SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới

Như chúng ta đã biết, nội dung của môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. Từ đó hình thành và rèn luyện ở học sinh các kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội. Giúp học sinh vận dụng những tri thức đã học vào nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về những truyền thống quý báu của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Chính vì lẽ đó mà môn Lịch sử ngày càng được chú trọng trong nội dung chương trình giáo dục lớp 4. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Từ năm học 2012-2013 trường Tiểu học Thạch Sơn đã áp dụng Mô hình trường học mới (VNEN) vào việc dạy học đối với các môn học và Hoạt động giáo dục lớp 2 và lớp 3. Năm học 2013-2014 áp dụng với lớp 4 và phân môn Lịch sử cũng được áp dụng phương pháp dạy học này. Qua ba năm thực hiện dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình VNEN, tôi thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với phân môn Lịch sử - một môn học lâu nay được đánh giá là khó đối với giáo viên và học sinh tiểu học. Bản thân tôi luôn trăn trở băn khoăn làm thế nào để áp dụng tốt phương pháp dạy học mới này vào thực tiễn dạy học của mình. Qua quá trình dạy học, tôi không ngừng nghiên cứu tìm tòi cách thực hiện, đúc rút các kinh nghiệm dạy học qua đợt thao giảng tại trường, cụm trường và tiếp thu các ý kiến chia sẻ và kinh nghiệm dạy học theo Mô hình VNEN của đoàn tư vấn cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt đối với phân môn Lịch sử. Qua quá trình thực hiện, áp dụng những kinh nghiệm mà bản thân có được, tôi thấy từ chỗ học sinh ngại học phân môn Lịch sử, chưa nắm vững các kiến thức và sự kiện lịch sử, chưa chủ động trong việc tiếp thu kiến thức bài học thì giờ đây các em đã cảm thấy giờ học Lịch sử hứng thú hơn rất nhiều, các em đã thực sự mạnh dạn, tự tin, tích cực chủ động trong học tâp, chất lượng dạy học phân môn Lịch sử đã được nâng lên rõ rệt. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo Mô hình VNEN.” nhằm chia sẻ với đồng nghiệp những hiểu biết và kinh nghiệm dạy học phân môn Lịch sử mà bản thân có được sau ba năm thực hiện mô hình này.

 

doc 21 trang thuychi01 9154
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI.”
Người thực hiện: 	Lê Thị Thúy
Chức vụ: 	Giáo viên
Đơn vị công tác: 	Trường Tiểu học Thạch Sơn 
Huyện Thạch Thành 
SKKN thuộc lĩnh vực : Lịch Sử
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
A. Mở đầu
I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trang
2
2
2
3
B. Nội dung
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
III. Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
1. Giáo viên nắm vững nội dung chương trình, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới (VNEN).
2. Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.
3. Tăng cường sự tương tác với các góc học tập, công cụ học tập trong lớp học.
4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc dạy học phân môn Lịch sử.
5. Tổ chức các trò chơi học tập.
6. Áp dụng đổi mới trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
7. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong dạy học phân môn Lịch sử.
8. Tích hợp dạy học Lịch sử trong các môn học và hoạt động giáo dục.
9. Lồng ghép dạy học Lịch sử qua hoạt động ngoại khóa.
10. Đưa nội dung dạy học Lịch sử vào các buổi sinh hoạt chuyên môn.
