Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy” cho một số môn học

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy” cho một số môn học

Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông hiện nay. Đó là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn của lứa tuổi thiếu nhi. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy mỹ thuật nói riêng, không phải là đưa ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tưởng tượng, khả năng quan sát, sáng tạo của các em.

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: phần lớn học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta biết học vẽ, nếu chúng ta biết xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt, tạo ra không khí thoải mái “vui mà học - học mà vui” thì sẽ tạo được hiệu quả tốt nhất.

Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, tôi tự nhận thấy: Học sinh khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu kiến thức môn học, bài vẽ đang còn chậm và chưa đạt yêu cầu, làm cho các em tỏ ra chán nản, không có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng: mình không có khả năng theo kịp các bạn vì không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập, tiếp thu kiến thức và thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì sẽ đam mê, ham thích môn học và đạt được kết quả tích cực.

 

doc 16 trang thuychi01 15761
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy” cho một số môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông hiện nay. Đó là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn của lứa tuổi thiếu nhi. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy mỹ thuật nói riêng, không phải là đưa ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tưởng tượng, khả năng quan sát, sáng tạo của các em. 
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: phần lớn học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta biết học vẽ, nếu chúng ta biết xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt, tạo ra không khí thoải mái “vui mà học - học mà vui” thì sẽ tạo được hiệu quả tốt nhất.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, tôi tự nhận thấy: Học sinh khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu kiến thức môn học, bài vẽ đang còn chậm và chưa đạt yêu cầu, làm cho các em tỏ ra chán nản, không có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng: mình không có khả năng theo kịp các bạn vì không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập, tiếp thu kiến thức và thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì sẽ đam mê, ham thích môn học và đạt được kết quả tích cực.
2. Mục đích nghiên cứu.
Là một giáo viên mĩ thuật, việc tìm hiểu đề tài này nhằm củng cố kiến thức đầy đủ, phong phú về các phân môn trong bộ môn mỹ thuật THCS, phong phú về kiến thức về thường thức mỹ thuật cũng như kĩ năng thực hành, cảm quan mỹ thuật để tạo một tâm thế vững vàng khi đứng trên bục giảng. Bên cạnh đó, giáo viên còn thông qua thực tế đối tượng giảng dạy nhằm nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra phương pháp dạy học tích cực, có khoa học nhằm truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng sư phạm. Đồng thời tạo được chất lượng tốt cho học sinh. Từ đó, giáo viên có biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích học sinh có tư duy mỹ thuật và kiến thức bổ trợ tốt đồng thời khắc phục những hạn chế kiến thức ở một số học sinh.
Học sinh có vốn kiến thức cơ bản về thường thức mĩ thuật, có kiến thức kĩ năng cảm nhận thẩm mĩ, có kiến thức kĩ năng mĩ thuật và phương pháp học có hiệu quả.
Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của một số kiến thức mĩ thuật trong trong cuộc sống và trong việc học tập.
Kích thích và làm cơ sở cho sự “sáng tạo”,“sự hứng khởi, sôi nổi” và “tích cực” của học sinh qua từng tiết học. Từ đó, tạo không khí “học mà chơi, chơi mà học” gạt bỏ được áp lực học tập, tạo cảm giác cho học sinh thích thú trong giờ học. Hình thành ý thức học tập chủ động và nghiên cứu vấn đề có hiệu quả.
Giáo dục học sinh có ý thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng của Việt Nam và thế giới. Thông qua đó, học sinh hình thành cảm quan cái đẹp trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống
Đặc biệt, qua phương pháp này, giúp học sinh tiếp cận một phương pháp học tập mới, tích cực, năng động và sáng tạo, kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Học sinh cũng có thể áp dụng phương pháp “Sơ đồ tư duy” cho một số môn học khác có hiệu quả hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
Kiến thức thường thức mỹ thuật Việt Nam và thế giới.
Một số bài Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí và Vẽ tranh đề tài.
Phương pháp dạy học tích cực kết họp truyền đạt truyền thống thông quasơ đồ tư duy và trực quan hình ảnh.
Kĩ năng trình bày vấn đề về cảm nhận giá trị thẩm mĩ.
Ngôn ngữ tạo hình và màu sắc của các nội dung bài học thể hiện qua các giờ học mỹ thuật.
