Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1

Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc
biệt không thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo
hoạt động học tập của học sinh. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có
kiến thức uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học
sinh không chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có
niềm khao khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch
và phương pháp học tập hợp lí, không tự giác tích cực trong học tập thì việc
học tập không đạt kết quả cao được. Chính vì vậy, năng lực tự chủ, tự học là
một trong những năng lực được đánh giá là quan trọng và lấy đó làm cơ sở để
đánh giá năng lực, phẩm chất ngay từ bậc tiểu học. Tự chủ, tự học giúp cho
mọi người khẳng định năng lực, phẩm chất và để cống hiến. Tự chủ, tự học
giúp con người thích ứng với mọi hoàn cảnh.

pdf 25 trang Mai Loan 24/05/2024 97817
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
NỘI DUNG Trang 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 
1. Lí do chọn biện pháp......................................................................................... 
2 
2 
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................... 2 
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................... 
2. Thời gian, giới hạn, phạm vi............................................................ 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................. 
2 
3 
3 
1. Thực trạng.................................................................................................................. 
1.1. Thuận lợi ................................................................................ 
1.2. Khó khăn ................................................................................ 
1.3. Nguyên nhân .......................................................................... 
2.Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng 
lực tự chủ, tự học................................................................................................... 
3 
5 
5 
5 
6 
3. Các giải pháp thực hiện ................................................................................. 
3.1. Giải pháp thứ nhất ................................................................. 
3.2. Giải pháp thứ hai ................................................................... 
3.3. Giải pháp thứ ba .................................................................... 
3.4. Giải pháp thứ tư .................................................................... 
3.5. Giải pháp thứ năm ................................................................ 
6 
6 
8 
9 
12 
14 
4. Hiệu quả thực hiện biện pháp trong thực tế chủ nhiệm...... 19 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 
23 
25 
2 
NỘI DUNG 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
1.1. Cơ sở lý luận 
Giáo dục phổ thông đang đổi mới một cách mạnh mẽ theo hướng từ 
chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị đầy đủ cả kiến thức, năng lực và 
phẩm chất cho các em học sinh nhằm giúp các em trở thành người tích cực, tự 
giác, sáng tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- 
Hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. 
1.2. Cơ sở thực tiễn 
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã nêu lên các năng lực 
và phẩm chất cần hình thành, phát triển ở học sinh các cấp học 
Theo đó thì “Tự chủ và tự học” được xếp vị trí hàng đầu trong nhóm 
các năng lực chung. Tự học đối với học sinh tiểu học chính là: 
+ Tự lực: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự 
phân công, hướng dẫn. 
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Có ý thức về 
quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện 
một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng. 
+ Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Nhận biết và bày 
tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của 
bản thân với người khác, Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm những 
điều xúc phạm người khác,Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không 
mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác. 
+ Định hướng nghề nghiệp: Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản 
thân, biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ 
được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình. 
3 
+ Tự học, tự hoàn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những 
điều đã học, nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét 
của thầy cô, có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và 
mở rộng hiểu biết, có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt. 
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình 
thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Học sinh vào học lớp 
Một là thời điểm đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc sống và phát triển tâm 
lí. Rèn năng lực tự chủ, tự học cũng là rèn kĩ năng sống, rèn khả năng thích 
ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, giúp học sinh biết 
giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập. Tuy nhiên, qua thời gian chủ 
nhiệm lớp, tôi nhận thấy phần lớn các em thiếu kiến thức về kĩ năng sống, mà 
trong đó kĩ năng cơ bản nhất là kĩ năng tự chủ, tự học. Chính vì những lý do 
trên, tôi mạnh dạn đưa ra: “BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNNĂNG 
LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1” với mong muốn góp phần 
thực hiện tốt hơn nữa Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
2. Thời gian, giới hạn, phạm vi 
 - Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2022 đến tháng 3/2023 
 - Đối tượng: Học sinh lớp 1 
 - Phạm vi: Trường Tiểu học Thái Hòa 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Thực trạng 
Ngay từ đầu năm học 2021- 2022 và năm học 2022- 2023, tôi đã phát 
phiếu thăm dò tới phụ huynh về các biểu hiện quan sát được ở năng lực tự 
chủ, tự học. Căn cứ vào quá trình quan sát và kết quả của phiếu thăm dò, tôi 
nhận ra những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển năng 
lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1. 
4 
PHIẾU THĂM DÒ NĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC 
Họ và tên phụ huynh:.. 
Họ và tên học sinh:Lớp: . 