11. Thành lập Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử”.
IV. Kết quả thực hiện.
3
3
5
5
7
10
11
12
13
14
15
16
17
17
18
C. Kết luận, kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
18
19
20
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, nội dung của môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng lịch sử của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. Từ đó hình thành và rèn luyện ở học sinh các kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội. Giúp học sinh vận dụng những tri thức đã học vào nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về những truyền thống quý báu của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Chính vì lẽ đó mà môn Lịch sử ngày càng được chú trọng trong nội dung chương trình giáo dục lớp 4. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Từ năm học 2012-2013 trường Tiểu học Thạch Sơn đã áp dụng Mô hình trường học mới (VNEN) vào việc dạy học đối với các môn học và Hoạt động giáo dục lớp 2 và lớp 3. Năm học 2013-2014 áp dụng với lớp 4 và phân môn Lịch sử cũng được áp dụng phương pháp dạy học này. Qua ba năm thực hiện dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình VNEN, tôi thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là với phân môn Lịch sử - một môn học lâu nay được đánh giá là khó đối với giáo viên và học sinh tiểu học. Bản thân tôi luôn trăn trở băn khoăn làm thế nào để áp dụng tốt phương pháp dạy học mới này vào thực tiễn dạy học của mình. Qua quá trình dạy học, tôi không ngừng nghiên cứu tìm tòi cách thực hiện, đúc rút các kinh nghiệm dạy học qua đợt thao giảng tại trường, cụm trường và tiếp thu các ý kiến chia sẻ và kinh nghiệm dạy học theo Mô hình VNEN của đoàn tư vấn cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt đối với phân môn Lịch sử. Qua quá trình thực hiện, áp dụng những kinh nghiệm mà bản thân có được, tôi thấy từ chỗ học sinh ngại học phân môn Lịch sử, chưa nắm vững các kiến thức và sự kiện lịch sử, chưa chủ động trong việc tiếp thu kiến thức bài học thì giờ đây các em đã cảm thấy giờ học Lịch sử hứng thú hơn rất nhiều, các em đã thực sự mạnh dạn, tự tin, tích cực chủ động trong học tâp, chất lượng dạy học phân môn Lịch sử đã được nâng lên rõ rệt. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo Mô hình VNEN.” nhằm chia sẻ với đồng nghiệp những hiểu biết và kinh nghiệm dạy học phân môn Lịch sử mà bản thân có được sau ba năm thực hiện mô hình này.
II. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo Mô hình VNEN.
- Góp phần thực hiện thành công dạy học theo Mô hình VNEN tại trường Tiểu học Thạch Sơn, huyện Thạch Thành.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Thực trạng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình VNEN tại trường Tiểu học Thạch Sơn, huyện Thạch Thành.
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo mô hình VNEN.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lí luận về Mô hình trường học mới (VNEN).
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 B. NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Về cơ bản, nội dung phần Lịch sử lớp 4 trong sách Hướng dẫn học theo Mô hình VNEN giống như nội dung phần Lịch sử lớp 4 của sách giáo khoa hiện hành. Tuy nhiên, khác với sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí 4 của chương trình hiện hành, tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí 4 được thiết kế mỗi bài học 2 hoặc 3 tiết. Ngoài 4 tiết của phần mở đầu thì phần Lịch sử gồm 11 bài với 27 tiết, các bài học đã có sự phân chia giai đoạn theo thời gian và đã có điều chỉnh về cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với Mô hình VNEN. 
Nội dung của mỗi bài học đều có kênh hình, kênh chữ đa dạng với màu sắc tươi sáng hấp dẫn học sinh học tập. Hệ thống kênh chữ bao gồm: Mục tiêu của bài học, chỉ dẫn các hoạt động học tập, hệ thống các câu hỏi, các nguồn thông tin dưới dạng hội thoại để học sinh đọc, suy nghĩ phát hiện ra kiến thức của bài học. Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí 4 được thiết kế cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Căn cứ vào các ngữ liệu trong sách hướng dẫn, học sinh chủ động các hoạt động học tập dưới sự giám sát, hỗ trợ của giáo viên. Mặt khác nội dung trình bày trong chương trình còn chú trọng đến các hoạt động học tập thực hiện ở nhà của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia vào quá trình học tập của các em qua việc giúp đỡ, hướng dẫn bổ sung kiến thức, kĩ năng cần thiết cho các em.
II.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Nhà trường.
