Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp làm tốt văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp làm tốt văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Theo quan điểm và yêu cầu chung trong dạy học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo. Trường tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt, chữ Việt với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ thật sự khoa học.

Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt, bởi đối với người Việt, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt. Bắt đầu khởi động bằng Học vần, tiếp theo là Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, cuối cùng là Tập làm văn. Làm văn, viết văn và hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tập Tiếng Việt ở tiểu học. Đối với học sinh tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa đã là khó, để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy lại chính là cái đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần đạt tới.

 

docx 18 trang Trần Đại 27/04/2023 9553
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp làm tốt văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đích của sáng kiến
2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng học phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4.
2
2. Biện pháp năng cao chất lượng giảng dạy
 Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm chắc đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của từng HS lớp mình để từ đó phương pháp phù hợp khi dạy học.
 Biện pháp 2: Giáo viên giúp HS hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả
 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả.
 Biện pháp 4: Giúp học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả
 Biện pháp 5: Luyện tập cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết khi viết văn miêu tả
 Biện pháp 6: Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn thuộc môn tiếng Việt, vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn, giáo viên cần dạy tốt các phân môn khác tức là thực hiện tốt mục tiêu tích hợp trong dạy học. 
 Biện pháp 7: Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài
 Biện pháp 8: Giáo viên chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài học, góp phần làm nên sự thành công trong dạy học:
4
3. Thực nghiệm sư phạm.
13
4. Kết luận.
13
5. Kiến nghị đề xuất.
15
PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
15
PHẦN IV. CAM KẾT
17
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quan điểm và yêu cầu chung trong dạy học ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo. Trường tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt, chữ Việt với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ thật sự khoa học.
Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt, bởi đối với người Việt, Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt. Bắt đầu khởi động bằng Học vần, tiếp theo là Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, cuối cùng là Tập làm văn. Làm văn, viết văn và hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tập Tiếng Việt ở tiểu học. Đối với học sinh tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa đã là khó, để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy lại chính là cái đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần đạt tới.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng học phân môn tập làm văn của học sinh lớp 4.
Kiến thức Tập làm văn ở tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 với các kiểu bài như: Viết thư, Trao đổi ý kiến, Kể chuyện, Tóm tắt tin tức, Miêu tả... Trong đó khó nhất đối với học sinh là văn miêu tả. Trong thực tế những bài làm văn miêu tả của học sinh tiểu học thường ngắn, cụt, kém hình ảnh, diễn đạt yếu. Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khô cứng.
 Tìm hiểu một số bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 qua nhiều năm thực dạy, tôi thấy học sinh mắc khá nhiều lỗi: Lỗi chính tả, lỗi dấu câu, lỗi diễn đạt, lỗi chủ đề...
*Ví dụ:
- Câu không đủ thành phần: “Trên cành cây, ở tít trên ngọn cây”.
- Câu thừa thành phần, lặp lại thành phần một cách không cần thiết: 
 “Quyển sách Tiếng Việt đối với em là một người bạn thân thiết của em”.
- Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong văn bản: “Cún con luôn thức đêm để trông nhà. Em rất thương cún con vì nó luôn thức đêm để trông nhà cho nhà em”.
- Câu không phân định được thành phần: “Em phải giữ gìn chiếc thước kẻ đặt vào trong hộp”.
- Câu sai nghĩa: “Nếu ai ăn quả thì không thể nhớ ông được”.
 “Con lợn nhà em bằng quả dưa hấu nặng bốn mươi ki - lô -gam”.
- Câu lủng củng, không rõ nghĩa: “Sáng nay em dậy muộn, em thấy cánh cửa hé mở, em không hiểu có chuyện gì, em đi gọi cún con em cũng chẳng thấy cún con đâu”.
- Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu: “Vì luôn yêu mến em nên cún con rất gầy gò”.
- Lỗi không dùng dấu câu: (Trong từng câu hoặc trong cả một bài viết của học sinh không có dấu chấm, dấu phẩy).
- Lỗi sử dụng từ không phù hợp: 
“Chiếc cặp to hình chữ nhật vuông vắn”.
- Lỗi lạc chủ đề
- Lỗi liệt kê trong một đoạn văn
- Lỗi về cấu trúc (Học sinh không trình bày bài văn theo cấu tạo ba phần: mở
bài, thân bài, kết bài mà viết liền thành một đoạn văn lớn).
Đọc bài văn của các em, ta còn thấy sự khô khan, nghèo cảm xúc, bài văn như một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả, lủng củng, lộn xộn, không lột tả được đối tượng miêu tả, đôi khi còn bịa đặt không căn cứ.
