Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số hàm excell trong công tác tổng hợp sữa học đường
Sữa học đường là một dự án rất có ý nghĩa của Nhà nước đối với thế hệ trẻ, giúp nâng cao tầm vóc Việt. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 là thời điểm bắt đầu triển khai đối với các trường Mầm non, Tiểu học trên dịa bàn huyện Ba Vì. Là một hoạt động rất ý nghĩa nhưng nó cũng đặt ra nhiều khó khăn đối với đội ngũ kế toán trường học. Vì với công việc của kế toán ngân sách đã nhiều việc, một số trường có bán trú công việc kế toán càng trở nên phức tạp hơn, giờ đây việc theo dõi, quyết toán sữa với phụ huynh, với công ty sữa và với Phòng giáo dục và Phòng tài chính đặt ra nhiều khó khăn.
Chúng ta đang sông trong thời đại 4.0 việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bất cứ lĩnh vực nào cũng là việc cần làm, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, đạt mức độ chính xác cao.
Để việc theo dõi không bị sai sót ảnh hưởng đến kinh phí cấp, kinh phí đóng góp của phụ huynh lại ko ảnh hưởng đến chế độ hưởng của các đối tượng học sinh là một bài toán mà tất cả đội ngũ kế toán trường Mầm non và Tiểu học cùng phải tìm lời giải.
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MỘT SỐ HÀM EXCELL TRONG CÔNG TÁC TỔNG HỢP SỮA HỌC ĐƯỜNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sữa học đường là một dự án rất có ý nghĩa của Nhà nước đối với thế hệ trẻ, giúp nâng cao tầm vóc Việt. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 là thời điểm bắt đầu triển khai đối với các trường Mầm non, Tiểu học trên dịa bàn huyện Ba Vì. Là một hoạt động rất ý nghĩa nhưng nó cũng đặt ra nhiều khó khăn đối với đội ngũ kế toán trường học. Vì với công việc của kế toán ngân sách đã nhiều việc, một số trường có bán trú công việc kế toán càng trở nên phức tạp hơn, giờ đây việc theo dõi, quyết toán sữa với phụ huynh, với công ty sữa và với Phòng giáo dục và Phòng tài chính đặt ra nhiều khó khăn. Chúng ta đang sông trong thời đại 4.0 việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bất cứ lĩnh vực nào cũng là việc cần làm, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, đạt mức độ chính xác cao. Để việc theo dõi không bị sai sót ảnh hưởng đến kinh phí cấp, kinh phí đóng góp của phụ huynh lại ko ảnh hưởng đến chế độ hưởng của các đối tượng học sinh là một bài toán mà tất cả đội ngũ kế toán trường Mầm non và Tiểu học cùng phải tìm lời giải. Mặc dù huyện Ba Vì đã triển khai chương trình được hơn 1 năm, các trường đều đã thực hiện quyết toán sữa với phòng giáo dục, với công ty sữa nhưng bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm để việc tổng hợp sữa học đường của học sinh đỡ khó khăn, nhanh và chính xác khi ứng dụng một số mẹo nhỏ trong tin học văn phòng “Áp dụng một số hàm trong Excel trong tổng hợp sữa học đường” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với thực tế tình hình về công tác sữa học đường tại các trường Mầm non, Tiểu học, việc tổng hợp số liệu sữa học đường nhanh chóng giúp tính được lượng sữa trong tháng, dự báo được lượng sữa trong tháng tới, các số liệu trong báo cáo được thống nhất, số liệu chính xác sẽ giúp việc thanh quyết toán được nhanh gọn, tránh tình trạng nợ đọng đối với công ty, cũng như việc tổng hợp số liệu báo cáo Phòng giáo dục và phòng tài chính được đảm bảo. Từ đó có tác dụng tích cực đối với công tác quản lý chung của Nhà trường. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: Máy tính có cài office, phiếu thu, các văn bản hướng dẫn về chương trình sữa học đường. 