Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập.”Tình trạng trẻ em bị xâm hại luôn là một vấn đề nhức nhối đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra ở bất cứ đâu với mọi lứa tuổi: ở các thành phố lớn; ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và  xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi và nhất là những vùng trình độ dân chí còn chưa cao. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về trẻ bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế hiện nay theo báo thanh niên điện tử từ năm 2017 – 2021 khởi tố 214 vụ xâm hại trẻ em trong đó có 190 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục. Hậu quả có 8 trường hợp tử vong, 163 trường hợp bị tổn thương cơ thể, 

7 trường hợp bỏ học, 160 trường hợp tác động mạnh mang thương tật 

 về thể chất tinh thần. 

Vấn đề xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề nóng. Đáng báo động nhất là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Vấn đề này đang diễn ra liên tiếp với số lượng trẻ bị xâm hại ngày một gia tăng, diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

docx 11 trang Phúc Hảo 31/03/2024 5311
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BTC HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TIỂU HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /PGDĐT- GDTH
Ea Kar, ngày  tháng 12 năm 2023
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO 
Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên
Tên biện pháp: Biện pháp giáo dục kĩ năng sống phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học 
Đặt vấn đề 
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập.”Tình trạng trẻ em bị xâm hại luôn là một vấn đề nhức nhối đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra ở bất cứ đâu với mọi lứa tuổi: ở các thành phố lớn; ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi và nhất là những vùng trình độ dân chí còn chưa cao. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về trẻ bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế hiện nay theo báo thanh niên điện tử từ năm 2017 – 2021 khởi tố 214 vụ xâm hại trẻ em trong đó có 190 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục. Hậu quả có 8 trường hợp tử vong, 163 trường hợp bị tổn thương cơ thể, 
7 trường hợp bỏ học, 160 trường hợp tác động mạnh mang thương tật 
 về thể chất tinh thần. 
Vấn đề xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề nóng. Đáng báo động nhất là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Vấn đề này đang diễn ra liên tiếp với số lượng trẻ bị xâm hại ngày một gia tăng, diễn biến ngày càng nghiêm trọng.
Trong trường học, việc truyền đạt các kiến thức về kĩ năng sống đến các em học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục. Ngoài ra, việc cung cấp các thông tin và các kĩ năng sống là vấn đề cũng không kém phần quan trọng. Theo xu hướng phát triển xã hội hiện nay thì vấn đề rèn kĩ năng sống cho học sinh được đặt lên hàng đầu. Kĩ năng sống bao gồm rất nhiều những kĩ năng như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản lý thời gian; kĩ năng thuyết trình, kĩ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc độc lập và không thể thiếu là kỹ năng tự bảo vệ mình.
Nếu theo dõi tình hình xã hội hiện nay, sẽ thấy rằng nguy hiểm có thể rình rập khắp mọi nơi mà cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh bảo vệ con 24/7. Vì vậy, hãy dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng như cách xử lý các tình huống nguy hiểm. 
Thực trạng 
2.1. Thực tế tại đơn vị 
* Thuận lợi:
- Đa số học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô. 
- Đa số Phụ huynh quan tâm tới vấn đề học tập của con em, hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục học sinh.
- Giáo viên tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi.
- Nhà trường quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong khả năng cho cả giáo viên và học sinh trong mọi hoạt động học tập vui chơi.
- Địa phương, các mạnh thường quân luôn đồng hành, hỗ trợ vật chất và tinh thần cho học sinh.
* Hạn chế: 
- Học sinh tiểu học (khối 3) đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, trình độ nhận thức của trẻ em non nớt về trí tuệ, yếu ớt về thể chất chưa có sự phát triển đầy đủ về các hành vi xâm hại, kiến thức giáo dục giới tính.
- Chưa có nhiều sân chơi trong và ngoài nhà trường, để các em có cơ hội rèn luyện bản lĩnh tự bảo vệ mình an toàn, giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục giới tính.
- Một số gia đình học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà họ hàng, có bé mồ côi bố sống trong hoàn cảnh ít nhiều thiếu thốn tình cảm. Nhiều học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
. Vai trò của biện pháp góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy.