Thử làm phép tổng hợp kết quả kĩ năng làm bài văn của các em lớp 4A do tôi chủ nhiệm qua một bài văn viết Miêu tả đồ vật ở tuần học thứ 20 với đề bài: “Em hãy tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em”, tôi thấy kĩ năng làm bài văn của các em còn nhiều hạn chế, cụ thể:
 Biểu 01
Lớp
Số HS
Bài làm đúng yêu cầu, biết sử dụng từ ngữ phong phú và các biện pháp tu từ
Trình bày đúng bố cục, biết sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả
Dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa có hình ảnh
Câu văn lủng củng, trình bày chưa đúng bố cục
SL %
SL %
SL %
SL %
4A
40
	10 25
10	 25
	11 27.5
 22.5 
a. Ưu điểm:
- Một số học sinh thích học văn.
- Các em thích viết văn nhưng còn mắc khá nhiều lỗi trong dùng từ, viết câu, viết đoạn,...
b. Nguyên nhân của những lỗi sai và hạn chế của học sinh khi viết văn.
1. Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa phong phú, chưa tinh tế.
2. Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn, chưa phong phú.
3. Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, kĩ năng viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt còn rất hạn chế. Chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài văn, bố cục thiếu rõ ràng, khoa học.
4. Không có thói quen sử dụng các biện pháp tu từ (biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa,...) khi viết văn.
5. Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự nhiên, còn gượng ép, khô cứng.
6. Trong tiết trả bài, học sinh chưa chú ý tham gia sửa lỗi cho bạn hoặc tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ.
2. Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả.
a. Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm chắc đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của từng HS lớp mình để từ đó phương pháp phù hợp khi dạy học.
Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Trong con mắt trẻ thơ, với cái nhìn trong trẻo của mình thì thì sự vật hiện tượng nào trong cuộc sống cũng đầy bí ẩn. Các em muốn tìm hiểu, khám phá: Tại sao cùng là một sự vật hôm nay là thế này, ngày mai lại là thế khác? Để trả lời câu hỏi đó trước hết người giáo viên phải giúp các em nhận thức được sự đa dạng, phong phú của các sự vật hiện tượng và sự sinh động của cuộc sống. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em cách quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em 
Mọi suy nghĩ của các em đều rất hồn nhiên, trong sáng. Chính vì vậy mà những gì càng gần gũi, dễ hiểu bao nhiêu thì việc tiếp thu của các em càng nhanh chóng bấy nhiêu. Hơn nữa nhận thức của các em còn ở mức độ đơn giản nên giáo viên cần hướng để các em chọn đối tượng miêu tả gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em.
Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái “hồn”, chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.
b. Biện pháp 2: Giáo viên giúp HS hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả:
* Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật (về hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh, ) của cảnh, của người, của vật mà mình quan sát được để giúp người đọc, người nghe hình dung ra được các đối tượng ấy. (Sách Giáo khoa Tiếng Việt 4 - tập 1 - Trang 140)
* Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp của mình. Bài văn miêu tả là thể loại văn mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức gợi tả, gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ.Tả là mô phỏng, là tô vẽ lại, là so sánh, nhân hóa bằng hình ảnh,... chứ không phải là kể lể.
Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ. Dù miêu tả bất kì đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh máy móc những sự vật, hiện tượng mà là kết quả của sự nhận
xét,tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú.Đó là sự miêu tả thể hiện được
cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người.
Chẳng hạn, nhìn bầu trời sao, Vích - to Huy - gô thấy giống như “một đồng lúa chín” mà ở đó người ta đã gặt, đã “để quên một cái liềm con” (Vành trăng non). Đối với nhà văn Nam Cao thì vành trăng và ánh sao lại được cảm nhận theo một cách hoàn toàn khác: “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng đầy sao, trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời” Còn với Trần Đăng Khoa thì trăng đã được cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng: 
 Trăng hồng như quả chín
 Lửng lơ lên trước nhà
 Hay: Trăng tròn như mắt cá
 Chẳng bao giờ chớp mi
 Trăng bay như quả bóng
 Bạn nào đá lên trời
Như vậy, cũng là vầng trăng, là bầu trời, mỗi người sẽ cảm nhận theo cách riêng của mình, đó là những gì người khác không thấy hoặc chưa thấy. 
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh bệnh sáo rỗng.
c. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả.
* Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý:
- Quan sát tổng thể dối tượng, chú ý cả trạng thái động và tĩnh, quan sát bằng tất cả các giác quan ( thính giác, thị giác, xúc giác, cảm giác,...)
- Lựa chọn điểm đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ.
