Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 4 nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Đặc biệt trong phân môn Tập làm văn: mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong chương trình giảng dạy Tập làm văn lớp 4 bậc Tiểu học nói chung, văn miêu tả là thể loại chiếm vị trí quan trọng, là một trong những nội dung chủ yếu của phân môn Tập làm văn. Đề tài văn miêu tả vô cùng phong phú, đó là thế giới xung
quanh ta với muôn vàn đường nét, âm thanh, màu sắc, hương vị..., mà người miêu tả cảm nhận được. Thế giới xung quanh ta phong phú không chỉ bởi bản thân nó mà còn bởi cách nhìn nhận tinh tế có được từ sự quan sát có ý thức của con người. Học sinh tiểu học có một cách nhìn nhận thế giới hồn nhiên, kì thú hơn.
Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó giữa thiên nhiên với con người và sự việc xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Bài tập làm văn miêu tả ở lớp 4 là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng tiếp nhận trong quá trình học tập, từ đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho học sinh. Do nhận thức nổi bật của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể, khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế cần khắc phục như: miêu tả hời hợt, không cảm xúc, ít sắc thái riêng biệt của đối tượng được tả, học sinh lười suy nghĩ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và Ngày Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp TT tên tháng tác (hoặc danh chuyên vào việc tạo ra năm sinh nơi thường môn sáng kiến (ghi rõ trú) đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 TRẦN 06/9/1990 Trường TH Giáo ĐHSP 100% THỊ –THCS viên tiểu học DUYÊN Thanh dạy Lương, lớp 4 Bình Long, Bình Phước. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh lớp 4 nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả.” Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Phân môn Tập làm văn) Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu :10/9/2020 Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt trong phân môn Tập làm văn: mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong chương trình giảng dạy Tập làm văn lớp 4 bậc Tiểu học nói chung, văn miêu tả là thể loại chiếm vị trí quan trọng, là một trong những nội dung chủ yếu của phân môn Tập làm văn. Đề tài văn miêu tả vô cùng phong phú, đó là thế giới xung 2 quanh ta với muôn vàn đường nét, âm thanh, màu sắc, hương vị..., mà người miêu tả cảm nhận được. Thế giới xung quanh ta phong phú không chỉ bởi bản thân nó mà còn bởi cách nhìn nhận tinh tế có được từ sự quan sát có ý thức của con người. Học sinh tiểu học có một cách nhìn nhận thế giới hồn nhiên, kì thú hơn. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó giữa thiên nhiên với con người và sự việc xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của trẻ. Bài tập làm văn miêu tả ở lớp 4 là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng tiếp nhận trong quá trình học tập, từ đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho học sinh. Do nhận thức nổi bật của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể, khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế cần khắc phục như: miêu tả hời hợt, không cảm xúc, ít sắc thái riêng biệt của đối tượng được tả, học sinh lười suy nghĩ. Vì vậy, để có bài văn miêu tả có kết quả tốt, chúng ta cần có phương pháp dạy học phù hợp theo nội dung, yêu cầu của từng bài, nhằm giúp học sinh rèn luyện bộ óc, phương pháp suy nghĩ, kỹ năng quan sát, tư duy, sáng tạo và cuối cùng là kỹ năng diễn đạt cho các em. Để học sinh có kỹ năng làm bài văn miêu tả tốt, lột tả được vẻ đẹp nội dung mang tính hiện thực, giúp các em tự tin hơn với khả năng quan sát theo cách của mình. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả.” 5.2. Nội dung sáng kiến: * MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 5.2.1. Điều tra tình hình và phân loại học sinh: Ngay từ đầu năm học, qua những số liệu thống kê từ giáo viên chủ nhiệm cũ bàn giao cũng như qua một số bài văn tôi cho học sinh làm vào đầu năm học. Tôi tiến hành phân nhóm đối tượng học sinh theo các nhóm sau: *Nhóm 1: Nhóm học sinh biết dùng từ chính xác, đặt câu miêu tả diễn cảm được hình ảnh cần nói đến, biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa phù hợp với từng đối tượng. 