Trường Tiểu học Thạch Sơn là một trường nằm cách trung tâm huyện Thạch Thành khoảng 15 km, có 15 lớp, 415 học sinh với 30 cán bộ giáo viên. 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ tận tuỵ với công việc của mình. Luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, có tinh thần học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Từ năm học 2012-2013 trường đã áp dụng việc dạy học theo mô hình VNEN. Nhà trường được cung cấp máy quay phim, máy chiếu, máy tính, máy phô tô và các thiết bị khác phục vụ cho công tác giảng dạy.
2. Địa phương: Là một xã miền núi, đời sống của nhân dân trong vùng đa phần còn gặp nhiều khó khăn. Nghề nghiệp chính là trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập thấp. Một số hộ gia đình do điều kiện kinh tế eo hẹp phải đi làm ăn xa phó mặc con cái ở nhà cho ông bà, chú bácdẫn đến thiếu quan tâm tới việc học của các em.
 Mặt khác, do đặc điểm vùng miền nên trình độ dân trí và hiểu biết về lịch sử dân tộc của phụ huynh còn hạn chế. Phụ huynh học sinh cho rằng môn Lịch sử là môn phụ nên chưa quan tâm nhiều, chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc học phân môn Lịch sử. 
 3.Tình hình dạy học Lịch sử:
 	* Về phía học sinh:
Sau 3 năm áp dụng Mô hình trường học mới VNEN vào trong dạy học phân môn Lịch sử, tôi nhận thấy về kĩ năng giao tiếp của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt, học sinh tích cực chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức lịch sử, nhớ được các nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu trong chương trình, biết liên hệ các kiến thức đã học vào thực tiễn. 
Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa hứng thú với môn học này, khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, ghi nhớ kiến thức lịch sử còn hạn chế, nhất là chưa có tinh thần hợp tác trong nhóm, chưa có tinh thần tự học, còn rụt rè, nhút nhát, chưa biết liên hệ các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Một số học sinh chưa nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng trong việc thực hiện Hoạt động ứng dụng.
* Về giáo viên:
Giáo viên đã được tham gia các đợt tập huấn cấp tỉnh, cấp huyện về dạy học theo Mô hình VNEN. Được tiếp thu các kinh nghiệm và kĩ năng dạy học qua các đợt tiếp xúc với đoàn tư vấn cấp tỉnh về Mô hình VNEN. Thông qua các buổi thao giảng cấp trường, cụm trường giúp giáo viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn chú trọng và dành nhiều thời gian vào hai môn Toán và Tiếng việt mà chưa quan tâm nhiều đến phân môn Lịch sử. Việc đổi mới phương pháp dạy học từ phương pháp dạy học hiện hành sang phương pháp dạy học theo Mô hình VNEN làm cho giáo viên lúng túng, chưa thực sự dạy đúng với tinh thần dạy học VNEN: còn lệ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn học, đôi lúc sa vào giảng giải lí thuyết, chưa phát huy được vai trò hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh. Giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài dạy, thiết kế phiếu học tập, chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung hoạt động dạy học cho phù hợp với điều kiện của học sinh lớp mình.
* Về nội dung chương trình:
Bên cạnh những ưu điểm của nội dung chương trình sách hướng dẫn học phần Lịch sử lớp 4 thì tài liệu vẫn còn một số hạn chế: Nội dung các bài học còn mang tính khái quát, nhiều kiến thức, đôi chỗ các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh chưa hợp lí.
Trên đây là một số cơ sở lí luận và thực trạng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 theo Mô hình VNEN tại trường Tiểu học Thạch Sơn. Vậy để áp dụng mô hình này vào việc dạy học phân môn Lịch sử có hiệu quả là điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm.
III.Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
1. Giáo viên nắm vững nội dung chương trình, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới (VNEN).
a. Giáo viên cần nắm vững cấu trúc bài học.
