)
-Tiếp tục thảo luận và giảng dạy theo NCBH cấp trường. 
-Đi nghe trực tuyến tại UBND Huyện Bắc Hà về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo 
-Đưa học sinh hưởng chế độ học sinh nghèo về trường THCS Bản Phố 
-Tổ chức : Dựng hoạt cảnh cho các bài hát về truyền thống đoàn.
2.2 . Đánh giá về hành vi thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trực tuần: (Bảng 2)
a) Khảo sát trước tác động:
Tuần: 11 (từ 28/10 đến ngày 02/11/2013) 
 Tên lớp trực tuần: lớp 7 Tên giáo viên chủ nhiệm : Hoàng Thị Thu Thiêng 
(Các phiếu khảo sát, đánh giá do tập thể giáo viên tự đánh giá ở hai thời điểm khác nhau).
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Nội dung cần đạt
Thang điểm (10)
Điều chỉnh, bổ sung
Thang điểm từng phần (TC1,2,3)
Tổng cộng từng phần các tiêu chí
(TC1;2;3)
0
0,25
0,5
1. 
Phần chuẩn bị 
-Giáo án đã được kiểm duyệt 
-Tăng âm, loa đài 
-Ghế ngồi của GV, học sinh.
-Đồng phục của GV
0,25
0,25
0,5
 0,5
1,5
2.
Phần lễ 
-Điều hành lưu loát 
-Trang phục gọn, đẹp 
-Lời hát dõng dạc, rõ ràng 
-Nhịp trống đúng theo thể thức 
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
3
Phần nội dung 
-Nhận xét, đánh giá của lớp trực tuần 
-Bản kế hoạch rõ ràng , chắt lọc 
-Lời động viên 
-Không khí buổi lễ 
0
0,25
0,25
0,25
1,5 
4
Phần hội 
- Số tiết mục, dọng tuyên truyền có tính thuyết phục 
-Có phần liên hệ với bản kế hoạch, phong trào thi đua đề ra 
Thang điểm từng phần(TC4) 
Cộng (TC 4)
0,25
0,5
1
0,5
0,5
1.0
5
Thực hiện kế hoạch /tuần của lớp 
Thang điểm mức độ thực hiện kế hoạch/ tuần(TC5) 
Cộng
(TC 5)
0,25
0,5
1.0
1,5
2,0
1,0
1,0
Tổng cộng điểm số (1+2+3+4+5)
6,0 điểm 
b) Khảo sát sau tác động:( đối với giáo viên và lớp trực tuần):
Tuần: 30 ( từ 17/3 đến 22/3/2014): 
Tên lớp trực tuần: Lớp 9 Tên giáo viên chủ nhiệm : Nguyễn Trí Cường 
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Nội dung cần đạt
Thang điểm (10)
Điều chỉnh, bổ sung
Thang điểm từng phần (TC1,2,3)
Tổng cộng từng phần các tiêu chí
(TC1;2;3)
0
0,25
0,5
1. 
Phần chuẩn bị 
-Giáo án đã được kiểm duyệt 
-Tăng âm, loa đài 
-Ghế ngồi của GV, học sinh.
-Đồng phục của GV
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
2.
Phần lễ 
-Điều hành lưu loát 
-Trang phục gọn, đẹp 
-Lời hát dõng dạc, rõ ràng 
-Nhịp trống đúng theo thể thức 
0,25
0,5
0,5
0,5
1,5
3
Phần nội dung 
-Nhận xét, đánh giá của lớp trực tuần 
-Bản kế hoạch rõ ràng , chắt lọc 
-Lời động viên 
-Không khí buổi lễ 
0,25
0,5
0,5
0,5
1,75 
4
Phần hội 
- Số tiết mục, giọng tuyên truyền có tính thuyết phục 
-Có phần liên hệ với bản kế hoạch, phong trào thi đua đề ra 
Thang điểm từng phần(TC4) 
Cộng (TC 4)
0,25
0,5
1,0
1.0
1,0
2.0
5
Thực hiện kế hoạch /tuần của lớp 
Thang điểm mức độ thực hiện kế hoạch/ tuần(TC5) 
Cộng
(TC 5)
0,25
0,5
1.0
1,5
2,0
1,5
1,5
Tổng cộng điểm số (1+2+3+4+5): 8,75 điểm 
2.3 . Nhận xét :
-Qua tổng hợp thang điểm của hai thời điểm ( trước và sau tác động) ta thấy:
Điểm đánh giá theo tiêu chí, nội dung cần đạt của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng ( nhóm tác động) là:
-Các tiêu chí 3( phần nội dung), tiêu chí 4( phần hội), tiêu chí 5( thực hiện kế hoạch/ tuần) của trước tác động thấp hơn so với sau tác động . Cụ thể là:
-Trong tiêu chí 3( phần nội dung về minh chứng không khí buổi lễ) của nhóm sau tác động cao hơn hẳn so với nhóm trước tác động. 