Rèn luyện ý thức thái độ và sự cảm nhận giá trị thẩm mỹ của học sinh thông qua phân môn thường thức mỹ thuật.
Các tiết học Thường thức mĩ thuật ở các lóp 6, 7, 8, 9 của học sinh trường THCS Đông Yên. Có thể sử dụng đối với các phân môn: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài trong nội dung lí thuyết.
Học sinh các lóp 6, 7, 8, 9 trường THCS Đông Yên.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu thành công đề tài với kết quả áp dụng được hiệu quả thì phương pháp nghiên cứu góp một phần chủ yếu quan trọng. Đồng thời cần có sự kết họp hài hòa giữa các phương pháp sau:
Phương pháp “Sơ đồ tư duy”.
Phương pháp trực quan, quan sát sư phạm, minh họa.
Phương pháp điều tra, có phiếu điều tra.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Phương pháp gợi trí tò mò cho học sinh.
Phương pháp đặt vấn đề và giao nhiệm vụ.
Phương pháp hoạt động nhóm.
Tùy theo nội dung từng bài học mà có sự kết hợp phương pháp dạy học phù họp đế mang lại hiệu quả tốt cho quá trình dạy và học.
B. NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
	1. Sơ đồ tư duy là gì?
Trước tiên, chúng ta hiểu sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng. Ở giữa sơ đồ là ý tưởng trung tâm, từ ý tưởng này phát triển ra các nhánh tượng trưng cho các ý chính (nhánh chính). Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ để nghiên cứu ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành những nhánh nhỏ hơn. Cứ như thế tạo nên sơ đồ tư duy.
Có thể nói sơ đồ tư duy là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tỉnh (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng sơ đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, sơ đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
2. Phương pháp trực quan là gì?
Phương pháp Trực quan hay nói một cách khác là hình thức sử dụng trong quá trình dạy học, có vai trò là công cụ để Giáo viên và học sinh tác động vào đối tượng; có chức năng khơi dậy, dẫn truyền, tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan, góp phần tạo nên cảm giác cảm tính của đối tượng nhận thức nhằm đạt được các mục đích dạy học cụ thể hay nói cách khác: Phương pháp Trực quan là hình thức hay phương pháp dạy học đóng vai trò công cụ, được giáo viên hay học sinh làm khâu trung gian tác động tới đối tượng dạy học.
Phương pháp Trực quan chính là phương tiện để nhận thức, chúng có chức năng làm cho đối tượng nhận thức được bộc lộ một cách trực quan.
Phương pháp trực quan là nhóm phương pháp tổ chức dạy học sao cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan vào quá trình học tập. Phương pháp này sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn và vận dụng kiến thức linh hoạt hơn. Trong nhóm phương pháp trực quan đối với dạy học môn Mỹ thuật có thể sử dụng một số phương pháp sau:
2.1. Phương pháp minh họa:
Phương pháp minh họa là phương pháp đưa ra những tư liệu trực quan bao gồm như: tranh, ảnh, băng đĩa, máy chiếu...để minh họa cho nội dung mà giáo viên cần trình bày. Ví dụ: Muốn học sinh hiểu được giá trị tác phẩm nghệ thuật, đặc điểm của một trào lưu, trường phái nghệ thuật thì phải cho học sinh thấy được tác phẩm dù chỉ là phiên bản. Muốn thực hiện được mục tiêu bài dạy cần phải có phương tiện trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng sau khi giáo viên đó thuyết trình. Phương tiện trực quan bao gồm: Tranh, ảnh, băng, đĩa hình, máy chiếu... Để minh hoạ đạt được kết quả tốt phương tiện trực quan để minh hoạ cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Tư liệu minh họa phải sát với nội dung giáo viên truyền đạt.
+ Tư liệu minh hoạ cần đưa ra đúng lúc, hợp lý, vừa đủ và gắn bó với nội dung bài giảng. Minh hoạ phải chọn lọc. Không nên đưa ra quá nhiều dẫn đến học sinh không tập trung vào vấn đề trọng tâm của bài học. Những tác phẩm được chọn lọc phải có đặc trưng tiêu biểu làm sáng tỏ nội dung cần truyền thụ. Minh họa đẹp, phong phú, phương pháp trực quan hiện đại sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh.
