Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi

Khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ thấy hứng thú và ưa thích. Môn học này giúp trẻ hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh. Đồng thời môn học còn giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.

Tôi luôn tìm hiểu kĩ xem đề tài nào và những kĩ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho trẻ. Tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu rất thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm.

 

pptx 45 trang Trần Đại 27/04/2023 13549
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẮC NINH 
TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH 
BIỆN PHÁP 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 
 Họ và tên: Trần Thị Thu Hiền 
 Giáo viên dạy lớp: 5-6 tuổi 1 
 Trình độ chuyên môn: CĐSP 
 Bộ môn (chuyên nghành): Mầm non 
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Quỳnh 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tôi luôn tìm hiểu kĩ xem đề tài nào và những kĩ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho trẻ. Tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu rất thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. 
Khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ thấy hứng thú và ưa thích. Môn học này giúp trẻ hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh . Đồng thời môn học còn giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. 
Trẻ mẫu giáo lớn lúc này tư duy trực quan hình tượng đã phát triển mạnh hơn do vậy trẻ đã có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau, bước đầu đã có khả năng suy luận. Vậy nên quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về nước, ánh sáng, không khí và sự chuyển động, tôi thấy có thể ứng dụng một số kiến thức khoa học vào hoạt động chung như các giờ học môi trường xung quanh: tìm hiểu về nước và các hiện tượng tự nhiên, phân loại đồ dùng theo chất liệu hoặc dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khóa để mở rộng hiểu biết cho trẻ. 
PHẦN II: GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động 
 khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi 
a. Ưu điểm: 
- Trẻ được hoạt động và được tham gia trải nghiệm thực tế các hoạt động phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy và rèn cho trẻ sự khéo léo, tỉ mỉ và khơi gợi ở trẻ sự tò mò, ham học hỏi . 
- Trẻ được trải nghiệm qua các giác quan như: hoạt động chân tay, nghe, nhìn 
- Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi rất thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp. 
- Về cơ sở vật chất nhà trường khang trang, diện tích rộng, có nhiều các góc chơi, góc mở và các khu trải nghiệm như: có vườn cây, vườn rau. phù hợp tổ chức hoạt động khám phá khoa học. 
- Nhà trường có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ được sử dụng cũng như trải nghiệm như: bàn ánh sáng, kính lúp, các dụng cụ thí nghiệm để trẻ được hoạt động. 
 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: 
Trẻ chưa hứng thú cao khi tham gia giờ học khám phá nên kết quả sau mỗi giờ học là chưa đạt kết quả cao 
Kết quả đánh giá 
HK1 năm học 2019-2020 
Giỏi 
25/36= 69.4% 
Khá 
8/36=22.2% 
Trung bình 
3/36=8.4% 
- Trang thiết bị phục vụ cho góc khám phá còn hạn chế, thiếu về số lượng. 
- Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn. 
- Ngoài ra còn một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của bộ môn khám phá khoa học nên chưa có biện pháp hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy. 
Từ thực tế đó bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi trau rồi kiến thức, bàn bạc trao đổi với đồng nghiệp, với Ban Giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh để tìm ra những giải pháp phù hợp đưa chất lượng giáo dục trẻ đạt kết quả cao . 
2. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi 
a . Biện pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá theo từng chủ đề. 
b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động khám phá khoa học. 
c. Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học qua các thí nghiệm và trò chơi. 
d. Biện pháp 4: Kết hợp giữa cô và phụ huynh dạy trẻ để đạt kết quả cao nhất. 
Biện pháp 1: Xây dựng nội dung khám phá 
theo từng chủ đề 
 Với mong muốn trẻ sẽ được mở rộng và phát triển các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán... và có sự hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng xung quanh , tôi khuyến khích các trẻ quan sát các sự vật hiện tượng ở xung quanh, để trẻ tự đặt câu hỏi và gợi mở giúp trẻ tìm ra những câu trả lời nhằm giúp trẻ yêu thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất. Để làm được như vậy tôi cần phải xác định chính xác hơn mục đích, yêu cầu, cách thực hiện từng nội dung khám phá khoa học. Các trò chơi thực nghiệm mà cô xây dựng, biên soạn cần cung cấp cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời nó cũng kích thích tính ham hiểu biết và tìm tòi của trẻ. Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch theo từng chủ đề. 
