SKKN Cách tổ chức tiết ôn tập môn Vật lí 9 đạt hiệu quả bằng phương pháp dạy học theo hợp đồng

SKKN Cách tổ chức tiết ôn tập môn Vật lí 9 đạt hiệu quả bằng phương pháp dạy học theo hợp đồng

Đối với môn Vật lí ở bậc THCS nói chung và môn Vật lí ở lớp 9 nói riêng trong các kiểu bài dạy trên lớp thì kiểu bài dạy tiết ôn tập trước khi kiểm tra một tiết hoặc kiểm tra cuối học kì, kiểm tra cuối năm học là một tiết dạy mà đòi hỏi người giáo viên phải trăn trở nhiều hơn bởi các lí do sau:

Thứ nhất: Ở các tiết dạy này trong sách giáo khoa không có hệ thống câu hỏi và bài tập có sẵn làm tài liệu để giáo viên và học sinh tham khảo. Do đó giáo viên phải tự xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, hệ thống câu hỏi, bài tập truyển tải đến học sinh để đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng của tiết dạy.

Thứ hai: Sau tiết ôn tập ngoài nhiệm vụ nắm vững và sâu chuỗi các kiến thức trong các bài đã học thì học sinh phải có kĩ năng, kiến thức cơ bản cần thiết để trình bày vào bài kiểm tra một tiết cũng như bài kiểm tra cuối học kì. Do đó đòi hỏi kĩ năng làm bài, trình bày bài phải đảm bảo đạt yêu cầu đề ra.

Thứ ba: Thời lượng dành cho tiết ôn tập cũng chỉ có 45 phút, lượng kiến thức phải ôn tập khá nhiều, đối tượng học sinh ở các lớp không đồng đều, học lực ở các mức độ khác nhau. Thái độ học tập của học sinh nhiều em tính tự giác chưa cao.

Do đó nếu giáo viên không có sự đầu tư một cách thỏa đáng và tìm ra phương pháp tổ chức tiết ôn tập sáng tạo, hợp lí thì tiết ôn tập thường nhàm chán, căng thẳng, chỉ có một số học sinh học tốt, tự giác học sẽ tích cực tham gia ôn tập và làm được bài tập giáo viên đưa ra, còn lại số học sinh có lực học trung bình, yếu hơn thì ít được hoạt động và ghi chép lại không đầy đủ dẫn đến kết quả thể hiện trong bài kiểm tra thường không đạt yêu cầu.

Bắt đầu từ năm học 2012 - 2013. Bộ giáo dục đã triển khai tập huấn các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy năng lực độc lập, sáng tạo của học sinh trong đó có phương pháp dạy học theo hợp đồng, qua nhiều năm nghiên cứu bản thân tôi thấy đây là một phương pháp hay, dễ thực hiện, giáo viên có thể sử dụng thêm một số phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nữa áp dụng vào dạy tiết ôn tập để khắc phục những điểm hạn chế nêu trên. Trong năm học 2016 - 2017 bản thân tôi đã áp dụng vào dạy một số tiết ôn tập và nhận thấy giờ dạy đạt được kết quả tốt hơn. Vì vậy tôi xin được mạnh dạn chia sẻ “Cách tổ chức tiết ôn tập môn Vật lí 9 đạt hiệu quả bằng phương pháp dạy học theo hợp đồng” để đồng nghiệp tham khảo.

 

doc 19 trang thuychi01 12571
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách tổ chức tiết ôn tập môn Vật lí 9 đạt hiệu quả bằng phương pháp dạy học theo hợp đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Đối với môn Vật lí ở bậc THCS nói chung và môn Vật lí ở lớp 9 nói riêng trong các kiểu bài dạy trên lớp thì kiểu bài dạy tiết ôn tập trước khi kiểm tra một tiết hoặc kiểm tra cuối học kì, kiểm tra cuối năm học là một tiết dạy mà đòi hỏi người giáo viên phải trăn trở nhiều hơn bởi các lí do sau: 
Thứ nhất: Ở các tiết dạy này trong sách giáo khoa không có hệ thống câu hỏi và bài tập có sẵn làm tài liệu để giáo viên và học sinh tham khảo. Do đó giáo viên phải tự xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, hệ thống câu hỏi, bài tập truyển tải đến học sinh để đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng của tiết dạy. 
