Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học tích hợp các văn bản nghị luận trung đại lớp 8

Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học tích hợp các văn bản nghị luận trung đại lớp 8

Đổi mới phương pháp dạy và học là vấn đề thời sự cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học trong giáo dục và đời sống. Đổi mới dạy và học là việc làm của tất cả mọi người từ cấp quản lý cho tới từng giáo viên. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vừa qua đã chỉ ra rằng: “Dạy học theo hướng tích hợp” để phát triển năng lực của học sinh là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

 Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh, giúp học sinh biến kiến thức bài học thành hiểu biết của mình. Hoà cùng phong trào thi đua đổi mới dạy học, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm kiếm, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy qua mỗi bài học, nhằm giúp học sinh dễ dàng phát hiện, ghi nhớ, tổng hợp kiến thức và khắc phục những tồn tại trong giờ dạy của mình.

 Đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là trong tiết dạy và học các văn bản nghị luận trung đại, để đạt được hiệu quả cao thì vai trò của thầy và trò trong việc chuẩn bị và tổ chức tiết học là vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp các em tiếp cận, làm quen và khơi dậy trong các em năng lực cảm thụ, sự tự tin và khả năng truyền đạt, trình bày những cảm nhận, những suy nghĩ và rung động riêng.

 Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không có tham vọng viết về tất cả các phương pháp đổi mới bởi nó đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu lâu dài. Trong quá trình dạy học, tôi cố gắng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy một cách hợp lí giữa truyền thống và hiện đại; và mạnh dạn đưa sự chuẩn bị, tìm hiểu trước của thầy và trò về các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 vào tiết bổ trợ để tiết học chính khoá đạt kết quả cao. Đó chính là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học tích hợp các văn bản nghị luận trung đại lớp 8”.

 