3. Thực nghiệm sư phạm 
Chủ đề 
Các trò ch ơi, thí nghiệm, trải nghiệm 
Tr ường mầm non 
- Thí nghiệm vật nổi, vật chìm 
- Thí nghiệm nam châm hút gì 
- Trò chơi chiếc cốc hát vang 
Bản thân 
- Trò chơi đong nước 
- Thí nghiệm tan và không tan 
- Làm kẹo pha lê 
Gia đình 
- Thí nghiệm dầu và xà phòng 
- Trò chơi bắt không khí 
- Gió có từ đâu 
Nghề nghiệp 
- Trồng cây 
- Thí nghiệm núi lửa phun trào 
- Thí nghiệm hạt gạo nhảy múa 
Th ự c vật 
- Trò chơi tìm lá cho hoa 
- Thí nghiệm hoa nở trong nước 
- Trò chơi in lá, in hoa 
Động vật 
- Trò chơi bắt chước con vật 
- Trò chơi động vật ngụy trang 
- Thí nghiệm con sứa ảo thuật 
Giao thông 
- Ống bắn pháo hoa 
- Gim giấy kỳ diệu 
N ướ c – hiện tượng tự nhiên 
- Thí nghiệm lốc xoáy mini 
- Thí nghiệm cầu vồng 
- Trò chơi ánh sáng 
Quê hương – đất nước – Bác Hồ 
- Thí nghiệm dung nham núi lửa 
- Thí nghiệm hoa đổi màu 
- Trò chơi thả thuyền 
Tr ườ ng tiểu học 
- Thí nghiệm pháo hoa nở trong nước 
- Thí nghiệm ma lực của nước 
Chủ đề 
Các trò ch ơi, thí nghiệm, trải nghiệm 
Tr ường mầm non 
- Thí nghiệm vật nổi, vật chìm 
- Thí nghiệm nam châm hút gì 
- Trò chơi chiếc cốc hát vang 
Bản thân 
- Trò chơi đong nước 
- Thí nghiệm tan và không tan 
- Làm kẹo pha lê 
Gia đình 
- Thí nghiệm dầu và xà phòng 
- Trò chơi bắt không khí 
- Gió có từ đâu 
Nghề nghiệp 
- Thí nghiệm cầu vồng 
- Thí nghiệm núi lửa phun trào 
- Thí nghiệm hạt gạo nhảy múa 
Th ự c vật 
- Trò chơi tìm lá cho hoa 
- Thí nghiệm hoa nở trong nước 
- Trò chơi in lá, in hoa 
Động vật 
- Trò chơi bắt chước con vật 
- Trò chơi động vật ngụy trang 
- Thí nghiệm con sứa ảo thuật 
Giao thông 
- Ống bắn pháo hoa 
- Gim giấy kỳ diệu 
N ướ c – hiện tượng tự nhiên 
Thí nghiệm lốc xoáy mini 
Trồng cây 
- Trò chơi ánh sáng 
Quê hương – Đất nước – Bác Hồ 
- Thí nghiệm dung nham núi lửa 
- Thí nghiệm hoa đổi màu 
- Trò chơi thả thuyền 
Tr ườ ng tiểu học 
- Thí nghiệm pháo hoa nở trong nước 
- Thí nghiệm ma lực của nước 
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động khám phá khoa học 
 Việc xây dựng môi trường học và vui chơi cho trẻ sẽ là phương tiện, là điều kiện giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích, và những đam mê tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, tạo cơ hội cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích của mình. 
Đối với việc trang trí môi trường lớp học tôi luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về các sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó. 
Bên cạnh việc trang trí phù hợp với chủ đề, tôi cũng chú trọng đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự làm ở các góc và sắp xếp đồ dùng sao cho thu hút trẻ, vừa tạo cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua hoat động góc. 
Tạo môi trường lớp học ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp khoa học theo hướng chủ đề, sử dụng tối đa sản phẩm của trẻ để trang trí lớp 
Góc thiên nhiên là góc giúp trẻ khơi dậy tính tỉ mỉ, óc sáng tạo, những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục trẻ thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên. Tôi thiết kế những hình ảnh có màu sắc bắt mắt, nội dung sáng tạo, phù hợp, chứa đựng những nội dung học tập, giúp trẻ hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả. Bảng pha màu giúp trẻ hiểu biết về cách pha trộn màu sắc từ hai màu hay ba màu có thể tạo ra màu mà trẻ yêu thích. 
Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học 
qua các thí nghiệm và trò chơi. 
Bản thân tôi là người yêu thích bộ môn khám phá nên tôi luôn sưu tầm các trò chơi thực nghiệm, những thí nghiệm giúp trẻ phát triển hơn cả về thể chất và sự hiểu biết về sự vật hiện tượng và môi trường xung quanh. Khi tổ chức các trò chơi thực nghiệm tôi luôn lưu ý các trò chơi phải dễ thực hiện, không đòi hỏi điều kiện đặc biệt và là những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. 