Thứ hai: Sau tiết ôn tập ngoài nhiệm vụ nắm vững và sâu chuỗi các kiến thức trong các bài đã học thì học sinh phải có kĩ năng, kiến thức cơ bản cần thiết để trình bày vào bài kiểm tra một tiết cũng như bài kiểm tra cuối học kì. Do đó đòi hỏi kĩ năng làm bài, trình bày bài phải đảm bảo đạt yêu cầu đề ra.
Thứ ba: Thời lượng dành cho tiết ôn tập cũng chỉ có 45 phút, lượng kiến thức phải ôn tập khá nhiều, đối tượng học sinh ở các lớp không đồng đều, học lực ở các mức độ khác nhau. Thái độ học tập của học sinh nhiều em tính tự giác chưa cao. 
Do đó nếu giáo viên không có sự đầu tư một cách thỏa đáng và tìm ra phương pháp tổ chức tiết ôn tập sáng tạo, hợp lí thì tiết ôn tập thường nhàm chán, căng thẳng, chỉ có một số học sinh học tốt, tự giác học sẽ tích cực tham gia ôn tập và làm được bài tập giáo viên đưa ra, còn lại số học sinh có lực học trung bình, yếu hơn thì ít được hoạt động và ghi chép lại không đầy đủ dẫn đến kết quả thể hiện trong bài kiểm tra thường không đạt yêu cầu.
Bắt đầu từ năm học 2012 - 2013. Bộ giáo dục đã triển khai tập huấn các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy năng lực độc lập, sáng tạo của học sinh trong đó có phương pháp dạy học theo hợp đồng, qua nhiều năm nghiên cứu bản thân tôi thấy đây là một phương pháp hay, dễ thực hiện, giáo viên có thể sử dụng thêm một số phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nữa áp dụng vào dạy tiết ôn tập để khắc phục những điểm hạn chế nêu trên. Trong năm học 2016 - 2017 bản thân tôi đã áp dụng vào dạy một số tiết ôn tập và nhận thấy giờ dạy đạt được kết quả tốt hơn. Vì vậy tôi xin được mạnh dạn chia sẻ “Cách tổ chức tiết ôn tập môn Vật lí 9 đạt hiệu quả bằng phương pháp dạy học theo hợp đồng” để đồng nghiệp tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu vấn đề này để nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trước khi kiểm tra một tiết hoặc kiểm tra cuối học kì môn Vật lí 9 THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu chủ yếu phương pháp dạy học theo hợp đồng để sử dụng vào tiết ôn tập môn Vật lí 9 THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm.
Học theo hợp đồng là một hoạt động học tập trong đó mỗi học sinh được giao một hợp đồng chọn gói bao gồm các nhiệm vụ/ bài tập bắt buộc và tự chọn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ/ bài tập đó theo khả năng của mình.
Trong học theo hợp đồng: Giáo viên là người thiết kế, xây dựng các nhiệm vụ/ bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng theo năng lực, trình độ và nhịp độ học tập của cá nhân nhằm đạt mục tiêu dạy học. 
Hợp đồng là một gói các nhiệm vụ thống nhất và khả thi giữa hai bên giáo viên và cá nhân học sinh, theo đó có cam kết của học sinh sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong một khoảng thời gian xác định. 
Mỗi học sinh có thể thực hiện nội dung học tập theo khả năng của mình: Học sinh có thể quyết định nhiệm vụ nào cần thực hiện trước và có thể dành bao nhiêu thời gian cho nhiệm vụ đó. Học sinh phải tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của giáo viên hoặc của học sinh khác (nếu cần). 
