Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4

Ở kỳ thi THPT quốc gia 2018, phổ điểm môn tiếng Anh tuy đã nhích lên, đỉnh của đồ thị ở mốc 3,6 điểm, khoảng điểm nhiều thí sinh đạt được vẫn ở mức 2,2-5. Điểm trung bình tiếng Anh là 3,91 (cùng với Lịch sử) thấp nhất trong 9 môn thi THPT quốc gia. Tuy điểm số ở môn Tiếng Anh đã được nâng cao, nhưng đây vẫn chưa phải là con số đáng mừng, và đây vẫn là thách thức của toàn ngành giáo dục cũng như xã hội. Bởi muốn phát triển kinh tế , xã hội, an ninh quốc phòng một cach toàn diện chúng ta cần phải hội nhập với Thế giới, và tiếng Anh nói riêng ngoại ngữ nói chung chính là chìa khóa giúp chúng ta đạt được điều đó.

Phổ điểm môn tiếng Anh thi THPT quốc gia 2018.( Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo).

 Muốn đạt được mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh – sinh viên, chúng ta cần chú trọng ngay từ lúc đặt nền móng – môi tường tiếng Anh ở cấp tiểu học. Môi trường học ngoại ngữ của học sinh cũng đang dần được nâng cao với sự quan tâm về cả vật chất lẫn tinh thần của nhà trường, của Phòng và Sở giáo dục- đào tạo như xây dựng các phòng học tiếng Anh, mua sắm trang thiết bị và dụng cụ dạy học chuyên biệt, có tổ chuyên môn phục vụ cho việc học hỏi và giao lưu chuyên môn cho các thầy cô ngoại ngữ, có các sân chơi tiếng Anh cho học sinh.vv.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà việc dạy – học môn tiếng Anh ở tiểu học chưa đạt được kết quả như mong muốn, trình độ học sinh vẫn chưa đồng đều. Để lí giải cho vấn đề trên, có thể nói đến lí do lớn nhất là môi trường học ngoại ngữ còn hạn chế nên các em có ít dịp tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài hoặc người nói Tiếng Anh ở nhà. Vì thế việc phát triển kỹ năng cơ bản là nghe - nói thành thạo ở các em còn nhiều khó khăn.

Hơn nữa, hiện nay tình trạng dạy và học tiếng Anh vẫn còn chưa đảm bảo vì tùy thuộc nhiều vào việc chủ động và tích cực học tập của các em học sinh. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học ngoại ngữ là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

 Làm thế nào để có thể đáp ứng nội dung tiết dạy trên lớp theo đúng yêu cầu chương trình của Bộ giáo dục lại vừa giúp học sinh khá giỏi nâng cao được khả năng của bản thân, giúp học sinh yếu không bị tụt lại quá xa với các bạn khác? Đây thực sự là trăn trở không chỉ riêng của đội ngũ giáo viên tiếng Anh tại trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai mà còn là câu hỏi nhức nhối của các giáo viên dạy Ngoại ngữ khác.

Vì vậy, với đề tài này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này.

 

doc 29 trang hoathepmc36 28/02/2022 9224
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Mục lục	1
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU	2
 I. Đặt vấn đề...........................................................................................	2
II. Mục đích	3
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	4
I. Cơ sở lí luận của vấn đề	4
II. Thực trạng vấn đề	7
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	9
IV. Tính mới của giải pháp	21
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm	22
Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	23
I. Kết luận	23
II. Kiến nghị	24
 Tài liệu tham khảo	28
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
1. Lí do lí luận
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay nhằm giao tiếp và tạo mối liên kết trong học tập cũng như làm việc ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Do vậy việc dạy và học Tiếng Anh ngày càng được coi là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập này. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện những năm tiếp theo. Mấy năm học qua, Sở GD và ĐT đã tạo điều kiện cho các giáo viên Tiếng Anh các cấp tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đi học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các trường thí điểm. 