Dưới đây là những biểu hiện hành vi có thể quan sát thấy ở một học sinh. 
Phụ huynh hãy đọc kỹ từng câu và đánh giá xem con mình thực hiện ở mức độ 
nào? 
 (chỉ chọn 1 trong 3 mức độ) 
Mức độ 1: Cần cố gắng (C) 
Mức độ 2: Đạt (Đ) 
Mức độ 3: Tốt (T) 
STT 
Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở 
năng lực tự chủ, tự học 
Mức độ 
1 2 3 
1 HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng sạch sẽ 
2 HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân ở trên lớp, ở nhà 
3 HS tự giác hoàn thành công việc được giao đúng hạn 
4 HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập 
5 
HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui 
chơi hợp lí 
6 
HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của 
giáo viên 
Mọi thông tin Quý phụ huynh cung cấp được bảo mật và chỉ dùng cho mục 
đích khảo sát của giáo viên chủ nhiệm nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp để 
hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh lớp 1A. 
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý phụ huynh! 
5 
1.1. Thuận lợi 
- Các em nhận được sự quan tâm hết mực của cha mẹ, được trang bị 
tương đối đầy đủ về đồ dùng học tập. 
- Giáo viên chủ nhiệm đã có hơn 5 năm làm công tác chủ nhiệm, luôn 
quan tâm đến việc rèn nề nếp học tập cho học sinh. 
- Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc rèn nề 
nếp học tập và năng lực tự chủ, tự học cho học sinh. 
1.2. Khó khăn 
- Học sinh chưa biết tự chuẩn bị và tự quản đồ dùng học tập cá nhân ở 
lớp, ở nhà. 
- Các em chưa thực sự tự giác thực hiện theo yêu cầu nhóm, lớp và cả 
giáo viên. 
- Việc bố trí thời gian học tập và sinh hoạt chưa phù hợp; kết quả về 
học tập cũng không đồng đều. 
1.3. Nguyên nhân 
- Đa số cha mẹ các em đều làm công nhân, một số đi làm ăn xa nên thời 
gian sinh hoạt ở nhà rất ít cũng ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực tự 
chủ, tự học cho các em. 
- Học sinh phải học nhiều môn, nhưng môn học nào cũng mới mẻ đối 
với các em nên gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học. Nhiều em 
chưa có thói quen trong việc tự chuẩn bị sách, vở, chưa biết cách sử dụng 
bảng con, đồ dùng học tập. 
- Ban cán sự lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng 
chưa được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp. 
- Giáo viên chủ nhiệm còn tự đánh giá năng lực, phẩm chất cho học 
sinh dựa trên trực giác của mình mà chưa căn cứ vào bảng tham chiếu đánh 
giá năng lực học sinh. 
Với những biểu hiện trên, lớp học chưa có nề nếp, không khí lớp học 
nặng nề, giáo viên giảng dạy hết sức vất vả, tiết học kéo dài lấn thời gian của 
tiết sau, hiệu quả tiết học chưacao. 
6 
2. Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự 
học. 
Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc 
biệt không thể thiếu được đó là sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo 
hoạt động học tập của học sinh. Nhưng thực tế cho thấy rằng, dù giáo viên có 
kiến thức uyên thâm đến đâu, phương pháp giảng dạy hay đến mấy nhưng học 
sinh không chịu đầu tư thời gian, không có sự lao động của cá nhân, không có 
niềm khao khát với tri thức, không có sự say mê học tập, không có kế hoạch 
và phương pháp học tập hợp lí, không tự giác tích cực trong học tập thì việc 
học tập không đạt kết quả cao được. Chính vì vậy, năng lực tự chủ, tự học là 
một trong những năng lực được đánh giá là quan trọng và lấy đó làm cơ sở để 
đánh giá năng lực, phẩm chất ngay từ bậc tiểu học. Tự chủ, tự học giúp cho 
mọi người khẳng định năng lực, phẩm chất và để cống hiến. Tự chủ, tự học 
giúp con người thích ứng với mọi hoàn cảnh. 
3. Các giải pháp thực hiện 
3.1. Giải pháp thứ nhất: Phát triển năng lực tự chủ cho học sinh 
Để phát triển năng lực tự chủ cho học sinh, tôi đã tiến hành theo các 
bước như sau: 
 Thu thập thông tin của học sinh qua dữ liệu đầu năm học, trao đổi 
với cô giáo mầm non lớp 5 tuổi để nắm rõ học sinh. 
 Tạo lập nhóm Zalo chung giữa giáo viên và học sinh để hình thành 
kênh giao tiếp, liên lạc và trao đổi. 