Giúp các em phát triển một cách toàn diện mọi kĩ năng sống tự bảo vệ bản thân an toàn: Giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
3.1. Biện pháp thứ nhất: Em bày tỏ suy nghĩ sự khác biệt giữa bạn nam và bạn nữ.
-Qua các tiết Hoạt động trải nghiệm bài: Tuần 1:Chân dung của em; Tuần 2 Sở thích của em. ( Tuần 7 Ứng dụng đồ cũ)
-Các em thảo luận nhóm về câu hỏi sau: Quan sát bạn bè trong lớp và đưa ra ý kiến sự khác biệt giữa nam và nữ
-Các em nhìn nhau và nói ra theo ý kiến cá nhân thông qua vóc dáng, giọng nói, quần áo, sở thích , tính cách chung giữa bạn nam và bạn nữ trong lớp
Nữ
Nam
Bạn nữ đa số để tóc dài
Bạn trai tóc ngắn
Bạn nữ có đồng phục quần dài, váy
Nam đồng phục quần dài
Bạn nữ giọng nói cao mảnh
Bạn nam giọng thấp
Bạn nữ giờ ra chơi thích chơi nhảy dây, cắt dán hình, sưu tập ảnh, vẽ tranh
Bạn trai thích chơi nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đuổi bắt
Bạn nữ ngoan hơn 
Bạn trai trong lớp quậy hơn
Kết luận: -Nam và nữ có những đặc trưng riêng biệt khác nhau hoàn toàn (có những đồ quần áo dành riêng cho nam và có những đồ dành riêng cho nữ)
 -Chỉ có một số sở thích có thể giống nhau.
Giáo dục học sinh tôn trọng sự khác biệt nam nữ giống như tôn trọng sở thích, tính cách, nét riêng của mỗi người.
 3.2. Biện pháp thứ hai: Kĩ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh bị xâm hại tình dục.
 Mở băng video bài hát “ 5 ngón tay xinh” - Dạy bé tự bảo vệ mình khỏi xâm hại tình dục
Học sinh xòe 5 ngón tay ra:
Ngón cái gần ta nhất đại diện cho người thân ruột thịt trong gia đình: bố mẹ, ông bà, anh chị của em được ôm, khoắc vai nhau. 
Ngón trỏ đại diện cho người quen thân là thầy cô, bạn bè, họ hàng được nắm tay, chơi cùng.
Ngón giữa ở xa một chút đại diện cho những người quen là hàng xóm, bạn bè của bố, bạn bè của mẹ chỉ được bắt tay, vẫy chào.
Ngón áp út ở xa tít đại diện cho người mới biết, mới quen, mới gặp lần đầu ta đứng xa vẫy chào.
Ngón út ở xa nhất đại diện cho người xa lạ ta tránh xa.
Trong bài hát “ 5 ngón tay xinh” dù là nhóm người đại diện ở bất kì ngón tay nào kể cả ngón cái đều xua tay nói lớn không được phép đụng chạm vào vùng đồ bơi của em. Người có hành vi đụng chạm vào vùng đồ bơi gọi là hành vi xâm hại. Vậy: “Xâm hại tình dục trẻ em là tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chất tính dục không phù hợp với lứa tuổi của các em.
Hành vi xâm hại có có các hành vi cơ bản như sau:
Hành vi nhìn chỗ kín (thị dâm)
Hành vi nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục (khẩu dâm) 
Hành vi động chạm, ôm hôn khi trẻ em không thích không thật sự thoải mái với hành động đó đều có thể được xem là xâm hại tình dục. 
Học sinh làm phiếu trắc nghiệm
PHIẾU TRẮC NGHIỆM PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM
1) Kẻ xâm hại có thể là những ai ?
A. Họ là những người đàn ông xấu xa.
B. Là người lạ. 
C. Kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai : già hay trẻ, người quen hay không quen, người trong gia đình hay người ngoài gia đình  
2) Nạn nhân có thể là những ai ? 
A. Chỉ xảy ra với trẻ sống lang thang 
B. Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất cứ trẻ em nào : bạn gái cũng như bạn trai, cả con nhà giàu cũng như con nhà nghèo. 
C. Chỉ xảy ra với trẻ ham chơi, thường xuyên đi vắng nhà.
3) Sự việc xảy ra khi nào và ở đâu? 
