Sáng kiến Hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án phần Chuyên đề học tập Địa lí 10 - CTGDPT 2018

Sáng kiến Hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án phần Chuyên đề học tập Địa lí 10 - CTGDPT 2018

Căn cứ vào Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 đã nêu rõ yêu cầu cần phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực, phẩm chất của người học, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lực trong chiến lược phát triển đất nước. Ngoài việc phát triển chương trình và biên soạn SGK thì phương pháp dạy học cần phải chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; chú ý cho HS thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống thực tiễn. Các phương pháp ấy phải kế đến như: dạy học dự án, nêu vấn đề, dạy học hợp tác…qua đó phát huy được năng lực, phẩm chất của HS. HS được tham gia vào các hình thức học tập cá nhân, học tập hợp tác… rèn luyện kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học tập.

Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Xuất phát từ nội dung của Chuyên đề học tập Địa lí 10 gồm các vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng đến từng địa phương cụ thể điều đó giúp HS có thể dễ dàng liên hệ đến thực tiễn của Việt Nam, của địa phương các em sinh sống. Tính thực tiễn là yêu cầu cơ bản, không thể thiếu trong dạy học dự án, vì vậy có thể khẳng định: Nội dung của Chuyên đề học tập Địa lí 10 là địa chỉ phù hợp cho phương pháp dạy học dự án. Ngược lại, phương pháp dạy học dự án sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS, giúp hoàn thành hiệu quả mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp Trung học phổ thông.

