Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc

 a- Về học sinh :

 Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: nhiều học sinh đọc chưa trôi chảy, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ .

 Một số em đến lớp không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra - nhắc nhở con em học tập ở nhà.

 b. Về giáo viên;

 Một số giáo viên khi dạy Tập đọc chưa tập trung cao việc rèn đọc cho học sinh, gọi những em đọc tốt, chưa chú ý rèn cho các em khi đọc sai, ít sửa sai cho những học sinh lười học. Một số giáo viên phát âm chưa chính xác.Giáo viên có nhiều kinh nghiệm nhưng dạy học phương pháp truyền thống đó tiềm tàng khả năng nắm bắt phương pháp mới còn hạn chế.Các bước lên lớp chưa linh hoạt.Vì vậy tiết học còn buồn tẻ đơn điệu.Các em đọc vẹt.khâu thực hành còn yếu,nhất là khâu rèn đọc cho học sinh.

 

doc 5 trang Trần Đại 27/04/2023 4850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:
1. Tên sáng kiến: Biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập đọc.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy.
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
	3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
 3.1.1. Trình trạng trước khi tiến hành giải pháp:
 a- Về học sinh :
 	Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: nhiều học sinh đọc chưa trôi chảy, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng chữ .
	Một số em đến lớp không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc luyện viết, đi học chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra - nhắc nhở con em học tập ở nhà. 
	b. Về giáo viên;
 Một số giáo viên khi dạy Tập đọc chưa tập trung cao việc rèn đọc cho học sinh, gọi những em đọc tốt, chưa chú ý rèn cho các em khi đọc sai, ít sửa sai cho những học sinh lười học. Một số giáo viên phát âm chưa chính xác.Giáo viên có nhiều kinh nghiệm nhưng dạy học phương pháp truyền thống đó tiềm tàng khả năng nắm bắt phương pháp mới còn hạn chế.Các bước lên lớp chưa linh hoạt.Vì vậy tiết học còn buồn tẻ đơn điệu.Các em đọc vẹt.khâu thực hành còn yếu,nhất là khâu rèn đọc cho học sinh.
	c. Về gia đình:
Gia đình học sinh chủ yếu đi phơi chỉ, làm thuê nên thường gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải vất vả với cuộc sống mô sinh nên ít có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: Sáng kiến này nhằm rèn đọc đúng cho học sinh học tốt môn Tập đọc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 2.
3.2.2.Nội dung giải pháp:
	a. Giáo viên đọc mẫu:
 Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác. Biết hướng dẫn học sinh về cách đọc; sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học sinh.
	Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dẫn - lôi cuốn được các em bắt chước cách đọc diễn cảm.
 Ví dụ : Bài : ''Ai ngoan sẽ được thưởng''.
	- Đọc mẫu giọng kể chuyện vui.Giọng đọc lời Bác: ôn tồn triều mến.Giọng các cháu (đáp đồng thanh):vui vẻ, nhanh nhảu.Giọng Tộ khẽ, rụt rè.
	b. Hướng dẫn học sinh luyện phát âm đúng.
	Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính xác. luyện đọc chính xác thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh.
	Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai
	+ Sai phụ âm đầu : tr , s/x ,
	+ Sai vần : âm /ơm , ân/ơn .
	+ Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu hỏi .
	Ví dụ : "nghĩ'' đọc là ''nghỉ '',
	Để dạy cho học sinh phát âm đúng -Giáo viên phải rèn kĩ năng nghe . Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc.
	Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân :
	+ Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi - khó đọc do tật bẩm sinh .
	Ví dụ : s / x : sa / xa , sanh / xanh , ...
	Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần .
	 c. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
 Từ chỗ đọc đúng âm , đúng thanh tiến tới cho học sinh đọc được mức độ cao hơn : Đọc rành mạch tốc độ đọc 50 tiếng / phút , nắm được ý cơ bản của bài , đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm
 Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện , uốn nắm cho từng học sinh , kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học . Xen kĩ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu , học sinh hay rụt rè vào hoạt động học .Đảm bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt .
 * Đọc rành mạch :
 - Cho học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ , từng chữ rời rạc .
* - Đọc văn xuôi :
Ngoài việc hướng dẫn đọc theo từ , cụm từ tôi tiến tới hướng dẫn đọc theo câu . Cuối câu - học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp . Nếu câu có dấu chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu .
Ví dụ: "Bác sĩ Sói"
Giáo viên đọc cả bài : Giọng người kể vui,vẻ tinh nghịch.Giọng Sói giả bộ hiền lành.Giọng Ngựa giả bộ ngoan ngoãn, lễ phép.Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: thèm rỏ dãi, đeo lên mắt.
* Đọc lưu loát :
Từ mức độ đọc rành mạch - giáo viên hướng dẫn các em nâng dần lên mức độ đọc lưu loát tức là biết đọc theo cụm , tốc độ đọc nhanh hơn , đọc rành mạch và theo ngữ điệu có dấu câu .
Ví dụ :Bài'' Câu chuyện bó đũa '' .
Tôi hướng dẫn đọc : lời kể chậm rãi , lời giảng giải của người cha ôn tồn . Tôi đã hướng dẫn các em nhấn mạnh ở các từ , cụm từ : '' chia lẻ ra thì yếu '', "hợp lại thì mạnh '' , ''đoàn kết mới có sức mạnh '' .
* Đọc phân vai :
Đọc diễn cảm có nhiều mức độ nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng lại ở mức biết phân biện lời tác giả,lời nhân vật, đọc văn đối thoại, đọc phân vai.
Ví dụ :Tôm Càng và Cá Con
Giáo viên chia mỗi nhóm 3 học sinh phân vai(người vẫn chuyện,Tôm Càng,Cá Con) thi đọc lại truyện.
Đọc kết hợp giải nghĩ của giáo viên, kết hợp tóm tắt ý của từng đoạn tiến tới nội dung cả bài.
Ngoài ra tôi lên kế hoạch dạy học - phụ đạo thêm, kiên trì - chịu khó dạy âm, vần cho học sinh biết ghép rồi đọc thành tiếng.
-Theo dõi sự chuyển biến trong từng tiết học hằng ngày, hàng tuần. Giáo dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
	Đề tài sáng kiến có thể áp dụng và mang lại hiệu quả các lớp các trường trong huyện có thể áp dụng được 
	3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
	Qua áp dụng kinh nghiệm trên tôi thấy hầu hết các em đọc đúng , rõ ràng, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi hợp lí biết thay đổi giọng khi đọc và đạt tốc độ đọc theo quy định. Từ đó việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đỡ vất vả hơn. Học sinh tích cực hơn trong việc trả lời các câu hỏi do giáo viên nêu ra khi tìm hiểu bài 	Trên đây là kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giáo dục học sinh . Chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, mặc dù đã có những thành công nhất định trong công tác giáo dục học sinh, rất mong nhận được những đóng góp của đồng nghiệp để bản thân từng bước hoàn thiện mình, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ .
	Bến tre , ngày 19 tháng 3 năm 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nham_giup_hoc_sinh_hoc_tot_m.doc