Học theo hợp đồng là một hình thức dạy học mang tính cá thể hóa, tạo điều kiện phân hóa trình độ của học sinh khuyến khích học sinh phát triển tối đa năng lực học tập và tự kiểm soát, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Phương pháp dạy học này khác với việc dạy học mang tính đồng loạt cho toàn thể lớp học, cho phép giáo viên có thể quản lí kiểm soát đánh giá được năng lực học tập của mỗi học sinh. Phương pháp này tạo cơ hội học tập cho tất cả học sinh trong lớp theo trình độ, nhịp độ và theo năng lực.
Giáo viên có thể chắc chắn rằng mỗi học sinh đã kí hợp đồng tức là đã nhận một trách nhiệm rõ ràng và sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng. 
Khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng, tuy mất nhiều thời gian chuẩn bị và nghiên cứu kĩ bài giảng, nhưng khi tiến hành thì đơn giản và đạt hiệu quả cao. Phương pháp dạy học theo hợp đồng là một cách thay thế việc giảng bài của giáo viên cho toàn thể lớp, nhưng giáo viên vẫn theo dõi và quản lí được hoạt động học tập học sinh và có thời gian đáp ứng được năng lực của từng học sinh hoặc nhóm học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tất cả học sinh có thể hệ thống hóa được kiến thức các bài mà mình đang ôn tập và cảm thấy hứng thú, say mê khi tự mình tìm được hướng giải một bài tập hoặc rút được những kinh nghiệm bổ ích, tránh được những sai lầm thường gặp trong khi làm bài được rèn luyện cách trình bày bài và đưa ra được sản phẩm của chính mình, được thầy cô hoặc các bạn ghi nhận. 
 Trong trang này mục II.1: Được tham khảo từ TLTK số 1.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình môn Vật lí lớp 9 có 4 tiết ôn tập để chuẩn bị cho các bài kiểm tra một tiết và kiểm tra cuối học kì 1, kiểm tra cuối năm, không kể các tiết “Tổng kết chương”. Đối với tiết “Tổng kết chương” thì sách giáo khoa đã soạn sẵn hệ thống câu hỏi và bài tập rất cụ thể và chi tiết, đây là nguồn tài liệu để giáo viên dựa vào đó đưa ra các phương pháp phù hợp để tổ chức hướng dẫn ôn tập cho học sinh. Còn đối với các tiết “Bài tập Ôn tập” hoặc “Ôn tập” để chuẩn bị kiểm tra một tiết hoặc kiểm tra học kì, kiểm tra cuối năm thì không có hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Ví dụ như: Tiết 20, tiết 35, tiết 54, tiết 69, thì trong sách giáo khoa không có hệ thống câu hỏi và bài tập mà đến các tiết này giáo viên phải tự thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập để tổ chức tiết ôn tập sao cho đạt được mục tiêu đề ra. 
Cũng như các tiết ôn tập khác do trong sách giáo khoa không có hệ thống câu hỏi nên trước khi dạy bài ôn tập để kiểm tra một tiết ví dụ: Sau tiết 19: Bài 17: “Bài tập” thì giáo viên chỉ nhắc học sinh về xem lại các bài đã học từ (Bài 1 đến Bài 17) tiết sau sẽ có tiết “Bài tập ôn tập” để chuẩn bị kiểm tra một tiết.
