Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 9A1 Trường THCS Ngô Quyền
1. Đảng và nhà nước ta rất coi trọng giáo dục và giáo dục là Quốc sách hàng đầu, có tầm quan trọng trong sự nghiệp và đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những giải pháp giáo dục được quan tâm nhất đối với từng giáo viên trong trường học, trong ngành giáo dục nước nhà. Nhằm đào tạo thế hệ cách mạng tương lai.
2. Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, nhất là ở cấp THCS nói chung và trường THCS Ngô Quyền nói riêng.
3. Giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm hạn chế được những đối tượng HS yếu về mặt đạo đức và góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường THCS hiện nay, một bộ phận học sinh chưa ngoan dường như trường nào cũng có và năm nào cũng có.
4. Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng, cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái thiếu cân bằng, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều chuộng. Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng học sinh chưa ngoan và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
PHÒNG GD&ĐT CẨM PHẢ TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Tên biện pháp: Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 9A1 Trường THCS Ngô Quyền, năm học 2021 - 2022 Họ và tên giáo viên: Lưu Thị Trà Ly Chủ nhiệm lớp : 9A1 Đơn vị công tác: Trường THCS Ngô Quyền Thành Phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Cẩm Phả, Tháng 3 năm 2022 PHÒNG GD&ĐT CẨM PHẢ TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN BÁO CÁO GIẢI PHÁP “Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 9A1 Trường THCS Ngô Quyền” Họ và tên giáo viên: LƯU THỊ TRÀ LY Chủ nhiệm: Lớp 9A1 Trường: THCS Ngô Quyền I. Lí do hình thành biện pháp: 1. Đảng và nhà nước ta rất coi trọng giáo dục và giáo dục là Quốc sách hàng đầu, có tầm quan trọng trong sự nghiệp và đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những giải pháp giáo dục được quan tâm nhất đối với từng giáo viên trong trường học, trong ngành giáo dục nước nhà. Nhằm đào tạo thế hệ cách mạng tương lai. 2. Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, nhất là ở cấp THCS nói chung và trường THCS Ngô Quyền nói riêng. 3. Giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm hạn chế được những đối tượng HS yếu về mặt đạo đức và góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường THCS hiện nay, một bộ phận học sinh chưa ngoan dường như trường nào cũng có và năm nào cũng có. 4. Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng, cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái thiếu cân bằng, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng học sinh chưa ngoan và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Bản chất con người học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu hiện khác nhau như vậy. Là một giáo viên nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, mỗi năm tôi tự tích lũy cho mình những kinh nghiệm, cũng như những bài học “đắt giá” cho chính bản thân trong công tác này. Trong năm học 2021- 2022 tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9A1, đây là một lớp có nhiều học sinh “chưa ngoan”, từ số liệu kết quả 2 mặt giáo dục của cuối năm học 2020-2021 của lớp cho thấy: Năm học 2020-2021 (41HS) Kết quả Tốt Khá TB Yếu - Kém SL % SL % SL % SL % Hạnh kiểm 20 49% 16 39% 5 12% 0 0 Học lực 0 0 % 16 39% 24 59% 1 2 % Với 5 em HS hạnh kiểm trung bình, 24 em học lực trung bình và 1 em học lực yếu. Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế các em thường vi phạm các lỗi sau: Đi học không đúng giở, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, trốn tiết, bỏ giờ, không làm bài tập, thường gây gổ đánh nhau Chính vì những biểu hiện hành vi chưa tốt của các em nên trong quá trình giáo dục, GV cần phải có nhiều biện pháp sáng tạo mới đạt được hiệu quả. Trong quá trình tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí, sách báo, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp 9A1 trong năm học 2021- 2022, bản thân tôi cũng rút ra được một vài “Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan”. Tôi xin được chia xẻ với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục hiện nay. II. Nội dung của biện pháp Một số biểu hiện của học sinh chưa ngoan: Học sinh chưa ngoan là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo để gọi những học sinh có ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, cảm xúc tiêu cực, ngại giao tiếp, thường gây gổ đánh nhau, không hợp tác,... 