Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học Phổ thông số 1 thành phố Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học Phổ thông số 1 thành phố Lào Cai

. Khái niệm về quản lý trường học

Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh). Do đó, có thể hiểu quản lý trường học là những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường. Tiêu biểu là thúc đẩy quá trình đào tạo thể hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mong muốn.

Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêng của nó. Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục. Trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách người học sinh được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện và phát triển theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.

Vì thế, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

1.2. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT

Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp cho học sinh lĩnh hội được tri thức của xã hội loài người.

Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách

có hệ thống, cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và trong đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu nước. Vì vậy có thể nói, hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

 

doc 33 trang cuonglanz2a 8794
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học Phổ thông số 1 thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một xu thế phát triển khách quan. Điều đó đặt sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước ta nói chung, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của chúng ta nói riêng trước những thời cơ và thách thức không nhỏ.
	Đảng, Nhà nước ta đã xác định: GD - ĐT là quốc sách hàng đầu. Điều 27, Luật Giáo dục 2005 quy định mục tiêu giáo dục phổ thông như sau: 
 “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống năng động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 
Đại hội XI của Đảng (2011) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”, “Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính” . 
Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai thành lập từ năm 1961. Trường có bề dày truyền thống hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành. Đến năm 2011 trường được tặng phần thưởng cao quý – Huân chương Độc lập hạng 3. Trường vinh dự được chọn xây dựng đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đề án trường THPT trọng điểm chất lượng cao của Tỉnh. Nhà trường đã bồi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo nguồn nhân tài cho địa phương, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã có những đổi mới đáng kể về công tác quản lý dạy học. 
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhà trường cũng có những bất cập trong quản lý giáo dục đào tạo như:
- Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận đội ngũ giáo
viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện học sinh trường THPT trọng điểm chất lượng cao của tỉnh.
- Cơ sở vật chất xuống cấp và trong tình trạng chắp vá, sửa chữa, sử dụng tạm thời; các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế, chưa thực sự phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
- Tình trạng học lệch, học thực dụng của học sinh khiến sự đầu tư theo lối thực dụng của cha mẹ học sinh còn quá sâu sắc.
V× vËy, viÖc t×m ra “Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai” lµ mét viÖc lµm hÕt sức cÇn thiÕt vµ quan träng. Xuất phát từ thực tiễn đó cho nên tôi đã tìm tòi, thử nghiệm trong thực tiễn và rút ra được một số biện pháp tăng cường qu¶n lý hoạt động dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới và mục tiêu giáo dục – đào tạo mà tỉnh, ngành đặt ra đối với nhà trường.
	2. Mục đích sáng kiến
Đề ra một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo của tỉnh Lào Cai.
3. Cái mới của sáng kiến
 3.1. Phát hiện thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT số 1 thành phố Lào Cai.
 3.2. Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT số 1 thành phố Lào Cai.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
1.1. Khái niệm về quản lý trường học
Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh). Do đó, có thể hiểu quản lý trường học là những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường. Tiêu biểu là thúc đẩy quá trình đào tạo thể hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mong muốn.
Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêng của nó. Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội khác, được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục. Trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách người học sinh được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện và phát triển theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.
Vì thế, muốn thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
1.2. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp cho học sinh lĩnh hội được tri thức của xã hội loài người.
Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách
có hệ thống, cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và trong đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu nước... Vì vậy có thể nói, hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hoạt động dạy và học ở trên lớp, tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sau đây :
+ Thầy dạy và trò học nghiêm túc, đầy đủ theo chương trình và kế hoạch đào tạo ở tất cả các lớp, không được coi nhẹ và bỏ bớt môn nào, ở bất cứ lớp nào, chú trọng cả việc dạy lý thuyết lẫn thực hành, đào tạo được thế hệ học sinh phát triển toàn diện.
+ Xây dựng nền nếp giảng dạy, nâng cao chất lượng ở tất cả các khâu của quá trình giảng dạy của giáo viên.
+ Xây dựng được phương pháp học tập cho học sinh; xây dựng động cơ, tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, có nền nếp và kỷ luật học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, nguồn kinh phí... đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy quản lý hoạt động dạy và học không những chỉ quản lý hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trò mà còn phải quản lý những điều kiện vật chất-kỹ thuật, điều kiện về kinh phí để phục vụ cho quá trình dạy và học ở trong nhà trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG THPT SỐ 1 THÀNH PHỐ LÀO CAI
2.1. Đặc điểm tình hình chung
2.1.1.Đặc điểm tình hình địa phương
Thành phố Lào Cai, Thành phố miền biên giới của Tổ quốc. Lịch sử đã ghi nhận Lào Cai là mảnh đất biên cương anh dũng trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng Tổ quốc. Người dân Lào Cai vốn cần cù chịu thương chịu khó biết phát huy lịch sử và truyền thống văn hoá.
Ngày nay nền kinh tế xã hội Lào Cai đã và đang phát triển, kết cấu hạ tầng được tăng cường. Cơ cấu kinh tế có mhững bước chuyển dịch theo hướng khai thác được các lợi thế. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo của thành phố tiếp tục phát triển, giữ vững lá cờ đầu của tỉnh. Nhận thức của nhân dân về Giáo dục & Đào tạo được nâng lên, công tác xã hội hoá giáo dục được tăng cường và ngày càng có hiệu quả.
Với khí thế cách mạng của quê hương, truyền thống đoàn kết, ‎ý trí tự cường, Đảng bộ và nhân dân thành phố Lào Cai quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng đại hội đại biểu lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra. Xây dựng thành phố Lào Cai giàu - đẹp - văn minh xứng đáng là trung tâm kinh tế- chính trị - văn hoá xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
2.1.2. Đặc điểm tình hình của nhà trường.
Trường PTTH số 1 thành phố Lào Cai được thành lập năm 1961 trải qua 53 năm phát triển và trưởng thành cùng với sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh Lao Cai, nhà trường đã khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện luôn giữ vững và phát triển. Những năm gần đây, tỉ lệ học sinh chuyển lớp luôn đạt từ 98 - 99%, tỉ lệ học sinh 12 đỗ tốt nghiệp luôn duy trì từ 98 - 100%, tỉ lệ thi đỗ vào các trường
đại học và cao đẳng hàng năm từ 72 - 90 %. 
Trường THP số 1 thành phố Lào Cai năm học 2013 - 2014, có 30 lớp học với 1050 học sinh. Hiệu trưởng nhà trường đã chú trọng công tác giáo dục đạo đức học sinh. 
Hiện nay, nhà trường đang quyết tâm xây dựng trường trở thành đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và trường THPT trọng điểm chất lượng cao của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
2.2. Thực trạng QL hoạt động dạy học ở trường THPT số 1 thành phố Lào Cai
2.2.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.
* Thực trạng về hoạt động giảng dạy của giáo viên: 
Phần lớn giáo viên được phân công giảng dạy theo lớp từ lớp 10 đến lớp 12. Cá biệt có trường hợp phải điều chỉnh (dạy vài năm ở một khối lớp hoặc không theo lớp lên), do không đáp ứng được yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc do tình hình sức khoẻ, đi học.
	Việc phân công giảng dạy của Hiệu trưởng căn cứ vào sự đề xuất, tham mưu của tổ trưởng chuyên môn, có khi tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm và những kiến nghị của cha mẹ học sinh. Việc sử dụng cán bộ giáo viên theo năng lực, trình độ đào tạo được kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyện vọng cá nhân vừa phát huy năng lực chuyên môn, vừa tạo điều kiện để giáo viên yên tâm, hết lòng phục vụ nhà trường, cống hiến cả TÀI và TÂM cho học trò. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị bất cập: một số giáo viên trẻ được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, giảng dạy lớp chất lượng cao, bồi dưỡng đội tuyển chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí gây khó khăn nhất định cho công tác quản lý chuyên môn của nhà trường. Có giáo viên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hạn chế, chưa đảm bảo được việc giảng dạy ở lớp chất lượng cao hoặc khối 12.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, giáo viên đạt chuẩn được coi trọng. Lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt tham quan, học hỏi kinh