doc 20 trang thuychi01 22773
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học tích hợp các văn bản nghị luận trung đại lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI LỚP 8
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Ngọc 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Tiêu đề
Nội dung
Trang
1
Mở đầu 
3
2
 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1 
 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2.2
 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
2.3
Các giải pháp để giải quyết vấn đề
6
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
3
Kết luận và kiến nghị
12
4
Tài liệu tham khảo
13
5
Phụ lục
13
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy và học là vấn đề thời sự cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học trong giáo dục và đời sống. Đổi mới dạy và học là việc làm của tất cả mọi người từ cấp quản lý cho tới từng giáo viên. Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vừa qua đã chỉ ra rằng: “Dạy học theo hướng tích hợp” để phát triển năng lực của học sinh là một trong những vấn đề cần ưu tiên. 
 Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của quá trình đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh, giúp học sinh biến kiến thức bài học thành hiểu biết của mình. Hoà cùng phong trào thi đua đổi mới dạy học, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm kiếm, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy qua mỗi bài học, nhằm giúp học sinh dễ dàng phát hiện, ghi nhớ, tổng hợp kiến thức và khắc phục những tồn tại trong giờ dạy của mình.
	Đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là trong tiết dạy và học các văn bản nghị luận trung đại, để đạt được hiệu quả cao thì vai trò của thầy và trò trong việc chuẩn bị và tổ chức tiết học là vô cùng quan trọng. Bởi nó giúp các em tiếp cận, làm quen và khơi dậy trong các em năng lực cảm thụ, sự tự tin và khả năng truyền đạt, trình bày những cảm nhận, những suy nghĩ và rung động riêng.
	Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không có tham vọng viết về tất cả các phương pháp đổi mới bởi nó đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu lâu dài. Trong quá trình dạy học, tôi cố gắng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy một cách hợp lí giữa truyền thống và hiện đại; và mạnh dạn đưa sự chuẩn bị, tìm hiểu trước của thầy và trò về các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 vào tiết bổ trợ để tiết học chính khoá đạt kết quả cao. Đó chính là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học tích hợp các văn bản nghị luận trung đại lớp 8”.
Mục đích nghiên cứu
Đứng trước những thực trạng khó khăn trong việc dạy-học các văn bản nghị luận trung đại, bản thân tôi là một giáo viên trung học cơ sở, được giảng dạy môn Ngữ văn, do vậy tôi xác định rõ mình cần phải có trách nhiệm giúp học sinh được tự học, được tìm hiểu, được vận dụng và được trở đi trở lại những kiến thức gần nhau, giúp các em có sự hiểu biết vừa sâu vừa rộng kích thích hứng thú và sự tìm tòi sáng tạo, tích cực hướng tới sáng tạo. Trong môi trường giáo dục, với sự hướng dẫn của người thầy giáo, học sinh hoàn toàn có khả năng tự học, tự tìm kiếm cho mình cách thức tiếp thu kiến thức, đồng thời giúp các em năng lực tự giải quyết vấn đề. Tất nhiên, cần phải khơi dậy trong học sinh khả năng độc lập tích cực, sự bền bỉ và có sự hợp tác với thầy, với bạn. Nhưng do thời lượng ở tiết học chính khoá còn ít cho nên chỉ có thể tổ chức cho các em một số hoạt động thông qua các tiết học bổ trợ để các em được tự học, được tìm hiểu, được vận dụng sâu sắc kiến thức: văn học trung đại có một vai trò, vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam; là một bộ phận cấu thành, văn học trung đại gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 
 Hơn nữa trong qúa trình công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về việc tự chuẩn bị bài học theo cá nhân, nhóm, tập thể sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút sự tham gia của các em. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện với mong muốn giúp các em học sinh có những nhận thức, rung cảm chân thành về các tác phẩm cổ điển.
Thông qua các hoạt động chuẩn bị bài học trước giờ lên lớp ở tiết phụ đạo, có thể thực hiện tốt nhất có thể được các nội dung, mục tiêu... về các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 nhằm giúp học sinh nắm được:
+ Hoàn cảnh ra đời, đặc biệt là hoàn cảnh văn hoá-xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo như thế nào?
+ Đặc trưng thi pháp của văn học trung đại qua các thể loại cụ thể và vì sao đó là các văn bản nghị luận tiêu biểu?
+ Giá trị của văn học trung đại gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, được phản ánh đậm nét trong văn học Việt Nam như thế nào?
 + Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phát huy truyền thống của ông cha trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trên cơ sở đó mỗi học sinh cần nhận thấy rõ trách nhiệm của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường là phải chăm lo học tập, tích cực trau dồi, rèn luyện tư tưởng đạo đức để xứng đáng là con dân đất Việt. 
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm các hoạt động của thầy và trò đối với các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 trong tiết phụ đạo.
 Các văn bản văn học trung đại lớp 8 gồm:
 	Chiếu dời đô 
Hịch tướng sĩ 
Nước Đại Việt ta 
Bàn luận về phép học 
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập của học sinh
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	 Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học tạo cho học sinh một nội dung tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học, từ một số khoá trình trong một môn học đưa vào nội dung của một khoá trình hay một môn học khác, tăng cường tính tích cực của học sinh.
 Hiện nay, xu hướng đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới cái dạy, cái học, dạy học không đơn thuần là cung cấp kiến thức mà là dạy – tự học, với mục tiêu cuối cùng là để người học tự phát triển toàn diện. Vận dụng phương pháp liên môn chính là giúp người học tự biến đổi bằng cách tích hợp các kiến thức từ các nguồn khác nhau biến nó thành cái riêng của mình. Dạy học liên môn, do đó, có ý nghĩa rất lớn xét về quan diểm giáo dục toàn diện. Học sinh được tự học, được tìm hiểu, được vận dụng và được trở đi trở lại những kiến thức gần nhau, giúp người học có sự hiểu biết vừa sâu vừa rộng kích thích hứng thú và sự tìm tòi sáng tạo, tích cực hướng tới sáng tạo. Trong môi trường giáo dục, với sự hướng dẫn của người thầy giáo, học sinh hoàn toàn có khả năng tự học, tự tìm kiếm cho mình cách thức tiếp thu kiến thức, đồng thời giúp các em năng lực tự giải quyết vấn đề. Tất nhiên, cần phải khơi dậy trong học sinh khả năng độc lập tích cực, sự bền bỉ và có sự hợp tác với thầy, với bạn. Đây cũng chính là quá trình dạy-tự học mà nhiều nhà khoa học từng đề cập đến.
 Từ quan điểm này, tôi đã vận dụng đưa vào các tiết học sự chuẩn bị, tìm hiểu trước của thầy và trò về các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 trong tiết phụ đạo để tiết học chính khoá đạt kết quả cao. 
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Ở chương trình Ngữ văn 8, tập hai, học sinh được học các văn bản nghị luận trung đại bao gồm: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp). Theo phân phối chương trình Ngữ văn hiện nay thì số lượng thời gian giành cho các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 như sau:
Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn): 45 phút (Tiết 90);
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn): 90 phút (Tiết 93,94);
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi): 45 phút (Tiết 97);
Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp): 45 phút (Tiết 101); 
Như vậy, ta thấy việc dạy học các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 có rất nhiều khoảng cách: không gian, thời gian, phong cách nghệ thuật-nhất là phong cách ngôn ngữ văn học giữa hiện đại và quá khứ...Mà số lượng thời gian giành cho các tiết học này chỉ có giới hạn. Đứng trước thực tế như vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn tôi tự nhận thức cần phải có các hình thức tổ chức, các phương pháp giáo dục liên môn linh hoạt và phong phú để việc dạy-học các tiết học trên có hiệu quả. Tôi đã thực hiện điều này trong sự kết hợp giữa tiết bổ trợ và chính khoá, nhằm mục đích “tái hiện khung cảnh không gian và thời gian lịch sử”-“gây không khí lịch sử” như chúng ta thường nói để học sinh có thể “nhập thân” vào hoàn cảnh, vào cuộc sống quá khứ cũng như số phận và tâm lí tính cách nhân vật, tạo nền tảng cho sự lĩnh hội tác phẩm văn học trung đại.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
 	Căn cứ vào tình hình khảo sát nhận thức của học sinh về các văn bản nghị luận trung đại và nắm được nguyên nhân đưa đến thực tế đó để giúp học sinh có thêm nhận thức đúng đắn hơn. Theo điều kiện của nhà trường là trường dạy hai buổi một ngày, ngoài các tiết chính khoá, môn Ngữ văn còn có các tiết phụ đạo, tôi tiến hành cho học sinh chuẩn bị, tìm hiểu... trước các văn bản nghị luận trung đại lớp 8, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể sau:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung bài giảng. Tôi xác định:
Chuẩn bị của giáo viên:
 - Đọc kĩ nội dung bài,căn cứ vào sách giáo khoa, sách giáo viên xác định:
+ Mục tiêu chính của bài dạy?
+ Trọng tâm bài dạy?
+ Phần nào, kiến thức nào học sinh có thể tự học, nên lướt?
+ Kiến thức nào cần khắc sâu, thảo luận...?
