Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố

Tích hợp trong dạy học nói chung, trong Toán học nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên đây.

Việc thực hiện vận dụng kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học trong dạy học Toán học nói chung đã được nhiều giáo viên môn Toán thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học Toán học đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học, Tin học,. trong dạy học Toán học

Cùng với những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học, GDCD trong giảng dạy Toán học; với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

docx 24 trang cucnguyen11 16142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến 
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC 
CHỦ ĐỀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Hòa
Mã sáng kiến: 09.52.01
1. Lời giới thiệu
 Dạy học tích hợp liên môn là một trong những phương pháp ngày càng được quan tâm trong những năm gần đây. Đó là một trong những phương pháp dạy học mới đem đến cho giáo dục những giá trị thực tiễn. Vì trong một giờ học, học sinh được tiếp cận với nhiều môn học chứ không phải một môn học khô cứng. Hơn nữa học sinh có thể vận dụng các kiến thức nhiều môn học trong bài học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế. Nhưng hiện nay, việc dạy học ở trường phổ thông đa phần các em mới được học kiến thức một cách riêng rẽ, chưa được tiếp cận vấn đề trong một chỉnh thể chung, thống nhất. Các em mới chỉ được nhìn vấn đề theo phương diện từng môn, trong khi tất cả những sự kiện, những vấn đề các em gặp phải ngoài đời sống đều cần đến kiến thức đa môn để giải quyết. 
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Toán học nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức.
Trong đó, môn Toán là môn học có đặc thù khó tích hợp được với các môn học khác. Tuy nhiên cũng có một số bài có thể tích hợp được với một số môn học và tôi đã chọn “Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố’’ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, ngoài kiến thức Toán cần đạt được các em có thể khắc sâu thêm các phần kiến thức đã học ở bộ môn khác: Lịch sử, Sinh học, GDCD, Hình học,và các tình huống thường gặp trong thực tế. Không những thế, thông qua công việc được giao, các em chủ động lĩnh hội kiến thức, tăng kĩ năng làm việc theo nhóm hiệu quả. Qua vận dụng sáng kiến này, các em cũng có hiểu biết sâu sắc về ứng dụng của xác suất với đời sống và các môn học khác, tăng cường ý thức bảo vệ sức khoẻ mình, ý thức bảo vệ môi trường và giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 
2. Tên sáng kiến
 “Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố”.
3.Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hòa
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0987.444.700 
- Email: nguyenthanhhoa.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Hòa
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Môn Đại số và Giải Tích lớp 11 ban cơ bản
-Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra các phương pháp, nội dung tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí, Sinh học, GDCD, Thực tế để dạy chủ đề Xác suất của biến cố thuộc chương trình Đại số và Giải tích 11.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 25 tháng 10 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung của sáng kiến
PHẦN I. MỞ ĐẦU
7.1.1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp trong dạy học nói chung, trong Toán học nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên đây. 
Việc thực hiện vận dụng kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học trong dạy học Toán học nói chung đã được nhiều giáo viên môn Toán thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học Toán học đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học, Tin học,.... trong dạy học Toán học
Cùng với những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học, GDCD trong giảng dạy Toán học; với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tôi lựa chọn nội dung “Tích hợp liên môn trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
7.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
	Qua đề tài này, tôi muốn giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Toán học với các môn học khác đặc biệt là môn Vật lí, Địa lí, Sinh học,... thực tế. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn và học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến Vật lí, Địa lí, Sinh học, GDCD, thực tế trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
7.1.3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc vận dụng tích hợp Vật lí, Địa lí, Sinh học, thực tế trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố thuộc chương trình Đại số và Giải tích 11 Ban cơ bản.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo- huyện Tam Dương- Tỉnh Vĩnh Phúc.
7.1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp các phương pháp như:
Nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu toán học; phương pháp dạy học môn Toán và các tài liệu khác liên quan đến đề tài Xác suất của biến cố. Ngoài ra tôi còn tìm tòi kiến thức các môn học khác Vật lí, Sinh học, Địa lí, thực tế,... có thể tích hợp với chủ đề nêu trên.
Quan sát: Quan sát thực trạng dạy và học môn Toán nói chung và phân môn Giải tích nói riêng ở trường phổ thông.
Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của việc tích hợp các môn học khác và mối liên hệ với thực tiễn trong dạy học Giải tích ở trường phổ thông.