Với mỗi bài học giáo viên cần tuân thủ theo cấu trúc bài học thông qua trải nghiệm gồm 5 bước:
	Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh.
	Bước 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm.
	Bước 3: Phân tích ,khám phá, rút ra bài học.
	Bước 4: Thực hành củng cố bài học.
	Bước 5: Ứng dụng.
 Như vậy, ở đây học sinh là trung tâm của mọi hoạt động. Học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử của mỗi bài học không phải do giáo viên giảng giải, truyền thụ mà thông qua quá trình trải nghiệm, phân tích khám phá nội dung bài học, học sinh tìm ra kiến thức mới. Vai trò giáo viên là tổ chức, hướng dẫn, khích lệ các em tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh luôn luôn chủ động trong các hoạt động học tập, giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời khi các em gặp khó khăn. Vì vậy, khi bắt đầu một tiết Lịch sử, giáo viên cần tạo động cơ và hứng thú học tập thông qua việc tổ chức trò chơi khởi động. Sau đó học sinh sẽ được trải nghiệm, phân tích khám phá nội dung kiến thức của bài thông qua các hoạt động được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu Hướng dẫn học. Khi học sinh đã nắm được nội dung bài học, học sinh sẽ được thực hành các bài tập để củng cố lại kiến thức. Cuối cùng là hoạt động ứng dụng để liên hệ các kiến thức của bài. Chính vì vậy, việc nắm vững cấu trúc bài học giúp giáo viên chuẩn bị các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp trong quá trình lên lớp.
b. Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài học, linh hoạt trong việc điều chỉnh tài liệu.
Quá trình dạy học theo mô hình VNEN không phải là quá trình đóng kín, áp đặt một cách cứng nhắc mà là quá trình hoạt động có tính “mở”. Tài liệu hướng dẫn học phần Lịch sử chỉ có thể nêu ra một phương án cụ thể về kế hoạch bài học cho giáo viên và học sinh. Vì vậy giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm của học sinh, điều kiện hoàn cảnh của từng lớp để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh thay thế hoặc bổ sung nội dung bài học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp mình.
 Việc nghiên cứu trước bài học giúp giáo viên chủ động được nội dung kiến thức lịch sử của bài học, không bị lúng túng trong quá trình lên lớp. Ngoài ra giáo viên còn dự kiến những hoạt động có thể học sinh cần sự hỗ trợ, những hoạt động nào có thể nảy sinh nghi vấn, tình huống có vấn đề đối với học sinh? Giáo viên cần phải can thiệp hoạt động nào? Có cần chốt nội dung kiến thức của bài hay không? Đặc biệt, dự đoán với học sinh trung bình, yếu trong lớp liệu các em có hiểu được chỉ dẫn trong tài liệu không?
VD: Bài 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.( Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
 Hoạt động 5( phần Hoạt động cơ bản)
Giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn rồi ghi nhớ, không nhất thiết phải yêu cầu học sinh ghi vào vở.
Một số bài học có nội dung dài, giáo viên có thể chủ động dãn tiết học sang buổi chiều.
VD: Bài 9: Trịnh – Nguyễn phân tranh. Công cuộc khẩn hoang và sự phát triển của thành thị (Thế kỉ XVI-XVIII)
 Vì nội dung kiến thức bài học dài nên trong quá trình dạy học, tôi đã chủ động dãn thời lượng dạy 3 tiết thành 4 tiết. Kiến thức lịch sử trong bài tương đối trìu tượng đối với học sinh, trong sách thiết kế chỉ có hoạt động nhóm, cặp đôi, cá nhân không có hoạt động cả lớp. Vì vậy, để học sinh nắm vững được bài học, tôi đã điều chỉnh một số nội dung và hình thức tổ chức cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp.
 Hoạt động 2 (phần Hoạt động cơ bản): Thay đổi hình thức hoạt động nhóm thành hoạt động cả lớp. Sự thay đổi này để giúp học sinh hiểu hơn về sự phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài. 