 Khi ôn tập phần lí thuyết giáo viên đưa ra các câu hỏi và học sinh sẽ trả lời theo sự hướng dẫn của giáo viên để hệ thống kiến thức các bài đã học, tương tự đối với bài tập cũng đưa ra các dạng bài tập yêu cầu học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Kết quả bài kiểm tra tiết 21 cụ thể như sau: 
Bài KT tiết
TSHS Lớp 9
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
TL
%
TL
%
TL
%
TL
%
TL
%
21
65
10
15.4
17
26.1
26
40
12
18.5
0
0
Căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra giáo viên sẽ thấy được mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng trình bày bài của học sinh đến đâu để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
Theo cảm nhận của giáo viên qua tiết ôn tập thì hầu như học sinh đã hiểu bài, xong qua kết quả bài kiểm tra thì thấy rõ điểm hạn chế, học sinh ôn tập một cách thụ động dựa vào kết quả trả lời của các bạn hoặc của thầy cô rồi ghi vở do đó độ ghi nhớ hiểu bài không sâu. Vì vậy khi trình bày bài kiểm tra lúng túng kể cả lí thuyết và bài tập nhiều em chưa nắm vững công thức.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Phân loại đối tượng học sinh theo sự tiếp thu kiến thức bộ môn và xếp chỗ ngồi phù hợp. 
Bất kì giáo viên nào muốn làm tốt được chất lượng môn dạy điều đầu tiên phải phân loại được đối tượng học sinh, từ đó mới đưa ra được phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng và mục đích nâng cao chất lượng bộ môn. 
Việc phân loại đối tượng học sinh phải tùy vào môn học chứ không thể lấy kết quả đánh giá chung cả năm của học sinh để làm cơ sở cho môn mình dạy.
Nếu là giáo viên đã dạy bộ môn liên tục từ lớp dưới lên thì việc phân loại đối tượng học sinh rất dễ dàng, nếu giáo viên mới nhận lớp thì cần phải qua một thời gian dạy một số tiết và phải làm bài kiểm tra khảo sát nhanh ít nhất 2 bài để phân loại đối tượng học sinh, có như vậy thì mới phân chia sát đối tượng vì việc này sẽ liên quan đến việc hoàn thành công việc được giao trong các tiết dạy của mình. 
Qui định thứ tự chỗ ngồi cho học sinh như sau:
Do đặc trưng bộ môn thường xuyên phải hoạt động nhóm. Vì vậy căn cứ vào việc phân loại đối tượng học sinh giáo viên sắp xếp cho học sinh có học lực khá giỏi, ngồi cùng bàn với học sinh có học lực trung bình, yếu. Mục đích của việc phân chia chỗ ngồi theo học lực này để khi học tiết lí thuyết, tiết thực hành thì các em có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, còn đối với tiết ôn tập theo cách dạy này khi thực hiện hợp đồng các em ngồi cùng bàn có thể hỗ trợ, học tập lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tóm lại để học theo phương pháp này việc phân loại học sinh và quy định chỗ ngồi cho học sinh là vấn đề quan trọng góp phần cho sự thành công của tiết dạy. 
3.2. Giới thiệu, hướng dẫn học sinh phương pháp “Học theo hợp đồng”.
a. Giới thiệu phương pháp học theo hợp đồng.
Học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó mỗi học sinh (hoặc mỗi nhóm nhỏ) làm việc với một gói các nhiệm vụ khác nhau (bao gồm nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định (không nhất thiết là trong một tiết học).
Trong học theo hợp đồng, học sinh được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
b. Giới thiệu cách sử dụng tài liệu để học theo phương pháp dạy học theo hợp đồng.
Tài liệu sử dụng để học theo phương pháp này chủ yếu dựa trên những sách bài tập sẵn có, sách giáo khoa hoặc dựa trên hệ thống câu hỏi, bài tập giáo viên soạn sẵn để học sinh thực hiện, khi đó hợp đồng chỉ đơn giản chỉ ra số bài, số trang và số các bài tập nhất định đã chuẩn bị trước.
Giáo viên chuẩn bị những nhiệm vụ được viết trên những phiếu làm bài riêng (phiếu bài tập). Các nhiệm vụ thể hiện bằng các câu hỏi và bài tập giáo viên lựa chọn và chuẩn bị. Yêu cầu câu hỏi, bài tập phải đa dạng phù hợp với nhu cầu và sát với đối tượng học sinh và đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu bài học.
c. Giới thiệu mẫu phiếu học tập và mẫu hợp đồng kèm theo dùng để dạy học phương pháp này.
