Sáng kiến Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong xây dựng lướp học đoàn kết, vững mạnh ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An

Sáng kiến Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong xây dựng lướp học đoàn kết, vững mạnh ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An

Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và thời đại công nghệ 4.0, với nhu cầu hội nhập và phát triển thì giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ lại càng trở nên quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Do vậy, trong các kì đại hội Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Bác Hồ có câu “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.Bác cũng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm trồng người”.Vậy nên, có thể nói để học sinh trởthành những người vừa có đức vừa có tài là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục. Nhưng muốn đạt được những điều đó thì quan trọng nhất vẫn là người giáo viênphải đổi mới tư duy về dạy học, đổi mới phươngpháp quản lí học sinh,trong đó có đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp.

Một thực tế mà hiện nay trong công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy, nhiều học sinh chưa thực sự có trách nhiệm trong xây dựng lớp học đoàn kết,vững mạnh. Các em bị cuốn vào điện thoại. Hàng ngày, ngoài những giờ học các em chỉ “thân thiết”, “gắn bó” với chiếc điện thoại, ít quan tâm đến những hoạt động chung của lớp, ít chú ý đến bạn bè, ít khi cùng nhau gắn kết, tâm sự, hay cùng nhau học tập…., thậm chí các em cũng ít quan tâm đến những người thân trong gia đình. Thực trạng đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng được sự phát triển của xã hội.

Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người truyền lửa, giữ lửa mà còn là người gắn kết học sinh, thắp sáng ước mơ cho các em, giúp các em hình thành những năng lực và phẩm chất cần có của một học sinh để trở thành những công dân có ích.

docx 34 trang Thu Kiều 22/09/2024 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong xây dựng lướp học đoàn kết, vững mạnh ở trường THPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
   
