Sáng kiến kinh nghiệm 4 năm xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực ở trường Tiểu học Cát Linh

Sáng kiến kinh nghiệm 4 năm xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực ở trường Tiểu học Cát Linh

     Mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ hình thành những phẩm chất cơ bản của con ngư­ời, với những vốn kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội, làm cho trẻ có đễ dàng học lên các cấp học trên. Một yêu cầu đặt ra: Những nhà quản lý phải làm gì? Làm thế nào để các hoạt động của nhà trư­ờng có chất l­ượng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong trư­ờng Tiểu học mà xã hội quan tâm.

    Theo văn bản h­ướng dẫn thi đua “ Xây dựng trư­ờng học thân thiện – học sinh tích cực” có 5 nội dung đánh giá.

1- Xây dựng tr­ường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn .

2- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phư­ơng, giúp học sinh tự giác học tập.

3- Rèn kĩ năng sống cho học sinh.

4- Tổ chức các hoạt động tập thể vui t­ươi, lành mạnh

5- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phư­ơng. 

          Vậy làm thế nào để việc “ Xây dựng trư­ờng 

doc 45 trang Mai Loan 25/11/2023 4203
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm 4 năm xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực ở trường Tiểu học Cát Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
2
Phần I: Đặt vấn đề
3
I- Lí do chọn đề tài
3
II- Mục đích nghiên cứu
4
II- Yêu cầu
4
Phần II: Tìm hiểu về trường học thân thiện
6
1- Thế nào là trường học thân thiện
6
2- Các điều kiện của trường học thân thiện
7
3- Tại sao chúng ta cần có trường học thân thiện?
7
4- Đánh giá thực trạng – Các yếu tố của trường học thân thiện
8
Phần III: Quá trình triển khai thực hiện đề tài
10
A- Các đối tượng không thể thiếu để xây dựng trường học thân thiện đó là học sinh, giáo viên, phụ huynh, nhà trường, cộng đồng , các tổ chức xã hội
10
B- Vận dụng các phương pháp – triển khai kế hoạch xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực trường tiểu học Cát Linh từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012
12
I-Vài nét về trường tiểu học Cát Linh
13
II-Nội dung thực hiện
14
1- Xây dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn
14
2- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của học sinh giúp các em tự tin học tập
18
3- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
20
4- Tổ chức hoạt động vui chơi lành mạnh
22
5- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
24
C- Tổ chức thực hiện
24
Phần IV: Kết quả
37
Phần V: Kiến nghị - Đề xuất
40
Kết luận
42
Tài liệu tham khảo
45
LỜI MỞ ĐẦU
 “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” là một chủ chương được lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm. Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 với mong muốn động viên khuyến khích các thầy giáo, cô giaó cán bộ quản lý giáo dục các cấp và toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và tư tưởng đạo đức theo tinh thần cuộc vận động” Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”.
 “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” là một phong trào thi đua có mục tiêu rõ ràng, thiết thực và nội dung hết sức phong phú, sâu rộng, phù hợp với đối tượng là các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý. Đồng thời cũng là một cuộc vận động cần có sự phối hợp hành động của cha mẹ học sinh, của cộng đồng xã hội và của các tổ chức chính trị. Ngoài những yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giờ học của học sinh thì những hoạt động vui chơi giúp cho các em giảm stress sau giờ học căng thẳng, áp lực của những con số, những bài toán hóc búa, những mảng kiến thức rộng rãi, đa dạng yêu cầu cao đối với người họcvà quan trọng hơn đã tạo ra sự gần gũi, đoàn kết giữa thầy và thầy, thầy với trò và trò với trò.
