Phương pháp dạy bài “phân bón hóa học” – lớp 11 bằng tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn

Phương pháp dạy bài “phân bón hóa học” – lớp 11 bằng tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn

Trong dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp là rất cần thiết để đem lại hiệu quả cao nhất.

Hiện nay, khi mục tiêu giáo dục của đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu cầu của xã hội, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà phải lĩnh hội được con đường, phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để học sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa thực tiễn cũng như sự liên kết một cách hữu cơ giữa các đơn vị kiến thức trong cùng bộ môn và giữa các môn học khác nhau từ đó học sinh hình thành nhu cầu, hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao nhất.

Dựa trên mục tiêu tổng quát đó mà trong mỗi tiết học việc đưa và lồng ghép các phương pháp dạy học mới cũng như tìm cách liên kết các đơn vị kiến thức liên môn vào từng tiết học là nhiệm vụ bắt buộc với giáo viên nói chung và bản thân Tôi nói riêng.

Xuất phát từ thực tiễn Trường THPT Sầm Sơn là trường đóng trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn, nơi đa số gia đình các em học sinh đều tham gia ngành nghề du lịch, dịch vụ và đánh bắt cá nên việc các em tiếp xúc và biết về tác dụng của các loại phân bón hóa học là hạn chế, nên trong nhiều năm khi dạy bài PHÂN BÓN HÓA HỌC ở chương trình Hóa Học lớp 11, các em khó hiểu, không biết tác dụng của các loại phân bón hóa học để làm gì và sử dụng như thế nào đối với cây trồng trong đời sống nên hứng thú với bài học của các em là rất ít và hiệu quả bài học đới với các em không cao.

 

doc 21 trang thuychi01 10564
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy bài “phân bón hóa học” – lớp 11 bằng tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI 
PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI “ PHÂN BÓN HÓA HỌC ” – LỚP 11
BẰNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN
Người thực hiện: Vũ Thị Quỳnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá Học
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
	Trang
1. Mở đầu 3
 1.1. Lí do chọn đề tài	 3	
 1.2. Mục đích nghiên cứu 4
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4
 1.4. Phương pháp nghiên cứu	 4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4
 2.1. Cơ sở lí luận 4
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5
 2.3. Nội dung 5
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 16
3. Kết luận và kiến nghị. 19
 3.1. Kết luận 19
 3.2. Kiến nghị 19
1. Mở đầu
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Trong dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp là rất cần thiết để đem lại hiệu quả cao nhất. 
Hiện nay, khi mục tiêu giáo dục của đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu cầu của xã hội, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà phải lĩnh hội được con đường, phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để học sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa thực tiễn cũng như sự liên kết một cách hữu cơ giữa các đơn vị kiến thức trong cùng bộ môn và giữa các môn học khác nhau từ đó học sinh hình thành nhu cầu, hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao nhất.
Dựa trên mục tiêu tổng quát đó mà trong mỗi tiết học việc đưa và lồng ghép các phương pháp dạy học mới cũng như tìm cách liên kết các đơn vị kiến thức liên môn vào từng tiết học là nhiệm vụ bắt buộc với giáo viên nói chung và bản thân Tôi nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn Trường THPT Sầm Sơn là trường đóng trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn, nơi đa số gia đình các em học sinh đều tham gia ngành nghề du lịch, dịch vụ và đánh bắt cá nên việc các em tiếp xúc và biết về tác dụng của các loại phân bón hóa học là hạn chế, nên trong nhiều năm khi dạy bài PHÂN BÓN HÓA HỌC ở chương trình Hóa Học lớp 11, các em khó hiểu, không biết tác dụng của các loại phân bón hóa học để làm gì và sử dụng như thế nào đối với cây trồng trong đời sống nên hứng thú với bài học của các em là rất ít và hiệu quả bài học đới với các em không cao.
Vì vậy, Tôi đã xây dựng một phương pháp dạy bài PHÂN BÓN HÓA HỌC ở lớp 11 theo hướng tích hợp liên môn và liên hệ thực tiễn đem lại hiệu quả hết sức thuyết phục mà tôi sẽ trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm: 
PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI “ PHÂN BÓN HÓA HỌC ” – LỚP 11
BẰNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN
1.2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
	Tôi triển khai sáng kiến kinh nghiệm này với những mục đích như sau:
1.2.1. Đối với học sinh: 
- Học sinh củng cố những kiến thức về hợp chất Nito; photpho; Kali , kiến thức về các chất điện li mà các em đã được học. Đặc biệt các em củng cố kiến thức sinh học về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thực vật, vai trò của các khoáng chất đối với cây trồng.