	Về phía học sinh, tiếng mẹ đẻ được coi là ngôn ngữ quan trọng nhất và là ngôn ngữ đầu tiên mà các em được tiếp xúc, vì vậy mà các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với Tiếng Anh, ngôn ngữ thứ hai. 
Làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà trường, giảm bớt gánh nặng trong việc giảng dạy hàng ngày trên trường cho giáo viên tiếng Anh, lại có thể kích thích khả năng tự học của học sinh cũng như hướng đến việc học cùng con của phụ huynh.
“Thời đại 4.0” đây là câu nói quen thuộc mà chúng ta vẫn nghe, nhưng áp dụng công nghệ 4.0 vào dạy – học là điều chúng ta đang hướng đến để đưa giáo dục phát triển theo hướng hiện đại, bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.
	2. Lí do thực tiễn
Trên thực tế việc dạy và học môn Tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên cũng như học sinh dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy – học môn Tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn. Hình thành cho học sinh khái niệm hoàn chỉnh về “tự học, tự đánh giá”, từ đó giúp học sinh tự tin hơn vào khả năng của bản thân. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kích thích hứng thú học tập môn tiếng Anh của học sinh ngay cả trong – ngoài giờ giờ lên lớp, xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4”.
 Đối tượng nghiên cứu.
 - Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 4 (2 lớp 4A và 4C) trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
II. Mục đích nghiên cứu
 - Tìm hiểu về các hoạt động có thể sử dụng trong quá trình dạy và học Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh. 
 - Phát huy hết ưu điểm của những hoạt động nhằm giúp học sinh tiếp thu nội dung bài học. Đồng thời hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng, thái độ đúng đắn khi học Tiếng Anh.
- Giúp học sinh học môn Tiếng Anh linh động hơn và đóng vai trò chủ động trong việc tự nâng cao trình đồ của bản thân, tự chọn phương pháp và mục tiêu học tiếng Anh phù hợp với bản thân.
- Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của thế hệ trẻ Việt Nam, giúp Việt Nam không bị tụt hậu so với thế giới.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Hiện nay việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường tiểu học có nhiều chuyển biến rõ rệt. Giáo viên luôn được tạo điều kiện thuận lợi nhất để được học hỏi và trau dồi kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Học sinh thì ngày càng được cung ứng đầy đủ tài liệu, sách giáo khoa và nhiều tranh ảnh, giáo cụ kèm theo nhằm đáp ứng việc học tập ngày càng tốt hơn.
Việc học tiếng Anh trở thành vấn đề bức thiết của toàn xã hội nếu chúng ta muốn tiến lên xa hơn trong con đường xã hội chủ nghĩa, xác định vững vàng vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, theo báo cáo ngày 21/8 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là đề án ngoại ngữ 2020) đã được sửa đổi. Đề án mới với tên gọi Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 đang được trình Thủ tướng. 
Trong năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục xác định, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, là một nhiệm trọng tâm. Ngành giáo dục sẽ hoàn thiện các định dạng đề thi theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung này.
Việc đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu, xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ... cũng là một nhiệm vụ được đặt ra. Bộ xác định tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm. Chương trình, tài liệu, học liệu đào tạo sẽ được rà soát, phù hợp với đối tượng, cấp học; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến.
Theo Bộ Giáo dục, năm học 2015-2016 cả nước có hơn 1,8 triệu học sinh học theo chương trình đề án tiếng Anh. Đến năm 2016-2017, con số này tăng lên là hơn 4,9 triệu, trong đó đông nhất là khối tiểu học lớp 3-5 với hơn 2,1 triệu. Có 5.940 giáo viên ngoại ngữ các cấp phổ thông đã được bồi dưỡng nghiệp vụ. Tại một số trường THPT, môn Toán, Vật lý được thí điểm dạy bằng tiếng Anh, có đánh giá năng lực đầu ra ngoại ngữ của học sinh.