- Tìm ra hướng khai thác tác phẩm sao cho thật hợp lí, hiệu quả và tổ chức giờ học cho phù hợp vói đối tượng học sinh để tích cực hoá quá trình học tập của học sinh, giúp các em hứng thú, hiểu nhanh và có cách cảm thụ riêng. 
Ví dụ:
 Ở văn bản “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn): bám sát vào đặc trưng về nghệ thuật và nội dung của văn bản, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản theo trình tự:
+ Hoàn cảnh ra đời, đặc biệt là hoàn cảnh văn hoá - xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo trong văn bản như thế nào?
+ Đặc trưng thi pháp của văn học trung đại qua thể loại cụ thể là thể chiếu như thế nào và vì sao đó là văn bản nghị luận tiêu biểu?
+ Giá trị của văn bản gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như thế nào?
 + Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phát huy truyền thống của ông cha trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước như thế nào? 
- Tìm tư liệu để hỗ trợ, minh hoạ cho bài dạy sinh động, có hiệu quả. Đây là khâu chuẩn bị tương đối khó khăn, đòi hỏi thời gian, công sức và lòng yêu nghề của người giáo viên.Tôi xác định hai loại tư liệu cơ bản để đưa vào giờ dạy:
	+ Tư liệu động như băng hình, tôi đã tìm kiếm bằng nhiều cách như: Sao chép, thu từ đĩa DVD, CD, tự quay camera; mượn, sao chép tư liệu của Bảo tàng, Cục điện ảnh Quân đội, đài truyền hình,; mượn băng hình của môn Mỹ thuật, môn Nhạc,
 Trong tư liệu động này, tôi lại phải sử dụng sao cho có hiệu quả, tránh dàn trải, làm loãng kiến thức bài học. 
	+ Tư liệu tĩnh như tranh, ảnh, bảng biểu, sơ đồ,  tôi có thể tự làm (đưa trực tiếp vào Powerpoint) hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Ví dụ: 
 	Tôi đã giao bài tập về nhà cho học sinh chuẩn bị về văn bản “Chiếu dời đô” trước đó hai tuần để:
- Tìm hiểu thời đại ra đời của “Chiếu dời đô” và chuẩn bị trình bày theo nhóm, tổ; tìm hiểu nội dung văn bản theo câu hỏi trong sách giáo khoa;
- Tìm hiểu và chuẩn bị thi kể chuyện về thân thế, sự nghiệp vua Lý Thái Tổ theo nhóm, tổ;
- Chuẩn bị thi đọc “Chiếu dời đô” theo nhóm, tổ;
- Vẽ tranh minh hoạ về hình ảnh vua Lý Thái Tổ, cảnh dời đô, hình ảnh về Thăng Long - Hà Nội xưa... theo nhóm, tổ.
Chuẩn bị của học sinh: 
- Nghiên cứu, soạn kỹ bài học theo hệ thống câu hỏi trong SGK để có thể tích cực, chủ động tham gia vào giờ học.
- Chuẩn bị theo yêu cầu tổ chức, phân công của giáo viên.
Bước 2: Các hoạt động của thầy và trò trong tiết phụ đạo trước giờ học chính khoá. Tôi tổ chức cho học sinh:
Tác phẩm văn học trung phản ánh lịch sử, xã hội đương đại của nó.
Nắm được lịch sử xã hội, thời điểm ra đời của tác phẩm, ý thức hệ của tác giả, giáo viên có thể thâu tóm được chính xác và toàn diện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Mỗi giai đoạn lịch sử đều có sự tương ứng với lực lượng sáng tác và ý thức hệ chủ đạo bấy giờ. Vốn kiến thức của giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu hiểu biết này. Nghiên cứu, tham khảo tài liệu bổ trợ, trong chừng mực nào đó, ranh giới Văn - Sử không phải là rào cản nữa, bài giảng sẽ phong phú hơn, học sinh có thêm hứng thú học tập khi vừa giải mã nội dung tác phẩm vừa được tắm mình trong không khí thời đại của tác phẩm.
Mỗi tác phẩm đều có sự ra đời rất riêng, đôi khi rất đặc biệt, truyền đến thế hệ sau nhiều ám ảnh, vấn vương khi được tiếp xúc.
Ví dụ: 
Từ việc đã giao bài tập về nhà cho học sinh chuẩn bị về văn bản “Chiếu dời đô” trước đó hai tuần, tôi tổ chức cuộc thi giữa các nhóm, tổ (Tôi chia lớp thành bốn nhóm):
- Thi trình bày hiểu biết về thời đại ra đời của “Chiếu dời đô” giữa các nhóm, tổ. Luật thi: Mỗi đội sẽ thực hiện việc trình bày kiến thức với thời gian tối đa là 2 phút; điểm tối đa cho phần trình bày là 10 điểm.
- Thi trình bày hiểu biết về kể chuyện về thân thế, sự nghiệp vua Lý Thái Tổ giữa các nhóm, tổ. Luật thi: Mỗi đội sẽ thực hiện việc kể chuyện với thời gian tối đa là 2 phút; điểm tối đa cho phần kể chuyện là 10 điểm.
- Thi đọc trang trọng “Chiếu dời đô” giữa các nhóm, tổ. Luật thi: Mỗi đội cử đại diện và sẽ thực hiện việc đọc lại văn bản với thời gian tối đa là 3 phút; điểm tối đa cho phần đọc lại là 10 điểm. 
- Thi trình bày tranh vẽ minh hoạ về hình ảnh vua Lý Thái Tổ, cảnh dời đô, hình ảnh về Thăng Long - Hà Nội xưa... giữa các nhóm, tổ. Luật thi: Mỗi đội cử đại diện trình bày tranh vẽ của đội mình với thời gian tối đa là 2 phút; điểm tối đa cho phần đọc lại là 10 điểm. 
Bước 3: Khảo sát kết quả chuẩn bị bài học của học sinh. (Yêu cầu nhóm trình bày bài chuẩn bị ở nhà)
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Lí Công Uẩn)
VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM (Nhóm 1 trình bày)
- Tác giả
Lí Công Uẩn (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
- Thể loại