 Tiến hành phân tổ, nhóm trong lớp. 
 Xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp và giao nhiệm vụ. 
 Thường xuyên trao đổi với Ban cán sự lớp để biết cụ thể tình hình 
của từng học sinh trong lớp và khả năng tự quản của Ban cán sự lớp. Cuộc đối 
thoại có thể thường bắt đầu bằng các gợi ý “mềm” của giáo viên: “Theo các 
em thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?” hoặc “Các em vi phạm nội quy của 
trường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tập thể lớp?” Để các em tự nói cũng là 
cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải tự điều chỉnh làm sao cho đúng. 
7 
GVCN thường xuyên tổ chức các cuộc “đối thoại nóng” 
với Ban cán sự lớp 
 Hướng dẫn học sinh thực hiện nề nếp, nội quy của lớp: hướng dẫn 
học sinh thực hiện nề nếp, nội quy của lớp theo từng thời điểm: Chuẩn bị đi 
học, Trong mười lăm phút đầu giờ, Trong giờ học, Trong giờ ra chơi, Giờ tan 
học, Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Học sinh thực hiện có nề nếp trong giờ học 
8 
Và các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
3.2. Giải pháp thứ hai: Giáo dục năng lực tự khẳng định và bảo vệ quyền, 
nhu cầu chính đáng 
 Trong các giờ học, đặc biệt là tiết Đạo Đức và Hoạt động trải 
nghiệm, tôi đã lồng ghép quyền con người và việc bảo vệ nhu cầu chính đáng 
của học sinh trong nội dung các bài học liên quan đến các chủ đề phù hợp 
như: Kỹ năng tự nhận thức, quản lý bản thân; Kỹ năng tự bảo vệ; nhân ái; 
chăm chỉ; trung thực 
 Hình thức tổ chức tiết học Đạo đức và Hoạt động trải nghiệm được 
tiến hành thông qua hoạt động: làm việc nhóm, đóng vai.. 
HS được tham gia đóng vai trong tiết học Đạo đức 
9 
 Khi kết thúc các tiết học về Đạo đứcvà Hoạt động trải nghiệm, tôi 
ghi ra một số lưu ý với phụ huynh để phối hợp cùng phụ huynh hướng dẫn 
thêm cho học sinh hiểu. 
Học sinh biết bảo vệ bản thân khi có người lạ 
và biết thể hiện mong muốn bản thân khi có lý do chính đáng. 
3.3. Giải pháp thứ ba: Giáo dục năng lực tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành 
vi của mình 
Bước vào bậc tiểu học, học sinh gặp rất nhiều bỡ ngỡ do phải chuyển 
đổi hoạt động chủ đạo, chuyển đổi môi trường và chuyển đổi các mối quan 
hệ. Chính vì vậy, ở học sinh xuất hiện những khó khăn tâm lý gây cản trở quá 
trình học tập. Vì vậy trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng đến việc quan 
sát thái độ, tâm lý của học sinh. Từ đó tôi chia ra thành hai nhóm: 
Nhóm thứ nhất: Khó khăn tâm lí trong các mối quan hệ xã hội như 
quan hệ giữa HS với cô giáo, bạn bè; giữa HS với nhau và giữa HS với nhóm 
bạn. Ví dụ không dám gần cô giáo, hờn dỗi cô giáo khi không được khen, bắt 
nạt bạn, cãi nhau, trêu trọc bạn..) 
Nhóm thứ hai: Khó khăn tâm lý thể hiện trong chính những đòi hỏi của 
hoạt động học tập. Ví dụ như không dám giơ tay phát biểu, không tập trung 
10 
chú ý được lâu, chưa biết cách diễn đạt, lúng túng, phản ứng chậm trước 
những yêu cầu của cô giáo, khó ngồi lâu một chỗ, nói chuyện trong giờ 
học. 
Từ việc phân nhóm này, tôi có kế hoạch trao đổi với từng em học sinh 
và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục. 
 Tổ chức nhiều hoạt động phong trào cho các em tham gia sinh hoạt. 