Tuy đạt được một số kết quả, Bộ Giáo dục cũng thừa nhận việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn lúng túng, số lượng học sinh được học theo Chương trình ngoại ngữ mới còn thấp so với mục tiêu của giai đoạn. Hiện chưa có giải pháp cụ thể trong dạy và học ngoại ngữ ở các vùng miền, địa phương dẫn đến việc nâng cao chất lượng giáo viên đạt chuẩn tại tất cả địa phương trở nên khó khăn. Hoạt động bồi dưỡng cán bộ, giảng viên tại các đơn vị thụ hưởng chưa thực sự đạt hiệu quả.
Việc dạy tiếng Anh tăng cường trong các cơ sở đào tạo cũng chưa tốt dẫn đến nhiều sinh viên trước khi ra trường và sau tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực ngoại ngữ. Mục tiêu bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đạt chuẩn của công chức, viên chức chưa được quan tâm...
So sánh số lượng học sinh học hệ tiếng Anh 10 năm ở các cấp học giữa 2 năm học 2015-2016 và 2016-2017. (Nguồn: Ban quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia, 2017.)
Trước đó, Đề án ngoại ngữ 2020 chịu nhiều "búa rìu" của dư luận. Trọng tâm của chương trình là giai đoạn 2016-2020 với nhiệm vụ triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên cả nước, từ lớp 3 đến lớp 12; tăng cường tiếng Anh trong tất cả trường nghề, cao đẳng và đại học. Đến năm 2016, đề án tiêu tốn hơn 9.000 tỷ đồng, nhưng số lượng học sinh được thụ hưởng chương trình chỉ chiếm 20% so với mục tiêu. Số giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn là hơn 30%, thậm chí nhiều địa phương có chưa tới 100 thầy cô. 
Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ trong hội nghị triển khai đề án (9/2016) nhận định, chất lượng chương trình còn thấp, đặc biệt là tiếng Anh, thể hiện rõ trong kỳ thi THPT quốc gia. Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 có trên 90% học sinh bị điểm dưới trung bình môn tiếng Anh, tập trung khoảng 2-4. Tỷ lệ thí sinh đạt điểm 2,25 chiếm cao nhất. Chỉ 8,8% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên.
Ở kỳ thi THPT quốc gia 2018, phổ điểm môn tiếng Anh tuy đã nhích lên, đỉnh của đồ thị ở mốc 3,6 điểm, khoảng điểm nhiều thí sinh đạt được vẫn ở mức 2,2-5. Điểm trung bình tiếng Anh là 3,91 (cùng với Lịch sử) thấp nhất trong 9 môn thi THPT quốc gia. Tuy điểm số ở môn Tiếng Anh đã được nâng cao, nhưng đây vẫn chưa phải là con số đáng mừng, và đây vẫn là thách thức của toàn ngành giáo dục cũng như xã hội. Bởi muốn phát triển kinh tế , xã hội, an ninh quốc phòng một cach toàn diện chúng ta cần phải hội nhập với Thế giới, và tiếng Anh nói riêng ngoại ngữ nói chung chính là chìa khóa giúp chúng ta đạt được điều đó.
Phổ điểm môn tiếng Anh thi THPT quốc gia 2018.( Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo).
	Muốn đạt được mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh – sinh viên, chúng ta cần chú trọng ngay từ lúc đặt nền móng – môi tường tiếng Anh ở cấp tiểu học. Môi trường học ngoại ngữ của học sinh cũng đang dần được nâng cao với sự quan tâm về cả vật chất lẫn tinh thần của nhà trường, của Phòng và Sở giáo dục- đào tạo như xây dựng các phòng học tiếng Anh, mua sắm trang thiết bị và dụng cụ dạy học chuyên biệt, có tổ chuyên môn phục vụ cho việc học hỏi và giao lưu chuyên môn cho các thầy cô ngoại ngữ, có các sân chơi tiếng Anh cho học sinh..vv..
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà việc dạy – học môn tiếng Anh ở tiểu học chưa đạt được kết quả như mong muốn, trình độ học sinh vẫn chưa đồng đều. Để lí giải cho vấn đề trên, có thể nói đến lí do lớn nhất là môi trường học ngoại ngữ còn hạn chế nên các em có ít dịp tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài hoặc người nói Tiếng Anh ở nhà. Vì thế việc phát triển kỹ năng cơ bản là nghe - nói thành thạo ở các em còn nhiều khó khăn.