2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em Các em học sinh đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, mới lớn thường muốn khẳng định mình. Nhưng lại thiếu kiến thức, bồng bột khiến các em có những hành động, suy nghĩ lệch lạc, có thể do bản năng hoặc bắt trước bạn bè. b. Nguyên nhân khách quan: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách thì môi trường xã hội, thầy cô, bạn bè, gia đình giữ vai trò rất quan trọng. Khi những yếu tố đó cản trở hoặc làm tổn thương các em thì sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến sự sa sút trong học tập, sự sai lệch trong hành vi và sự khiếm khuyết trong nhân cách của các em. Cụ thể: * Nguyên nhân về phía gia đình Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội * Nguyên nhân về phía nhà trường Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó trong những ngôi trường này có những thầy cô giáo chưa thật gần gũi, cởi mở, chưa thật sát sao quan tâm đến đến tất cả các đối tượng học sinh, tạo ra một khoảng cách giữa thầy và trò. * Nguyên nhân về phía môi trường xã hội Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi-a, ... đã lôi kéo không ít học sinh vào những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi-a, ... là chuyện thường ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi dùng tiền bố mẹ cho để học tập vào những mục đích ăn chơi, mang những đồ vật có giá trị đi cầm cố, lợi dụng bạn bè lừa lấy tài sản tiêu sài 3. Biện pháp Từ việc nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan ngày càng nhiều, bản thân tôi cũng rút ra được một vài biện pháp“Giáo dục học sinh chưa ngoan” tối ưu, để từng bước cảm hoá giáo dục các em. Sau đây tôi xin chia xẻ cách thức tôi đã thực hiện biện pháp. Thứ nhất: Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh Việc tìm hiểu những khác biệt trong hoàn cảnh, khó khăn trong cuộc sống, học tập và những khó khăn về mặt tâm lí sẽ giúp giáo viên hiểu và tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp. Bởi những hành vi tiêu cực, mắc lỗi của học sinh thường do những khó khăn mà học sinh gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của học sinh. Khó khăn của học sinh có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà học sinh gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm,... - Hãy lắng nghe HS nói và đặt mình vào vị trí của học sinh. Cần tránh dọa nạt hoặc chỉ trích học sinh trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Việc hiểu rõ hoàn cảnh từng em giúp giáo viên có cách giải quyết phù hợp hơn với từng hoàn cảnh. Có đến, có thấu hiểu các em, giáo viên mới có thể đồng cảm, thương yêu và nhìn nhận các em một cách công bằng hơn. - 1. Em Nguyễn Thị Thanh Thanh Bố mẹ em có 3 người con: 1 anh học lớp 6, bản thân em học lớp 4 và 1 em học lớp 1 mà bố mẹ lại li dị nhau, ba anh em ở với bà ngoại. Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo và làm nghề bán vé số lại nuôi ba anh em đi học nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. 2. Em Nguyễn Ngọc Long Gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Bố làm giáo viên hưởng lương Nhà nước. Đây cũng là nguồn thu chính trong gia đình. Mẹ bị bệnh suy thận mãn tính chữa trị căn bệnh này đã 8 năm, mỗi tuần vẫn phải đi khám và điều trị 3 lần ở bệnh viện nên cũng đã nghỉ công tác. Còn nuôi em ăn học nên kinh tế cũng khó khăn. 3. Em Chí Tắc Khìn Gia đình thuộc hộ nghèo. Bố mẹ làm rẫy nuôi hai em đi học nên kinh tế cũng gặp khó khăn. Khi giải quyết những khó khăn trở ngại của học sinh, tôi cố gắng kiềm chế, không thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh vì điều đó chỉ khiến học sinh trở nên tức giận hơn, thậm chí còn dồn các em vào thế cố thủ và phản ứng lại. Thứ hai: Khuyến khích, động viên tích cực Là một giáo viên chủ nhiệm, chúng ta đừng bao giờ để bụng những lỗi lầm của học sinh, đừng vội nhìn thấy hiện tượng mà đánh giá học sinh của mình chưa tốt. Dù là học sinh cá biệt và có khó giáo dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực. Chúng ta hãy cố phát hiện ra những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Chúng ta hãy khơi gợi để làm thức tỉnh, khôi phục niềm tin cho các em để các em thấy rằng mình không hề kém cỏi, không phải là “thứ bỏ đi”, để từ đó vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm trong các em và chủ động hội nhập với các bạn trong lớp. Chúng ta hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để sửa chữa. Hãy tin tưởng sự chuyển biến của các em. Trân trọng những tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất vì đó là cả một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các em. Mạnh dạn biểu dương các em trước tập thể lớp, đừng tiết kiệm lời khen đối với các em vì một lời động viên, khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều những bản kiểm điểm. Khi học sinh làm được một việc mà bản thân cảm thấy rất tốt, trong lòng sẽ có cảm giác rất vui và hy vọng người khác sẽ khen ngợi mình. Vì vậy hãy thừa nhận sự cố gắng của các em từ những điều nhỏ nhặt nhất. Thứ ba: Kết bạn, tạo niềm tin với học sinh Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm, những đúng, sai trong nhận thức cũng như hành động của các em, để từ đó giúp các em nhận ra lỗi lầm của bản thân và tạo cho các em cơ hội, thiện chí sửa chữa, không tái phạm. Tuyệt đối không la mắng chửi bới các em, đừng biến lớp học trở thành “địa ngục” đối với các em học sinh chưa ngoan, đừng biến những giờ sinh hoạt hay giờ ra chơi thành một giờ “tổng sỉ vả” đối với các em, đừng để các học sinh nghĩ rằng cứ gặp thầy cô là sẽ bị la mắng, trách phạt, truy tội. Điều này rất dễ gây ra những tâm lý tiêu cực và khiến các em tệ hơn lúc trước. Khi cần, chúng ta có thể gặp riêng các em để nhắc nhở, trao đổi. Từ đó dần tạo nên sự kết nối giữa GV và HS. Để điều hành được học sinh “chưa ngoan”, người thầy phải sắm đủ các vai: Khi thì nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi. Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng... các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác. Đồng thời, giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Làm cho học sinh cảm thấy gần gũi. Thứ tư: Áp dụng những hình thức kỷ luật tích cực Thay bằng những biện pháp kỉ luật khô cứng, tôi chú trọng đến những hình phạt tích cực để giáo dục học sinh như: - Lao động công ích (lau bảng, tưới cây, vệ sinh lớp, ): Đối tượng bị phạt lao động là những học sinh xả rác bừa bãi, viết bậy hoặc làm hư hại cơ sở vật chất của trường. Học sinh bị phạt sẽ vệ sinh trường lớp, dọn hành lang, tưới cây cho lớp, tự khắc phục hậu quả do hành vi của các em gây ra. Biện pháp giáo dục bằng hình thức kỉ luật lao động này sẽ giúp học sinh biết trân trọng môi trường sạch đẹp mình đang có, ý thức rằng việc giữ gìn cảnh quan trường lớp không phải chỉ là công việc của những lao công mà là trách nhiệm của mỗi học sinh với ngôi trường của mình. Các em cũng hiểu rằng, khi mình bớt một lần xả rác bừa bãi, thì sẽ bớt một lần phải dọn, - Đọc sách: Tôi đưa ra hình thức kỉ luật học sinh như tìm đọc một cuốn sách mà tôi yêu cầu. Trong thời gian một tuần, học sinh phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp. VD: Đối với HS có thái độ vô lễ với GV, nói tục chửi bậy, đánh nhau, gây mất đoàn kết trong lớp, GV có thể đưa ra những chủ đề về tình thầy trò, tình bạn hoặc hướng HS đến những cuốn sách trong tủ sách Hạt giống tâm hồn, giá trị của yêu thương, tấm lòng vàng, quà tặng cuộc sống, hay một số sách: Tinh hoa xử thế, Nghệ thuật sống, 365 ngày sống, Rèn luyện đức khiêm tốn VD: Đối với những HS lười học, ngủ hoặc làm việc riêng trong giờ, không soạn và không ghi chép bài đầy đủ, thường xuyên nghỉ học, cúp tiết, GV hướng HS đến những cuốn sách: Khoa học vui, Những bài toán dân gian đố vui, Danh nhân thế giới, Câu chuyện về các nhà khoa học Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm được và khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp. Thứ năm: Kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Ngoài những biện pháp giáo dục cụ thể trên, thì việc giáo dục học sinh nói chung và học sinh chưa ngoan nói riêng là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự phối, kết hợp của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thì mới có thể mang lại hiệu quả giáo dục toàn diện. Để nắm bắt được đặc điểm từng HS thì giáo viên chủ nhiệm phải có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Đối với học sinh chưa ngoan giáo viên chủ nhiệm không chỉ tìm hiểu về học sinh mà cần phải có sự hiểu biết về gia đình HS. GVCN phải nắm bắt toàn bộ số điện thoại liên lạc của từng PHHS, kịp thời thông báo, trao đổi những bất thường của HS cho phụ huynh nắm và cùng tìm ra hướng xử lí phù hợp. Một lực lượng không kém phần quan trọng trong việc giúp đỡ GVCN “phá án” chính là HS của lớp chủ nhiệm. Ở lứa tuổi các em, bạn bè đóng một vai trò rất quan trọng, đôi khi các em