- Học sinh hiểu được cách chăm sóc các loại cây trồng trên từng loại đất 
- Hình thành cho các em năng lực tự học; khả năng sâu chuỗi những kiến thức đã học ở nhiều môn khác nhau tìm ra kiến thức mới, năng lực diễn thuyết trước đám đông, Năng lực thực hành thí nghiệm.
-Hình thành hứng thú học tập cho học sinh.
1.2.1. Đối với giáo viên: 
 	Khi triển khai đề tài này, Tôi muốn bản thân mình tiếp cận và từng bước thực hiện xu hướng đổi mới giáo dục mà Bộ giáo dục đang hướng tới đó là dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh có kiến thức tổng hợp và hướng mỗi bài học trong sách giáo khoa vào thực tiễn gắn liền lí thuyết và đời sống. Đây cũng sẽ là một tài liệu mà các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và góp ý hoàn thiện.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Trong sáng kiến kinh nghiệm này, Tôi tập trung vào cách vận dụng kiến thức liên môn ( môn sinh học; công nghệ.) và những kiến thức hóa học về Nito, photpho; điện li để giao nhiệm vụ cho học sinh hướng dẫn các em tìm ra kiến thức mới.
 	Hướng các em sử dụng kiến thức về phân bón hóa học vào đời sống thực tiễn tại gia đình các em sử dụng để trồng rau; cây cảnh; hoa.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
	Trong đề tài này, Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
 - Tham khảo các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo trình thí nghiệm và các tài liệu khác có liên quan đến phân bón hóa học Đạm,Lân, Kali, các loại phân hỗn hợp; phân phức hơp, phân vi lượng.
 - Nghiên cứu kiến thức sinh học : SGK Sinh học 11; SGK Công nghệ 10; các tài liệu môn sinh học có liên qua do các đồng nghiệp dạy môn sinh học cung cấp.
 - Tham khảo tài liệu; thông tin liên quan có trên mạng Internet sách báo tạp chí liên quan 
 - Phương pháp nghiên cứu, tự học của học sinh, thảo luận hoạt động nhóm
 - Khảo sát thực tiễn ở trường trung học phổ thông, kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như: quan sát, ghi chép, thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh
 - Sử dụng phương pháp trực quan thí nghiệm thực hành
 - Sử dụng sự hỗ trợ thiết bị dạy học hiện đại
 - Sử dụng các phương pháp điều tra cơ bản: test - phỏng vấn - dự giờ
 - Thực nghiệm sư phạm ở hai lớp: 	+ Lớp thực nghiệm: 11A2
+ Lớp đối chứng: 11A3
 - Sử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Những thuận lợi 
- Học sinh đã có vốn kiến thức cơ bản về các nguyên tố P,N,K và các hợp chất của chúng, những kiến thức về điện li và đặc biệt các em đã được học trong môn sinh học về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thực vật; vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với thực vật; những kiến thức về các loại đất nông nghiệp từ môn Công nghệ lớp 10 và những kiến thức thực tiễn các em có.
 - Khi thực hiện SKKN này Tôi đã được nhà trường tạo điều kiện hết sức về cơ sở vật chất để Tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
- Tôi đã được sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình từ các bạn đồng nghiệp cùng môn và khác môn về tài liệu, góp ý, đánh giá thẳng thắn từ đó tôi hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách tốt nhất.	
- Hiện nay Công nghệ thông tin; internet phát triển rộng khắp nên bản thân Tôi cũng như học sinh khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị có thể tìm hiểu các thông tin trên mạng một cách dễ dàng.
2.1.2 Những khó khăn:
 - Thời gian triển khai SKKN này trên lớp là 1 tiết ( 45 phút), thời gian ngắn nên không thể khai thác một cách rộng các nội dung của bài, chỉ dừng lại ở một giới hạn trong pham vi thời gian cho phép.
- Khi dạy bài này đới với HS ở các trường trên địa bàn thành phố, đô thị nơi các em không hàng ngày được tiếp xúc với nông nghiệp, cây trồng và phân bón các em sẽ bở ngỡ khó hình dung được khi vận dụng thực tiễn, mà học sinh trường THPT Sầm Sơn nơi Tôi thực hiện là một trường như vậy.