3 Nhóm 2: Nhóm học sinh biết dùng từ đặt câu miêu tả được hình ảnh cần nói đến nhưng chưa bộc lộ rõ cảm xúc; sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong các câu văn còn hạn chế. *Nhóm 3: Nhóm học sinh biết dùng từ đặt câu nhưng chưa chính xác. Đặc biệt là chưa biết cách sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa trong các bài văn miêu tả; viết chưa đúng chính tả, khả năng diễn đạt câu văn còn lủng củng . Sau khi phân tích đặc điểm của từng học sinh, tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho các em sao cho phân bố đều khắp với ba đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, nhóm. Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta thường nói: “Học thầy không tày học bạn”. Sự phấn đấu – khích lệ trong quá trình học tập, noi thầy, đua bạn sẽ giúp các em học tập tốt hơn. 5.2.2. Chuẩn bị tốt nội dung bài dạy. Dạy học văn miêu tả thường theo một quy trình như sau: Dạy quan sát- sắp xếp ý, lập dàn bài - dạy làm phần mở bài, kết bài - làm bài viết - trả bài (trong chương trình và sách giáo khoa mới không có tiết dạy riêng về quan sát, lập dàn bài, làm miệng, mà nội dung này được lồng vào trong tiết luyện tập ). Để dạy tốt loại bài này thì quy trình trên được đặt vào hệ thống chung khi phân tích, xem xét và đánh giá. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được thái độ nôn nóng, vội vàng dẫn đến tham lam, nhồi nhét trong giảng dạy. Chúng ta sẽ thấy yên tâm hơn trước kết quả cụ thể của từng tiết học. Nói cách khác, mỗi tiết học cần được tiến hành tới mức tốt nhất việc thực hiện các yêu cầu và nội dung đã đề ra. Toàn bộ các tiết học trong một quy trình sẽ góp phần giúp các em hiểu lí thuyết, hình thành các kỹ năng làm một thể văn miêu tả. Ngoài ra, giáo viên phải chuẩn bị các hình ảnh theo yêu cầu bài để học sinh quan sát như: đồ vật; cây cối;con vật;. Tìm hiểu và chọn lọc một số đoạn văn hay đọc cho học sinh tham khảo. 5.2.3. Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả. * Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý: 4 Quan sát tổng thể đối tượng; chú ý cả trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng tất cả giác quan thính giác, thị giác, xúc giác,...; Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ; Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có ở xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó; Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các sự vật xung quanh; Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát. Ví dụ khi dạy bài Luyện tập quan sát cây cối, nhờ áp dụng các điều trên học sinh có thể ghi lại được kết quả quan sát như sau: Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả: - Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát; - Căn cứ vào nội dung đã ghi chép; Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết; Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ tạo nên hình ảnh tổng thể về đối tượng; có thể lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó mật thiết với đối tượng. * Sắp xếp ý, đoạn: Căn cứ vào nội dung đã lựa chọn để sắp xếp từng ý( theo một thứ tự nào đó: từ ngoài vào trong, từ trước ra sau, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới,...); Sắp xếp các ý theo đoạn với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp. Để viết được bài văn, học sinh cần tập viết đoạn. Trong chương trình Tập làm văn, bài tập viết đoạn chiếm số lượng nhiều. Đoạn văn được phân loại theo chức năng: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. Cách phân loại này chi phối cách xây dựng các kiểu bài viết đoạn mở bài, viết đoạn thân bài và đoạn kết bài. Mỗi đoạn văn theo chức 5 năng này lại được phân loại nhỏ hơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài tự nhiên( không mở rộng). Trong quan sát, giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát sự vật ở nhiều thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái, nhiều hoạt động khác nhau để tìm ra cái riêng, cái mới trong văn miêu tả. Ví dụ: Quan sát con vật: Quan sát con mèo ngủ, sưởi nắng, bắt chuột, rình mồi, khi leo cây, để thấy được những nét khác nhau từ ánh mắt, bước đi, cách vẫy đuôi, tiếng kêu của nó. cụ thể hơn nữa, bình thường con mèo kêu meo meo nhưng khi đánh nhau, khi vồ chuột và cả khi sợ nó lại kêu ngao gừMèo ngủ cũng có nhiều cách ngủ, khi thì cắm đầu xuống giấu trong hai chân trước, khi lại ngửa mặt, vênh râu lên. Trời nóng, lạnh, khi ốm, khỏe, mèo có những chỗ ngủ, cách ngủ khác nhau. Quan sát con gà, con chó cũng vậy. Con chó khi sợ thì cụp đuôi xuống tiếng sủa nó cũng khác khi dọa người Từ quan sát tưởng tượng, các em có những cảm nhận riêng mới mẻ về vật, về người cả những khía cạnh, những nét mà bằng mắt thường không nhìn thấy được như tình cảm, sở thích, lương tâm, lẽ sống Ví dụ: Con mèo thích được vuốt ve, vỗ về, thích nũng nịu, thích tắm nắng, thích ánh trăng, thích đùa với em bé; Con người có khi giận dỗi, khi vui, buồn vu vơĐó là những nét riêng của mỗi người, mỗi vật. Ví dụ khi quan sát cây em thấy: Cây bàng lặng lẽ trầm tư; Cây đa cổ thụ triền miên nghĩ về quá khứ..; Chiếc lá vàng bay chao liệng như luyến tiếc tuổi xuân, muốn nhìn lần cuối thân cây đã nuôi dưỡng ấp ủ lá bao ngày, nghĩ lại ngày nào mình còn lá xanh non tơ vui theo tháng ngày nô đùa cùng đám bạn lá, cùng gió. Những cảm nhận tinh tế này sẽ giúp em viết văn miêu tả có chiều sâu cảm xúc và có nét độc đáo, mới mẻ, không sáo rỗng. Trong quan sát phải hướng dẫn các em tưởng tượng và ghi chép lại những điều mình quan sát được để có tư liệu viết văn. Mặt khác, trong tưởng tượng ghi chép lại, các em có ý thức so sánh, chọn lọc, tổng hợp, biết sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để ghi chép. 6 Trong hướng dẫn quan sát cần đặt ra nhiều câu hỏi cho các em suy nghĩ, tìm hiểu để các em có thêm vốn kiến thức, có thể câu hỏi theo chủ đề, đề tài hoặc phân loại: con vật, cây cối, cảnh, con người. Ví dụ: Hãy liệt kê cảnh đẹp quê hương, nêu các chi tiết các em quan sát được. Hoặc dòng sông thường vào lúc nào vui nhất, lúc nào buồn nhất Hay những loài hoa nào nở về mùa xuân, mùa hè, mùa thu. Hay mùa nào thì cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa nào thì ve kêu; mùa nào thì hoa phượng nở; mùa nào thì lá bàng rơi 5.2.4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết. Phần mở bài: Học sinh được học hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Giáo viên nên để học sinh lựa chọn cách mở bài mà mình cho là hợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một vấn đề khác rồi mới dẫn vào vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng một sự kiện, hoàn cảnh xuất hiện vật định miêu tả; hoặc bắt đầu bằng những câu thơ, ca dao.. . có liên quan đến yêu cầu của đề bài. b. Phần thân bài: phần này tôi cho học sinh phát triển theo nhiều ý khác nhau. -Tả cây cối: Tả từng phần của cây hoặc sự thay đổi của cây theo thời gian. -Tả con vật: Tả ngoại hình rồi hoạt động của con vật hoặc xen kẽ ngoại hình khi thể hiện hoạt động. Ví dụ: Đề bài: “ Tả một cây bóng mát”. Tôi cho các em làm rõ các ý trong bài bằng một số câu hỏi như: Đối tượng em định miêu tả là gì? Em quan sát cây vào lúc nào? Em tả từng phần của cây hay sự thay đổi của cây theo thời gian? Sau đó, học sinh phát triển ý trong mỗi cảnh, ý học sinh thật đa dạng, tôi để học sinh phát triển thật tự nhiên. Như vậy mỗi em có một ý, một vẻ khác nhau và đều đảm bảo đủ ý chính. Tuy nhiên cần hướng cho học sinh phát triển phong phú về nội dung, làm nổi bật yêu cầu của đề bài. 7 c. Phần kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Có nhiều cách kết bài khác nhau cho một bài văn miêu tả nhưng đều phải xuất phát từ nội dung chính mà các em vừa khai thác được ở phần thân bài. Để thực hiện tốt điều này chúng ta có thể gợi mở: Chẳng hạn: Với đề bài: “ Tả con vật”, ta có thể hỏi: +Tình cảm của em với con vật đó? (Em rất yêu con mèo của em.) Giáo viên gợi mở cho học sinh nói theo ý của mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà các em đã chuẩn bị. sau đó giáo viên chắt lọc, sửa sai (nếu cần). 