Thông qua hoạt động này các em sẽ mạnh dạn, bình tĩnh, tự làm chủ hơn. Các 
phong trào cần tạo điều kiện cho các em đều tham gia, cùng vui chơi, không 
tham gia với hình thức khán giá, không để tình trạng chỉ có một số em tham 
gia là chính. Nếu không thì một số em sẽ không được rèn luyện từ đó các em 
sẽ không có sự mạnh dạn, tự tin 
 Trong các hoạt động phong trào, tôi thường đề ra những công việc vừa 
sức cho các em, nếu ngay từ đầu mà các em HS được giao một việc ngoài khả 
năng, thì các em sẽ mất bình tĩnh, tâm lý lo sợ, mất tự tin 
 Trong các hoạt động phong trào, cần để các em là người chủ động, tự 
quản, còn tôi chỉ làm các công việc giám sát, hướng dẫn và giúp đỡ. 
 Quan tâm nhiều hơn đến các em còn nhút nhát, không dám xung 
phong, thường xuyên giao việc và hỏi những câu hỏi dễ đối với các em học 
sinh này, để dần dần các em tự tin. 
 Thường xuyên động viên các em HS thiếu tự tin, chưa mạnh dạn thể 
hiện ý kiến của mình. Căn cứ vào tâm lý lứa tuổi và năng khiếu của các em, 
tôi lựa chọn những trò chơi phù hợp cho môn học và những trò chơithể thao 
ngoài giờ lên lớp phù hợp với các em hơn. Khi các em tham gia vào hoạt 
động trò chơi, thể thao sẽ giúp các em được giao lưu với bạn bè. Từ đó các 
em sẽ tự tin hơn, năng động hơn. 
11 
Học sinh chơi trò chơi trong giờ học. 
Học sinh chơi trò chơi thể thao ngoài giờ lên lớp 
12 
Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 
Thông qua các hoạt động này các em sẽ mạnh dạn, bình tĩnh, tự làm chủ hơn. 
3.4. Giải pháp thứ tư: Giáo dục năng lực tự định hướng nghề nghiệp 
Để thực hiện được việc giáo dục năng lực tự định hướng nghề nghiệp 
đối với các em học sinh lớp 1, tôi đã tiến hành như sau: 
Chương trình lớp 1 theo CTGDPT2018, các em sẽ có thêm các tiết học 
kỹ năng, hoạt động ngoài trời. Tôi đã tự chủ, sáng tạo trong việc tổ chức các 
hoạt động cho học sinh:cho các em tham gia những buổi trải nghiệm, “vào 
vai”' các vở kịch, chia sẻ thêm về công việc, nghề nghiệp trong các tiết dạy. 
Cụ thể, trong các hoạt động, tôi cho HS chơi trò chơi dân gian, đóng kịch 
Các em sẽ được vào các vai như giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, chú bộ đội Nếu 
được nghe, trải nghiệm và giáo viên chia sẻ thường xuyên, các em sẽ có được 
những nhận thức cơ bản đầu tiên về những công việc, nghề nghiệp. Với lứa 
tuổi bậc tiểu học, các em chỉ cần tiếp cận tới đây là đủ, lên các cấp THCS, 
THPT, HS sẽ được định hướng rõ ràng hơn. 
13 
Trong các hoạt động trải nghiệm, các em được tham gia đóng vai bác 
sĩ, công an,; được giáo viên giới thiệu về các nghề nghiệp trong các tiết 
sinh hoạt lớp. 
Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt, các buổi học ngoài trời, tôi tổ 
chức các buổi cho các em giới thiệu với nhau, nói chuyện với bạn bè về gia 
đình mình, nghề nghiệp của người thân trong gia đình. Để thực hiện được 
điều này, tôi đã chủ động trao đổi phụ huynh, nắm bắt tình hình của từng gia 
đình học sinh. 
14 
Trong các tiết sinh hoạt, các buổi học ngoài trời, các em giới thiệu với nhau 
về gia đình mình, nghề nghiệp của người thân trong gia đình. GV chủ động 
trao đổi phụ huynh, nắm bắt tình hình của từng gia đình học sinh. 
3.5. Giải pháp thứ năm: Giáo dục năng lực tự học, tự hoàn thiện 
Xây dựng mục tiêu bài học các môn học theo hướng phát triển năng lực 
tự học. Để xác định được mục tiêu dạy học bài học theo định hướng phát triển 
năng lực tự học, trước hết tôi nghiên cứu kĩ chương trình giáo dục phổ thông 
2018, phân tích các yêu cầu cần đạt gắn với nội dung chủ đề hoặc bài học. 
Thường xuyên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để hình thành và 
nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao, học tập tự giác 
theo nhóm. 
Học sinh thảo luận nhóm Sản phẩm tự học của HS sau giờ Toán 
15 
Khi học sinh thiếu tập trung, chưa thực hiện tốt các năng lực tự chủ, tự 
học tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân, không trách phạt các em. Tôi luôn có những 
lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng để động viên, khích lệ các em. Tôi đã thiết kế sổ thi 
đua, sticker để động viên, khích lệ, khen thưởng các em kịp thời. 