 Làm thí nghiệm ở trường mầm non được chúng tôi hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi nếu như khám phá sự vật , hiện tượng chỉ được dạy ở một hoạt động trong một tuần thì quá ít ỏi. Nó không thể nào kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Nắm bắt được điều đó tôi thấy mình càng phải đưa những thí nghiệm đó lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.. để trẻ được trải nghiệm, thí nghiệm nhiều nhất 
Hoạt động học: 
 Với tiết học khám phá đòi hỏi trẻ có sự tập trung cao, nên thời gian dành cho tiết học kéo dài hơn tiết học khác khoảng 4-5 phút. Bởi tiết học phám phá mang đến nhiều điều bất ngờ mà chính cô và trẻ đều hứng thú. Tiết học khám phá không giống như các tiết học khác : tiết tạo hình đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay,hay phải tính toán như môn làm quen với toán,hay phải có năng khiếu ca hát như môn âm nhạc, mà khám phá là hướng cho tất cả các bé cùng đến với những trải nghiệm thực tế, những thí nghiệm không quá khó hay nguy hiểm. Trẻ thoải mái đưa ra ý kiến của mình và kết luận một cách có khoa học. Qua các thí nghiệm sau tôi tin rằng trẻ có thể phát triển tối đa các khả năng của mình. 
Thí nghiệm: Cầu vồng 
Thí nghiệm: Cầu vồng 
Thí nghiệm lốc xoáy mini 
Thí nghiệm lốc xoáy mini 
Thí nghiệm: Dung nham núi lửa 
Trò chơi với ánh sáng 
Những chiếc cốc hát vang 
Trong giờ hoạt động ngoài trời: 
 Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất lớn đối với sự khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ra ngoài trời trẻ được tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên: không khí, ánh nắng mặt trời, nước, gió. Hay trẻ được tiếp xúc với các sự vật xung quanh trẻ như: cây cối, con vật Bên cạnh đó, ngoài trời có khoảng không gian rộng thích hợp với việc tất cả trẻ được tham gia. 
- Trẻ tự khám phá, quan sát và tận tay thực hiện các thí nghiệm, tham gia khám phá gieo trồng hạt, biết chăm sóc cho chúng. 
Qua đây trẻ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, hiểu được cây lớn lên từ đâu, sự phát triển của cây như thế nào, hay đất có lợi ích gì, không khí có ích lợi gì trong sự lớn lên của cây 
Trong giờ hoạt động góc: 
- Trẻ tham gia hoạt động góc như được hóa thân thành người lớn, đóng vai mình thích, mỗi góc chơi với số lượng trẻ vừa phải, có không khí riêng của từng góc. Góc khám phá khoa học có không gian và diện tích phù hợp với số lượng trẻ dành cho các thí nghiệm cần sự tập trung cao độ, sự quan sát tỉ mỉ. 
Thí nghiệm: Hoa nở trên nước 
Biện pháp 4: Kết hợp giữa cô và phụ huynh dạy trẻ để đạt kết quả cao nhất. 
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại nhanh quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau vài ngày nghỉ hoặc sau 2 - 3 ngày trẻ sẽ không nhớ những điều cô dạy, hay chỉ nhớ 1 chút. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu thêm về tính cách trẻ và để phụ huynh hiểu hơn về con cái mình và giúp trẻ luyện tập thêm hay thực hiện một số thí nghiệm đơn giản ngay trong nhà. 
Bé làm thí nghiệm “ tan và không tan” ở nhà 
Bố mẹ sẽ cùng con chơi và làm thí nghiệm thì trẻ sẽ rất vui và hứng thú. Vì vậy sau mỗi giờ học thí nghiệm tôi luôn ghi lại những đồ dùng, cách thực hiện thí nghiệm đơn giản mà phụ huynh có thể chuẩn bị được để thực hiện ngay tại nhà mình. Tôi giới thiệu một số thí nghiệm mà trẻ đã được làm ở lớp để về nhà trẻ được ôn luyện và làm lại, trẻ sẽ hứng thú hơn và rất vui thích. Bên cạnh đó tôi cũng giới thiệu thêm một số trò chơi đơn giản mà ở lớp chưa thực hiện để trẻ và bố mẹ cùng khám phá, đến giờ học sau trẻ sẽ cùng cô củng cố lại kiến thức và giờ học thêm hưng phấn hơn. 
Kết quả đạt được 
- Trẻ được phát triển tư duy thông qua các hoạt động thí nghiệm. 
- Trẻ thích đến lớp, đi học chuyên cần hơn, thích tham gia vào các hoạt động. 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, ngôn ngữ mạch lạc và trẻ đã đưa ra được những câu hỏi có tính tư duy và khả năng phán đoán tốt hơn. Từ đó hình thành các kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ một cách dễ hiểu và gần gũi nhất. 
- Phụ huynh cũng quan tâm và thường xuyên trao đổi với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ. 