2.2 Tổ chức tham quan triển lãm, bảo tàng, các khu di tích văn hóa.
Là phương pháp tổ chức các buổi tham quan, ngoại khóa...Các bảo tàng, triển lãm, khu di tích văn hóa là nguồn trực quan phong phú và đa dạng. Hoạt động này sẽ giúp cho học sinh có thể hiểu sâu hơn những kiến thức được nghiên cứu trên lớp. Đây là phương tiện trực quan sinh động nhất. Bởi vì học sinh được trực tiếp nhìn, nghe, thưởng thức và cảm thụ thực sự trước những tác phẩm nghệ thuật nguyên bản. Các hoạt động này gây hứng thú cho học sinh trong học tập, nghiên cứu và sáng tạo thẩm mỹ. Hoạt động này có thể tổ chức thường xuyên, hoặc định kỳ tuỳ theo tình hình thực tế của nhà trường. Hoạt động này có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức: nói chuyện ngoại khóa, xem băng đĩa, tham quan hội hè truyền thống ở một số địa phương...
Phương pháp trực quan là phương pháp có hiệu quả đối với việc dạy học môn Mỹ học. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Có thể nói theo cách khác là tích cực hóa quá trình học tập của học sinh trong dạy và học môn Mỹ thuật cần sử dụng trực quan để nêu và giải quyết vấn đề, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để giúp học sinh tư duy, tìm ra kiến thức mới tiềm ẩn trong các tác phẩm nghệ thuật.
Dụng cụ sử dụng cho phương pháp trực quan có thể hiểu là bao gồm: Giấy, bút, màu, bảng, tranh ảnh,...; nó không chỉ bó hẹp ở hình, mẫu vẽ, tranh mẫu...mà bao gồm cả âm điệu, giọng nói của người giáo viên, là cử chỉ và điệu bộ của người giáo viên, là trình bày bảng, là vẽ minh họa của giáo viên...
Đối với đánh giá bài vẽ của học sinh, giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức, chúng ta cần phải đánh giá ở ba cấp độ: tốt, trung bình, yếu, chỉ ra được cái ưu cái nhược của từng bài, ở khâu này giáo viên thường để cho học sinh tự đánh giá, nhưng theo tôi thì nó không hiệu quả lắm, bởi các em chưa đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm thẩm mỹ, việc đánh giá theo cảm tính cũng hay nhưng mất thời gian và “a mơ tơ” trong nhận thức của các em, mà thời gian thì chúng ta lại không có nhiều, vì vậy đây vẫn là một hoạt động cần nhiều thuyết trình của giáo viên.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÊ:
Người ta cho rằng, thế kỉ XXI là thế kỉ của bộ não. Con người đứng trước kỉ nguyên của trí tuệ, của sự sáng tạo với sức mạnh tiềm tàng của bộ não gần như vô tận. Hai bán cầu đại não của con người có chức năng đặc trưng rất khác nhau. Bán cầu não trái thiên về khả năng lôgíc khoa học như từ vựng, tư duy lôgíc, xử lí dữ liệu, thứ tự, tuyến tính, khả năng phân tích, giải quyết tuần tự. Trong khi đó, bán cầu não phải thiên về tiết tấu, tri giác không gian, tư duy tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, ý thức chỉnh thể. Do vậy não phải thiên về các hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, tình cảm. Mặt khác, khi chất xám ở vỏ não phải hoạt động thì chất xám ở vỏ não trái ở trạng thái tĩnh và suy tưởng. Cũng như vậy, khi chất xám ở vỏ não trái hoạt động thì chất xám ở vỏ não phải lại thư giãn và tĩnh lặng.
Con người luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cho cuộc sống. Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con người nhằm làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi.
Trong nhu cầu cao về thẩm mĩ đó, mỹ thuật đóng vai trò quan trọng với chức năng thu hút và điều tiết cái gọi là “cảm thụ thẩm mĩ’ ở mỗi con người.
Con người tạo ra cái đẹp nhưng đôi lúc không hiểu hết nó. Vậy, câu hỏi là: Tại sao con người lại không hiểu được hết nó? Phải chăng kiến thức về cái đẹp chưa thực sự đủ? Vậy thì phương pháp dạy và học này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bổ trợ kiến thức nhanh và hiệu quả nhằm bù lấp vào chỗ thiếu ấy.