2.2. Hiện trạng dạy học bài PHÂN BÓN HÓA HỌC ở lớp 11 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Khi chưa áp dụng SKKN này vào dạy bài PHÂN BÓN HÓA HỌC học sinh học bài này một cách thụ động, các em thấy rằng kiến thức này các em đã được học từ những bài trước nên có sự nhàm chán, các em chưa kết nối được các kiến thức các em đã học và chưa biết vận dụng vào đời sống nên các em không có hứng thú học tập hoặc hứng thú học tập không cao nên hiệu quả và mục tiêu bài học không đạt như mong muốn.
 Để phắc phục được thực trạng trên và để góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay Tôi đã xây dựng “PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI PHÂN BÓN HÓA HỌC LỚP 11 BẰNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ THỰC TIỄN”.
2.3. Nội dung
2.3.1. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh:
 a. Học sinh: Giáo viên giao nhiệm vụ trước:
	- Trước khi học bài Phân bón hóa học khoảng 20 ngày GV giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà chuẩn bị thí nghiệm: HS trồng 3 mẫu thực vật ( rau hoặc cây hoa ) với điều kiện đất, nước và chế độ chăm sóc như nhau: 
 	Mẫu 1 :Các em không dùng các loại phân bón hóa học để bón cho cây
 	Mẫu 2: GV hướng dẫn các em dùng đạm để bón cho cây. 
	Mẫu 3: GV hướng dẫn các em bón cả lân và đạm cho cây.
Sau đó mang kết quả để báo cáo trong tiết học bài PHÂN BÓN HÓA HỌC .
- Trước ngày học khoảng 1 tuần GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS
 * Dựa vào kiến thức Sinh Học lớp 11 ( Chương 1- Sinh Học 11) và kiến thức môn Công Nghệ lớp 10 ( Chương 1- Công Nnghệ 10) chẩn bị những nội dung sau: 
 (1). Cây trồng cần những loại nguyên tố dinh dưỡng nào? Vai trò của từng loại nguyên tố đó trong sinh trưởng và phát triển?
 (2). Cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng dưới dạng nào của các nguyên tố?
 (3). Đất nông nghiệp có những loại đất cơ bản nào? Đặc điểm của từng loại đất? 
 (4). Cơ sở trao đổi chất dinh dưỡng của đất với cây trồng?
 (5). Các loại phân bón mà Bố (Mẹ) sử dụng bón cho cây trồng ở gia đình mà em biết.
Cụ thể: 
 Nhóm 1: Chịu trách nhiệm báo cáo nội dung (1): chuẩn bị về nội dung và hình ảnh minh họa.
 * Dựa vào kiến thức hóa học các em đã được học ở những bài trước,ôn tập và chuẩn bị những nội dung sau: 
 (1). Tính chất của muối nitrat; muối amoni?
 (2). Các loại muối photphat, Tính chất của muối photphat ( tính tan; các phản ứng hóa học.) 
 (3). Kể tên một số loại muối K+; đặc điểm tính tan của muối K+ 
Cụ thể: 
Nhóm 2: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 1:
Trả lời các câu hỏi sau
- Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây ? 
- Tác dụng của đạm?
- Các loại phân đạm ? Tác dụng của mỗi loại đạm?
 Nhóm 3: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 2
Trả lời các câu hỏi sau
- Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng? 
 Tác dụng của phân lân?
- Các loại phân lân? Cách sản xuất supephotphat đơn và supephotphat kép?
 Nhóm 4: Nghiên cứu nội dung phiếu học tập số 3
Trả lời các câu sau
- Phân Kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào ? dạng hợp chất có trong phân kali?
- Tác dụng của Kali đối với cây trồng?
GV gợi ý cho các em không chỉ chuẩn bị nội dung kiến thức mà có thể chuẩn bị thêm mẫu đạm, lân, kali hình ảnh về việc sử dụng đạm, lân, kali mà các em có thể tìm được.
Ngoài nhiệm vụ cụ thể của mình các nhóm tìm hiểu và chuẩn bị trước nội dung của các nhóm khác để góp ý bổ sung khi học 
b. Chuẩn bị của Giáo viên:
 - Chuẩn bị giáo án đầy đủ; bảng phụ; máy chiếu hỗ trợ về hình ảnh minh họa
 - Các mẫu phân hóa học: - Đạm ( ure; đạm amoni; đạm nitrat); phân lân ( supephotphat ); phân kali; phân hỗn hợp NPK; phân vi lượng
 - Dụng cụ hóa chất câng thiết: dung dịch nước vôi trong; vôi sống; nước cất; ống nghiệm; pipet; đũa thủy tinh; kẹp ống nghiệm; giá đỡ .