 Để giúp học sinh nắm nội dung kiến thức một cách dễ dàng, giáo viên có thể chia nhỏ các việc trong từng hoạt động để học sinh thực hiện.
 VD: Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn.
Hoạt động 2 (phần Hoạt động cơ bản). Tìm hiểu những chính sách của vua nhà Nguyễn.
 Giáo viên có thể chia nhỏ các hoạt động như sau:
Việc 1: Đọc hiểu cá nhân ( 2-3) lần đoạn hội thoại trong khung chữ (trang 43)
Việc 2: Trả lời các câu hỏi (ghi nhanh ra nháp):
 + Những việc làm nào cho thấy các Vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền lực cho ai?
 + Những chính sách nào của các Vua nhà Nguyễn để bảo vệ ngai vàng?
 + Trong Bộ luật Gia Long có những quy định gì để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua?
Việc 3: Hai bạn cùng chia sẻ lần lượt các câu hỏi trên.
Việc 4: + Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ lần lượt các câu hỏi trên.
 + Báo cáo với thầy/cô hoặc hỏi thầy/cô những điều em chưa hiểu.
 Với việc chia nhỏ các việc cụ thể như trên, học sinh sẽ chủ động thực hiện từng việc một. Vì vậy, việc khi nhớ kiến thức cũng dễ dàng với học sinh hơn.
 c. Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Việc nghiên cứu nội dung tài liệu Hướng dẫn học còn giúp giáo viên chuẩn bị các đồ cùng dạy học cần thiết phục vụ cho bài học như: bản đồ, lược đồ, xây dựng phiếu học tập và dự kiến trong quá trình học tập cần cho học sinh tham khảo tài liệu nào, chuẩn bị những tài liệu gì trong thư viện để phục vụ bài học.
VD: Bài 3: Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009)
 Đối với bài học này, giáo viên cần chuẩn bị những đồ dùng dạy học sau:
	- Các tài liệu nói về Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
	- Lược đồ trận chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
	- Phiếu học tập.
Trận địa
Quân ta
 Quân Tống
Kết quả
Cửa sông Bạch Đằng
Chi Lăng (Lạng Sơn)
 Một số tiết, giáo viên xây dựng dạy giáo án điện tử cần chuẩn bị các nội dung trình chiếu: Hình ảnh minh họa bài học, các video liên quan, phiếu học tập
2. Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh.
 a. Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản lớp học.
 Hội đồng tự quản (HĐTQ) là tổ chức tự quản lớp học, tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh điều hành. Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mô hình VNEN với HĐTQ học sinh đã thay đổi căn bản vai trò và nhiệm vụ của học sinh: thể hiện được tính tự chủ, tự giác, phát huy tính sáng tạo của các em. Để dạy tốt tiết học Lịch sử cần phải phát huy vai trò của HĐTQ học sinh. Bởi hoạt động của học sinh giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các hoạt động trên lớp. Từ việc tổ chức trò chơi khởi động tiết học, lấy đồ dùng học tập, đến việc thực hiện các hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm đều do học sinh tự giác, chủ động thực hiện. Ngoài ra, giáo viên cần bồi dưỡng về cách thức thực hiện hoạt động để các ban trong HĐTQ phát huy tốt vai trò của mình. Chẳng hạn trong một tiết học lịch sử, ban văn nghệ có nhiệm vụ tổ chức trò chơi khởi động, ban thư viện chuẩn bị các đồ dùng học tập liên quan đến bài học, ban học tập điều hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các nhóm
	b. Giúp học sinh thành thục các bước học tập và các lô gô hoạt động.
Mỗi học sinh trong mô hình VNEN khi đến trường đều luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào mà không cần nhờ đến sự nhắc nhở của giáo viên bằng việc thực hiện thành thục các bước học tập và theo lôgô hướng dẫn trong sách. Đây là một kĩ năng mà giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh ngay từ ban đầu như một nề nếp mà học sinh cứ thế thực hiện.