không nghe lời cha mẹ, thầy cô nhưng lại tin lời bè bạn. Khi phối hợp với lực lượng này giáo viên cần khéo léo lựa chọn những “điệp viên” đáng tin cậy, nhanh nhẹn, biết cách bảo mật thông tin và luôn được bạn bè nể trọng. Có như vậy thì GVCN mới có thể kịp thời đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn những HS sắp thực hiện hành vi tiêu cực. Qua đó, bản thân HS được giao nhiệm vụ sẽ cảm thấy tự tin hơn và giáo viên chủ nhiệm cũng hoàn thành tốt công tác của chủ nhiệm của mình. Để giáo dục học sinh “chưa ngoan” trở thành HS “ngoan” còn cần sự hỗ trợ rất lớn từ giáo viên bộ môn thông qua các giờ dạy, Tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên, Ban giám hiệu ...Trong quá trình giáo dục học sinh chưa ngoan của lớp, tôi đều vận dụng tối đa sự hợp tác của các lực lượng giáo dục này, vì vậy kết quả mang lại tương đối tốt. III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp Đầu năm học 2021-2022, Tôi nhận chủ nhiệm lớp với kết quả năm lớp 8 lớp đứng cuối cùng trong bảng thi đua toàn trường. Ngay từ đầu khi nhận lớp tôi đã xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao lớp trở nên ‘cá biệt” và áp dụng các biện pháp như đã trình bày trong sáng kiến. Kết quả hết học kỳ I năm học 2021-2022 lớp 9A1 đã đạt thành tích tương đối tốt. Năm học 2020- 2021 Học kỳ I năm học 2021- 2022 Hạnh kiểm T 20 (49%) 21 (51,21%) K 16 (39%) 19 (46,34%) Tb 5 (12%) 1 (2,43%) Y 0 0 Học lực Giỏi 0 (0%) 2 (4,87%) Khá 16 (39%) 19 (46,34%) TB 24 (59%) 20 (48,78%) Y 1 (2%) 0 (0 %) Về học lực: Số lượng học sinh khá, giỏi đã tăng, học sinh trung bình giảm và không có HS yếu. Về Hạnh kiểm: Chỉ còn 1 HS hạnh kiểm trung bình trên tổng số 41HS, còn lại là hạnh kiểm Tốt và khá. Ngoài ra, lớp được tặng danh hiệu lớp xuất sắc và rất nhiều thành tích khác trong các cuộc thi của trường, của Đội tổ chức như: Đạt giải nhì cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô, mái trường" năm 2021, đạt giải ba cuộc thi vẽ tranh: "Thế giới không khói thuốc" năm 2021, đạt giải nhì cuộc thi vẽ tranh: "Thông điệp tuyên truyền ATGT" năm 2021. - Không có hiện tượng HS phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường. - Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt. - Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh. IV. Kết luận: Trong thời gian làm GVCN, qua việc áp dụng một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan, với tâm huyết của người làm nhiệm vụ “trồng người cho đất nước”. Tôi nhận thấy đây là nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên phải có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Tất cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là cái chìa khoá cho các em bước sang một cuộc đời mới với sự nhìn nhận tích cực về thực tế và có ý thức rèn luyện để đạt tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ nghĩa. 1. Người thầy phải như người cha người mẹ. Người lớn tuổi phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Hết lòng thương yêu và tôn trọng các em, biết tìm ra nguyên nhân và phán xét một cách khách quan để các em có cơ hội tiến bộ. 2. Người thầy phải có sự kiên trì trong giáo dục. Việc đã đề ra phải có sự đánh giá, khen chê đúng mực, khách quan để các em có lòng tin và ý thức vươn lên. 3. Người thầy nên đề ra các chủ đề thi đua, phương hướng thi đua để rồi cùng nhau thực hiện. 3. Gia đình cần thấy rõ vai trò và nghĩa vụ của họ đối với sự chăm sóc giáo dục con em. 4. Luôn có sự phối kết hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, địa phương. Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp, đây chưa phải là kinh nghiệm mới mẻ và cũng chưa phải là một biện pháp chuẩn mực nhưng nó đã tác động rất lớn đến kết quả giáo dục của các em. Tôi hy vọng rằng nó cũng phần nào giúp ích cho các bạn đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp của mình. Tôi xin trân thành cảm ơn ! Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp thành phố năm học 2021-2022 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Trên đây là biện pháp “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan” được giáo viên Lưu Thị Trà Ly đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 9A1 trường THCS Ngô Quyền. Biện pháp này lần đầu được sử dụng để đăng ký thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp thành phố năm học 2021-2022 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO Nguyễn Thị Bích Lưu Thị Trà Ly
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan.docx