Hơn nữa, hiện nay tình trạng dạy và học tiếng Anh vẫn còn chưa đảm bảo vì tùy thuộc nhiều vào việc chủ động và tích cực học tập của các em học sinh. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học ngoại ngữ là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
 Làm thế nào để có thể đáp ứng nội dung tiết dạy trên lớp theo đúng yêu cầu chương trình của Bộ giáo dục lại vừa giúp học sinh khá giỏi nâng cao được khả năng của bản thân, giúp học sinh yếu không bị tụt lại quá xa với các bạn khác? Đây thực sự là trăn trở không chỉ riêng của đội ngũ giáo viên tiếng Anh tại trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai mà còn là câu hỏi nhức nhối của các giáo viên dạy Ngoại ngữ khác. 
Vì vậy, với đề tài này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này.
II. Thực trạng vấn đề
 1. Thuận lợi
- Môn Tiếng Anh là môn mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học trong những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc yêu thích với môn học này.
- Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp. Đội ngũ tiếng Anh của trường đều yêu nghề, tận tâm với học sinh, đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ giáo dục đối với bộ môn.
- Trường có cơ sở vật chất và xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo chuẩn.
- Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em. 
- Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh.
 - Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, Internet cũng như quá trình giảng dạy đã giúp cho đội ngũ giáo viên tiếng anh có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.
- Việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng Internet khiến việc sử dụng điện thoại, máy tính, tablet... không phải là điều quá khó khăn trong các gia đình hiện nay.
 2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vẫn còn một số khó khăn còn gặp phải:
- Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
 - Trường chỉ có một phòng học chức năng riêng biệt nên chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy và học tiếng Anh của giáo viên và học sinh; Đồ dùng dạy học còn thiếu.
- Do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này.
- Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên. 
- Học sinh chưa nắm bắt được cách nhớ từ vựng, các mẫu câu, khi nhắc thì còn chung chung, mang nặng tính hình thức.
- Học sinh tiểu học chưa có thói quen sử dụng mạng Internet và các kênh thông tin trên Internet phục vụ cho việc học tiếng Anh.
Vào đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã dạy và khảo sát chất lượng môn Tiếng Anh qua một tiết dạy theo phương pháp thông thường và cho làm bài kiểm tra môn tiếng Anh ở 2 lớp 4A và 4C. Qua đó, có kết quả khảo sát như sau: 
Trước khi thực hiện đề tài: Đầu năm học 2018-2919	
Lớp
Số lượng học sinh ( 2 lớp)
 Kiểm tra bài có điểm từ 8,0 -> 10
Kiểm tra bài có điểm từ 5,0 -> 7,0
Kiểm tra bài có điểm dưới trung bình
SL
TL(%) TL(%) 
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
4A
34
100
10
29
19
55.6
5
15.4
4C
32
100
8
23
15
49.6
9
27.4
2 lớp
66
100
18
27.3
34
51.5
14
31.2
 Chúng ta có thể thấy chất lượng học sinh thực sự chưa cao, có sự phân hóa giữa các lớp trong khối tương đối rõ rệt, điều này cũng chứng tỏ các em chưa thực sự yêu thích môn Tiếng Anh và cũng chưa có biện pháp hiệu quả trong việc dạy và học bộ môn này đặc biệt là ở lớp 4C. Đây chính là điều tôi trăn trở để làm sao giúp học sinh yêu hơn môn học và hình thành khả năng tự học ở học sinh.