A. Trẻ bị xâm hại trên đường đi học về.
B. Trẻ bị xâm hại ngay tại trường.
C. Trẻ bị xâm hại tại nhà.
D. Trẻ bị xâm hại ở một số nơi công cộng.
E. Trẻ bị xâm hại trên mạng xã hội Internet.
G. Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào: ngay tại ở nhà, ở trường, nơi cộng cộng, trên mạng xã hội Internet ..v..v.. 
4) Các thủ đọan mà những kẻ xâm hại tình dục trẻ em thường sử dụng? A. Lợi dụng sự quen biết và tình cảm thân mật của trẻ; sự tin tưởng, quyền lực với trẻ: cho tiền, cho quà, cho đi nhờ xe, giúp đỡ làm việc gì đó hoặc đe dọa, khống chế, áp đặt. 
B. Do người lạ khống chế, chứ người thân không có thể dụ dỗ
C. Do người quen dụ dỗ 
5) Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục ? A.Trẻ em không có lỗi khi bị xâm hại tình dục 
B. Trẻ em luôn là người có lỗi
6) Những tác hại nào mà nạn nhân đã chịu đựng? 
A. Người bị xâm hại tình dục (đặc biệt là trẻ em) thường bị tổn thưởng nặng nề cả về cơ thể và tâm lý trong một thời gian dài. 
B. Không sao cả, dù vậy họ vẫn bình thường và khỏe mạnh.
7) Em làm gì để phòng tránh xâm hại
A. Không vào môi trường dễ bị xâm hại như: đi chơi chỗ vắng, đi chơi về tối muộn, nhận tiền, quà, đi nhờ xe của người lạ, ở với người lạ hoặc trong phòng kín chỉ có hai người dù là người thân 
B. Không xem các video hình ảnh nhạy cảm trên mạng.
C. Tin vào linh tính, cảm xúc của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.
D. Chuyện này chắc chẳng bao giờ xảy ra với em nên chẳng cần bận tâm.
8) Qua buổi sinh hoạt hôm nay, các em có những suy nghĩ gì và hành động gì trước vấn nạn này ? 
A. Tôn trọng nhân phẩm của mình và người khác. B. Lên án việc xâm hại tình dục. 
C. Cảm thông với người bị xâm hại tình dục vì họ không phải là người có lỗi trong mọi trường hợp. 
D. Không quan tâm
Tất cả học sinh đều cho rằng kẻ xâm hại là kẻ lạ không quen biết nhưng thực tế kẻ đi xâm hại lại đến từ những người thân quen với các em, kể cả ở trong gia đình. Chúng có thể tìm mọi cách để tạo dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ và gia đình các em để tiến hành hành vi xâm hại trẻ.
Các bạn cho rằng bạn gái mới có thể là nạn nhân, bạn trai thì không nhưng thực tế các bé trai vô tình bị xâm hại mà bạn nhỏ lẫn người lớn đều không biết không để ý, không nhận ra. Các gia đình có con gái cẩn thận hơn rất nhiều so với các bé trai lại khá tuềnh toàng. VD như “khoe giống” bé trai, chêu đùa tụt quần, người lớn đùa chuyện tế nhị trước mặt trẻ vì cho là trẻ không hiểu. 
 3.3. Biện pháp thứ ba: Kĩ năng đưa ra quyết định và xử lí vấn đề.
Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ làm gì? (đưa ra một số trường hợp giả định có trong bộ sách “ Hướng dẫn phòng chống xâm hại tình dục trẻ em dành cho học sinh tiểu học”)
Theo em chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?
Học sinh lớp 3b đưa ra ý kiến:
Hét to
Bỏ chạy, tránh xa
Cắn
Nói người đó không được làm.
Nói với bố mẹ.
Báo công an
-Ngay tại thời điểm đó các em phải hét thật to, vùng vẫy bỏ chạy ra chỗ đấy thật xa để kẻ xấu không vớt chạm vào người mình. Nếu các em im lặng chịu đựng kẻ xấu sẽ tiếp tục làm hại em và có thể làm hại những bạn khác. Em có quyền từ chối, có quyền nói không và quyền tự vệ khi gặp nguy hiểm.