 Là hiệu trưởng trường tiểu học đầu tiên của quận Đống Đa được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà nội vì đã có thành tích trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực năm học 2008-2009 và được Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cấp chứng nhận “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực năm học 2008-2009” tôi cùng Ban giám hiệu đã tập trung chỉ đạo theo 5 nội dung: “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, tạo thêm sân chơi mới lạ, những trò chơi hay để thu hút lôi cuốn học sinh tham gia, để học sinh thực sự thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là điều mà trường tiểu học Cát Linh đã làm được trong 4 năm qua.
 Chúng tôi thực sự mong muốn sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo để việc thực hiện xây dựng “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực” trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học Cát Linh đạt hiệu quả cao nhất.
 Xin trân trọng cảm ơn!
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài:
 Mục tiêu giáo dục của tiểu học là giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ hình thành những phẩm chất cơ bản của con người, với những vốn kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội, làm cho trẻ có đễ dàng học lên các cấp học trên. Một yêu cầu đặt ra: Những nhà quản lý phải làm gì? Làm thế nào để các hoạt động của nhà trường có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong trường Tiểu học mà xã hội quan tâm.
 Theo văn bản hướng dẫn thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” có 5 nội dung đánh giá.
1- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn .
2- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp học sinh tự giác học tập.
3- Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
4- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
5- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 
 Vậy làm thế nào để việc “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” có hiệu quả? Đó là câu hỏi mà mà Ban giám hiệu trường tiểu học Cát Linh chúng tôi luôn trăn trở và luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, chỉ đạo bám sát 5 nội dung đánh giá “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
 Từ những kết quả trường tiểu học Cát Linh đã đạt được trong những năm qua, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ 4 năm xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” tại trường Tiểu học Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội.
 Qua đề tài này tôi mong muốn rằng những kết quả mà trường tiểu học Cát Linh đã đạt được sẽ góp một phần nhỏ vào việc xây dựng một môi trường giáo dục luôn trong sáng, lành mạnh, sạch sẽ
II. Mục đích nghiên cứu.
 - Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện, hiệu quả, môi trường “ Xanh, sạch, đẹp” phù hợp với điều kiện của từng địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
 - Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
III. Yêu cầu:
 - Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu tố yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học tạo điều kiện cho học sinh khi đến trờng được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
 - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo
 - Phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy giáo, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phơng pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
 - Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh.
 Phong trào thi đua khen thưởng phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN.
Thế nào là trường học thân thiện?
 Trường học thân thiện là trường học mà ở đó học sinh đợc tạo điều kiện để sống khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng, được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi, quyền được đi học của học sinh được đảm bảo.
 Trờng học thân thiện là trường thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất kết quả nhất các quyền cơ bản của trẻ em như quyền được sống, quyền được học tập, quyền được chăm sóc và bảo vệ, nơi mà các nhà hoạt động học tập và giáo dục đều quan điểm: “ Coi học sinh là nhân vật trung tâm”. Nơi mà nhà trường hoạt động không riêng lẻ mà trong sự phối hợp liên thông giữa giữa các môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 Những hoạt động của nhà trường đều mang ý nghĩa gần gũi, thân thiện với trẻ.