 ĐỀ TÀI:
 “GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRÁCH NHIỆM VÀ NĂNG LỰC HỢP TÁC 
CHO HỌC SINH TRONG XÂY DỰNG LỚP HỌC ĐOÀN KẾT, VỮNG MẠNH
 Ở TRƯỜNGTHPT HÀ HUY TẬP, THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN”
 LĨNH VỰC: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 1 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Tính mới của đề tài..........................................................................................2
3. Đóng góp của đề tài.........................................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
5. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................................4
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................4
1.1. Cơ sở pháp lí:................................................................................................4
1.2. Cơ sở khoa học .............................................................................................5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................6
2.1. Đối với học sinh ...........................................................................................6
2.2.Về phía giáo viên...........................................................................................7
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC PHẨM CHẤT TRÁCH 
NHIỆM VÀ NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC 
CHỦ NHIỆM.......................................................................................................8
 3.1. Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong xây dựng nội 
quy và quy tắc ứng xử của lớp học......................................................................9
3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh qua các giờ 
sinh hoạt lớp ........................................................................................................11
3.3. Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong các 
hoạt động ngoại khóa..........................................................................................14
3.4. Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và khả năng hợp tác trong giữ gìn trường 
lớp sạch đẹp và thực hiện tốt công tác chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ....................16
3.5. Nâng cao trách nhiệm và tinh thần hợp tác của học sinh để cùng chung tay 
trong hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường...................18
IV. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:....................................................................21
V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 
ĐỀ XUẤT............................................................................................................24
 PHẦN III. KẾT LUẬN .....................................................................................27
1. Giá trị khoa học của đề tài...............................................................................27
2. Ý nghĩa đề tài...................................................................................................27
3. Đề xuất.............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................29
 3 nhiệm? Làm sao giúp các em hình thành và nâng cao năng lực hợp tác để cùng 
giải quyết vấn đề trong cuộc sống? Làm sao để các em sau khi hoàn thành chương 
trình giáo dục phổ thông có thể vững vàng bước vào tương lai với những phẩm 
chất cần có của một con người hiện đại, phù hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế 
ngày nay? Những câu hỏi đó khiến tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra 
giải pháp tốt nhất nhằm giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm, lan tỏa những 
kinh nghiệm hay đến đồng nghiệp từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác 
chủ nhiệm lớp. Đó cũng chính là lí do tôi báo cáo sáng kiến “Giáo dục phẩm chất 
trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong xây dựng lớp học đoàn kết, 
vững mạnh ở trườngTHPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An”, mong 
rằng những giải pháp được đề cập trong sáng kiến sẽ góp phần nhỏ bé trong đổi 
mới phương pháp giáo dục học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng 
lực trong giai đoạn hiện nay.
2. Tính mới của đề tài
 Sáng kiến hoàn toàn chưa được đăng tải trên các trang mạng hay tài liệu 
chuyên môn nào, được áp dụng lần đầu tại đơn vị trường PTTH Hà Huy Tập và 
thay thế cho những giải pháp đã có trước đó. Có thể khẳng định đây là cách làm 
đem lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Tôi đã áp dụng các giải pháp 
mang tính mới và sáng tạo như sau:
 1) Giải pháp 1: Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong 
xây dựng nội quy và quy tắc ứng xử của lớp học
 2) Giải pháp 2: Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học 
sinh qua các giờ sinh hoạt lớp
 3) Giải pháp 3: Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong 
những hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể
 4) Giải pháp 4: Giáo dục ý thức trách nhiệm và khả năng hợp tác trong xây 
dựng lớp học sạch, đẹp, an toàn
 5) Giải pháp 5: Nâng cao trách nhiệm và tinh thần hợp tác của học sinh 
để cùng chung tay trong hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến 
trường.
 Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp mới, có khả năng ứng dụng cao trong quá 
trình thực hiện công tác chủ nhiệm tại lớp 12D5. Tính sáng tạo của các giải pháp 
thể hiện ở điểm các giải pháp hướng đến phát huy sự chủ động, sáng tạo của học 
sinh, học sinh trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục, giáo viên chỉ là người 
định hướng, hướng dẫn học sinh tham gia quá trình rèn luyện. Sáng kiến đã góp 
phần khắc phục được những hạn chế của phương pháp giáo dục truyền thống, tạo 
hứng thú cho các em rèn luyện từ đó nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất và 
năng lực học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
3. Đóng góp của đề tài:
 Đề tài góp phần đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp, nâng cao hiệu quả 
giáo dục học sinh. Giáo dục học sinh đổi mới từ việc giáo viên nhắc nhở, yêu cầu
 2 PHẦN II. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở pháp lí
 Theo luật giáo dục “Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực 
hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong 
lớp. Giáo viên chủ nhiêm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực 
hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học 
sinh.”
 Luật giáo dục cũng quy định rất cụ thể chi tiết về quyền hạn, nhiệm vụ của 
giáo viên chủ nhiệm. Điều đó cho thấy giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan 
trọng trong quản lí, giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm được hiệu trưởng 
phân công và chịu trách nhiệm về quản lí lớp học, cũng như định hướng mọi hoạt 
động của lớp để tập thể lớp học tập và rèn luyện có hiệu quả nhất. Lớp học có đạt 
thành tích, có đoàn kết tốt và học sinh rèn luyện được những phẩm chất, năng lực 
cần thiết để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất 
nước thì không thể thiếu được vai trò của công tác chủ nhiệm.
 Qua các kì Đại hội Đảng và nhà nước luôn coi trọng đổi mới giáo dục đào 
tạo. Đây là xu thế chung của toàn cầu. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa 
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới 
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối 
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, 
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ 
năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức 
học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”.
 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa XIII) diễn ra 
từ ngày 4/10/2021 đến 7/10/2021 cũng đã bàn và quyết nghị nhiều nội dung trọng 
đại của đất nước trong đó có những nội dung then chốt về Giáo dục và Đào tạo. 
Trong văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Phát triển giáo dục 
và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu 
tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội”. Qua đó có thể khẳng 
định rằng “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách 
quan và cấp bách”. Để đạt được mục tiêu đó thì vai trò của các thầy cô là vô cùng 
quan trọng. Đảng ta cũng chỉ rõ “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực 
hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ 
là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” [Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXb CTQGST, H. 2021, tr 136]. 
Có thể nhận định, cơ sở chính trị quan trọng nhất chính là những chỉ thị, Nghị 
quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 4 được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: 
năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn 
đề và sáng tạo. Ngoài ra qua hoạt động giáo dục còn hình thành cho học sinh 
những năng lực đặc thù. Những năng lực đó được hình thành, phát triển chủ yếu 
thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, 
năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng 
lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Qua dạy học còn hình thành những phẩm chất như 
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
 Về khái niệm phẩm chất trách nhiệm trong chương trình giáo dục phổ thông 
2018 đã được định nghĩa là “Phẩm chất trách nhiệm chính là có trách nhiệm với 
bản thân, có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội, có trách nhiệm với 
môi trường sống”
 Còn năng lực hợp tác thì được hiểu “Năng lực hợp tác là khả năng tương
 tác lẫn nhau,trong đó mỗi cá nhân thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tương tác trực 
diện và trách nhiệm cao trên cơ sở huy động những tri thức, kĩ năng của bản thân 
nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ chung.”
 Đó chính là cơ sở khoa học và là căn cứ để áp dụng các giải pháp trong 
công tác chủ nhiệm.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Đối với học sinh
 Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, với sự ra đời của nền 
công nghệ 4.0 rồi 5.0 thì việc học sinh thiếu đi phẩm chất trách nhiệm và năng 
lực hợp tác đang trở thành vấn đề nhức nhối mà giáo viên chủ nhiệm cần hướng 
đến.
 Một thực tế đáng buồn mà tôi nhận thấy khi được phân công chủ nhiệm 
lớp 12D5 đó là học sinh giờ ra chơi chỉ chăm chú với điện thoại, những tiết học 
trải nghiệm cũng với điện thoại nên khả năng hợp tác của các em bị hạn chế. Đặc 
biệt nhiều em thiếu ý thức trách nhiệm trong thực hiện những nhiệm vụ tập thể, 
còn ỷ lại, chưa nỗ lực hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ xây dựng 
trường lớp.
 Để có căn cứ áp dụng các biện pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm và 
năng lực hợp tác cho học sinh tôi đã tiến hành khảo sát trách nhiệm của học sinh 
lớp chủ nhiệm với các câu hỏi sau:
 Thường 
 Thỉnh Không bao 
 Tiêu chí xuyên 
 thoảng giờ
 thực hiện
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_giao_duc_pham_chat_trach_nhiem_va_nang_luc_hop_tac.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Huyền- THPT Hà Huy Tập - Chủ nhiệm.pdf