Vì vậy tôi đã thử nghiệm đề tài này vào lớp 4C trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai và so sánh sự thay đổi sau khi áp dụng đề tài giữa hai lớp 4A (không áp dụng đề tài) và 4C (có áp dụng đề tài) với nhau để khảo sát tính đúng đắn của đề tài. Sau khi áp dụng đề tài, tôi nhận thấy lớp 4C đã có sự thay đổi khả quan về khả năng sử dụng tiếng Anh, có sự yêu thích với bộ môn và kéo gần khoảng cách hơn so với lớp 4A trong cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Điều kiện để thực hiện sáng kiến ở đây là năng lực sử dụng và học tập bộ môn Tiếng Anh của hai lớp không đồng đều, lớp 4A có phần nhỉnh hơn so với lớp 4C về cả năng lực sử dụng và ý thức học môn tiếng Anh.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Theo tôi, có hai nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc học sinh chưa có sự yêu thích và quan tâm đúng mực tới việc học ngoại ngữ. 
Nguyên nhân thứ nhất, học sinh đã không hiểu lý do vì sao phải học tiếng Anh. Mục tiêu học tập của học sinh khi học môn tiếng Anh rất đơn giản là bởi vì đó chỉ là một môn học như bao môn còn lại và cần phải học theo đúng yêu cầu và nguyện vọng của cha mẹ, điều này sẽ dẫn tới cách học đối phó, lệch lạc của học sinh. Vì thế muốn học sinh có động lực môn tiếng Anh cần phải nếu rõ lí do các em cần học bộ môn này. Với mỗi đối tượng học sinh sẽ có những nguyên nhân học tập khác nhau, có em muốn làm sau này đi du học, có em muốn trở thành nhà khoa học, có em chỉ là bố mẹ yêu cầu phải học.... tất cả nhưng nguyên nhân nhận được từ học sinh đều cần được giải đáp và tư vấn ngay tại lớp trong buổi học đầu tiên làm quen với môn tiếng Anh. Thông qua đó, học sinh có thể thấy được lợi ích thiết thực từ việc học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, từ đó có cái nhìn khác về việc học. “Có mục tiêu mới có cố gắng” chính là nhằm nói đến điều này.
Ví dụ: Sau khi giới thiệu bản thân, thay vì giới thiệu để học sinh làm quen với bộ sách, giáo viên hãy đặt câu hỏi “Tại sao chúng ta phải học tiếng Anh?” và để học sinh trả lời. 
Hãy ghi nhận tất cả các câu trả lớp của các em, sau đó giải thích cho các em một số lợi ích của việc học tiếng Anh như “ Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất, biết tiếng Anh giúp các em giao tiếp với mọi người trên thế giới dễ dàng hơn, có nhiều cơ hội phát triển cho bản thân và đất nước hơn”.
Hãy cho các em nói về mong ước tương lai và mở cho các em thấy, với khả năng tiếng Anh tốt thì tương lai mà các em mong ước sẽ gần hơn, cũng như có nhiều cơ hội để phát triển tương lai ấy.
Tiếng Anh giúp con người đến gần hơn với nhau và xóa mờ khoảng cách địa lí
Nguyên nhân thứ hai, nội dung giảng dạy tiếng Anh trong sách giáo khoa vô cùng nhàm chán, phương pháp dạy học thụ động. Học tiếng Anh nhưng quanh đi quẩn lại chỉ là mấy cấu trúc câu quen thuộc “Hi, Hello, How are you?/I am fine, thank you. And you?”, “What is this?/ This is”. Chắc vì nội dung lặp đi lặp lại qua các lớp, các cấp học như vậy nên giáo viên xưa cũng mệt mỏi và nản luôn, không hề có sự tích cực sáng tạo, đổi mới, nâng cao năng lực để đưa ra những bài giảng chất lượng và hấp dẫn cho các lứa học trò. Đây là nguyên nhân dẫn đến học sinh cũng chán nản và coi tiếng Anh là môn học tẻ nhạt và không cần thiết.
Vì vậy, muốn giải quyết nguyên nhân thứ hai thì chúng ta cần đưa ra giải pháp đúng đắn và đòi hỏi có sự đầu tư hơn. Theo tôi, để giải quyết vấn đề này, giáo viên chính là những người cần thay đổi đầu tiên, thay đổi về tư duy, thay đổi về phương pháp truyền thụ kiến thức, thay đổi cách đặt vấn đề, tìm hiểu khả năng và tâm tư của học sinh... để từ đó xây dựng nên các biện pháp phù hợp giúp, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh từ đó xây dựng ở học sinh niềm yêu thích với bộ môn tiếng Anh và sự ham học hỏi tìm tòi cái mới, hướng dần học sinh tới việc tự học, tự rèn để hoàn thiện khả năng tiếng Anh của mình.