Tổng số điểm sau tác động cao hơn số điểm của trước tác động là: 8,75-6,0= 2,75 điểm.
3. Khảo sát trước và sau tác động ( đối với học sinh):
3.1 Khảo sát trước tác động:
Đơn vị khảo sát: Chọn 02 khối lớp gần nhau về tuổi tác (khối 6,7): 69 học sinh; (khối 8,9): 51 học sinh. 
Hình thức tổ chức: Phát phiếu thăm dò, học sinh trả lời theo các tiêu chí trong phiếu.
Trong giờ chào cờ đầu tuần 
Khối 6,7
Khối 8,9
Trước tác động
Trước tác động
1
Tôi thường lơ mơ nghe
Hoặc ngủ gật 
27 học sinh=40,5%
23 học sinh=45,08%
2
Tôi đếm thời gian đến khi kết thúc giờ học 
13 học sinh=19,5%
15 học sinh=29,4%
3
Tôi chú ý lắng nghe
17 học sinh=25,5%
10 học sinh=19,96%
4
Tôi thích tham gia, hợp tác trong giờ chào cờ 
6 học sinh =9%
5 học sinh=9,8%
5
Tôi mong hết tuần để được chào cờ 
6 học sinh=9%
4 học sinh=7,84%
6
Tôi muốn hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao
3 học sinh=4,5%
5 học sinh=9,8%
3.2 Khảo sát sau tác động:
Sự tác động của giờ chào cờ theo hướng mở là sử dụng quĩ thời gian để tạo không khí cởi mở, trân thành bằng những bài hát, bằng những trò chơi, bằng phát động phong trào thi đua gây hứng thú cho học sinh. Trước tác động là những buổi chào cờ theo hướng cũ, nghĩa là chỉ tuân thủ theo cái khung nhận xét và kế hoạch, chuẩn bị quá sơ sài .
Thước đo qui chiếu: 
Chúng tôi lựa chọn 02 khối lớp gần nhau về trình độ, tuổi tác .( khối 6,7) và (khối 8,9)
Khảo sát sau tác động đối với học sinh 
(Các phiếu khảo sát, đánh giá (do học sinh các khối tương đương tự đánh giá ở hai thời điểm khác nhau)
Trong giờ chào cờ đầu tuần 
Khối 6,7
Khối 8,9
Sau tác động
Sau tác động
1
2
Tôi thường lơ mơ nghe
Hoặc ngủ gật 
Tôi đếm thời gian đến khi kết thúc giờ học 
 7 học sinh =10,5%
0 học sinh=0%
8 học sinh=15,68%
5 học sinh=9,8 %
3
Tôi chú ý lắng nghe
50 học sinh=75%
33 học sinh=64,68%
4
Tôi thích tham gia, hợp tác trong giờ chào cờ 
 17 học sinh=25,5%
13 học sinh=25,48%
5
Tôi mong hết tuần để được chào cờ 
7 học sinh=10,5%
6 học sinh=11,8%
6
Tôi muốn hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao
27 học sinh =40%
30 học sinh=58,8%
 V. Bàn luận kết quả:
1. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước và sau tác động đối với học sinh 
(Các phiếu khảo sát, đánh giá (do học sinh các khối tương đương tự đánh giá ở hai thời điểm khác nhau). 
Trong giờ chào cờ đầu tuần 
Khối 6,7
Khối 8,9
Trước tácđộng
Sau tác động
Trước tácđộng
Sau tác động
1
Tôi thường lơ mơ nghe
Hoặc ngủ gật 
27 học sinh=40,5%
 7 học sinh =10,5%
23 học sinh=45,08%
8 học sinh=15,68%
2
Tôi đếm thời gian đến khi kết thúc giờ học 
13 học
sinh=19,5%
0 học sinh=0%
15 học sinh=29,4%
5 học sinh=9,8 %
3
Tôi chú ý lắng nghe
17 học sinh=25,5%
50 học sinh=75%
10 học sinh=19,96%
33 học sinh=64,68%
4
Tôi thích tham gia, hợp tác trong giờ chào cờ 
6 học sinh =9%
 17 học sinh=25,5%
5 học sinh=9,8%
13 học sinh=25,48%
5
Tôi mong hết tuần để được chào cờ 
6 học sinh=9%
7 học sinh=10,5%
4 học sinh=7,84%
6 học sinh=11,8%
6
Tôi muốn hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao
3 học sinh=4,5%
27 học sinh =40%
5 học sinh=9,8%
30 học sinh=58,8%
	2. Nhận xét:
	Thông qua bảng khảo sát trên qua hai thời điểm khác nhau ta rút ra nhận xét:
-Nhận xét 1: Trước khi tác động thì học sinh không hứng thú gì với buổi chào cờ, dẫn đến hệ quả lơ mơ nghe, đếm thời gian và mong sao giờ chào cờ qua nhanh. Giờ chào cờ đã có sự ức chế đối với học sinh bắt học sinh phải ngồi, phải nghe , phải công nhận những lời nhận xét và quyết định , hay việc thực hiện kế hoạch/ tuần sau. 