 - Trường học thân thiện không chỉ giúp học sinh nhận ra rằng các em cũng có quyền được hưởng nền giáo dục có chất lượng mà còn có nhiều quyền khác nữa. – giúp trẻ học những gì các em cần học để đối mặt với những thách thức trong thời đại thế kỷ mới đảm bảo cho các em có được môi trường để học tập, một môi trường không có bạo lực và lạm dụng nâng cao nhiệt huyết của giáo viên, có tinh thần và động cơ làm việc với học sinh và vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho nền giáo dục.
 - Trường học thân thiện không chỉ thể hiện kết quả giáo dục trong lớp học và rộng hơn còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 Tóm lại: Trường học thân thiện thúc đẩy phương pháp học tập tích cực, lòng bao dung, sự quan tâm chăm sóc, trí sáng tạo và quan trọng hơn cả là lòng tự trọng của trẻ em. 
 Trường học thân thiện làm mọi việc để ngăn chặn các hành động ức hiếp và các hình thức bạo lực khác trong nhà trường, trở thành thân thiện với trẻ em nó trở thành quyết tâm và cam kết lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý của trẻ em.
Các điều kiện của trường học thân thiện.
 Trường học thân thiện là nơi diễn ra nền giáo dục “tốt”
Giáo dục trong trường học thân thiện mang tính toàn diện, có hiệu quả và chăm sóc trẻ. Đảm bảo cho học sinh đợc tiếp cận ở môi trường học thân thiện lành mạnh, dinh dưỡng tốt. Nhà trường học thân thiện công khai các cuộc thảo luận về sử dụng ma túy, thuốc lá, sự phân biệt giới tính và các vấn đề nóng bỏng khác. Trường học thân thiện với trẻ cũng là trường học thân thiện với giáo viên và tôn trọng nghề dạy học.
 Trường học thân thiện các cộng đồng giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyền của trẻ thông qua hệ thống quản lý nhà nớc.
 Giáo viên thân thiện với học sinh là thành phần quan trọng nhất tạo ra trường học thân thiện.
Tại sao chúng ta cần có trường học thân thiện?
 Công tác giáo dục muốn thành công đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định, đó là học sinh phải khỏe mạnh về thể chất và động cơ học tập tốt, giáo viên phải được đào tạo tốt và có công nghệ giáo dục thiết thực, phương tiện và tư liệu giáo dục đầy đủ, công tác quản lý điều hành phải có sự tham gia của cộng đồng, văn hóa địa phương đợc tôn trọng.
 Xây dựng môi trường thân thiện sạch sẽ:
- Nâng cao sức khỏe về tinh thần và thể lực, xây dựng được những động cơ học tập tốt.
- Khuyến khích học sinh tới trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
- Nâng cao chất lượng giáo dục
- Đảm bảo sự an toàn về mọi mặt và bảo vệ trẻ em.
- Vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho sự nghiệp giáo dục.
- Một trong những vấn đề ưu tiên của trường học thân thiện là sẵn sàng đón tất cả những học sinh mà không có sự kì thị nào về nguồn gốc, giới tính, khỏe mạnh, hay khuyết tật, dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình, các giáo viên và học sinh phải cùng hợp tác, đóng góp sức lực nhằm tạo ra môi trường tốt.
- Trường học thân thiện sẽ thúc đẩy phương pháp học tập tích cực, hòa nhập,sự tham gia, tinh thần hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên, học sinh, phụ huynh.
- Nhân tố chính của trường học thân thiện là môi trờng an toàn, môi trường không có bạo lực, không gây tổn thương cho trẻ, không đợc phép đánh trẻ hay dùng các hình thức phạt đối với trẻ.
- Trong trường học thân thiện điều quan trọng là học sinh đều có lòng tự trọng và tôn trọng sự khác biệt, điều quan trọng hơn nữa là học sinh có khả năng tổ chức và tham gia các hoạt động.
- Trường học thân thiện phải đảm bảo môi trường lành mạnh hợp vệ sinh, các lớp học phải đảm bảo tiêu chuẩn, có nước sạch và khu công trình phụ đảm bảo vệ sinh
4- Đánh giá thực trạng – Các yếu tố của trường học thân thiện.
 Chúng ta đã biết Trường học thân thiện học thân thiện là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng, Trường học thân thiện cung cấp một cách tiếp cận toàn diện đến giáo dục chất lợng.