7.1.5. Phạm vi nghiên cứu: 
- Về nội dung: Nghiên cứu việc vận dụng tích hợp Vật lí, Địa lí, Sinh học, GDCD, Tin học thực tế trong dạy học chủ đề Xác suất của biến cố thuộc chương trình Đại số và Giải tích 11 Ban cơ bản.
- Về khách thể nghiên cứu: trên 60 học sinh ở khối lớp 11 của trường THPT Trần Hưng Đạo 
-Về thời gian nghiên cứu: Tháng 10, 11năm học 2019 – 2020.
7.1.6. Điểm mới của đề tài
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra các nội dung kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học, GDCD, thực tế có thể thực hiện tích hợp trong quá trình dạy học học chủ đề Xác suất của biến cố thuộc chương trình Đại số và Giải tích 11 Ban cơ bản.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thực hiện tích hợp kiến kiến thức Vật lí, Địa lí, Sinh học, GDCD thực tế trong quá trình dạy học học chủ đề Xác suất của biến cố thuộc chương trình Đại số và Giải tích 11 Ban cơ bản, góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài ra còn giúp học sinh có kĩ năng vận dụng Toán học cụ thể là nội dung Xác suất của biến cố để giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống.
7.1.7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp
Chương 2. Nội dung tích hợp liên môn khi dạy chủ đề Xác suất của biến cố
Chương 3. Kết luận
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. Cơ sở lí luận của việc dạy học tích hợp
1.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung.
	Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lí luận dạy học. Tích hợp trong Tiếng Anh Integration có nguồn gốc từ tiếng Latin Integration có nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sơ những bộ phận riêng lẻ.	
	Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.
	Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
	Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.	
	Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những môn hoc được thực riêng rẽ.
Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại.
	Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên, môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
	Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp còn là sự lồng ghép những môn học khác có nội dung liên quan vào môn học nào đó người giáo viên có thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy môn Toán học, giáo viên có thể tích với kiến thức của các môn: Vật lí, Địa lí, Sinh học, thực tế, Giáo dục công dân,
Như vậy trong dạy học bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. 
1.2. Quan điểm tích hợp trong dạy học Toán học.
Như chúng ta đã biết ngày nay lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy học buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời coi đó là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường.
Khi thiết kế bài học Toán học theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung học tập, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Toán theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn.
Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh. Quan điểm lấy học sinh làm trung tâm đòi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ, đồng thời cần phải bồi dưỡng lòng tin để các em tự tin và tự học, khi đó hoạt động dạy học mới thật sự có ý nghĩa.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Nhận thức về dạy học tích hợp.
Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một xu thế dạy học hiện đại. Bởi vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông đều nhận thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu quả tích cực. Hơn nữa Toán học lại là môn học có khả năng tích hợp được với nhiều nội, nhiều môn học khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có ý thức tìm hiểu và áp dụng.
	Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy học tích hợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường phổ thông cũng đã được bồi dưỡng, tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống, Pháp luật cũng như tích hợp các kiến thức liên môn trong một số môn học trong đó có môn Toán.
2.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong môn Toán học ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
	Có thể khẳng định rằng giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, vẫn còn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ về khái niệm này nên trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong quá trình dạy học giáo viên lại quá lạm dụng tích hợp dẫn đến một giờ học Toán nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm cho bài học trở nên cồng kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Ngoài ra còn làm cho bài học không có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học toán thành giờ học của các môn khác. 
2.3. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Toán học
2.3.1. Trước hết phải hiểu thế nào là dạy học tích hợp trong môn Toán học.
Tích hợp trong quá trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học khác nhau, các nội dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích yêu cầu cụ thể nào đó của tiết học.
	Tích hợp trong môn Toán học không chỉ là sự kết nối tri thức của hai phân môn: Đại số, Giải tích và Hình học mà đó còn là sự tích hợp những kiến thức liên môn như Vật lí, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân hay những nội dung riêng lẻ khác như kĩ năng sống, môi trường, .vào từng bài học, từng vấn đề cụ thể. Đây chính là phương pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri thức của nhiều nội dung, nhiều môn học khác có liên qua đến môn Toán học. Từ đó để tăng thêm tính thuyết phục, tính phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên quan lẫn nhau của những môn học và khắc sâu nội dung môn học hơn.
2.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp.
Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung dạy tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau:
* Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?)
	Để khắc sâu kiến thức thức bài học
	Để thấy được mối liên quan, liên hệ giữa kiến thức của môn Toán học với các nội dung và các môn học khác.