-Nhận xét 2: Kết quả sau tác động có phần cải thiện cá tính tự giác hoạt động của học sinh thông qua các chỉ số : Chú ý lắng nghe, tham gia hợp tác, hòa nhập cùng bạn bè để hoàn thành những nhiệm vụ được giao của lớp, của trường trong các phong trào thi đua. 
Các tiêu chí 4,5,6 (sau tác động ) tỷ lệ % tăng khá rõ rệt, góp phần tham gia cải thiện tích cực trong buổi chào cờ. 
Thu thâp thông qua nội dung ghi nhật ký của học sinh ( thông qua tổng hợp chắt lọc của các nhóm):
-Tổ chức cho học sinh ghi chép (nhật ký) những hoạt động của lớp, của cá nhân trong giờ chào cờ (theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên trực tuần, lớp trực tuần hoặc các đoàn thể trong trường: Tổ chức đội, chữ thập đỏ, Học sinh tự rút ra nhận xét sau ghi chép đó 
3. Kết quả của nội dung thu thập các nhóm tổng hợp thông qua những trang nhật ký:
Nhóm học sinh 1: Học sinh đón chào một tuần mới bằng tâm lý phấn khởi , hồ hởi. Phá tan cái không khí “ Căng thẳng , nặng trịch, khuôn mẫu, mệnh lệnh. Không nhắc lại về khuyết điểm của học sinh trong tiết sinh hoạt lớp ”, tính sợ xệt của những học sinh mắc khuyết điểm . 
Nhóm học sinh 2: Giờ chào cờ theo hướng mở đã xốc lại tinh thần cho học sinh,, tiếp sức cho những suy nghĩ tích cực , huy động tối đa sự liên kết giữa các cá thể trong nhà trường cùng làm việc, số lần nhắc lại việc tốt đáng biểu dương được nhắc lại nhiều lần . 
Nhóm học sinh 3: : Em thích giờ chào cờ vì chúng em được hoạt động, được vui chơi và ca hát. Giờ chào cờ đã phát huy quyền hạn và trách nhiệm của học sinh trong nhà trường phổ thông, thực hiện tốt nguyên lý “Chống xử phạt hà khắc “ đối với học sinh, hướng toàn trường về mục tiêu, chủ đề, chủ điểm cùng tham gia.
Nhóm học sinh 4: Giờ chào cờ là “ Cầu nối” giữa nhà trường và tổ chức liên đội . 
Nhóm học sinh 5:: Giờ chào cờ là biểu trưng của tình đoàn kết, biểu trưng của sức mạnh, nhắc lại hình ảnh tổ quốc- Nhân dân- đồng bào 
Nhóm học sinh 6: Em thấy hình ảnh tổ quốc trong giờ chào cờ. 
Nhóm học sinh 7: Em nhớ mãi giờ chào cờ, cho dù sau này đi xa. 
Nhóm học sinh 8: Em thích nhất trong giờ chào cờ có nội dung trình bày ý tưởng thiết kế LOGO về nhà trường.
Nhóm học sinh 9: Em thích nhất về tìm hiểu dư địa chí địa phương. Em đã trình bày bài ca dao địa phương , sự chuyển hóa về chất mới sưu tầm vào chương tình giờ chào cờ trước các bạn và thầy cô . 
Nhóm học sinh 10: Em thích nhất về trình bày của các anh chị lớp 9 về hình ảnh huy hiệu măng non. 
Thông qua sự bày tỏ tình cảm ở trang nhật ký do các nhóm tổng hợp, ta nhận thấy:
Các em thích hoạt động và tác động trong giờ chào cờ theo hướng mở.
Không khí chung của buổi chào cờ không còn gò bó, khiên cưỡng như trước, giwof chào cờ đã phá đi sự mặc cảm khiên cưỡng và định vị của lối cũ. 
Sự chuyển hóa về chất từ buổi chào cờ khô cứng bắt buộc, sẵn có đã thành quá trình tự giác của học sinh
VI. Kết luận và khuyến nghị:
Kết luận:
Nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu tron

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cach_thuc_chi_dao_va_bien_phap_thuc_hi.doc