Giáo viên soạn mẫu phiếu học tập và mẫu hợp đồng đơn giản phôtô và phát cho học sinh để học sinh làm quen. Chỉ rõ trong phiếu học tập và trong hợp đồng gồm có 2 phần: Nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn các nhiệm vụ này tương ứng với nhau.
Ví dụ1: Mẫu phiếu học tập thường dùng.
Mẫu: PHIẾU HỌC TẬP HỌC THEO HỢP ĐỒNG MÔN VẬT LÍ 9
Họ và tên học sinh: ........................................Lớp: ...........
I. Nhiệm vụ bắt buộc
Nhiệm vụ 1: Ghi nội dung câu hỏi (bài tập)
Trả lời: .............................................................................................................
Nhiệm vụ 2: Ghi nội dung câu hỏi (bài tập)
Trả lời: ...............................................................................................................
Nhiệm vụ 3: Ghi nội dung câu hỏi (bài tập)
Trả lời: ...............................................................................................................
II. Nhiệm vụ tự chọn
Nhiệm vụ 4: Ghi nội dung câu hỏi (bài tập)
Trả lời: ...............................................................................................................
Nhiệm vụ 5: Ghi nội dung câu hỏi (bài tập)
Trả lời: .................................................................................................................
Ví dụ 2: Mẫu hợp đồng thường dùng.
Mẫu: HỢP ĐỒNG HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ 9 ( kèm theo phiếu học tập)
Họ và tên học sinh: ........................................Lớp: ...........
I. Phần nhiệm vụ bắt buộc
Lựa chọn
Hoàn thành
Chưa hoàn thành 
Cá nhân tự làm.
Có sự trợ giúp
Nhiệm vụ 1
 Nhiệm vụ 2...
II. Phần nhiệm vụ tự chọn
Nhiệm vụ 4
 Nhiệm vụ 5...
 Học sinh Giáo viên
 (kí tên) (kí tên)
(Học sinh căn cứ vào các nhiệm vụ đã hoàn thành trong phiếu học tập để đánh dấu X vào các ô tương ứng trong bản hợp đồng).
Lưu ý: Mẫu phiếu học tập và mẫu hợp đồng giáo viên nên thiết kế đơn giản để học sinh dễ thực hiện.
d. Hướng dẫn học sinh thực hiện các công việc được giao trong phiếu học tập và cách kí hợp đồng.
Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào các kiến thức đã học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách bài tập để tự trả lời và làm đáp án cho hệ thống câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập theo năng lực của bản thân (phần này phải tự hoàn thành ở nhà). Nhưng không nhất thiết phải hoàn thành tất cả các nhiệm vụ. Nếu nhiệm vụ nào vượt ngoài khả năng của bản thân do quá khó hoặc chưa hiểu các em có thể để lại và sẽ tiếp tục hoàn thành trong tiết ôn tập và nhờ sự trợ giúp của bạn cùng nhóm hoặc trợ giúp của thầy cô hoặc trợ giúp từ phiếu hỗ trợ học tập.
Hướng dẫn học sinh cách kí hợp đồng:
Giáo viên phát hợp đồng cho học sinh (các bản hợp đồng đã có chữ kí của giáo viên). Sau khi học sinh đọc các nhiệm vụ trong hợp đồng các em nhận thấy mình có thể hoàn thành được các nhiệm vụ nào trong hợp đồng thì đánh dấu X lựa chọn vào cột có nhiệm vụ tương ứng và kí vào phần cuối của hợp đồng. 
	Đây là một cách làm mới mục đích để gây hứng thú học tập cho học sinh việc làm này đòi hỏi học sinh làm việc độc lập, có tinh thần trách nhiệm hơn trong khi ôn tập vì nếu học sinh không tự giác hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập sẽ không thể có kết quả để ghi vào hợp đồng nạp lại cho giáo viên sau tiết học.
