Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lý nhằm nâng cao chất lượng đại trà

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lý nhằm nâng cao chất lượng đại trà

Về phía nhà trường:

- Nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ GV phát triển và hoàn thiện kỹ năng sư phạm trong đó có kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học ở nh.

- Tạo điều kiện cho GV đi dự giờ chuyên đề cụm ở trường bạn để học hỏi trao dồi kinh nghiệm giảng dạy.Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm để GV nâng cao thêm chất lượng giờ dạy.

Về phía học sinh

- Các em HS cũng đã có thói quen đọc sách giáo khoa, sách tham khảo .

Về phía giáo viên:

- Đa số GV đều thực hiện việc hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà trong tiến trình dạy học.

Về cơ sở vật chất:

- Trường có tranh ảnh, đồ dùng thí nghiệm, phòng học bộ môn.

Về phân phối chương trình:

- Sắp xếp theo trình tự kiến thức, khoa học phù hợp với nhận thức của HS.

Về phương pháp giảng dạy:

- Có thể sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn như đàm thoại, trực quan, thí nghiệm, thực hành để áp dụng hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

doc 17 trang Mai Loan 21/04/2025 590
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lý nhằm nâng cao chất lượng đại trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CHUYÊN ĐỀ
1. Lời giới thiệu:
 Mục tiêu giáo dục hiện nay là “Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới nội 
dung và phương pháp, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Để đạt 
được mục tiêu đó thì người thầy giáo phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ, nâng cao tay nghề và phải tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, 
phải kết hợp tốt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả của bài giảng, tổ chức 
điều khiển để các em tích cực chủ động học tập tiếp thu kiến thức. 
 Để góp phần trong cuộc cách mạng về giáo dục, nghị quyết TW 2 khóa VIII đã 
chỉ rõ một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục đào tạo là ‘‘Đổi mới phương 
pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề 
nếp tư duy sáng tạo của người học’’. Lấy nội lực, năng lực tự học làm nhân tố quyết 
định sự phát triển của bản thân người học. Vì vậy chúng ta có thể coi tự học là mũi 
nhọn chiến lược của giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay.
 Qúa trình tự học tự đào tạo là sự kết hợp của quá trình dạy của thầy và quá 
trình học của trò thành một quá trình thống nhất biện chứng, tác động qua lại lẫn 
nhau. Mấy năm gần đây việc dạy của thầy cô và tự học của trò đã và đang là mối 
quan tâm của rất nhiều nhà giáo dục. Trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học 
tích lấy người học làm trung tâm, còn thầy giáo chỉ là người hướng dẫn. Vấn đề tự 
học và tư tưởng lấy việc học của trò làm gốc là một quá trình lâu dài không phải một 
sớm một chiều và của riêng ai. Việc tự học của học sinh THCS là một điều rất cần 
thiết, trong việc tích lũy kiến thức cho bản thân học sinh. Tuy vậy, trong thực tế dạy 
học hiện nay việc áp dụng phương pháp dạy học hướng dẫn học sinh tự học của giáo 
viên THCS ở tất cả các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng còn gặp rất nhiều 
lúng túng và khó khăn. Để giúp học sinh khắc phục những khó khăn thường gặp trên 
, bản thân tôi thấy rằng việc hướng dẫn học sinh tự học để nắm vững kiến thức cơ bản 
và có phương pháp giải phù hợp với từng loại bài trong mỗi phần kiến thức là quan 
trọng và có ý nghĩa thiết thực.
2. Tên chuyên đề:
 “Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lý nhằm nâng cao chất lượng 
đại trà’’ - Các em HS cũng đã có thói quen đọc sách giáo khoa, sách tham khảo .
Về phía giáo viên:
 - Đa số GV đều thực hiện việc hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà trong tiến 
 trình dạy học.
Về cơ sở vật chất:
 - Trường có tranh ảnh, đồ dùng thí nghiệm, phòng học bộ môn.
Về phân phối chương trình:
 - Sắp xếp theo trình tự kiến thức, khoa học phù hợp với nhận thức của HS.