2. Chủ thể nghiên cứu: Các mẫu biểu tổng hợp về số lượng sữa thực dùng, số tiền cần bổ sung từ ngân sách và kinh phí đóng góp của phụ huynh học sinh. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ thực hiện và vận dụng trong: + Học kỳ II năm học 2018-2019 (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019) tại trường Mầm non Cổ Đô; + Học kỳ I năm học 2019-2020 (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019) tại trường Tiểu học Phú Cường. Bản thân tôi tự nhận xét, rút kinh nghiệm về cách tiến hành. Nhìn chung bản thân nhận thấy có hiệu quả trong quá trình thực hiện ở hai cấp học khác nhau. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận: Công tác sữa học đường là một nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục của nhà trường theo đúng pháp luật nhà nước, đúng quan điểm, đường lối chính sách của Đảng. Đối với nhà trường, công tác sữa học đường còn là điều kiện để góp phần vào việc thực hiện hiệu quả công tác giáo dục Ngoài ra còn thể hiện được bằng việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách quyết toán tài chính của nhà trường, đảm bảo sự minh bạch, chính xác, những văn bản, giấy tờ có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của nhà trường, cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu khi cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn Việc thực hiện tốt, hiệu quả còn đảm bảo được chế độ chính sách nhân văn của Đảng và nhà nước dành cho học sinh góp phần thực hiện các nhiệm vụ chung của nhà trường. Yêu cầu chung về việc này phải thật khoa học, quản lý tốt hồ sơ là phải sắp xếp gọn gàng, đảm bảo cho công việc được thực hiện nhanh và chính xác. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Là chương trình mới thực hiện, nhiều công việc còn khá mới mẻ, nhiều trường việc phân công công việc chưa rõ ràng, cụ thể, việc tổng hợp còn khó khăn do việc theo dõi học sinh uống sữa, rà soát học sinh thuộc diện miễn chưa chính xác. Đặc biệt từ tháng 8 năm 2019 khi được chuyển về trường Tiểu học Phú Cường với số học sinh hơn 300 em tham gia uống sữa, 86 em thuộc diện miễn giảm, thì nguyên làm hồ sơ miễn giảm thôi cũng là một vấn đề, làm sao để không bị sót, không bị nhầm, bên cạnh đó hồ sơ được lưu thành quyển theo từng biểu, đây cũng là một cách làm nhưng để như vậy sẽ không thấy được số liệu từng tháng giữa các biểu với nhau. Với tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy việc tổng hợp sữa học đường tại một số trường Mầm non, Tiểu học trong huyện Ba Vì còn gặp một số khó khăn, nhưng cụ thể là: + Việc phân công việc quản lý, cấp phát sữa của một số trường chưa khoa học, chồng chéo, ... + Việc rà soát đối tượng thuộc đối tượng miễn giảm chưa chính xác. + Việc theo dõi học sinh uống sữa vào tổng hợp trên máy và trên giaiays chưa khoa học còn mất nhiều thời gian, dẫn đến việc tổng hợp còn khó khăn. Qua quá trình thực hiện của mình, bản thân tôi muốn được chia sẻ cách làm của mình để giúp các đồng nghiệp nhất là những đồng nghiệp mới vào nghề như tôi có được cách làm đơn giản hơn, hiệu quả hơn, để việc quyết toán sữa học đường không còn là gánh nặng cho các cán bộ phải đảm nhiệm. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Việc theo dõi, tổng hợp sữa học đường nhanh chóng, chính xác, giúp giúp Ban Giám hiệu nắm bắt được tình hình thực hiện tại đơn vị mình, báo cáo số liệu lên cấp trên được kịp thời. Thực hiện tốt việc này giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bên cạnh đó dự án sữa học đường mang lại đúng ý nghĩa nhân văn mà không làm khó khăn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trực tiếp thực hiện. Từ đó tôi đã tìm tòi, học hỏi qua sách báo, tài liệu, qua các bạn đồng nghiệp và học tập rút kinh nghiệm qua thời gian làm việc để áp dụng với những kinh nghiệm đó khi làm việc tại nhà trường. Qua thời gian tìm hiểu, tôi đã lên kế hoạch phân tích các vấn đề còn hạn chế để từ đó có hướng giải quyết cụ thể như sau: Nghiên cứu văn bản hướng dẫn về chương trình sữa học đường: Là một cán bộ được giao làm công tác sữa học đường đặc biệt là làm mảng tổng hợp số liệu, quyết toán sữa học đường lúc ban đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bản thân nhận thấy công việc mà mình phải làm là đảm bảo quyền lợi, chế độ của học sinh về một chương trình có ý nghĩa rất nhân văn. Với những thực tế vừa nêu trên và qua thời gian công tác tôi nhận thấy: để làm tốt nhiệm vụ đòi hỏi người làm công tác này cần phải có tinh thần, trách nhiệm cao, trong quá trình làm phải nghiên cứu, tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Người làm công tác này phải không ngừng sáng tạo và tâm huyết luôn nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chương trình sữa học đường, bên cạnh đó còn phải có sự kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin để việc thực hiện sao cho nhanh chóng, chính xác: - Nghị quyết 06/2018/NQ-HĐND ngày 05/07/2018 của HĐND thành phố Hà Nội quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020. - Quyết định số 4019/QĐ-UBND ngày 06/08/2018 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020. - Công văn liên sở số 8392/TS: TC-GDĐT ngày 05/12/2018 của Tài chính - Giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình sữa học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Công văn số 5751/SGDĐT-KHTC ngày 28/12/2018 của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn bổ sung thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình Sữa học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Công văn 148/PGD&ĐT ngày 24/12/2018 của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì về việc tiếp tục tuyên truyền phụ huynh đăng ký cho trẻ uống sữa theo chương trình sữa học đường. - Công văn số 81/PGDĐT ngày 18/01/2019 của Phòng Giáo dục huyện Ba Vì về việc đôn đốc thực hiện Đề án Sữa học đường năn học 2018-2019. - Công văn số 213/PGDĐT ngày 12/03/2019 của Phòng Giáo dục huyện Ba Vì về việc thực hiện Chương trình sữa học đường năm học 2018-2019. Ngoài ra, người làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu cũng cần phải nắm vững các thao tác đối với máy tính đặc biệt có kiến thức về tin học văn phòng. Ngay từ tháng 12/2018 khi được triển khai chương trình sữa học đường Hiệu trưởng, Hiệu phó, nhân viên Kế toán, thủ quỹ của nhà trường cùng Hội trưởng hội phụ huynh học sinh đã đi dự buổi triển khai tại Hội trường UBND thị trấn Tây Đằng. Sau khi về thống nhất trong Hội phụ huynh và nhà trường. + Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Các văn bản hướng dẫn về chương trình sữa học đường được triển khai tới tập thể Hội đồng sư phạm trong cuộc họp Hội đồng sơ kết kỳ I năm học 2018-2019, Hiệu trưởng đã phân công công việc cụ thể: + Nhân viên kế toán thực hiện công tác thu nộp kinh phí của phụ huynh, hạch toán kinh phí cấp của ngân sách gửi phòng tài chính kế hoạch, phòng Giáo dục, đặt sữa với công ty, xác nhận số lượng thực dùng với công ty sữa. + Nhân viên y tế kiêm thủ quỹ theo dõi, đối trừ số tiền tạm nộp của phụ huynh và làm nhiệm vụ xuất kho, nhập kho, bảo quản kho, cấp phát sữa cho học sinh. + Nhân viên cấp dưỡng cùng giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm đưa sữa đến các lớp và các khu lẻ (đối với cấp mầm non). + Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ chấm sữa hàng ngày đối với học sinh, chốt sữa cuối tháng của lớp mình với thủ kho, thủ quỹ. + Đối với phụ huynh học sinh: Sau khi đi tiếp thu về Ban giám hiệu nhà trường cùng trưởng Ban đại diện triển khai trong cuộc họp chi hội trưởng phụ huynh các lớp, toàn thể phụ huynh, thống nhất phương thức nộp tiền sữa. 2. Phân chia công việc một cách rõ ràng: 2.1 Đối với nhân viên kế toán: Sau khi cập nhật văn bản hướng dẫn về sữa và các mẫu biểu về sữa học đường + Thực hiện thu tiền sữa của phụ huynh. + Xác định số lượng đối tượng 01 (đối tượng đóng góp) và đối tượng 02 (đối tượng miễn đóng góp) + Đặt sữa cho học sinh trên website của công ty sữa. + In mẫu biểu 03 của từng tháng ngày từ đầu tháng chuyển giáo viên chủ nhiệm và cuối tháng thu biểu 03 nhập vào máy, kết hợp với phiếu xuất sữa của thủ kho để tổng hợp số liệu ra biểu 05 và biểu 07, xác nhận số thực dùng trong tháng với công ty sữa để lấy biên bản nghiệm thu. + Tổng hợp kinh phí theo tháng thanh toán với công ty sữa từ nguồn phụ huynh đóng góp và ngân sách cấp hỗ trợ cho chương trình. + Cập nhật phần mềm Misa theo dõi tiền sữa trong sổ kế toán. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Sau khi được triển khai về chương trình sẽ thực hiện: + Thu phiếu đăng ký của phụ huynh học sinh. + Nhận biểu 03 và chấm sữa hàng ngày đối với học sinh của lớp mình, cập nhật các cháu thuộc đối tượng 1, 2 vào biểu 03. + Thu hồ sơ đối với các cháu thuộc đối tượng đóng góp và đối tượng miễn giảm theo từng lớp. Đối với đối tượng đóng góp: 01 giấy khai sinh (bản sao), 1 phiếu đăng ký uống sữa. Đối với đối tượng miễn giảm (hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc, ...) Giấy khai sinh (bản sao), phiếu đăng ký uống sữa, đơn xin miễn giảm, giấy chứng nhận hộ gia đình chính sách và hộ khẩu (nếu là người dân tộc),... Nhân viên thủ quỹ, thủ kho; + Hỗ trợ việc lập hồ sơ uống sữa của trẻ trong đó có hồ sơ của trẻ thuộc đối tượng 01 và trẻ thuộc đối tượng 02. + Nhập sữa, kiểm tra bao bì sữa khi nhập. + Chốt sữa xuất kho từng ngày, tổng hợp sữa xuất kho trong tháng để đối chiếu với số liệu kế toán: báo lượng sữa còn để kế toán dự kiến nhập sữa của tháng sau. + Lập phiếu xuất sữa hàng ngày. + Nộp tiền sữa phụ huynh đóng góp vào tài khoản tiền gửi của nhà trường tại kho bạc để kế toán làm chứng từ thanh toán với công ty sữa. 2.4 Nhân viên nuôi dưỡng (đối với cấp MN), giáo viên chủ nhiệm (đối với cấp Tiểu học). Bên cạnh nhiệm vụ là nhân viên nấu ăn ở các trường mầm non, giáo viên chủ nhiệm đối với các trường tiểu học, ngoài nhiệm vụ chính của mình còn được phân công nhiệm vụ vận chuyển sữa từ kho đến các lớp đảm bảo về chất lượng và số lượng. 3. Áp dụng một số hàm trong Excell vào tổng hợp số liệu, quyết toán kinh phí sữa học đường: Là cán bộ kế toán trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, đòi hỏi ngoài việc có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ còn phải có kiến thức về công nghệ thông tin Biết sử dụng máy tính là một lợi thế, vì hiện nay mọi văn bản giấy tờ đều được thực hiện trên máy tính, trên phần mềm như phần mềm MISA, QLTS, BHXH, . Hầu hết các giao dịch với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được thực hiện qua giao dịch đường truyền Internet. Từ các mẫu biểu mà công ty sữa gửi cho: bản thân tôi có những bước làm cụ thể như sau: 3.1. Bước 1: Tổng hợp, lập danh sách số học sinh tham gia đăng ký uống sữa: Ngay từ khi triển khai, khoảng cuối tháng 12 năm 2018 tôi bắt đầu cho phụ huynh học sinh đăng ký cho trẻ uống sữa, dựa vào đó tôi lập danh sách theo từng lớp theo mẫu 03, trong đó thể hiện được số lượng trẻ thuộc