5.2.5. Luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn. Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: với các từ cho sẵn, viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ; từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu... để cách diễn đạt được sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm. VD: Một học sinh tả chiếc bàn học: Mỗi lúc học bài mệt em thường áp mặt lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu của một người bạn thân đã cần mẫn, miệt mài cùng em giải những bài toán khó. Miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn chương như 8 vậy. Học sinh có thể phát hiện tốt chi tiết có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nhưng khi viết văn lại khó vận dụng được. Giáo viên cần có biện pháp nào giúp các em? Tôi đã giúp các em bằng cách như sau: VD: Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thẳm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu trên. Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy. Giải thích vì sao có thể so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm( mà không phải một con). Tập vận dụng so sánh tương tự: so sánh hoa phượng với hình ảnh khác theo cảm nhận của các em, hoặc so sánh loài hoa hay cây khác với hình ảnh nào đó. Chú ý giúp học sinh nhận ra những cách so sánh thú vị, giàu sức gợi tả và những so sánh không có giá trị. Yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay những câu văn, thơ có sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó. Tóm lại, để giúp học sinh viết được bài văn, đoạn văn có hình ảnh sinh động, khi luyện tập, tôi lưu ý nhắc nhở các em nắm được đặc điểm về thể loại miêu tả, kiểu bài tả. Nhắc các em cần dùng những từ ngữ gợi hình ảnh, gợi cảm xúc, dùng động từ sát hợp, dùng biện pháp nhân hoá, liên tưởng, hình ảnh so sánh, ví von sinh động để vừa gợi tả cụ thể, vừa bộc lộ thái độ, tình cảm của mình với đối tượng được tả. Sử dụng đúng và hay từ láy, từ ghép, từ tượng hình, từ tượng thanhnhằm gợi tả không khí cảnh đang tả. 5.2.6. Bộc lộ cảm xúc trong bài văn. Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Chẳng hạn: Mới ngày nào vào học lớp Một, nghe tiếng trống trường ngày khai giảng mà hồi hộp. Thế mà, nay em đã là cậu học trò lớp Bốn rồi. Giờ em càng thấy 9 yêu, thấy nhớ cái âm thanh rộn ràng đó mỗi buổi sớm mai khi hừng đông rực đỏ.(Tả cái trống trường em). Với Tập làm văn, chỉ có đúng thôi thì chưa đủ mà bài văn phải thấm đượm cảm xúc của người viết. Tình cảm không phải là thứ gò ép bắt buộc, tình cảm ấy phải chân thực, hồn nhiên, xuất phát từ chính tâm hồn các em. Bài văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn bộc lộ ở từng câu, từng đoạn của bài.Vì vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên liên tục, từ tiết đầu tiên đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, tiết viết bài và cả trong tiết trả bài. Điều này, ở mỗi tiết học, trước khi làm bài văn, tôi lấy ví dụ cụ thể và đi đến khái niệm về cảm xúc của mình trước sự vật, hiện tượng để các em hiểu và vận dụng vào bài viết. Kết hợp hài hoà các yếu tố xây dựng nội dung, diễn đạt có nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc đã làm cho bài văn của các em có hình ảnh, sinh động, giàu cảm xúc và kết quả bài làm văn cao hơn. 5.2.7. Nhận xét, sửa và trả bài viết. Tiết trả bài viết là tiết sau cùng của một đề bài văn nhưng lại là tiết thiết thực nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm cách và biết cách sửa sai cùng tiến bộ. Mặt khác, đây cũng là sự tự kiểm tra lại quá trình dạy học văn miêu tả của giáo viên. Muốn thực hiện tốt khâu chữa bài, trả bài viết, tôi quan tâm các bước sau: Nhận xét: Giáo viên nhận xét bài kiểm tra thật kĩ, cẩn trọng nhằm phát hiện được những ưu điểm của bài văn: bài hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạo, bố cục chặt chẽNắm chắc các lỗi phổ biến mà các em mắc phải: Dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ - vị, chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý,Tất cả những ưu khuyết điểm đó đều được tôi ghi cụ thể (lỗi sai, đối tượng học sinh) để làm cơ sở cho việc chữa bài. Trong quá trình chấm bài, tôi chọn ra bài tiêu biểu của lớp, chọn thêm bài hay của những năm trước cho các em tham 10 khảo. Giáo viên chuẩn bị câu hỏi gợi mở, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp giảng giải. - Sửa bài: khâu này tôi hướng dẫn học sinh sửa lỗi từ đơn giản đến phức tạp: Sửa lỗi về dùng từ: Tôi đưa câu văn mà học sinh dùng từ thiếu chính xác (ghi bảng phụ) cho học sinh đọc và phát hiện. Ví dụ qua đề bài :Tả Cây cối – có em viết “Cây cối thích đón cơn mưa”; hướng dẫn học sinh thay từ “thích” bằng từ khác hay hơn như “Cây cối hả hê đón cơn mưa rào đầu hạ”. “Tả con vật mà em yêu thích” để có sử dụng hình ảnh so sánh có học sinh viết: “ mắt chó to và tròn như mắt em bé”. Xét về góc độ ngữ nghĩa, cú pháp thì câu hoàn toàn đúng. Song, so sánh “mắt” chó như “mắt em bé” thì chưa đúng về cách dùng từ. Vì vậy, giáo viên gợi mở để học sinh tìm từ thay thế “mắt em bé”, bằng một cụm từ khác hay hơn như :“ hai hạt nhãn” hay “ hòn bi ve”. Sau đó học sinh viết lại câu. Nhận xét mức độ miêu tả qua câu vừa viết. Sữa lỗi về câu: Lỗi về câu có nhiều dạng. Ví dụ viết bài văn tả một cái cây mà em thích, khi nói đến tình cảm của mình đối với cái cây: Học sinh đó viết “ Em rất yêu quý ”. Tôi dùng câu hỏi để học sinh phát hiện lỗi sai của câu là chưa đủ thông tin, chưa rõ nghĩa. Em yêu quý cái gì ? Câu thiếu bổ ngữ; sau đó cho học sinh bổ sung: Chẳng hạn: Em rất yêu quý cây nhãn mà nội em đã trồng. Tóm lại, Trong bước phân tích, sửa lỗi, giáo viên cần chọn từ, câu sai để sửa. Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở, học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi (học sinh có thể làm theo nhóm cặp hoặc cá nhân). Quan trọng là hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên phải sát với đối tượng học sinh (chú trọng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng). Giáo viên đọc câu văn hay, sáng tạo ở phần củng cố. Tôi động viên học sinh có sổ tay vốn từ, hình thành thói quen khi gặp từ hay là ghi ngay vào sổ. Những học sinh điểm chưa cao có thể viết lại một đoạn hoặc cả bài để có kết quả cao hơn. Cốt lõi của tiết trả bài tập làm văn miêu tả là để học sinh tự nhận xét được điều hay, cái chưa được về bài viết của mình, của bạn qua một đề bài cụ thể để rồi 11 cùng nhau học tập cái hay, sửa chữa lỗi mắc phải. Như vậy,với vai trò chủ đạo của giáo viên, động viên, tạo niềm tin, hưng phấn và ý thức độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập của học sinh. Đó là yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiết trả bài văn miêu tả nói riêng và của quá trình dạy học văn miêu tả nói chung. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài cung cấp cho giáo viên các phương pháp, biện pháp giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng viết văn miêu tả theo hướng tư duy tích cực. Đề tài có thể triển khai và áp dụng cho khối lớp 4,5 trong tất cả các trường Tiểu học. Những thông tin cần được bảo mật : không có Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trong quá trình giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề và làm bài Tập làm văn, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: Giáo viên cần vận dụng các biện pháp, phương pháp một cách linh động, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm giúp cho học sinh chủ động và tích cực hơn khi làm văn; tránh rập khuôn, máy móc. Giáo viên phải chú ý và sâu sát tới học sinh hơn, phát hiện và sửa chữa những sai lầm học sinh hay mắc phải; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho học sinh trong quá trình làm bài. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Tôi đã vận dụng việc giúp học sinh học tốt văn miêu tả vào các tiết dạy, trong việc bồi dưỡng học sinh trên chuẩn nên đã khắc phục được tình trạng làm bài dàn trải, bài làm rất phong phú về ý, sâu sắc về nội dung, chặt chẽ trong lập luận. Đối
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_nang_cao.doc