1. Thuân lơi
Dạy học bằng sơ đồ tư duy và kết hợp trực quan hình ảnh là phương pháp dạy học tích cực, kích thích được sự chủ động, tích cực làm việc theo cá nhân độc lập suy nghĩ rồi tổng kết theo nhóm. Phát huy được khả năng sáng tạo tư duy và tinh thần tập thể. Đây là cách làm việc khoa học, năng động, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu hiện đại hóa hiện nay.
Sử dụng được nguồn tư liệu một các phong phú và hiệu quả.
Qua đó, giúp học sinh tiếp cận tri thức, kiến thức nhanh và hiệu quả.
Học sinh khắc sâu lượng kiến thức của bài học.
Dạy học bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy và kết hợp trực quan hình ảnh có thể tích hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác có thể khai thác CNTT tối đa và nguồn tư liệu phong phú, dễ trình bày. 
Dạy học bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy và kết hợp trực quan hình ảnh có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác. Cũng có thể sử dụng trong công tác quản lí, công tác chuyên môn...
Minh hoạ đẹp, phong phú, phương pháp trực quan sinh động sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng đến việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em.
Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho dạy học. Vì thế góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Học sinh lúc nào cũng có đủ đồ dùng, không bị quên ở nhà.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn sau:
- Nhà trường chưa có phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, thu hút, tạo hứng thú cho học sinh học tập. Bên cạnh đó trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn quá nhiều, chủ yếu là các tranh đã có ở SGK, các tranh minh họa chưa thực sự tốt về bố cục, hình mảng, màu sắc...
- Từ khi bộ môn được đưa vào giảng dạy, nhà trường chưa tạo điều kiện cho học sinh tham quan thực tế để các em có thêm kiến thức, thêm vốn hiểu biết để làm bài tốt hơn.
- Những bức tranh đẹp của học sinh chưa có phòng trưng bày để khuyến khích khả năng sáng tác tranh của học sinh, đồng thời còn để tạo điều kiện cho học sinh học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau học tốt hơn.
 Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
3. Biện pháp thực hiện:
Trong bài Đặc trưng của nghệ thuật hội hoạ, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp phương pháp trực quan được sử dụng tùy theo phân môn và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp trực quan: máy chiếu (CNTT), đồ dùng dạy học... với bảng viết.
Với các hoạt động được thiết kế cho phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp phương pháp trực quan được coi như nội dung bài học cần tìm hiểu. Giáo viên không thuyết trình như cách dạy truyền thống, học sinh chủ động làm việc, tiếp cận tìm hiểu nội dung, kiến thức mới với sơ đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trên cơ sở đó, dạy Mỹ thuật sẽ được tích cực hóa. Khi tự mình tìm ra kiến thức mới, học sinh dễ hứng thú, say mê, nắm bài chắc hơn vì đó là sự ghi nhớ chủ động.
Cách tổ chức giờ dạy Mỹ thuật là ứng dụng của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Trong đó trực quan là một phần nội dung bài giảng. Tuy nhiên không có phương pháp nào là tuyệt đối, cần được kết hợp với nhiều phương pháp như thuyết trình, vấn đáp để đạt được mục đích đưa học sinh cùng tham gia vào hoạt động dạy- học, bộc lộ năng lực cá nhân. Như vậy quá trình dạy học mới được tích cực hóa. Giáo viên có thể nhận thức được trình độ của học sinh ngay trong giờ học. Từ đó có kế hoạch và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng.
Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mỹ thuật đó là phương pháp trực quan, có thể nói bước đầu tiên để người giáo viên giúp học sinh tiếp cận với mỹ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thông qua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao tác tư duy bao gồm: Với các hoạt động thiết kế, sử dụng phương pháp minh hoạ, phương pháp tổ chức tham quan và phương pháp hướng dẫn học sinh làm giáo cụ trực quan được áp dụng trong quá trình dạy học môn Mỹ thuật, tôi nhận thấy học sinh nắm bài tốt hơn, say mê hơn. Giờ Thường thức mỹ thuật không còn khô khan và trừu tượng nữa. Từ đó học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về các môn lý thuyết.
Dẫn chứng trình tự các biện pháp và các bước tiến hành trong một tiết dạy như sau:
Hoạt động 1: Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới
Cho học sinh xem một số tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học mới. Đồng thời viết đề bài lên bảng.