 đ. Hướng dẫn học sinh cách hoàn thành hợp đồng và thanh lí hợp đồng sau tiết học. 
+ Hướng dẫn học sinh cách hoàn thành hợp đồng.
Nội dung bản hợp đồng là nội dung các nhiệm vụ có trong phiếu học tập học sinh đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Nhiệm vụ nào chưa hoàn thành sẽ được tiếp tục hoàn thành trong tiết ôn tập bằng cách học sinh có thể trao đổi với bạn (cùng bàn), nhận sự gợi ý từ thầy cô giáo hoặc nhận trợ giúp từ phiếu hỗ trợ, khi thông báo hết giờ yêu cầu học sinh rà soát lại các nhiệm vụ trong bản hợp đồng và các nhiệm vụ đã hoàn thành trong phiếu học tập và đánh dấu X vào các ô tương ứng trong hợp đồng. 
+ Hướng dẫn học sinh cách thanh lí hợp đồng. 
Cách 1: Giáo viên trình chiếu nội dung câu hỏi (bài tập) nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập. Yêu cầu một học sinh trả lời, các học sinh khác đối chiếu vào kết quả trong phiếu học tập của mình để đưa ra nhận xét đúng sai, sau đó giáo viên trình chiếu đáp án để học sinh kiểm tra bài làm của mình để tự mình điều chỉnh bổ sung các đơn vị kiến thức còn thiếu trong phiếu học tập. 
 Làm hoàn toàn tương tự đối với các nhiệm vụ còn lại cho đến khi kết thúc tất cả các nhiệm vụ trong phiếu học tập. Trong quá trình đối chiếu đáp án giáo viên có thể dùng hệ thống câu hỏi vấn đáp để khắc sâu các kiến thức cần nhớ, hoặc các điểm cần lưu ý. (Nếu đối tượng học sinh đồng đều có thể yêu cầu học sinh đánh giá bằng cách đổi chéo bài cho nhau).
Cuối cùng giáo viên chốt các kiến thức của bài ôn tập, nhận xét ý thức chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập của lớp trong tiết ôn tập và dặn dò chuẩn bị ôn tập cho tiết kiểm tra một tiết sau đó. 
Cách 2: Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi tương ứng với các nhiệm vụ đã đưa ra để hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả trong phiếu học tập, yêu cầu học sinh trả lời và chốt đáp án đúng các học sinh khác nhìn vào phiếu học tập chỉnh sửa bổ sung. Giáo viên ghi hệ thống kiến thức cơ bản lên bảng theo một sơ đồ tư duy ngắn gọn. (dùng cho trường hợp không có máy chiếu)
Nên dùng cách 1 để thanh lí hợp đồng mục đích tiết kiệm thời gian. Học sinh quan sát đáp án, câu trả lời trên màn hình được trực quan, rõ ràng, tường minh chính xác hơn. 
Đây là một phương pháp dạy học mới nên muốn áp dụng phương pháp này để tổ chức tiết ôn tập thì giáo viên phải làm tốt công việc hướng dẫn học sinh cách học theo các nội dung ở trên. 
3.3. Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi tiến hành dạy tiết ôn tập. 
a. Lựa chọn mục tiêu, nội dung kiến thức đưa vào tiết ôn tập. 
Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, căn cứ vào khối lượng kiến thức các bài đã học để đưa ra mục tiêu cho tiết ôn tập từ đó lựa chọn các nội dung câu hỏi, các dạng bài tập đưa vào tiết ôn tập sao cho phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, có kiến thức mở rộng, nâng cao. Hệ thống câu hỏi bài tập ở các mức độ khác nhau sao cho dưới sự hỗ trợ của giáo viên hoặc là hỗ trợ của học sinh (trong nhóm) mà tất cả các đối tượng học sinh trong lớp có thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong phiếu học tập.
b. Thiết kế nội dung phiếu học tập, hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập ở nhà.