Trong tài liệu Hướng dẫn học phân môn Lịch sử cũng được tŕnh bày theo trình tự: Tên bài học, mục tiêu bài học, các hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. Mỗi hoạt động đều có các chỉ dẫn cụ thể. Học sinh sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức của bài học qua việc tương tác với tài liệu, với các bạn trong nhóm. Khi các em đã thành thục các bước học tập, giáo viên sẽ không mất thời gian vào việc nhắc nhở các em học tập. Giáo viên chỉ can thiệp khi học sinh cần giúp đỡ, hỗ trợ.
c. Giúp học sinh nắm vững mục tiêu bài học
Mục tiêu của từng bài học được nêu ngay từ đầu sau tên bài học, nhằm giúp các em định hướng được nhiệm vụ học tập của mình trước khi đi vào các hoạt động học tập cụ thể. Sau khi đọc mục tiêu học sinh trao đổi mục tiêu với nhau trong nhóm và nêu những việc cần làm để thực hiện mục tiêu đó. Nếu học sinh chưa hiểu mục tiêu bài học, giáo viên có thể giải thích cho học sinh hiểu. Trong bài học nếu giáo viên có điều chỉnh mục tiêu thì cần thông báo trước khi vào bài mới để học sinh nắm được.
VD: Bài 9: Trịnh – Nguyễn phân tranh. Công cuộc khẩn hoang và sự phát triển của thành thị (Thế kỉ XVI-XVIII)
* Phần mục tiêu: 
 Trong sách hướng dẫn, mục tiêu thứ nhất là “Trình bày được hoàn cảnh dẫn đến nước ta bị chia cắt và hiểu được hậu quả của việc chia cắt đó.”
 Giáo viên bổ sung thêm “Trình bày được hoàn cảnh dẫn đến tình trạng nước ta bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Hiểu được hậu quả của việc chia cắt đó.” 
 Việc điều chỉnh mục tiêu trên để giúp học sinh hiểu và phân biệt được “Nam Triều và Bắc Triều” ; “ Đàng Trong và Đàng Ngoài”. Từ đó giúp học sinh xác định đúng vị trí phân chia trên lược đồ.
d. Phát huy vai trò của hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
Với mô hình VNEN, các hoạt động trên lớp hầu hết là hoạt động nhóm, cặp đôi và hoạt động cá nhân. Việc giáo viên tổ chức hoạt động cả lớp rất ít. Vì vậy cần phát huy hiệu quả các hoạt động của học sinh. 
 Đối với hoạt động cá nhân: Muốn thực hiện tốt hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, trước hết học sinh phải chủ động làm việc cá nhân. Nếu nội dung bài học tương đối khó với học sinh khi hoạt động cá nhân, giáo viên có thể thay đổi bằng hình thức hoạt động nhóm hoặc cặp đôi để học sinh hỗ trợ nhau. Sau mỗi bài học lịch sử đều có phần chữ đóng khung màu vàng. Đây chính là phần ghi nhớ của bài học. Học sinh cần đọc kĩ cá nhân để ghi nhớ những nội dung chính của bài. Giáo viên không cần thiết phải yêu cầu học sinh đọc và ghi hết nội dung ghi nhớ vào vở mà chỉ cần yêu cầu các em ghi những ý chính hoặc nhớ những ý chính của bài học.
 Đối với hoạt động theo cặp đôi: Sách Hướng dẫn học phân môn Lịch sử đã thiết kế rất cụ thể những việc học sinh cần làm. Hai học sinh cùng nhau giải quyết một vấn đề trong bài học là trả lời câu hỏi hoặc hai học sinh thực hiện hỏi đáp: Học sinh 1 hỏi- Học sinh 2 trả lời, sau đó đổi lại.
 VD: Bài 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh dành lại đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan.doc