nghiệm các trường tiên tiến trong nước, đào tạo thạc sĩ.
	Hiện nay ở trường còn một bộ phận giáo viên tuổi cao, chậm cải tiến phương pháp giảng dạy, ít áp dụng CNTT 
	Những giáo viên trẻ mới về trường được đào tạo bài bản, cập nhật kiến thức mới, song kinh nghiệm cuộc sống và giảng dạy còn non nớt. Có giáo viên viết chuyên đề thì tốt, nhưng lên lớp giảng dạy thì phạm phải không ít lỗi nghề nghiệp, hiệu quả bài giảng chưa cao; còn một số giáo viên có sức ỳ lớn, ỷ lại, chưa có tinh thần quyết tâm cao trong tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp. 
	Thực tế cho thấy: Trình độ, năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Quản lý việc lập kế hoạch và thực hiện công tác giảng dạy 
Chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, quy định lượng thời gian dạy học từng môn. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên.
Hiệu trưởng đã tổ chức quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy bộ môn của giáo viên. Việc nộp và thông qua kế hoạch, ký duyệt và điều hành việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá kết quả, hoàn thành kế hoạch giảng dạy trong năm học. Thư ký hội đồng dưới sự lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo nhà trường lập thời khóa biểu từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra sát sao việc thực hiện của giáo viên.
Để quản lý tốt việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên, nhất là đối với giáo viên dạy các lớp chất lượng cao, lãnh đạo nhà trường đã kết hợp nhiều biện pháp và xử lý triệt để hơn những trường hợp vi phạm.
- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên
Lãnh đạo nhà trường đã có nhiều biện pháp để quản lý hoạt động giảng dạy, quản lý việc soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
Các cán bộ quản lý đã rất coi trọng những quy định cụ thể về việc
soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên; quy định rõ việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng giảng dạy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết bị nghe nhìn, bản đồ, biểu đồ, dụng cụ thí nghiệm... Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quán triệt các giáo viên lên lớp phải chuẩn bị chu đáo, nhất là phải soạn bài công phu, nghiêm túc, khoa học, chống “dạy chay”. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn soạn, giảng chuyên đề và hướng dẫn những giáo viên mới ra trường cách soạn bài, chuẩn bị đồ dùng giảng dạy; phân công những giáo viên có kinh nghiệm và trách nhiệm cao kèm cặp, góp ý cho những giáo viên trẻ để họ lên lớp tự tin, vững vàng.
Giáo án phải là bản thiết kế bài giảng, trong đó thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò. Nội dung giảng dạy được giáo viên phân bổ thời gian cho từng phần và có phương pháp giảng dạy thích hợp với các phương tiện, đồ dùng thích ứng cho từng tiết dạy ở mỗi môn học, làm cho bài giảng sinh động, học sinh hào hứng tiếp thu, phối hợp làm việc nhịp nhàng dưới sự hướng dẫn của thầy. 
Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo thống nhất thông qua quy định về chuyên môn; đồng thời đôn đốc, nhắc nhở các tổ trưởng, nhóm trưởng kiểm tra tổ viên hoặc lãnh đạo nhà trường kiểm tra đột xuất ngoài sự kiểm tra của các tổ nhóm. Bên cạnh đó, mỗi học kỳ còn tổ chức từng đợt kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giáo án của giáo viên. Những biện pháp này đã có tác dụng tốt, làm cho giáo viên luôn luôn có ý thức chăm lo soạn giáo án mới, bổ sung giáo án cũ sao cho năm sau tốt hơn năm trước, các đồ dùng dạy học ngày càng được cải tiến và đa dạng. 
Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng giáo viên chuẩn bị bài giảng chưa tốt, không chịu nghiên cứu, bổ sung bài giảng, đổi mới phương pháp còn hạn chế. Tình trạng này làm hạn chế chất lượng bài giảng. Việc triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thảo luận soạn giảng những bài hay, bài khó ở tổ nhóm chuyên môn chưa có tính đồng bộ. Mỗi kỳ, các tổ nhóm chuyên môn được kiểm tra hồ sơ chuyên môn hai lần. 
+ Về phương pháp giảng dạy: 
Trong các cuộc họp, lãnh đạo nhà trường luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, tích cực vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại, lấy học sinh làm trung tâm; giáo viên là người chủ đạo hướng dẫn, học sinh là người chủ động chiếm lĩnh kiến thức; thường xuyên tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh. Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện được yêu cầu giảng dạy tốt nhất, nhà trường đã thực hiện các giải pháp tích cực, như:
+ Thường xuyên mua sắm bổ sung sách giáo khoa, sách tham khảo và các 
tài liệu phục vụ cho bộ môn để giáo viên sử dụng.
+ Mua sắm các đồ dùng thí nghiệm, các trang thiết bị (máy vi tính, các 
loại bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh minh hoạ, hóa chất....) để phục vụ cho hoạt động giảng dạy của thầy và học tập của trò.