- Đối với giáo viên : Nắm chắc phương pháp của hoạt động phát triển nhận thức và khám phá khoa học 
+ Giáo viên đã tự học tập nâng cao trình độ tin học, chủ động thiết kế tạo các nguồn dữ liệu ôn luyện củng cố, phát triển nhận thức phù hợp các chủ đề cho trẻ. + Giáo viên đã chủ động biết cách tổ chức hướng dẫn theo hướng đổi mới. + Giáo viên đã biết tận dụng đồ dùng, nguyên liệu đơn giản để cho trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động thí nghiệm cùng với cô.  
- Cô là người dẫn dắt, khơi gợi ở trẻ để trẻ được trả lời, được nói lên suy nghĩ của mình, trẻ được tham gia vào các hoạt động thí nghiệm. 
 Đ ề tài này đã được tổ chuyên môn, Ban giám hiệu xem xét và nghiên cứu, được áp dụng thực tế tại trường Mầm non Hoa Quỳnh đạt hiệu quả cao . Tôi hy vọng một số kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ được áp dụng rộng rãi để góp phần phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non trong toàn thành phố. 
4. KẾT LUẬN 
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 
 Việc giáo dục trẻ qua các môn học có đạt được kết quả cao hay không phụ thuộc vào người giáo viên, vào quá trình giảng dạy và sự hứng thú say mê của trẻ trong quá trình học. Người giáo viên phải coi trẻ như con em mình, thương yêu gần gũi tôn trọng trẻ. Phải xác định công tác chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm, là lương tâm của mình. 
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh trẻ. Phải được sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của các cấp lãnh đạo, của các bậc phụ huynh. Người giáo viên phải thường xuyên thông báo, trao đổi tình hình của trẻ để các bậc phụ huynh nắm được, từ đó bàn bạc và đưa ra cách giải quyết hợp lí nhất. 
Đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong qua trình giảng dạy để nâng cao nhận thức cho trẻ trong đời sống hàng ngày. 
5. Kiến nghị, đề xuất 
Trên tinh thần học hỏi kết hợp với lòng yêu nghề mến trẻ, sự say mê với công việc nên chất lượng giáo dục đã có sự tiến bộ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà bản thân tôi cần phải cố gắng hơn nữa để kết quả giáo dục trong thời gian tới được cao hơn. Để làm được điều này thì ngoài sự cố gắng của bản thân rất cần đến sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. 
* Đối với tổ chuyên môn: 
- Tích cực cho giáo viên giao lưu học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. 
- Chịu khó nghiên cứu để tìm ra những hình thức tổ chức cũng như những đề tài mới lạ để triển khai đến giáo viên thực hiện trên lớp phù hợp và hiệu quả. 
* Với ban giám hiệu: 
- Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên tham quan học hỏi ở các đơn vị bạn để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm 
- Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ tiết khám phá khoa học 
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cùng bàn bạc giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. 
* Với lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng: 
+ Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để chúng tôi được học hỏi nâng cao trình độ. 
+ Tạo điều kiện để giáo viên chúng tôi được giao lưu học hỏi ở các trường bạn trong và ngoài tỉnh. 
Kết quả đánh giá 
HK1 năm học 2019-2020 
HK2 năm học 
2019-2020 
Giỏi 
25/36= 69.4% 
32/36=88.9% 
Khá 
8/36=22.2% 
3/36= 8.3% 
Trung bình 
3/36=8.4% 
1/36= 2.8% 
 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 
 Qua việc áp dụng kinh nghiệm của bản thân để giúp phát triển nhận thức cho trẻ, bước đầu tôi đã thấy có những kết quả đáng khích lệ. 
- Đối với cháu : Các cháu rất hứng thú tham gia các hoạt động. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và thích khám phá thế giới xung quanh mình   
- Kết quả cụ thể là: 
Kết quả đánh giá 
HK1 năm học 
 2019-2020 
HK2 năm học 
2019-2020 
Giỏi 
25/36= 69.4% 
32/36=88.9% 
Khá 
8/36=22.2% 
3/36= 8.3% 
Trung bình 
3/36=8.4% 
1/36= 2.8% 
Nội dung đánh giá 
HK1 năm học 2019-2020 
HK2 năm học 2019-2020 
Hiểu và quan tâm hơn đến việc học của con 
22/36= 61.1% 
33/36=91.7% 
- Đối với phụ huynh thì quan tâm đến con cái hơn và thường xuyên phối kết hợp với cô giáo để biết tình hình trẻ. Đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường, đã hiểu biết về việc môi trường khám phá khoa học là rất tốt, có hiệu quả cao 
Phụ huynh thường xuyên trao đổi những sự thay đổi tâm lý của con ở nhà để cùng giáo viên có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. 
Nội dung đánh giá 
HK1 năm học 2019-2020 
HK2 năm học 2019-2020 
Hiểu và quan tâm hơn đến việc học của con 
22/36= 61.1% 
33/36=91.7% 
 PHẦN IV: CAM KẾT 
 Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. 
 Trên đây là bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân trọng cảm ơn ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc.pptx