 Yếu tố thân thiện trong trường học thể hiện ở việc động viên và khuyến khích học sinh, xây dựng môi trường giáo dục với tình yêu thương yêu và trách nhiệm.
+ Tiếp nhận mọi trẻ em đến trường.
- Đảm bảo cho mọi trẻ em trong độ tuổi thuộc địa bàn của trường học được đi học và hoàn thành cấp học
- Không có biểu hiện kì thị và đối xử bất bình đẳng , đặc biệt trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn hay trẻ có khó khăn trong học tập.
+ Đảm bảo hiệu quả giáo dục
- Nhà trường tăng cường các nội dung phù hợp và hữu ích với trẻ, giúp các em đạt được những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho cuộc sống, bao gồm cả phương pháp học chủ động và kĩ năng sống.
- Khuyến khích học sinh học tập tích cực, chủ động khuyến khich các quá trình dạy và học phù hợp với mức độ phát triển, năng lực và phong cách học tập của trẻ.
- Tăng cường năng lực, đạo đức nghề nghiệp và lợi ích của giáo viên.
+ Môi trường lành mạnh, an toàn và bảo vệ:
- Luôn tạo môi trường lành mạnh đảm bảo vệ sinh an toàn và có đủ nước sạch thu hút đối với học sinh.
- Xây dựng mối quan hệ giáo viên với giáo viên, học sinh với học sinh: thân thiện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
- Có chính sách và biện pháp không có các hình thức hà khắc hoặc các hình thức xâm phạm thân thể và tinh thần trẻ.
+ Bình đẳng về giới.
- Tăng cường sự cân bằng trong tỉ lệ nhập học, thành tích của trẻ nam và nữ.
- Xóa bỏ các hình thức thiên vị giới.
- Giúp trẻ em nam và nữ hòa nhập trong một môi trường phi bạo lực, tôn trọng các quyền, các giá trị về sự công bằng
+ Sự tham gia của trẻ em, cha mẹ và cộng đồng
- Luôn tôn trọng và lấy ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh
- Phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác quản lý, phát triển trường học và quan tâm tới quyền và phúc lợi của học sinh.
PHẦN III. QÚA TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
A- Các đối tượng không thể thiếu để xây dựng trường học thân thiện đó là học sinh, giáo viên, phụ huynh, nhà trường, cộng đồng , các tổ chức xã hội .
1- Học sinh.
- Đoàn kết trong học tập, trong các hoạt động của trường.
- Giáo dục học sinh: Biết nhường nhịn nhau, không tranh cãi, không đánh nhau.
- Không phân biệt nam – nữ, giàu – nghèo, khuyết tật hay bình thường.
- Biết góp ý học tập cùng nhau tiến lên.
- Biết an ủi, khuyên nhủ khi bạn làm sai
- Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nhau
- Biết thông cảm và tha lỗi cho bạn khi bạn làm điều sai.
- Cần giúp đỡ nhau vợt khó, quan tâm đến nhau nhiều hơn.
- Đợc quyền bày tỏ nguyện vọng của mình với thầy cô, bố mẹ, bạn bè.
- Luôn có ý kiến đóng góp xây dựng môi trường tốt. 
- Có tinh thần tham gia nhiệt tình mọi hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Có thái độ tích cực phát biểu khi học tập cũng nh khi vui chơi.
- Thực hiện tốt quyền mà trẻ em đợc hưởng, đợc quan tâm, tôn trọng.
- Luôn có ý thức xây dựng môi trường xanh –sạch – đẹp.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh, tôn trọng, lễ phép với thầy cô, hào nhã với bạn bè, quan tâm giúp đỡ cha mẹ.
2- Phụ huynh.
- Động viên phụ huynh phối hợp với nhà trường để hiểu thêm về hoạt động của trường học thân thiện.
- Luôn quan tâm động viên con em biết môi trờng thân thiện là gì?
- Quan tâm và đóng góp ý kiến mới cho nhà trường để phát triển mạnh phong trào “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”.
- Quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó. Tạo điều kiện để cho con em tham gia các hoạt động. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ. Luôn kết hợp chặt chẽ với nhà trường và thầy cô để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
3- Giáo viên.
- Luôn có tác phong mẫu mực cho học sinh noi theo.
- Gần gũi, lắng nghe ý kiến của học sinh chia sẻ mọi tâm tư nguyện vọng với học sinh.
- Quan tâm đến học sinh, luôn bao dung, bình đẳng trong đối xử.
- Tạo điều kiện thầy trò cùng học cùng chơi.