đối tượng 1 và số trẻ thuộc đối tượng 2 tham gia uống sữa. Sau khi lập được danh sách vào mẫu 03, tôi dự kiến số ngày uống sữa trong tháng rồi đưa về từng lớp cho giáo viên chủ nhiệm chấm sữa hàng ngày cho trẻ thuộc học sinh lớp mình. Đối với mấu 03 sau khi lập vào đầu tháng và tổng hợp sau khi có kết quả vào cuối tháng, tôi có được kết quả uống sữa của từng đối tượng học sinh trong 1 lớp, của các lớp trong 1 trường và số liệu tổng hợp của cả trường dành cho đối tượng 1 và đối tượng 2, bằng cách lập bảng phụ dùng công thức “couif” tôi có được trong đối tượng 02 có bao nhiêu hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc, Để làm được việc đó một cách nhanh chóng khi lập biểu 03, in biểu chống cho giao viên chủ nhiệm, tôi dự kiến 100% học sinh tham gia uống tổng số ngày trong tháng, cuối tháng sau khi có bảng chấm tay của giáo viên chủ nhiệm tôi chỉnh sửa, xóa bỏ những ngày học sinh nghỉ, không tham gia uống. Bằng việc thực hiện một số hàm “couta, couif, sum,” tôi có được số liệu chính xác ngày sau khi nhập ở cuối dòng và cuối cột và số liệu ơ các biểu khác cũng được điều chỉnh theo. (Biểu 03 do giáo viên chủ nhiệm chấm vẫn được lưu làm căn cứ cho việc quyết toán). Đây là khâu quan trọng nhất đối với quy trình làm sữa học đường đối với trường học, nó theo dõi được chính xác nhất số sữa sử dụng trong tháng, số lượng sữa ước đặt cho tháng sau, từng đối tượng học sinh tham gia và có tính quyết định đến độ chính xác đối với hoạt động sữa học đường. Hình 1: với hàm “sum” ta có tổng số ngày uống sữa Hình 2: sử dụng hàm “couta” để đếm số em học sinh thuộc đối tượng miễn đóng góp. Hình 3: Ở ô màu vàng ta lấy tổng số sữa uống chia cho số học sinh thuộc các đối tượng để lấy số ngày uống trung bình của 1 học sinh trên tháng (diện đóng góp và miễn đóng góp). Hình 4: Với ô màu vàng ta dùng công thức “coutif” để lọc ra những học sinh thuộc đối tượng miễn giảm nào, theo từng lớp và tổng cả trường. 3.2 Lập biểu quyết toán sữa học đường: Với bước này có hai cách thực hiện: + Phương án 1: thực hiện thu tiền sữa theo tháng. - Ưu điểm: Thu gần chính xác với số tiền cần quyết toán với công ty. - Nhược điểm: Quyết toán chậm do mất nhiều thời gian thu tiền, gây kho khăn cho phụ huynh phải đến trường nhiều lần để nộp, theo dõi bằng nhiều loại phiếu thu. + Phương án 2: Thực hiện thu theo kỳ: - Ưu điểm: Quyết toán đúng hạn với công ty, lượng phiếu thu giảm, giảm thời gian thu nộp của phụ huynh. - Hạn chế: người làm công tác sữa học đường sẽ mất thời gian theo dõi trong biểu 04 để giảm trừ dần số tiền thực uống của mỗi học sinh. Hình 5: số tiền được đối trừ sau từng tháng của học sinh tham gia uống sữa Đối với biểu này, đầu tiên tôi phải dự kiến được số ngày tương đối của học sinh uống trong 1 tháng, 1 học kỳ, lấy số gần chính xác đó chia cho số tháng tham gia uống sữa của 1 học sinh/1 tháng để ra được số tiền bình quân cần thu trong 1 tháng của từng học sinh, rồi nhân với số tháng của 1 học kỳ ra số tiền cần thu trong học kỳ. Để làm được việc này tôi tham mưu với Ban giám hiệu lồng ghép nội dung trong cuộc họp phụ huynh sơ kết kỳ 1 hoặc họp phụ huynh đầu năm để thống nhất việc thu nộp, sau khi được sự nhất trí của phụ huynh học sinh, chúng tôi thực hiện việc thu nộp ngay từ đầu kỳ. 3.3 Tổng hợp số sữa và số tiền cần quyết toán với công ty sữa: Sau khi thực hiện biểu 03, 04. Đối với biểu 05, 07 là hai biểu phải nộp Phòng Giáo dục và Công ty sữa cũng như quyết toán với Kho bạc và lưu chứng từ ở trường. Sau khi đặt công thức ở biểu 03 và liên kết sang biểu 05, 07, ở bước này tôi không cần mất nhiều thời gian và có được kết quả chính