Về phương pháp giảng dạy:
 - Có thể sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn như đàm thoại, 
 trực quan, thí nghiệm, thực hành để áp dụng hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
7.1.2.2. Khó khăn: 
Về phía nhà trường:
 - Không có nhiều giáo viên cùng bộ môn nên việc đánh giá hiệu quả của phương 
 pháp còn gặp nhiều khó khăn.
 - Phân công dạy nhiều khối lớp nên việc đầu tư đi sâu vào một khối lớp chưa 
 nhiều, còn giàng trải nên hiệu quả chưa cao.
 - Số lớp học trong khối còn ít nên chưa áp dụng vào việc giảng dạy được nhiều để 
 rút kinh nghiệm.
Về phía học sinh:
 - Hiện nay, việc học tập của học sinh về môn Vật lí chưa được học sinh quan tâm, 
chú ý không hứng thú với môn học, chỉ coi đó là nhiệm vụ. Trong giờ Vật lí có hiện 
tượng nói chuyện riêng, học các môn học khác, hoặc luôn học ở tình trạng thụ động, 
máy móc tái hiện kiến thức, ít vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau do đó 
hiệu quả lĩnh hội còn thấp, làm giảm hiệu quả học tập bộ môn.
Về phía giáo viên:
 Đa số giáo viên thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học 
nên chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội dung 
SGK.
 Một số giáo viên chưa có kỹ năng soạn bài, vẫn áp dụng một cách rập khuôn, 
máy móc lối dạy học "truyền thống" chủ yếu giải thích, minh hoạ sơ sài, nghèo nàn, 
tái hiện, liệt kê kiến thức theo SGK là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có 
vấn đề coi nhẹ rèn luyện thao tác tư duy, năng lực thực hành, ít sử dụng các 
phương tiện dạy học nhất là các phương tiện trực quan để dạy học và tổ chức cho học Tự học là một quá trình chủ thể nhận thức tác động một cách tích cực, tự lực, 
chủ động và sáng tạo vào đối tượng học nhằm chuyển hoá chúng thành tài sản riêng, 
làm cho chủ thể thay đổi và phát triển.
 Tự học là tự mình thực hiện việc học. Tự học không thể thiếu trong hoạt động 
học, trong đó HS phải biết huy động hết khả năng trí tuệ, tình cảm và ý chí của mình 
để lĩnh hội một cách sáng tạo tri thức kĩ năng và hoàn thiện nhân cách của mình dưới 
sự hướng dẫn của GV. Kết quả tự học cao hay thấp phụ thuộc vào kĩ năng tự học của 
mỗi cá nhân và đặc biệt với HS THCS thì còn phải phụ thuộc rất lớn đến sự hướng 
dẫn của GV hay học liệu, phương tiện hỗ trợ,...
7.1.3.2. Hướng dẫn học sinh tự học:
 Trong hoạt động hướng dẫn, dạy học chính là sự tổ chức hay điều khiển tối ưu 
hoá quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học để hình thành và phát triển nhân cách cho 
người học. Hoạt động dạy học có hai chức năng luôn gắn kết chặt chẽ với nhau 
“truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học’’.
 Tri thức
 Trò
 Tự nghiên cứu, tự 
 thể hiện, tự kiểm tra
 Thầy Lớp, nhóm
 Hướng dẫn, tổ chức, Thảo luận, bổ sung, 
 trọng tài, đánh giá kiểm tra.
 Ở hình thức này thời gian giáo viên trực tiếp giảng dạy sẽ ít hơn, chủ yếu dành 
thời gian cho học sinh tự học. Hình thức dạy học “tự học có hướng dẫn” là một trong 
những biện pháp để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 
 Từ sơ đồ dạy học trên có thể hiểu khái niệm hướng dẫn tự học là sự điều khiển 
của GV trong việc định hướng, tổ chức và chỉ đạo nhằm giúp học sinh tối ưu hoá quá 
trình tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo thông qua đó hình thành và 
phát huy nhân cách cho học sinh.
 Tự học có hướng dẫn là một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó thầy đóng 
vai trò người hướng dẫn, theo nguyên tắc:
 + Nguyên tắc cơ bản trong hướng dẫn học và tự học xuyên khi nguồn học liệu hay GV tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, các 
cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người học,...
 – Các động cơ trách nhiệm trong học tập:
 Một khi đã có động cơ, hiểu nhiệm vụ và có trách nhiệm thì bắt buộc người học 
phải liên hệ với ý nghĩa xã hội của sự học. Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, trách 
nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè, Từ đó, các em mới có 
ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, 