 - Hệ thống câu hỏi; hiện tượng thực tiễn và bài tập vận dụng và củng cố.
2.3.2 .Triển khai các hoạt động 
Hoạt động 1: Dẫn dắt học sinh tìm nội dung trong tâm của bài học:
 Thời gian: 5 phút 
* Đại diện nhóm 1 lên trình bày báo cáo kết quả của nhóm đã được giao nhiệm vụ:
 Một số kết quả Học sinh đã sử dụng trong báo cáo 
Bảng 4. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
- SGK Sinh học 11 cơ bản-
Các nguyên tố đa lượng
Dạng mà cây hấp thụ
Vai trò trong cơ thể thực vật
Nitơ
NH4+ và NO3-
Thành phần của protein; axit nucleic
Photpho
HPO4-; PO33-
Thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit; côenzim
Kali
K+
Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion; mở khí khổng
Canxi
Ca2+
Thành phần tế bào và màng tế bào hoạt hóa enzim
Mg2+
 Mg2+
 Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim
Lưu huỳnh
SO42-
Thành phần của protein
Các nguyên tố vi lượng
Dạng mà cây hấp thụ
Vai trò trong cơ thể thực vật
Sắt
Fe2+; Fe3+
Thành phần của xitôcrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim
Mangan 
Mn2+
 Hoạt hóa enzim 
Bo
B4O72-; BO33-
 Liên quan đến hoạt động của mô phân sinh
Clo
Cl-
 Quang phân li nước; cân bằng ion
Kẽm
Zn2+ 
Liên quan đến quang phân li nước và hoạt hóa nhiều enzim
Đồng 
Cu2+
 Hoạt hóa enzim
Molipđen 
MoO42- 
Cần cho sự trao đổi Nitơ
Niken
Ni2+
 Thành phần của enzim
Biểu hiện của lá cà chua khi thiếu dinh dưỡng
Qua hoạt động của học sinh giáo viên kết luận lại vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng, đặc biệt là các nguyên tố đa lượng N, P, K. Để cung cấp các nguyên tố đó cho cây có thể cung cấp qua các loại phân bón: Đạm; Lân; Kali; các loại phân hỗn hợp và phức hợp.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân Đạm
Thời gian 12 phút:
 * Nhóm 2: Báo cáo kết quả nhiệm vụ đã được giao
Kiến thức cần trình bày của nhóm 2 
- Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion NH4+ và NO3- 
- Phân đạm giúp cây trồng phát triển nhanh ; cho nhiều hạt ; củ hoặc quả
- Một số loại đạm :
 (1). Đạm amoni : NH4Cl ; NH4NO3.... Cung cấp ion NH4+ cho cây.
 (2). Đạm nitrat : NaNO3 ; Ca(NO3)2 .... cung cấp ion NO3- cho cây
 (3). Đạm ure: (NH2)2CO khi tan vào nước cung cấp NH4+ cho cây.
 (NH2)2CO + 2 H2O à (NH4)2CO3
Một số hình ảnh từ kết quả nhiệm vụ của nhóm 2 đã sử dụng
 Một số hình ảnh về Đạm
 Hình ảnh thiếu Nitơ của Ngô và Cà Chua
 Cây dứa đủ dinh dưỡng	 Cây dứa khi thiếu Nitơ
 * Nhóm 2 đã sử dụng 2 mẫu rau Muống mà các em đã chuẩn bị so sánh giữa mẫu không bón phân hóa học và mẫu bón đạm chỉ ra tác dụng của đạm đới với sự phát triển của cây. 
 Mẫu 1: Không có phân bón hóa học cây kém phát triển lá kém xanh; lá nhỏ; rau cứng.
 Mẫu 2: Bón đạm cây phát triển tốt; lá xanh; thân to hơn; mềm hơn.
 * Sau khi học sinh trình bày, giáo viên cho các nhóm nhận xét về kiến thức và chốt lại kiến thức cần thiết. 
 * Giáo viên tổ chức thảo luận giúp cũng cố kiến thức về muối NH4+, NO3; điện li; kiến thức sinh học và liên hệ thực tiễn
Câu hỏi
Nội dung củng cố và liên hệ thưc tiễn
1. Vì sao đạm lại cung cấp nito cho cây ở hai dạng ion NH4+ và NO3- mà không phải dạng đơn chất hay hợp chất khác của nito?