Tuyên dương, khen thưởng các em kịp thời bằng hình thức 
sổ thi đua, thư khen, 
16 
Tặng truyện tranh để khích lệ các em rèn kỹ năng đọc, 
vở viết ô ly để động viên các em rèn chữ viết. 
Phối kết hợp với cha mẹ học sinh hằng ngày kiểm tra sách vở của con 
em mình, đồng thời nhắc nhở con em chuẩn bị các nội dung học tập ngày mai 
trước khi đến lớp, chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời 
khoá biểu hằng ngày. 
Học sinh tự soạn sách vở theo thời khóa biểu 
17 
Tôi đã thông báo kịp thời qua nhóm Zalo lớp, tin nhắnphần mềm 
eNetViet, điện thoại hoặc đến nhà, trao đổi trực tiếp về sự tiến bộ của các em 
giúp các em tự giác thực hiện tốt các yêu cầu, từng bước nâng cao kĩ năng tự 
học. 
Lập nhóm Zalo của lớp và sử dụng có hiệu quả phần mềm EnetViet trong việc 
thông báo, trao đổi tình hình học tập của học sinh tới phụ huynh một cách kịp 
thời. 
Phối kết hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên dạy cùng khối và các 
đoàn thể: Hàng tháng/tuần, từ kế hoạch của nhà trường, kết hợp giáo dục chủ 
điểm tháng, chủ đề tuần vào nội dung giáo dục kĩ năng này hàng ngày.Ngay 
từ khi học sinh bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn 
được học các thầy giáo, cô giáo dạy Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,.. 
 Để hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học cho học sinh trong 
các giờ học bộ môn, tôi đã: 
+ Quan sát, theo dõi, nhắc nhở các em thực hiện tốt năng lực tự học, tự 
học trong tất cả các giờ học bộ môn. 
18 
+ Tôi phối hợp với giáo viên bộ môn nhắc nhở học sinh nghiêm túc 
thực hiện các quy định về học tập. 
+ Sau mỗi tiết học bộ môn, tôi liên hệ, trao đổi kịp thời với giáo viên bộ 
môn đó những vấn đề phát sinh trong lớp về nề nếp cũng như học tập. 
Phối hợp với GV bộ môn rèn nề nếp cũng như học tập và trao đổi kịp thời với 
giáo viên bộ môn những vấn đề phát sinh. 
- Các tổ chức trong trường, đặc biệt là Đoàn, Đội luôn có tác động lớn 
tới học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá nề nếp tác phong hàng ngày (qua đội Sao 
đỏ), kiểm tra hàng tuần của Tổng phụ trách sẽ giúp các em sẽ có ý thức thực 
hiện tốt nội quy trường, lớp. Sau 15 phút đầu giờ, tôi liên hệ, trao đổi với phụ 
trách Sao nhi đồng của lớp mình để nắm được các thông tin về nề nếp tự quản 
và có biện pháp điều chỉnh các hoạt động theo hướng tích cực. 
19 
Sao Nhi đồng thực hiện nhiệm vụ 15 phút đầu giờ và trao đổi với GVCN 
về việc thực hiện nề nếp của lớp 
 Thông qua việc phối hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh, giáo viên 
bộ môn, giáo viên kịp thời điều chỉnh các kĩ năng của các em, dễ dàng có sự 
đánh giá chính xác quá trình rèn luyện của học sinh, tạo sự công bằng trong 
xếp loại cuối năm. 
4. Hiệu quả thực hiện biện pháp trong thực tế chủ nhiệm 
Thực hiện những giải pháp đó sau một thời gian tôi thấy có những hiệu 
quả: 
- Số lượng học sinh biết tự phục vụ bản thân, tự giác chấp hành các quy 
định, yêu cầu của nhóm, lớp, của giáo viên tăng lên. 
- Đa số các em đều biết tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân 
ở nhà phù hợp. 
- Trong các hoạt động giáo dục, các em có ý thức tự giác hoàn thành 
nhiệm vụ được giao. 
20 
- Tăng tình đoàn kết, yêu thương trong lớp giữa bạn bè, thầy cô. 
- Sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể được phát huy cao nhằm thực 
hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra. 
- Lớp luôn xếp loại tốt sau mỗi tuần thi đua. 
Kết quả cụ thể: 
Ở 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_hinh_thanh_va_phat_trien_nan.pdf