những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi quy định của xã hội.
*Học tập có kế hoạch:
 Việc học, tự học thật sự có hiệu quả khi mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch học tập 
được xây dựng cụ thể, rõ ràng và có tính hướng đích cao, sao cho phù hợp với điều 
kiện hoàn cảnh cá nhân.
*Thực hiện kế hoạch học tập để chiếm lĩnh kiến thức:
 – Tiếp nhận/thu thập thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định, như: đọc sách, nghe 
giảng, xem truyền hình, tra cứu từ internet, hội thảo, làm thí nghiệm, quan sát, điều 
tra, Thu thập thông tin nhằm tập hợp những thông tin liên quan đến vấn đề mà 
người học đang tìm hiểu, giải quyết.
 – Xử lí thông tin: Cần tìm hiểu, tóm lược, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối
chiếu, lí giải, đánh giá các thông tin thu thập được; xem xét một cách toàn diện, thấu 
đáo, có hệ thống các thông tin đó để giải quyết vấn đề.
 – Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức khoa
học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình 
huống, viết bài thu hoạch, ta thường gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều khi, tìm được 
một khối lượng lớn tư liệu, thông tin nhưng việc tập hợp phân loại nội dung để kiến 
giải một vấn đề lại khó thực hiện được. Lúc này cần khoanh vùng vấn đề theo một 
giới hạn hay phạm vi đừng quá rộng. Chỉ cần tập trung đào sâu một vấn đề nào đó 
nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị là đáp ứng yêu cầu. Trong khâu này việc lựa chọn 
và thay đổi hình thức tư duy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối tượng nghiên cứu 
cũng rất cần thiết.
7.1.3.4. Các biện pháp hướng dẫn học sinh tự học.
*Tự học qua sách giáo khoa, sách tham khảo:
 SGK là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó quy định liều lượng kiến 
thức cần thiêt của môn học, là phương tiện phục vụ đắc lực cho GV và học sinh. SGK 
có kênh hình và kênh chữ thể hiện nội dung kiến thức. Bước 1: Học sinh phải đọc nhanh một lượt nội dung cần lập dàn ý.
 Bước 2: Học sinh đọc kỹ lại để nắm nội dung bản chất của nội dung.
 Bước 3: Tách ra các ý chính, rồi thiết lập mối quan hệ giữa chúng và đặt các 
mục tương ứng (nếu cần).
*Sử dụng SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới:
 - Tổ chức cho học sinh làm việc với sách ngay sau khi GV ra bài tập nhận thức 
hoặc ngay sau khi GV đặt tình huống có vấn đề.
 - Tổ chức cho học sinh đọc những đoạn có mô tả sự kiện, còn những vấn đề khó, 
phức tạp GV cần giải thích cho sáng tỏ.
 - GV tổ chức giải đáp tái hiện hoặc để học sinh độc lập nghiên cứu lại SGK 
trước khi cho các em nghiên cứu nội dung mới.
 - Đọc sách sau khi quan sát thí nghiệm, hoặc sau khi quan sát các đồ dùng trực 
quan khác.
 Sử dụng SGK, các bài tập khác nhau để tổ chức học sinh nghiên cứu SGK. Có 
thể là yêu cầu học sinh sưu tầm các tài liệu trực quan đồ dùng thí nghiệm để minh hoạ 
khẳng định một khái niệm, một quy luật được trình bày trong SGK
 - Bài tập luyện tập một quy tắc, một định luật.
 - Bài tập yêu cầu đọc SGK, ôn lại những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo.
Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh tự đọc, tự tóm tắt nội dung
 Muốn tóm tắt nội dung của đoạn thông tin thì học sinh cũng cần được rèn luyện 
theo các bước sau:
 Bước 1: Học sinh cũng cần đọc qua một lượt để nắm được toàn bộ bố cục của 
đoạn cần tóm tắt.
 Bước 2: Học sinh đọc kỹ và từ đó tìm những ý chính, ý cốt lõi của bài.
 Bước 3: Tách các ý chính rồi thiết lập mối quan hệ giữa chúng để tạo nên đoạn 
thông tin mới có nội dung cụ thể hơn.
Ví dụ 2: Hướng dẫn học sinh về nhà tự đọc và trả lời theo những câu hỏi mà giáo 
viên đưa ra
 Ở kỹ năng này, cần hướng dẫn như sau:
 Bước 1: Học sinh đọc câu hỏi mà giáo viên đưa ra và xác định câu hỏi cần hỏi 
vấn đề gì?
 Bước 2: Tìm các tài liệu, đoạn thông tin có nội dung liên quan đến vấn đề này.
 Bước 3: Đọc và lựa chọn kiến thức theo đúng nội dung câu hỏi đưa ra để trả 
lời.
*Sử dụng bản đồ tư duy trong tự học:

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_mo.doc