Dưới đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong đề tài này .
Biện pháp 1 : Sử dụng trò chơi trong dạy học
Cách cuốn hút học sinh vào bài học nhất chính là giúp học sinh thấy các em đang được chơi chứ không phải học – “học mà chơi chơi mà học”. Đây là cách để học sinh không bị nhàm chán và thụ động trong mỗi giờ học. Đây cũng là cách để giáo viên khéo léo kiểm tra, củng cố và sửa lỗi cho học sinh một cách thân thiện và vui vẻ nhất.
Let’s go to the zoo: tôi thấy đây là trò chơi có thể áp dụng cho bước Pre- hoặc Post- các kĩ năng, nói và viết đều có hiệu quả (đặc biệt là kĩ năng viết).
Chuẩn bị: 
Một số tấm flash card có liên quan đến chủ đề.
Một xúc xắc lớn.
Chia lớp thành hai đội lớn.
Cách chơi: 
Bước 1: Trước khi chơi trò chơi, ôn lại các số từ 1 đến 6, tên của một số loài động vật và một số tính từ để mô tả con vật.
Bước 2: Đặt hình ảnh của các con vật trên bảng và cho mỗi con vật một số từ 1 đến 6.
3. 1. .. 2.  3.  4. .. 5. . 6. ....
3.
Bước 3:Yêu cầu một học sinh ném xúc xắc. Khi con xúc xắc đáp xuống một con số, học sinh phải nói con vật nào tương ứng với con số đó. Giáo viết tên của con vật trên bảng dưới hình ảnh:
Ví dụ: 
It’s a zebra
Bước 4: Một học sinh ở đội khác ném xúc xắc. Nếu con số này nằm trên cùng một con số, đội này phải nói điều gì đó về con vật (ví dụ, “It’s big”). Giáo viên có thể viết lên bảng. Nếu số khác nhau, học sinh gọi tên con vật mang số đó nhau. 
Ví dụ:
It’s a zebra. It’s beautiful
 It’s a monkey
Bước 5: Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các động vật được đặt tên và đã được mô tả. Số câu được thêm dần cho mỗi con vật tùy thuộc vào khả năng của học sinh.
Đội thắng sẽ là đội đặt được câu mới không trùng lặp với những câu đã nêu.
Bước 6: Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh đọc lại các câu đã có trên bảng, và yêu cầu học sinh dùng các câu phù hợp cho phần viết tiếp theo.
• Có thể mở rộng đề tài nói cho học sinh như: đi mua sắm, thời tiết, địa danh, .....
Great wheel : tôi thấy đây là trò chơi có thể áp dụng cho bước Warm up hoặc Post- cho phần dạy từ vựng, Pre- luyện mẫu câu đều có hiệu quả.
Chuẩn bị: 
Một vòng quay nam châm gắn bảng 
Bút lông để ghi các từ vựng muốn ôn tập.
Cách chơi: 
Bước 1: Đây là trò chơi có thể chơi cả lớp hoặc phân thành các nhóm lớn nhỏ (tùy mục đích kiểm tra của từng phần mà thay đổi số lượng họ sinh tham gia). Ở đây giáo viên sẽ chia lớp thành hai đội lớn để thi đua. Thời gian: 3-5 phút
Bước 2: Đầu tiên giáo viên sẽ chọn một học sinh lên xoay vòng quay. 
Bước 3: Khi kim chỉ đúng từ nào học sinh phải đọc được to từ đó trước lớp ( nếu muốn kiểm tra mẫu câu thì học sinh sẽ phải nói một câu chứa từ vừa quay vào).
Bước 4:Nếu học sinh đọc đúng từ đó (hoặc nói đúng câu) thì đội sẽ được một điểm và một bạn của đội khác sẽ lên làm tương tự.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day.doc