	Rèn kỹ năng vận dụng Toán học để giải quyết các tình huống thực tế.
* Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo hướng tích hợp?)
	Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những môn học khác.
	Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn học khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
* Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát từ những cơ sở nào?)
	Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học
	Căn cứ vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để làm sáng tỏ.
* Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào?)
	Có nhiều cách thức để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong quá trình dạy học nói chung và môn Toán học nói riêng. Tuỳ vào từng nội dung kiến thức của bài học mà người dạy sử dụng những cách thức tích hợp khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi thường sử dụng hai cách thức tích hợp sau:
Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên môn, phân môn của môn Toán học như Đại số, Hình học, Giải tích để giải mã, làm rõ những kiến thức của Toán học và ngược lại.
Tích hợp dọc: Là kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau
CHƯƠNG II. NỘI DUNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHI DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ.
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong chủ đề trên, học sinh cần học tập và vận dụng các kiến thức liên môn sau:
Môn học
Bài liên quan đến chủ đề tích hợp
Ghi chú
Hình học 8
Bài 1: Đa giác – Đa giác đều
Sinh học lớp 9
Bài 1: Mendden và di truyền học
Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
Sinh học lớp 12
Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.
Tin học 11
Bài 12: Kiểu xâu
Giáo dục công dân 12
Bài 2: Thực hiện pháp luật.
Vật lý 11
Bài 10: Ghép các bộ nguồn thành bộ.
Vật lý 9
Bài 4: Đoạn mạch mắc nối tiếp
Bài 5: Đoạn mạch mắc song song
Như vậy, học sinh được rèn luyện năng lực vận dụng những kiến thức liên môn ở trên để giải quyết các vấn đề thực tiễn của dự án: Xác suất của biến cố, các trò chơi trong thực tế cuộc sống.
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức.
1.1. Môn Đại số. 
- Nắm được định nghĩa cổ điển của xác suất
- Nắm được công thức tính xác suất.
- Các tính chất và hệ quả của xác suất
- Nắm được các biến cố độc lập và công thức nhân xác suất
1.2. Môn Hình học.
- Nắm được khái niệm về lục giác đều, khái niệm về cạnh, đường chéo của lục giác đều.
1.3 Môn Sinh học.
- Giúp học sinh nắm được định nghĩa cổ điển của xác suất để giải các bài toán về di truyền. 
- Tính xác suất sinh con trai, con gái trong 3 lần sinh.
1.4. Môn Lịch sử
- Nắm được lịch sử phát triển môn học xác suất trên thế giới, cuốn sách Tiếng Việt về xác suất – thống kê xuất bản lần đầu tiên ở nước ta
- Giúp học sinh hiểu sự hình thành và lịch sử phát triển của toán học chính là sự bắt nguồn từ việc xây dựng các trò chơi dân gian, từ thực tế các câu chuyện may rủi của những nhà tài phiệt.
1.5. Môn giáo dục công dân.
- Nắm được một số luật quy định của nhà nước về các vấn đề chơi cờ bạc, luật về lựa chọn giới tính thai nhi,. gắn liền với cuộc sống của chúng ta được học trong môn giáo dục công dân.
- Giúp học sinh hiểu các bài toán, các trò chơi dân gian, qua các bài toán, các trò chơi dân gian đó giúp học sinh phát triển lối sống kỹ năng khác, giáo dục lối sống lành mạnh. Khả năng hiểu biết và tư duy xã hội theo hướng tích cực không xa đọa.
1.6. Môn Tin học.
- Nắm được cách tìm kiếm, tra thông tin trên mạng Internet.
-Biết cách làm một bài thuyết trình PowerPoint.
1.7. Môn Vật Lý.
-Nắm được thế nào là dạng mạch mắc nối tiếp, dạng mạch mắc song song.
- Vẽ được dạng mạch mắc nối tiếp và mắc song song.
1.8. Kiến thức về thực tế, xã hội.
- Các trò chơi trên truyền hình: Chiếc nón Kỳ diệu, chọn bóng, tung súc sắc,
- Quy luật của trò chơi thực tế.l
1.9. Kiến thức về Y học.
- Khả năng sinh con trai hay con gái,
1.10. Môn Thể dục – Thể thao, Giáo dục – An ninh quốc phòng.
- Giúp học sinh hiểu công thức tính xác suất và tính toán làm sao để đảm bảo an toàn trong thể thao, khả năng may rủi có thể có trong thể thao. 
- Ảnh hưởng của xác suất trong thành 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_chu_de.docx