Trước khi cho xem các tư liệu, hình ảnh, Giáo viên nêu rõ yêu cầu để hướng sự quan sát của học sinh vào trọng tâm bài. Đây chính là cách nêu vấn đề có tình huống xây dựng bài toán nhận thức, cung cấp cho học sinh các hình ảnh về bài học. Trong đó hàm chứa mâu thuẫn giữa kinh nghiệm, sự hiểu biết của học sinh về tác phẩm đó với khả năng tìm hiểu để giải quyết vấn đề đã nêu ra.
Hoạt động 2: Tiến trình nội dung bài học
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy theo nhóm trong vòng 5 phút hoạt động trên cơ sở các yêu cầu của Giáo viên đặt ra trong phần dặn dò của bài học trước, khuyến khích học sinh biểu diễn sơ đồ tư duy logic, phong phú về màu sắc và hình dáng, tạo sự hứng khởi cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu về đặc điểm nội dung với hệ thống yêu cầu của giáo viên theo cá nhân học sinh.
Học sinh quan sát, cảm nhận hiểu biết thông	qua những vấn đề gợi mở của giáo viên như: tranh, ảnh, mẫu vật...
Hoạt động 3: Tiến trình nội dung bài học
Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận theo nhóm.
Giáo viên gợi ý học sinh trình bày và tìm hiểu nội dung bài học bằng việc trả lời các câu hỏi gợi mở mà giáo viên đã hệ thống từ trước.
Sau mỗi nội dung, giáo viên sử dụng phương pháp trực quan để diễn giải vấn đề rõ hơn. Đồng thời trình tự từng nội dung để hoàn thành sơ đồ tư duy cơ bản trên bảng.
Tổ chức cho các tự đặt câu hỏi tranh luận, học sinh nhận xét của nhóm	 mình và phản hồi ý kiến của nhóm bạn, tìm ra đáp án cho vấn đề cần giải quyết.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương những sơ đồ tư duy tốt và những nhóm trình bày tốt nội dung bài học.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
Giáo viên đánh giá giờ học, nhận xét ưu điểm, hạn chế của từng học sinh trong các hoạt động để rút kinh nghiệm cho các giờ học sau.
Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh đưa ra nhận định và kiến thức đúng của vấn đề.
Giáo viên giải quyết các câu hỏi tranh luận của học sinh nếu chưa giải quyết trong quá trình tranh luận của học sinh.
Dặn dò học sinh học bài cũ. Tìm hiểu nội dung bài mới. Hướng dẫn làm và chuẩn bị giáo cụ cho tiết học hôm sau.
4. Hiệu quả của phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp phương pháp trực quan trong dạy Mĩ thuật:
Kết quả học kì II năm học 2014 -2015
Lớp
Tổng số
Khả năng 
nhận biết
Khả năng 
thông hiểu
Khả năng
 tư duy
6A
34
34
22
9
%
100%
64,7%
26,5%
6B
34
34
21
13
%
100%
61,8%
38,2%
Sản phẩm của học sinh sau tiết học 31 – Bài: Một số công trình tiêu biểu của Mĩ thuật Ai Cập, Hy Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại::
	V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
	1. Phạm vi nghiên cứu:
	a) Phân môn vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài:
Áp dụng trong hoạt động: tích hợp lí thuyết trong các phần hướng dẫn cách vẽ.
Chúng ta cần giúp các em căn bản lại những màu gốc (màu cơ bản), màu nhị hợp hay các màu bổ túc. Qua đó hướng dẫn các em hiểu rõ sự phong phú, hài hoà của màu sắc khi sử dụng vào bài vẽ. Đồng thời giúp các em hiểu rõ sự hài hoà của màu sắc trong trang trí nói chung và trong trang trí ứng dụng nói riêng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đi sâu vào các bài trang trí ứng dụng, qua các bài trang trí ứng dụng trong chương trình, các em sẽ hiểu rõ hơn về cách trang trí ứng dụng phải như thế nào, màu sắc trong các bài trang trí ứng dụng phải phù họp với thời gian, không gian và thích hợp với đối tượng cần trang trí. Ví dụ như trong trang trí đĩa tròn, màu sắc trong trang trí đĩa đựng thức ăn cần nhẹ nhàng, hài hoà. Còn màu sắc trong trang trí đĩa treo tường cần sử dụng màu phong phú phóng khoáng hơn. Hay mà

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_so_do_tu_duy_cho_m.doc