-Trong các ý kiến đưa ra có “báo công an”, tại sao ta đi báo công an nhỉ! Công an sẽ bắt ai ? Đúng! công an sẽ bắt kẻ phạm tội nên khi bị kẻ đó đe dọa; tác động vật lí; nói các em sai là người có lỗi và bị bắt phải giữ bí mật “hứa đây là bí mật giữa hai ta thôi nhé đừng kể người thứ ba ngoài hai người chúng ta biết” Các em đừng sợ hãi, xấu hổ gì hết vì ta không làm gì sai trong mọi tình huống, không được đổ lỗi cho bản thân. 
-Ý kiến thứ 4 “ nói với bố mẹ” nếu như bố mẹ không tin hoặc chưa tin (vì người đó rất thân thiết với gia đình em) thì em kể với ông bà, cô dì chú bác, chú thím, cậu mợ, anh chị em, cô giáo thầy giáo, bạn bè thân thiết, bất kì ai lắng nghe và tin tưởng em: Kẻ xấu chỉ dừng lại khi em tố cáo, phải kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba, người thứ tư, người thứ năm cho đến lúc có người tin và giúp đỡ em, đừng bỏ cuộc.
Xung quanh các em có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em trong lúc khó khăn. Các em có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu. Xâm hại tình dục trẻ em là tội ác. GỌI TỔNG ĐÀI QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM: 111
Kết quả đạt được
-Học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về sự khác biệt về giới tính nam-nữ. -Biết tôn trọng nhân phẩm của bản thân và người khác.
-Biết xử lí tình huống giả định khi gặp phải nguy cơ xâm hại cả ở trên mạng Internet. 
-Bước đầu nhận diện hành vi xâm hại, thế nào là bảo vệ cơ thể và quyền được phép tự vệ chính đáng. 
Kết quả khảo sát ở lớp 3B trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi Năm học 2023 - 2024, với chủ đề “Kĩ năng của em phòng chống bị xâm hại tình dục” đạt được như sau:
Thời gian áp dụng
Tổng số học sinh
Mạnh dạn nói những điều mình biết
Rụt rè, e ngại
Né tránh, xấu hổ
Thờ ơ không quan tâm
SL
%
%
SL
SL
%
SL 
%
Đầu 
năm học
39
6
15,4
14
35,9
9
23,1
10
25,6
Cuối kì 1
39
22
56,4
9
23,1
4
10,25
4
10,25
Kết luận, kiến nghị
 Ý nghĩa của biện pháp
Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội trong đó môi trường giáo dục là môi trường tuyên truyền sâu rộng nhất. Phòng chống xâm hại trẻ em là một đề tài mang tính thời sự. Thông qua biện pháp giáo dục kĩ năng sống phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học lớp 3 giúp học sinh tiểu học (khối 3) bước đầu ý thức được vấn nạn xâm hại, gieo vào đầu ý thức hành xử đúng để tự bảo vệ cơ thể bản thân, lên án hành vi xấu không chuẩn mực.
 Những đề xuất
* Đối với nhà trường: 
Tổ chức thêm nhiều chương trình ngoại khoá, vào những ngày chủ điểm, kỷ niệm những sự kiện lịch sử để học sinh các khối lớp có điều kiện tiếp xúc, học hỏi và rút ra nhiều nhận thức quý giá.
* Đối với giáo viên: 
Tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo về công tác chủ nhiệm ở tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.
Mẫu mực, giàu lòng vị tha, nhân ái, nhưng cần cương quyết và năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Cần theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ giáo dục thường xuyên, kịp thời và tôn trọng ý kiến học sinh, tạo điều kiện để các em hoạt động là chính. Còn giáo viên chỉ là người vạch ra kế hoạch, hướng dẫn, đánh giá và tổng kết các hoạt động.
 *Đối với phụ huynh: Quan tâm bám sát, tạo điều kiện cho con em mình được tham gia các lớp về kĩ năng sống để có môi trường an toàn lành mạnh phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần. 
 Người dự thi
Nguyễn Thị Hoàng Hà
Xác nhận của lãnh đạo nhà trường
Xác nhận của đơn vị cử đi dự thi
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: 
Tài liệu tham khảo
Phụ lục II: Phiếu điều tra
(Ngày 6 tháng 10 phát ra)
(Ngày 11 tháng 10 thu về)
Phụ lục III
HÌNH ẢNH HỌC SINH TRONG BUỔI SINH HOẠT.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_gop_phan_nang_cao_chat_luong.docx