+ Động viên, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học, cải tiến phương pháp giảng dạy.
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, các chuyên đề hay các buổi ngoại khoá nhằm trao đổi kinh nghiệm trong tổ, nhóm và giữa các tổ trong trường. 
+ Phát động phong trào dạy giờ hiệu suất cao, giáo viên đăng ký thao giảng để cả nhóm, tổ cùng dự, sau đó rút kinh nghiệm chung.
+ Lãnh đạo nhà trường có sự phân công phụ trách từng tổ để cùng đi dự và cùng góp ý kiến rút kinh nghiệm với giáo viên để động viên phong trào.
Tuy vậy, vấn đề tồn tại cần giải quyết trong nhiều năm nay ở trường, đó là: Phương pháp giảng dạy chưa khắc phục được thói quen giảng dạy cũ của một bộ phận giáo viên. Nhất là một số người có tư tưởng bảo thủ, ít chịu tiếp thu cái mới nên chưa cuốn hút học sinh, chưa kích thích tư duy sáng tạo trong các em. Một tồn tại khác nữa là: Tuy nhà trường đã cố gắng, song phần lớn các trang thiết bị, phương tiện dạy học của trường đã cũ, lạc hậu. Một số thiết bị thí nghiệm tính chính xác chưa cao khiến giáo viên ngại thực hành thí nghiệm vì sợ thất bại. Việc giao lưu, trao đổi để học tập giữa nhà trường với các trường bạn chưa nhiều. Số giáo viên (trừ tổ Ngoại ngữ) thông thạo tiếng nước ngoài còn ít, nên chưa có điều kiện nghiên cứu, học tập các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới. Những điều bất cập trên làm hạn chế một phần chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh theo hướng biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập đã và đang được lãnh đạo nhà trường quan tâm. Hiệu trưởng nhà trường nhận thức sâu sắc: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là yêu cầu thiết thực và cấp bách. Giờ dạy là quá trình tìm tòi, khám phá những tri thức mới dưới sự hướng dẫn, tổ chức, gợi mở của thầy. Tuy nhiên trong vấn đề này chưa được nhiều giáo viên chú trọng vận dụng, tổ chức giờ dạy. Có giờ dạy còn đơn điệu, sức ỳ của học sinh còn lớn.
Việc đổi mới phương pháp và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn hạn chế, cần được khắc phục, điều chỉnh.
Hoạt động hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập ở nhà và kiểm tra đánh giá, phân loại học sinh đã được chỉ đạo thống nhất thực hiện thường xuyên. 
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đảm bảo đánh giá đúng năng lực nhận thức, sự chuyên cần và trình độ của học sinh. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất lịch kiểm tra từ 1 tiết trở lên, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng.
2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh 
Quản lý học sinh, nhất là quản lý các giờ trên lớp được nhà trường đặc biệt chú trọng. 
Vai trò của Đoàn thanh niên, nhất là Đội thanh niên tự quản của các chi đoàn đã phát huy vai trò to lớn trong việc theo dõi thi đua; công khai kết quả đánh giá, xếp loại thi đua các lớp. Ý thức chuyên cần, việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh được thực hiện tốt. Nhà trường đã tạo được một “thương hiệu” trong toàn tỉnh và điều này cũng đã thu hút học sinh các huyện và học sinh một số tỉnh lân cận. 
Tuy nhiên, do trường đang trong thời kỳ quá độ, nên có lớp chất lượng cao giáo viên được phân công giảng dạy chưa đồng bộ, chưa đều tay. Cơ sở vật chất nhà trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng vì trường xây dựng đã quá lâu. Có thời gian các em phải học tập trong tình trạng vừa học vừa tu bổ, sửa chữa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường. 
- Về nội dung học tập
Học kỹ lý thuyết và làm bài tập cơ bản trong sách giáo khoa là nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả học sinh. Nhờ nắm vững lý thuyết, học sinh vận dụng làm được bài tập. Ngược lại, nhờ làm bài tập với các dạng cơ bản của sách giáo khoa mà học sinh hiểu thêm lý thuyết, rèn thêm được kỹ năng tư duy và ứng dụng. Nhiệm vụ này được học sinh các lớp chất lượng cao thực hiện thường xuyên và có chất lượng.
Nội dung học tập định hướng nghiên cứu theo chủ đề và định hướng ngoại khoá theo chuyên đề bộ môn do quỹ thời gian có hạn, do quan niệm của giáo viên, do các em chưa biết cách thức soạn chuyên đề và tổ chức ngoại khoá nên những nội dung này số học sinh quan tâm chưa nhiều.
Điều này đặt ra cho nhà trường cần có những biện pháp quản lý thích hợp về các nội dung và phương pháp học tập của học sinh, sao cho các em có đủ thời gian tự học tập, tự nâng cao và đi sâu vào các môn thi đại học. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý nội dung học tập sao cho cân đối, hài hoà để học sinh được rèn luyện và phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng học lệch.
	Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với Đoàn thanh niên đã tổ chức được nhiều hoạt động tập thể bổ ích, hấp dẫn dưới hình thức các sân chơi trí tuệ. Hoạt động xã hội hoá giáo dục từng bước được đẩy mạnh. Những em đạt t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tang_cuong_quan_ly_hoat_dong.doc
  • docBIA.DOC
  • docMuc_luc.doc
  • docPhu luc kem theo CV 518 (2).doc
  • docTLTK.doc