 Nito được rể cây hấp thụ từ môi trường ở 2 dạng NH4+ và NO3-. ở dạng đơn chất và các hợp chất khác của Nito cây không hấp thu được. 
2. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá như thế nào?
 Độ dinh dưỡng của đạm được đánh giá bằng hàm lượng %N trong phân
3. Trong 3 loại đạm ( ure; Amoni; nitrat) loại nào được sử dụng phổ biến nhất trong trồng trọt ?
- Ure là loại được sử dụng phổ biến nhất 
Vì: - Hàm lượng Nito cao nhất (46%). 
 - Khi bón vào đất xảy ra các phản ứng 
(NH2)2CO + 2H2O à (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 à 2NH4+ + CO32-
NH4+ tạo môi trường axit
CO32- tạo môi trường bazo 
Cho ure vào nước có môi trường trung tính không ảnh hưởng đến Ph của đất nên có thể sử dụng rộng rải cho nhiều loại đất khác nhau
- Đạm amoni: NH4+ tạo môi trường axit làm cho đất chua nên chỉ sử dụng bón cho đất ít chua.
- Đạm nitrat dễ bị rửa trôi khi gặp nước mưa. 
4. Để cải tạo đất phèn ( đất chua) người ta hay bón vôi bột. Để cây trồng phát triển nhanh người ta bón đạm cho cây. Tại sao không nên bón vôi bột và đạm ure cho cây trồng cùng lúc?
- Với đất chua nên sử dụng đạm như thế nào? 
Vì: Nếu bón vôi bột và ure cùng lúc xuống đất cho cây sẽ xảy ra các phản ứng:
 CaO + H2O à Ca(OH)2
 (NH2)2CO + 2H2O à (NH4)2CO3
 NH4+ + OH- à NH3 + H2O
Nito chuyển thành dạng khí ( NH3) thoát ra ngoài làm mất tác dụng của đạm
- Nên bón vôi sống cho đất để khử chua sau một thời gian mới bón đạm cho cây trên đất đó.
 * Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm minh họa Câu hỏi 4:
- Lấy 2 ống nghiệm chứa nước cất rồi cho vào ống 1 một mẫu vôi sống; ống 2 một mẫu ure cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 2 dd.
- Cho 2 dung dịch thu được tác dụng với nhau rồi đặt mảnh giấy quỳ ẩm lên miệng ống nghiệm.
 * HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích:
Hiện tượng: mảnh giấy quỳ chuyển sang màu xanh
* GV sử dụng hỗ trợ của máy chiếu cùng các hình ảnh giới thiệu về tác hại đối với cây trồng khi sử dụng quá nhiều đạm và sử dụng không đúng cách, không đúng thời điểm.
Nếu bón quá nhiều đạm: Cây lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, phân cành nhiều, lá phát triển quá mức, hệ rễ kém phát triển, thân non mềm. Đó là hiện tượng thường gọi là “bốc lốp”, cây dễ bị đổ non, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt. Củ khó hình thành vì tinh bột tích lũy về củ chậm, nhiều rễ đực ít rễ củ.
Nếu bón không đúng thời điểm: Với rau, tuy rau non, mềm, nhiều nước nhưng vị rau nhạt hơn. Bón muộn trước lúc thu hoạch, nitrat tích lũy nhiều trong rau ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các nước rất khắt khe về hàm lượng nitrat trong rau xuất khẩu. Với cây lấy hạt (lúa, ngô, khoai, sắn) tỷ lệ tinh bột giảm, riêng sắn có thể tích lũy nhiều chất độc. Với mía, năng suất cây tuy cao, nhưng nhiều nước, ít đường. Với thuốc lá, lá dày, chậm cháy, không thơm. Với chè, nhiều búp, năng suất cao nhưng vị chè nhạt, kém hương. Với hành tỏi, củ không chắc, không thơm, bảo quản dễ bị thối v.v Với dâu tằm, lá mỏng, tằm ăn dễ bị bệnh.  Với cây ăm quả, kém quả ngọt, dễ bị thối. Với hạt giống, hạt không mẩy, khó bảo quản, tỷ lệ nảy mầm thấp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân Lân
Thời giạn: 12 phút
 * Nhóm 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ đã được giao
Kiến thức cần trình bày của nhóm 3
- Phân lân cung cấp photpho dưới dạng ion photphat cho cây trồng
- Phân lân cần thiết cho thời kỳ sinh trưởng của thực vật; cành lá khỏe; hạt chắc; củ to.