- Quan sát điểm giống nhau, khác nhau với các đối tượng khác có ở xung quanh bằng sự liên tưởng hoặc quan sát trước đó.
- Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các vật ở xung quanh.
- Ghi chép đầy đủ khi quan sát.
* Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả:
- Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát.
- Căn cứ vào nội dung đã ghi chép.
- Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết.
- Lựa chọn những hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ tạo nên hình ảnh tổng thể về đối tượng, có thể lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó mật thiết với đối tượng.
* Sắp xếp ý, đoạn:
- Căn cứ vào nội dung đã lựa chọn để sắp xếp từng ý (theo một thứ tự nào đó: từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau,...)
- Sắp xếp các ý theo đoạn với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp.
d. Biện pháp 4: Giúp học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả.
* Tích lũy vốn từ:
- Vốn từ được tích lũy từ nhiều nguồn: Giao tiếp hàng ngày, đọc sách báo, xem, nghe truyền hình, truyền thanh, trao đổi với bạn bè, thầy cô giáo cung cấp, ...
- Hướng dẫn các em ghi chép vào số tay văn học các từ ngữ miêu tả theo các chủ đề cụ thể như:
+ Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn, um tùm
khẳng khiu, rực rỡ, mỡ màng, vàng úa, xơ xác, lác đác, ...
+ Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, vuông vắn, nhỏ nhắn, xinh xắn, nho nhỏ, ...
+ Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: oai vệ, rón rén, lặc lè, nhanh
thoăn thoắt, chậm chạp, phành phạch, tinh nhanh, ...
+ Các từ thường dùng trong miêu tả người: Tả em bé: mịn màng, mũm mĩm, chũn chĩn, mập mạp, chập chững, bập bẹ, bi bô, hau háu, ngộ nghĩnh, ...
Tả cụ già: nhăn nheo, dò dẫm, đồi mồi, bỏm bẻm, móm mém, lom khom, run rẩy, ...
- Giáo viên chú ý rèn luyện học sinh sử dụng các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh để miêu tả cho sinh động.
* Giúp học sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng: 
Tưởng tượng trong miêu tả rất quan trọng. Có tưởng tượng mới có hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng như một sự hình dung về đối tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi với ta hơn.
* Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tưởng tượng:
- Khi quan sát, tập trung tất cả các giác quan vào đối tượng.
- Nhắm mắt, hình dung về đối tượng: hình ảnh, hoạt động của đối tượng, những ảnh hưởng, tác động của đối tượng đến sự vật xung quanh.
- So sánh đối tượng được miêu tả với đối tượng khác tương đồng.
- Phân tích, đánh giá cái hay, cái đẹp ở đối tượng.
- Dự đoán trước khả năng và những điều tốt đẹp mà đối tượng có thể vươn tới.
- Liên tưởng những điều mình đã biết, đã nghe, đọc, cảm nhận được về đối tượng từ trước tới nay.
- Ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào
bài viết của mình.
* Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài:
Bài văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thường thu hút người đọc, người nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề mà người viết trình bày. Chính vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài là rất cần thiết. 
- Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở bài theo cách nào mà để cho các em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất và phù hợp với khả năng của từng em. 
- Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong bài văn nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết luận khô cứng, gò bó, thiếu tính chân thực. Chủ yếu các em thường làm kết bài không mở rộng, kết bài như vậy không sai nhưng chưa hay, chưa hấp dẫn người đọc.Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải gợi ý để học sinh biết cách làm phần kết bài có mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên thông qua những câu hỏi gợi mở, sau đó cho các em nhận xét, sửa sai và chắt lọc để có được những kết bài hay.
Bài văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết, cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Vì vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên liên tục, từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và ngay trong tiết trả bài nữa.
đ. Biện pháp 5: Luyện tập cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết khi viết văn miêu tả.
Muốn một bài văn hay, có “hồn’, có chất văn thì các em phải có vốn từ ngữ phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác hay trong những buổi nói chuyện, trong các tiết sinh hoạt. Khuyến khích các em tham gia thi Trạng Nguyên tiếng Việt để các em trau dồi kiến thức cũng như tăng vốn tiếng Việt của mình. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo chủ đề, chủ điểm, khi gặp một từ hay, một câu văn hay, các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Giáo viên cũng cần khuyến khích các em đọc sách báo như Văn tuổi thơ, Nhi đồng chăm học để tìm hiểu thêm thông tin tư liệu, xây dựng tủ sách trong góc học tập của lớp để các em trao đổi sách báo cho nhau và em nào cũng được đọc. Hàng tuần hoặc hàng tháng giáo viên có thể tổ chức cho các em những cuộc thi vui: thi xem ai đọc được nhiều sách báo nhất (kể tên những đầu sách và những tên bài mình đã đọc), thi tìm từ ngữ theo chủ đề (học sinh tự chọn một chủ đề bất kỳ và nêu những từ ngữ thuộc chủ đề đó mà mình đã sưu tầm được),Sau những cuộc thi, những buổi trao đổi như thế chắc chắn vốn từ ngữ của các em sẽ tăng lên, khả năng giao tiếp của các em cũng sẽ khá hơn, điều này giúp ích rất nhiều cho việc làm văn của các em.