- Luôn quan tâm, theo dõi, động viên khuyến khích học sinh.
- Không dùng hình phạt nặng khi học sinh mắc lỗi mà nên khuyên giải, hướng dẫn học sinh sửa chữa.
- Giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ có tâm huyết với công tác giáo dục.
- Tạo sân chơi tốt cho học sinh tham gia.
- “Sống” tốt với trẻ trong mọi hoàn cảnh.
- Luôn biết lắng, nghe tôn trọng ý kiến của trẻ.
- Đổi mới phơng pháp dạy học một cách tốt nhất.
4- Nhà trường.
- Luôn tạo mọi hoạt động thu hút giáo viên và học sinh tham gia,
- Tạo khung cảnh sư phạm luôn sạch đẹp, tạo không khí học sinh “ học mà chơi – chơi mà học”.
- Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí, ca hát, xem xiếc, tham quan, thể dục thể thao, đố vui, trò chơi dân gian.
- Người lớn luôn là tấm gơng cho học sinh noi theo.
- Nhà trường kết hợp việc chính khóa với ngoại khóa để giúp trẻ thực hiện tốt việc học đi đôi với hành và vui để học.
- Xây dựng tốt mối quan hệ giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên: yêu thương, đoàn kết, bình đẳng.
 Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ giáo viên đợc đào tạo đạt chuẩn, phương pháp sư phạm tốt, yêu nghề, yêu trẻ, gương mẫu, công bằng.
 Nhà trường và phụ huynh liên kết chặt chẽ về mọi mặt để phối hợp giáo dục toàn diện.
5- Cộng đồng.
- Hỗ trợ nhà trường giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học. Tạo điều kiện cho trẻ em nghèo đến trường.
- Hỗ trợ mọi mặt để nhà trường hoạt động tốt hơn. 
- Động viên phụ huynh cùng nhà trường chăm sóc trẻ.
- Kiên quyết phòng chống tệ nạn xã hội
- Biết tôn trọng ý kiến của trẻ, sẵn sàng giúp đỡ trẻ khi trẻ bày tỏ nguyện vọng.
“ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực là việc làm không chỉ của riêng ai mà là của toàn xã hội. Trong phạm vi đề tài này tôi đa ra một vài kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo mà Ban giám hiệu trường tiểu học Cát Linh đã thực hiện thành công góp phần cùng nhà trường và cộng đồng “ xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” .
B- Vận dụng các phương pháp – triển khai kế hoạch xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực trường tiểu học Cát Linh từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012.
- Căn cứ chỉ thị số 40/CT – BGD & ĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ các năm học từ 2008-2009 đến năm học 2011-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
- Căn cứ vào Kế hoạh các năm học từ 2008-2009 đến năm học 2011-2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
- Căn cứ vào công văn các năm học từ 2008-2009 đến năm học 2011-2012 của phòng GD-ĐT quận Đống Đa hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”
- Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo”, để tiếp tục tăng cờng và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, trường tiểu học Cát Linh xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” các năm học từ 2008-2009 đến năm học 2011-2012 như sau:
I- VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH
1- Đặc điểm và tình hình của trường Tiểu học Cát Linh:
a. Tình hình của trường tiểu học Cát Linh:
 Trường tiểu học Cát Linh thuộc Phòng giáo dục Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Trường đóng trên địa bàn phường Cát Linh
b. Đặc điểm của trường tiểu học Cát Linh:
 Hiện nay trường đã thực hiện học 2 buổi / ngày. Toàn trường có 33 lớp với số học sinh là 1762 em. Đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên là 72 người. Ban giám hiệu là 3 đồng chí. Biên chế có 50 người, tuổi đời bình quân trên 35. Hợp đồng quận là 6 đồng chí.
 Có giáo viên dạy các môn chuyên biệt, nhân viên y tế, nhân viên phòng đồ dùng dạy học, phòng thư viên và tổng phụ trách biên chế. Nhà trường ký hợp đồng giáo viên , nhân viên với 12 đồng chí.
 Học sinh hầu hết ở 3 phường Cát Linh, Quốc Tử Giám và Ô Chợ Dừa. Khoảng 60% phụ huynh là cán bộ viên chức. Phường có di tích lịch sử là Lăng Phùng Hưng và Bích Câu đạo quán.
II- NỘI DUNG TH

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_4_nam_xay_dung_truong_hoc_than_thien_h.doc