+ Thiết kế nội dung phiếu học tập (là xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cho tiết ôn tập) 
Căn cứ vào mục tiêu bài học, giáo viên lựa chọn nội dung và biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập cần thực hiện trong tiết ôn tập. Có thể dùng hệ thống bài tập trong sách bài tập hoặc câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng cần chỉ rõ tên bài số trang để học sinh tiện theo dõi trong quá trình chuẩn bị bài hoặc giáo viên có thể lựa chọn hệ thống câu hỏi hoặc bài tập tương tự để giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua phiếu bài tập, căn cứ vào đối tượng học sinh đã phân loại để soạn các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập phải phù hợp với năng lực học sinh.
Ví dụ: Trong phiếu học tập phải có câu hỏi dành cho học sinh Khá, Giỏi tức là ngoài phần bắt buộc thì phần tự chọn sẽ có câu hỏi và bài tập nâng cao.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập ở nhà.
Đây là tiết ôn tập nên toàn bộ kiến thức đã được học và giáo viên hệ thống lại bằng hệ thống câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập. Trước tiết ôn tập giáo viên phát phiếu cho học sinh về nhà chuẩn bị xem đây là bài tập về nhà. Vì vậy yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập (nghĩa là trả lời các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập) trước khi đến lớp, nếu câu hỏi, bài tập nào chưa giải được thì sẽ tiếp tục hoàn thành trong tiết ôn tập sắp tới dưới sự trợ giúp của giáo viên hoặc của các bạn cùng nhóm hoặc dựa vào phiếu hỗ trợ học tập. 
 	c. Thiết kế nội dung bản hợp đồng theo hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập.
Từ hệ thống câu hỏi và bài tập ra về nhà trong phiếu học tập cho học sinh chuẩn bị trước, giáo viên xây dựng hoạt động học tập nội dung gồm có nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, thiết kế bản hợp đồng để giao cho các đối tượng học sinh trong tiết ôn tập. Vì hệ thống câu hỏi và bài tập dự kiến sẽ thực hiện trong tiết ôn tập đã giao cho học sinh phải hoàn thành trước. Do đó khi thiết kế bản hợp đồng chỉ cần ghi số câu hỏi hoặc số bài tập vào hợp đồng, không nhất thiết phải ghi lại nội dung câu hỏi. 
 Cấu trúc bản hợp đồng gồm: Các nhiệm vụ bắt buộc và các nhiệm vụ tự chọn.
Các nhiệm vụ bắt buộc gồm hệ thống câu hỏi bài tập có tính chất ôn tập tổng hợp, hệ thống các kiến thức đã học. 
Các nhiệm vụ tự chọn: Gồm hệ thống bài tập có định hướng cách giải, các bài tập tương tự. Các nhiệm vụ này phải phù hợp với năng lực của đa số học sinh ở mức trung bình, yếu, kém.
Trong các nhiệm vụ tự chọn có nhiệm vụ (bài tập) mở rộng, nâng cao dành cho đối tượng học sinh khá giỏi.
d. Chuẩn bị nội dung phiếu hỗ trợ học tập.
Trong hệ thống câu hỏi và bài tập ra về nhà cho học sinh, các câu hỏi có sẵn trong tài liệu như sách giáo khoa, sách bài tập hoặc giáo viên đã hướng dẫn trên lớp ở các tiết trước thì không dùng phiếu học tập, mà yêu cầu học sinh tự tìm câu trả lời, đối với những bài tập nâng cao hơn, mở rộng hơn thì giáo viên sẽ chuẩn bị phiếu hỗ trợ học tập ở để phát cho học sinh nếu học sinh có nhu cầu trợ giúp bằng p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_to_chuc_tiet_on_tap_mon_vat_li_9_dat_hieu_qua_bang.doc
  • docbìa skkn - Huong.doc
  • docMục luc- Tài lieu TK- Danh mục SKKN- Huong.doc