Sau khi các em đã có vốn từ phong phú, giáo viên tiếp tục rèn cho các em cách lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh và có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt cầu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm. 
e. Biện pháp 6: Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn thuộc môn tiếng Việt, vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn, giáo viên cần dạy tốt các phân môn khác tức là thực hiện tốt mục tiêu tích hợp trong dạy học. 
- Ta có thể thấy, mỗi bài tập đọc là những đoạn văn mẫu mực cả về câu, từ cả về cách cách diễn đạt, những văn bản trong các bài tập đọc đạt yêu cầu lời hay, ý đẹp, dạy tốt tập đọc sẽ tạo điều kiện cho học sinh tăng thêm vốn từ và biết được khả năng thể hiện của của tiếng Việt trong mọi trường hợp rất phong phú, học sinh sẽ học tập được cách dùng từ, viết câu, diễn đạt.
Trong dạy tập đọc chủ yếu là rèn cho học sinh các kỹ năng, trong đó có kỹ năng văn hay còn gọi là kỹ năng cảm thụ:
Làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong ngôn từ văn bản: âm thanh, gieo vần, cách dùng từ, đặt câu, những biện pháp tu từ (ví von, so sánh, nhân hoá, từ láy, từ gợi tả, gợi cảm,...)
- Với luyện từ và câu, học tốt phân môn này sẽ giúp các em có vốn từ ngữ phong phú, biết viết đúng các kiểu câu và biết sử dụng các biện pháp tu từ khi viết văn. Học tốt luyện từ và câu sẽ gúp các em tránh được những lỗi về cấu tạo ngữ pháp, lỗi về nghĩa và lỗi về dấu câu. 
- Nội dung của bài văn có hấp dẫn, có lôi cuốn được người đọc hay không một phần phụ thuộc vào hình thức biểu hiện bên ngoài của nó, đó chính là chữ viết. Vì vậy muốn có bài làm văn hấp dẫn thì giáo viên cần chú ý rèn kỹ năng viết cho học sinh trong các giờ chính tả. Chính tả giúp học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp và trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
- Nếu như tập đọc rèn kỹ năng cảm thụ cho học sinh, chính tả rèn kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn kể chuyện rèn kỹ năng nói, hay nói cách khác là kỹ năng sản sinh văn bản dưới dạng nói cho học sinh. Kể chuyện vừa bồi dưỡng tình cảm, giúp học sinh biết quý trọng người tốt, phê phán cái xấu, vừa giúp học 
Nói tóm lại, các phân môn của tiếng Việt tuy mỗi phân môn có nội dung riêng, phương pháp riêng nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho nhau, kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác. Với phân môn tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân môn khác, muốn học tốt tập làm văn học sinh cần học tốt các phân môn còn lại.
Ngoài ra giáo viên cần thực hiện tốt tiết đọc thư viện để giúp học sinh hình thành thói quen đọc sách, yêu sách từ đó góp phần phát triển khả năng cảm thụ văn học và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ khi viết văn miêu tả.
g. Biện pháp 7: Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài: 
Muốn có được tiết trả bài có hiệu quả cao thì việc chấm bài là rất quan trọng. Giáo viên cần chấm bài thật kỹ càng, chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết cho học sinh. Khi chấm bài phát hiện ra lỗi của học sinh, giáo viên cần ghi lại cẩn thận các lỗi của học sinh theo từng loại: lỗi về cách dùng từ, lỗi câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả,... và cũng cần ghi lại các từ, câu hay đoạn văn hay. Giáo viên cần đưa ra được nhận xét chung nhất về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh, thống kê được các lỗi mà học sinh thường mắc và những câu văn, đoạn văn hay. 
Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã hướng dẫn, giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động để học sinh đỡ nhàm chán. Sau phần giáo viên nhận xét chung, giáo viên cần chữa lỗi cho học sinh theo từng loại lỗi đã thống kê khi c

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_lam_tot_van_mieu_ta_cho_hoc.docx