Chiếu là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, được dùng cho vua để ban bố các mệnh lệnh. Chiếu cũng được dùng trong khoa cử nho học như một môn thi. Cũng như chế và biểu, chiếu được viết bằng tản văn, chữ Hán, gọi là cổ thể; từ đời Đường (Trung Hoa) mới theo lối tứ lục gọi là cận thể (thể gần đây).
Trong Kinh Thư, chiếu được đặt ngang với cáo. Thể này thời Xuân Thu gọi là mệnh, thời Chiến Quốc gọi là lệnh, thời Tần đổi lệnh thành chiếu; thời Hán lúc đầu dùng chiếu để bố cáo với quan lại, về sau mới dùng rộng ra, chiếu là lời vua ra lệnh cho toàn dân.
Nội dung ra lệnh trong chiếu thư gồm từ các việc vua lên ngôi, vua rời ngôi, đến các việc lập hoàng hậu, lập thái tử, phong tặng quan lại có công, truất giáng người phạm lỗi, minh oan người chết oan; với dân gian thì có chiếu cầu hiền tài, chiếu khuyến nông, v.v.
Về thể văn, ban đầu chiếu được viết bằng văn xuôi, về sau được kết hợp với văn biền ngẫu và có khi cả văn vần. 
Một số bài chiếu nổi tiếng ở Trung Quốc được các triều đại quân chủ Việt Nam đưa vào hội điển làm mẫu cho văn hành chính, cho việc học và thi, là: chiếu cầu hiền của vua Hán Cao Tổ, Chiếu sai bảo người trong nước chăm việc nông trang của vua Hán Cảnh Đế, Chiếu ban bố lễ nhạc và Chiếu lệnh sai các châu trong nước cử người tài giỏi của vua Đường Thái Tông.
Nền hành chính quân chủ ở Việt Nam để lại nhiều bài chiếu nổi tiếng, chủ yếu do chúng là các văn kiện đánh dấu các sự kiện lịch sử như Thiên đô chiếu (chiếu dời đô, 1009) của vua Lí Thái Tổ; Lâm chung di chiếu (chiếu để lại lúc chết, 1128) của vua Lí Nhân Tông; Thiện vị chiếu (chiếu nhường ngôi, 1225) của vua Lí Chiêu Hoàng (do một tác giả khuyết danh soạn); Chiếu cầu hiền tài (1429) của vua Lê Thái Tổ (do Nguyễn Trãi soạn);Tức vị chiếu (chiếu lên ngôi, 1788) của vua Quang Trung; Cần Vương chiếu (1885) của vua Hàm Nghi; Thoái vị chiếu (1945) của vua Bảo Đại. (Theo Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001).
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm (Nhóm 2 trình bày)
Chiếu dời đô được viết trong hoàn cảnh đất nước thái bình, nhà Lí muốn dời kinh đô từ thành Hoa Lư nhỏ hẹp ra nơi Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước.
Tuy là một bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khoắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình.
KIẾN THỨC CƠ BẢN (Nhóm 3, 4 trình bày)
- Thời trung đại, khi phải cân nhắc, xác định chí hướng để làm một việc gì, người ta thường lấy chuyện của "Tiền nhân" ra làm căn chuẩn, xem việc đúng đắn là phải tuân theo "mệnh trời". Những thời đại hoàng kim đã qua được nhắc tới như những tấm gương để soi mình. Lí Thái Tổ cũng đã làm như vậy ở phần đầu bài Chiếu dời đô. Việc dời đô của các triều đại nổi tiếng ở Trung Quốc được biện dẫn là Lí Thái Tổ muốn bày tỏ ý nguyện làm cho đất nước vững bền, thịnh vượng. Cũng như người trước, những việc trọng đại (dời đô) đều phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khách quan (mệnh trời) và hợp với lòng người thì mới đạt được thành quả tốt đẹp. Trong mạch lập luận, dẫn việc dời đô của nhà Thương, Chu, Lí Công Uẩn đang chuẩn bị cho những lí lẽ sẽ thuyết trình ở phần sau.
- Nhìn nhận hai triều Đinh, Lê trước đó với một tinh thần phê phán tích cực, tác giả nhận định rằng việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ. Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. Không chỉ có lí lẽ, Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: "Trẫm rất đau xót về việc đó". Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc khiến người đọc cảm động. Để đến đoạn cuối, tác giả cho ta thấy con mắt nhìn xa trông rộng, thấu tình đạt lí khi quyết định lựa chọn thành Đại La làm nơi định đô lâu dài.
- Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt. Về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: "Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước". Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
- Lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, lại lấy lí lẽ khuôn thước ấy mà soi vào thực tế của hai triều Đinh, Lê để thấy rằng việc dời đô là tất yếu và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn, khẳng định Đại La làm nơi đóng đô mới tốt nhất, tác giả của bài chiếu đã thiết lập một lập luận chặt chẽ, sáng rõ. Hình thức văn xuôi có đan xen những câu mang sắc thái biểu cảm và những câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu, cân xứng, nhịp nhàng (cặp đoạn câu cân xứng, sóng đôi: "Đã đúng ngôi...; lại tiện hướng...", Địa thế...; đất đai...) góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn của bài chiếu.
- Nhìn rõ thực trạng của mình để có những quyết định thay đổi đúng đắn, cần thiết cho thấy một sự tự ý thức tích cực. Ý thức ấy một khi thể hiện được ý nguyện của cả dân tộc sẽ trở thành tinh thần tự cường, là dấu hiệu đáng mừng c

Tài liệu đính kèm:

  • docphat_trien_nang_luc_cua_hoc_sinh_trong_day_hoc_tich_hop_cac.doc