- Suphephotphat đơn: chứa 14 – 20% P2O5 ; Thành phần:Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Sản xuất: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 à Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4
- Suphephotphat kép: 40 – 50% P2O5; Thành phần: Ca(H2PO4)2
Sản xuất: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 à 2H3PO4+ 3 CaSO4
 4H3PO4 + Ca3(PO4)2 à 3Ca(H2PO4)2
- Phân lân nung chảy: 12- 14% P2O5
* Đại diện học sinh nhóm 3 báo cáo
Sau khi học sinh trình bày nội dung kiến thức mà các em đã chuẩn bị trên bảng phụ các em đã giới thiệu về mẫu supephotphotphat và các hình ảnh mà các em chuẩn bị
Hình ảnh về supe lân
Một số loại cây cần nhiều Lân
Hình ảnh về hiện tượng thếu Lân ở cây trồng
* HS sử dụng 3 mẫu cây rau Tầm Tơi các em đã chuẩn bị trước để so sánh sự khác biệt.
 Kết quả:
 Mẫu 1: Không bón phân hóa học cây còi cọc kém phát triển, kém xanh, lá nhỏ, cứng.
 Mẫu 2: Bón đạm cây tốt; nhiều lá; lá xanh; mềm; mỏng nhưng thân yếu
 Mẫu 3: Bón đạm và lân cây tốt; lá và thân khỏe; lá xanh; to
 Hs rút ra kết luận về tác dụng của lân.
* GV cho học sinh ở nhóm khác nhận xét bổ xung kiến thức rồi chốt những kiến thức trọng tâm
 * Giáo viên sử dụng câu hỏi thảo luận giúp củng cố kiến thức về muối photphat và liên hệ thự tế.
Câu hỏi
Nội dung củng cố và liên hệ thưc tiễn
1. Sử dụng supephotphat đơn hay supephotphat kép đem lại hiệu quả hơn?
- Sử dụng supephotphat kép hiệu quả hơn vì hàm lượng P2O5 cao hơn và không có thành phần khó tan CaSO4 làm trai đất.
2. có 3 loại muối H2PO4-; HPO42- và PO43-. Tại sao lại sử dụng muối H2PO4- trong lân để cung cấp photpho cho cây.
- Thực vật chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng dạng ion hòa tan. 
Trong đất có nhiều khoáng ion kim loại: Ca2+; Mg2+; Al3+; Mg2+..... chỉ có muối H2PO4- của các kim loại là tan; muối HPO42- và PO43- hầu hết rất ít tan nên cây không hấp thu được.
3. Có thể bón vôi sống cùng phân supephotphat được không? Vì sao?
- Không thể bón lân supephotphat và vôi sống cùng lúc. Vì sẽ làm mất tác dụng của lân:
CaO + H2O à Ca(OH)2
2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 à Ca3(PO4)2+ 4H2O
Ca3(PO4)2 là chất kết tủa nên cây không thể hấp thụ nguyên tố dinh dưỡng.
4. Lân nung chảy có ưu và nhược điểm gì so với supephotphat
- Nhược: khó tan nên cây trồng khó hấp thụ, chậm có tác dụng.
- ưu điểm: vì khó tan nên ít bị rữa trôi thích hợp cho cây trồng lâu năm; đất xám bạc màu; nơi có độ dốc, đất chua; ngập nước ...
* GV hướng dẫn HS làm TN minh họa Câu hỏi 3:
- Lấy cốc thủy tinh chứa khoảng 400ml nước cất rồi hòa tan mẫu phân lân vào nước khuấy đều. 
- Lọc bỏ phần không tan; lấy phần dung dịch cho vào cốc thủy tinh thứ 2.
- Nhỏ dung dịch nước vôi trong vào cốc thủy tinh chứa phần dung dịch
HS quan sát hiện tượng và giải thích:
 + Hiện tượng: Có kết tủa xuất hiện: Ca3(PO4)2
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phân Kali
Thời gian: 7 phút
 * Nhóm 4: Báo cáo kết quả nhiệm vụ đã được giao
Kiến thức cần trình bày của nhóm 4
- Phân kali cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+: KCl; K2SO4 ..
-Phân Kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn cần cho việc tạo đường, chất sơ; chất dầu; tăng sức chống bệnh; chống rét và chịu hạn
Một số hình ảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_day_bai_phan_bon_hoa_hoc_lop_11_bang_tich_hop_li.doc