xác về số lượng sữa thực uống của đối tượng 01, đối tượng 02, cũng là việc áp dụng công thực để ra được số tiền mà ngân sách hỗ trợ và số tiền phụ huynh học sinh phải đóng góp cho Công ty sau khi trừ hỗ trợ. Ở đây tôi dùng công thức “= ô kết quả của từng lớp ở sheet biểu 03”, và hàm “sum”. Hình 6: Biểu số 05 được liên kết kết quả từ biểu 03 sang. Thời gian đầu lúc mới làm nhiều bạn có kêu về việc tổng hợp, việc theo dõi số đối tượng 02, không có sự liên kết. Sau khi bỏ một chút thời gian để lập công thức cho từng cột, từng số liệu cần tổng hợp thì các tháng sau việc tổng hợp trở nên rất đơn giản, không mất nhiều thời gian mà độ chính xác rất cao. Nếu theo dõi không dùng công thức ta có thể mất 3-4 hôm, có thể cả tuần nhưng theo cách làm của tôi có thể chỉ mất khoảng 1ngày /tháng cho cả việc tổng hợp từ biểu 04 đến biểu 07 sau khi nhận được bảng chấm sữa mẫu 03 của giáo viên chủ nhiệm nộp vào cuối tháng. Hình 7: Biểu 07 các ô bôi màu vàng cũng được liên kết từ biểu 03 sang. Lập hồ sơ sữa học đường: Hồ sơ sữa học đường bản mềm: được tôi lập theo từng file dữ liệu, mỗi file là 1 tháng có đủ các biểu mẫu liên quan, có sự liên kết với nhau tạo được sự thống nhất về số liệu và có sự điều chỉnh lên xuống theo số thực dùng (do áp dụng các công thức có tính liên kết). Hồ sơ sữa học đường bản giấy: được tôi lập theo tháng theo trình tự: Hồ sơ sữa học đường bản giấy được tôi lập theo tháng theo trình tự: + Giấy nộp tiền vào tài khoản kho bạc. + Chứng từ chuyển tiền sữa do ngân sách cấp được lưu bên chứng từ quý của ngân sách + Chứng từ kinh phí đóng góp của phụ huynh được lưu cùng hồ sơ sữa từ tháng 1 đến tháng 5. + Hóa đơn và biên bản nghiệm thu từng tháng. + Mẫu biểu 03 của 12 lớp. + Mẫu biểu 04 của 12 lớp. + Mẫu biểu 05 của 12 lớp. + Mẫu biểu 07 của 12 lớp. Sao cho số liệu từ mẫu 03, 04, 05, 07 và các chứng từ liên quan số liệu phải trùng khớp. Tránh trường hợp số liệu ko khớp gây khó khăn cho quá trình thanh toán tiền, ảnh hướng đến chất lượng báo cáo của Phòng, của nhà trường. IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua thời gian thực hiện đề tài, chương trình sữa học đường của nhà trường đã đi vào nề nếp, hiệu quả. Đối với công tác theo dõi, quản lý, cấp phát sữa đảm bảo đúng quy trình, trách nhiệm. Dự kiến số sữa uống trong tháng, tổng hợp số liệu, số sữa đã uống, số sữa tồn, đảm bảo việc thanh toán đúng thời gian quy định. Đối với công tác đặt sữa, tổng hợp, thanh toán: Thực hiện đúng tiến độ, chính xác đảm bảo chế độ, chính sách cho các đối tượng tham gia uống sữa. Hình ảnh kho sữa của nhà trường Hình ảnh kho sữa của nhà trường Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019: Tại trường Mầm non Cổ Đô: Việc đăng ký, thu nộp được tiến hành từ đầu năm, việc còn lại là tôi cùng các bạn đồng nghiệp phải theo dõi đối tượng tham gia uống thêm trong các tháng tiếp theo và trừ lùi vào số tiền thu được, cụ thể: Đầu năm 2019 (kỳ II năm học 2018-2019): với 345 học sinh đăng ký, trong đó 317 học sinh thuộc đối tượng 01, 28 thuộc đối tượng 02. Tính từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 tổng số tiền quyết toán với công ty bên ngân sách là: 63.743.400 đồng, tổng số tiền phụ huynh phải tham gia đóng góp cho con em mình là: 86.971.700 đồng. Đảm bảo việc kiểm duyệt các mẫu biểu theo đúng quy định của Phòng giáo dục được nhanh chóng, khoa học. 2. Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019: Tại trường Tiểu học Phú Cường: Là trường thuộc cấp học khác nhưng sau khi áp dụng cách thức làm việc của bản
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mot_so_ham_excell_trong_cong_t.doc