docx 113 trang Thu Kiều 06/10/2024 2021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học dự án phần Chuyên đề học tập Địa lí 10 - CTGDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN:
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG 
 LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN 
 PHẦN CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP ĐỊA LÍ 10 – CTGDPT 2018
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ
 Năm thực hiện: 2022 - 2023 MỤC LỤC TRANG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Lý do chọn đề tài 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đóng góp của đề tài 2
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
1. Mục đích nghiên cứu 2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
III. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 3
1. Đối tượng nghiên cứu 3
2. Phạm vi nghiên cứu 3
IV. Tổng quan của đề tài 3
V. Phương pháp nghiên cứu 4
VI. Tính mới của đề tài 4
PHẦN II. NỘI DUNG 5
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 5
1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài 5
2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học 14
Địa lí và trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực 
cho học sinh
Chương II. Thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tập phần 16
Chuyên đề học tập Địa lí 10 – CTGDPT 2018 trong việc hình thành,
phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh
1. Xác lập các chủ đề dự án có thể thực hiện trong phần Chuyên đề 16
học tập Địa lí 10 – CTGDPT 2018
2. Các nguyên tắc và phương pháp thiết kế thiết kế các dự án học 18
tập phần Chuyên đề học tập Địa lí 10 – CTGDPT 2018
3. Thiết kế và tổ chức một số dự án phần Chuyên đề học tập Địa lí 23
10 – CTGDPT 2018
4. Thiết kế và tổ chức một kế hoạch dạy học hoàn chỉnh thể hiện 46
phương pháp dạy học dự án đề hình thành, phát triển các phẩm chất
và năng lực cho học sinh
Chương III. Thực nghiệm sư phạm 59
1. Mục đích, nguyên tắc, phương pháp thực nghiệm 59 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài
 1. Tính cấp thiết của đề tài
 Căn cứ vào Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung 
ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào 
tạo. Nghị quyết 29 đã nêu rõ yêu cầu cần phải đổi mới căn bản, toàn diện nền 
giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu 
đột phá. Nội dung trọng tâm của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông 
là sự phát triển năng lực, phẩm chất của người học, từ đó nâng cao chất lượng 
nguồn lực trong chiến lược phát triển đất nước. Ngoài việc phát triển chương 
trình và biên soạn SGK thì phương pháp dạy học cần phải chú trọng tới yêu cầu 
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; chú ý cho HS thực hành, vận dụng 
kiến thức, kĩ năng vào tình huống thực tiễn. Các phương pháp ấy phải kế đến 
như: dạy học dự án, nêu vấn đề, dạy học hợp tácqua đó phát huy được năng 
lực, phẩm chất của HS. HS được tham gia vào các hình thức học tập cá nhân, 
học tập hợp tác rèn luyện kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học 
tập.
 Xuất phát từ mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông: tập trung phát triển trí 
tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng 
năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, 
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
 Xuất phát từ nội dung của Chuyên đề học tập Địa lí 10 gồm các vấn đề 
mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng đến từng địa phương cụ thể điều đó giúp HS 
có thể dễ dàng liên hệ đến thực tiễn của Việt Nam, của địa phương các em sinh 
sống. Tính thực tiễn là yêu cầu cơ bản, không thể thiếu trong dạy học dự án, vì 
vậy có thể khẳng định: Nội dung của Chuyên đề học tập Địa lí 10 là địa chỉ phù 
hợp cho phương pháp dạy học dự án. Ngược lại, phương pháp dạy học dự án sẽ 
tạo điều kiện cho việc hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS, 
giúp hoàn thành hiệu quả mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn 
Địa lí cấp Trung học phổ thông.
 Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp dạy học dự án để giảng dạy ở các 
trường THPT còn hạn chế, nặng về lí thuyết và chưa phát huy được tính hiệu 
quả của nó, đặc biệt là hiệu quả trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất 
và năng lực cho học sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu lí thuyết cũng như thực tiễn 
của phương pháp mang tính cấp thiết không chỉ đối với phần Chuyên đề Địa lí 
10 - CTGDPT 2018 nói riêng mà còn cấp thiết đối với Chương trình giáo dục 
phổ thông môn Địa lí cấp Trung học phổ thông nói chung.
 1 III. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
 Xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1. Đối tượng nghiên cứu
 - Phương pháp dạy học dự án.
 - Các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là các năng lực chuyên biệt môn
Địa lí.
 - Phần Chuyên đề học tập Địa lí 10 – CTGDPT 2018 (sách Chuyên đề học
tập Địa lí 10 – Cánh Diều).
 2. Phạm vi nghiên cứu
 - Chương trình Địa lí lớp 10 - CTGDPT 2018 nói chung, Chuyên đề học 
tập Địa lí 10 - CTGDPT 2018 nói riêng.
 - Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài ở một số trường THPT trên 
địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An.
 IV. Tổng quan của đề tài
 Phương pháp dạy học dự án đã được nhiều chuyên gia trên thế giới và 
Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng.
 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về việc vận dụng DHDA qua việc dạy học 
Địa lí ở trường phổ thông được thể hiện khá cụ thể trong một số bài báo khoa 
học chuyên ngành như: “Phương pháp Project và vấn đề đổi mới quá trình đào 
tạo giáo viên ở khoa Địa lí trường Đại học sư phạm” - Trần Đức Tuấn (2002), 
“Phương pháp dự án và công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học 
địa lí ở phổ thông” - Kiều Văn Hoan (2006), “Sử dụng phương pháp dạy học dự 
án có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông” - 
Trần Thị Thanh Thủy (2006)... Các tác giả đã chứng minh được tác dụng của 
DHDA, khẳng định điều kiện cần và đủ để áp dụng trong đào tạo sinh viên sư 
phạm địa lí ở các trường ĐHSP (Trần Đức Tuấn), đã khẳng định mối quan hệ 
tương hỗ giữa PP dự án và công nghệ thông tin, đưa ra được những ví dụ cụ thể 
về DHDA qua môn Địa lí ở trường phổ thông (Kiều Văn Hoan, Trần Thị Thanh 
Thủy), khẳng định trở ngại về thời gian có thể được khắc phục “nếu giáo viên 
biết vận dụng tốt vào một môn học” (Kiều Văn Hoan).
 Sau này, cũng có nhiều nghiên cứu vận dụng DHDA vào bộ môn ở 
chương trình giáo dục thông qua các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Cao học, Khóa 
luận tốt nghiệp Đại học và các bài báo khoa học cũng đa dạng. Cụ thể: Nguyễn 
Thị Kim Liên (2014), Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học 
tập Địa lí 12 – THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm (ĐHSP) 
Hà Nội; Trần Thị Mai Vân (2010), Giáo dục biến đổi khí hậu qua môn Địa lí 12 
(chương trình cơ bản) bằng phương pháp DHDA, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP 
Hà Nội; Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2017), Sử dụng phương pháp dự án trong dạy
 3 PHẦN II. NỘI DUNG
 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
 1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài
 1.1. Phương pháp dạy học dự án
 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học dự án
 Theo một số chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam phương pháp dạy học 
dự án được hiểu như sau:
 - Theo Nguyễn Văn Cường: “Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức 
dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp 
giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ 
này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học 
tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, 
điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức 
cơ bản của dạy học dự án”.
 - Theo Trần Thị Hương: “Dạy học dự án được hiểu như một phương pháp 
dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn người học tự lực thực hiện một 
nhiệm vụ học tập phức hợp thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình 
huống gắn với thực tiễn – dự án (project). Qua đó, người học lĩnh hội, vận dụng 
kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hành động, sáng tạo”.
 - Theo Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương: 
“Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng 
thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, 
theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra 
các sản phẩm cụ thể”.
 Những định nghĩa trên có một ít khác biệt do quan điểm tiếp cận về loại 
hình, về phân loại, về cách thức thực hiện DHDA. Tuy nhiên tất cả đều thống 
nhất các điểm cơ bản sau: định hướng vào người học, định hướng vào thực tiễn, 
định hướng vào sản phẩm. Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa về DHDA trên 
đây, kết hợp với việc xem xét dấu hiệu bản chất của loại hình dạy học này, trong 
bối cảnh áp dụng cho HS THPT Việt Nam, có thể quan niệm: “DHDA là một 
hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo 
viên, HS tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một 
bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có 
sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. HS tham 
gia xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá 
quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.”
 1.1.2. Các giai đoạn của dạy học dự án
 Có nhiều cách chia giai đoạn trong phương pháp dạy học dự án nhưng có 
thể chia dạy học dự án theo 3 giai đoạn như sau:
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_hinh_thanh_phat_trien_cac_pham_chat_va_nang_luc_ch.docx
  • pdfHồ Thị Quỳnh, Lê Quang Hòa - THPT Hoàng Mai - Địa Lý.pdf